Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Tín hiệu đột phá từ Quảng Ninh

* TÔ VĂN TRƯỜNG
Quảng Ninh vốn nổi tiếng là tỉnh dẫn đầu cả nước về việc dành tỉ lệ ngân sách lớn nhất cho khoa học - công nghệ, nay lại là nơi chính thức kiến nghị hợp nhất một loạt cơ quan cấp ủy và chính quyền
Trong khi chờ trung ương cho chủ trương hợp nhất, Quảng Ninh đề xuất thực hiện chủ trương nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy với thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, như Tổ chức - Nội vụ , Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra, Tuyên giáo - Thông tin truyền thông, trưởng Ban Dân vận kiêm chủ tịch Ủy ban MTTQ. Quảng Ninh còn kiến nghị thực hiện thí điểm bầu cử trực tiếp chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn...
Theo thiển nghĩ của người viết bài này, đề xuất của Quảng Ninh rất phù hợp, cần nhất thể hóa bộ máy của Đảng và các bộ phận nối dài với chính quyền (hành pháp). Song, nhất thể hóa vẫn chưa đủ mà cái gốc của vấn đề là vấn nạn phình biên chế của các bộ máy trong hệ thống chính trị.
Nước Mỹ có diện tích 9.826.630 km2, dân số 320 triệu người nhưng công chức chỉ 2,1 triệu người. Trong khi đó, Việt Nam chỉ rộng 331.210 km2, dân số chỉ 90 triệu nhưng số công chức lên đến 2,8 triệu người. Điều đó có nghĩa Mỹ chỉ cần 3/4 số công chức ở nước ta để quản lý, tổ chức, điều hành đất nước họ (chưa nói là điều hành cả thế giới). Cũng có nghĩa 160 người dân Mỹ chỉ nuôi 1 công chức, trong khi 40 người dân Việt Nam phải nuôi 1 công chức (chưa kể chuyện tham nhũng, sách nhiễu của giới này).
Đầu thập niên 1990, tôi đi khảo sát ở một xã của Thái Lan. Công chức, viên chức ăn lương nhà nước của họ chỉ gồm 5 cảnh sát, 2 cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, 2 cán bộ y tế và toàn bộ giáo viên công lập. HĐND xã không có lương, chủ tịch chỉ hưởng trợ cấp từ ngân sách xã, hết nhiệm kỳ thì thôi.
Công chức Việt Nam, nói theo ngôn ngữ của người dân là đông đáng sợ! Thế nhưng, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 30% công chức Việt Nam chỉ hưởng lương chứ không làm việc. Họ không làm việc, hưởng mức lương bị cho là “còm” nhưng vẫn đầu tư tiền tỉ để mua chiếc ghế hưởng lương ấy (nhất là ở vị trí có thẩm quyền) và sống khỏe re, cũng có nghĩa là làm giàu nhanh nhất.
Trong lĩnh vực xã hội, đẳng thức thường phức tạp, khó giải hơn nhiều so với toán học. Phải chăng chính trị thống nhất lợi ích toàn dân nghĩa là tiến bộ, thắng lợi; còn chính trị vi phạm thống nhất lợi ích toàn dân, hậu quả là lạc hậu, thất bại?
Trên thế giới, chỉ có bộ máy các nước chuyên lo “quản lý xã hội” mới đẻ ra thật đông người. Vậy nên, chính trị (phương thức cai trị) phải lấy xã hội (dân tộc, cộng đồng) làm đích, làm chuẩn, nhất cử nhất động đều phải phụng sự cái đích tối thượng đó.
Đầu năm 2007, tôi đã viết bài “Suy nghĩ về cách tiếp cận và lộ trình cải cách hệ thống chính trị ở Việt Nam” - trong đó đề cập rõ cần phải nhất thể hóa, được trình bày báo cáo ở hội nghị cải cách hành chính toàn quốc tại Hà Nội.
Kiến nghị chính thức của Quảng Ninh là mệnh lệnh của cuộc sống, là xung lực để tỉnh này đột phá vươn lên. Không phải tình cờ mà cách đây khoảng 1 tháng, Hội đồng Lý luận trung ương cùng Tỉnh ủy - UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức tổng kết việc thí điểm đổi mới thể chế chính trị trước tình hình mới.
Ở nước lớn như Trung Quốc, nhỏ như Lào, việc nhất thể hóa đã được thực hiện từ lâu. Việc nhất thể hóa các cơ quan Đảng, chính quyền và một số tổ chức cánh tay nối dài của Đảng ở Việt Nam là xu hướng hợp thời. Tuy nhiên, phải tiến hành quá trình này trên cơ sở mở rộng, làm sâu sắc hơn nữa dân chủ trong Đảng và toàn xã hội.
T.V.T/NLĐ
----------------

17 nhận xét:

  1. Quảng ninh nhất thể đảng với chính quyền làm 1 nhưng có tiết kiệm được ngân sách hay không lại là một chuyện khác (lắm phó, lắm trợ lý và trả lương cao vụt gấp mấy lần thì cũng quá tội). Hãy chờ xem cái trò "thử nghiệm" lừa dân này.
    Nhưng có một điều là: nếu với một chế độ độc tài, thì xu hướng thâu tóm quyền lực vào tay kẻ "lãnh đạo" là một xu thế khó tránh bởi vì có như vậy mới đỡ phải ăn chia, bởi có như vậy mới dễ "xưng hùng xưng bá" được, mới có thực quyền-không nhường cho bố con thằng nào cả-ta là bố thiên hạ mà, độc tài đảng toàn trị mà ( điều 4 hiếp pháp đã quy định rồi, hơn nữa mẹ đảng ta là đảng csTQ cũng nhất thể giữa tổng bí thư và chủ tịch nước kia mà !)

    Trả lờiXóa
  2. 1 Che do ma Hen voi gac ac gian voi Dan .so the luc thu Dich ao tuong . Vay ma muon lanh dao dat nuoc that la Vo li.vay Ma co nhung ke ngu cam tam di Bao ve 1 lu Hen va AC nhu vay kg biet ho then .That xot cho toan DTVN nay.

    Trả lờiXóa
  3. Bài này cổ vũ cho đảng (cs) quyền.

    Trả lờiXóa
  4. Trong xã hội nhiễu nhương "ném đá" cho sướng miệng chỉ là hạ sách. Thấy tín hiệu ban đầu tiến bộ của Quang Ninh thì nên ùng hộ. Tuy nhiên phải chờ xem nói và làm có thành sự thật hay không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ăn bánh vẽ, uống rượu chờ từ 1945 đến nay chưa chán à-Phạm Văn Hai?

      Xóa
  5. Tôi đồng tình với việc nhất thể chỉ là phần ngọn, thực chất phải giảm biên chế của cả hệ thống chính trị. Đất nước kinh tế đã nghèo, năng suất lao động thấp mà cứ è cổ nuôi đám công chức và đoàn thể báo cô làm sao mà khá lên được

    Trả lờiXóa
  6. Thí điểm cái gì cơ chứ hàng chục năm rồi, bao người hiến kế, kiến nghị cứ như đàn gảy ta trâu! Chán

    Trả lờiXóa
  7. Ngày kỷ niệm thành lập đảng 3 tháng 2 chỉ còn lèo teo vài nước chúc mừng cho phải lệ, so với trước kia sao mà lạnh lẽo thế. Phải thay đổi mô hình phát triển đất nươc theo xu hướng của thời đại nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và kinh tế thị trường (không có cái đuôi xã hội chủ nghĩa ) thì đất nước mới khá lên được.

    Trả lờiXóa
  8. Thể chế của ta không chỉ song trùng cơ quan đảng và chính quyền mà các đoàn thể như mặt trân tổ quốc, đoàn thanh niên, phụ nữ, công đoàn, hội vv...tất cả đều bấu vào vú sữa ngân sách từ tiền thuế của dân cho nên phải cải tổ toàn diện chứ không phải chỉ đổi mới nửa vời.

    Trả lờiXóa
  9. Các cơ quan đoàn thể kể cả bên đảng cũng phải tiến tới sử dụng tiền từ đảng phí vì dân không bầu ra lãnh đạo đảng. Các nước tiên tiến , mọi đảng phái kể cả đảng thắng cử cầm quyền đều thế chả lẽ ta 1 mình, 1 chợ .

    Trả lờiXóa
  10. Hãy chờ xem người ta làm ra sao rồi mới phán xét được

    Trả lờiXóa
  11. Nguyễn Văn Ánhlúc 19:44 9 tháng 2, 2015

    Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và kinh tế thị trường đã được minh chứng thực tế ở các nước phát triển tiên tiên. Chẳng phải mò mẫm làm gì vì đến cuối thể kỷ này cũng chưa biết mô hình ta đang theo đuổi mô tê ra sao. Hãy lắng nghe và thành động heo xu thế của thời đại để con em đất Việt không phải hổ thẹn với cha ông.

    Trả lờiXóa
  12. Chỉ có mỗi Việt Nam mình một kiểu, chẳng giống ai thì làm sao mà khá lên được? Chẳng lẽ lại bảo tại dân ngu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng lẽ lại bảo tại dân ngu?
      Chết cha! Chẳng lẽ lại bảo tại ý đảng lòng dân ngu?

      Xóa
  13. Đất nước lụn bại do dân trí thấp nghe có lý. Quan trí thấp càng đúng hơn. Cụ Tản Đà từng nói "Dân 25 triệu ai người lớn/Đất 4000 năm vẫn trẻ con". Ngày nay hơn 90 triệu dân mà vẫn không có quyền tự do ngôn luận cho nên thiên hạ nhiều ngươi chỉ biết chửi đổng cho sướng miệng.

    Trả lờiXóa
  14. Đọc bài này thấy ánh sáng le lói dưới đường hầm nhưng không biết có sáng lên được không?

    Trả lờiXóa