Gs. Jonathan London |
Khi một tờ báo cho đăng nội dung mà được (hay bị) đánh
giá ‘sai sự thật,’ thiếu cơ sở, "phỉ báng, nói xấu quan chức nhà nước, gây rối", v.v… thì là một việc nghiêm trọng, nên được đề cập và điều tra một cách kỹ
lưỡng. Nhưng quan trọng hơn là bản chất và tinh thần của những phản ứng và cách
xử lý từ phía chính quyền nhà nước trong xã hội đó. Người dân Việt Nam
biết điều đó và chính vì thế, trường hợp của tờ báo Người Cao Tuổi đang thu hút
sự chú ý rộng rãi.
Một sự kiện như trường hợp của tờ báo Người Cao Tuổi (sau
này viết tắt là NCT) là đặc biệt quan trọng trong một lúc lịch sử như hôm nay,
khi cả nước đang cố gắng đối phó với hay vấn đề lớn: tham nhũng và tự do ngôn
luận. Không phóng đại một tí nào nếu khẳng định đây là hai trong những thách
thức quan trọng nhất mà Việt Nam
đang đối phó. Nếu đề cập hai vấn đề này một cách hiệu quả thì chúng ta có rất
nhiều lý do để lạc quan về sự phát triển kinh tế xã hội và thể chế của đất nước
Việt Nam .
Có người nói Việt Nam
là quá tham nhũng. Có người mà nói Việt Nam là quá tự do. Ai đúng và làm
sao Việt Nam
có thể giải quyết vấn đề này một cách xây dựng nhất?
Hãy xem bối cảnh. Hiện nay Việt Nam đang trong
một lúc lịch sử mà có nhiều nỗ lực đa chiều để đề cập vấn đề tham nhũng. Do
‘cách mạng thông tin’ trong nước, có những thông tin tranh cãi đang lưu hành
trên mạng. Trong khi đó có những căng thẳng về ‘luật chơi’ trên Internet và sự
phát triển của tự do ngôn luận ở Việt Nam . Ai phải chịu trách nghiệm? Nói
thật, ở nước nào, đối phó với những cáo buộc về tham nhũng mà liên quan đến một
số nhân vật trong chính quyền không hề là chuyện đơn giản. Hơn nữa, quá trình
đề cập những cáo buộc loại này cũng đầy nguy cơ.
Dù vậy, tôi cho rằng dù phức tạp bao nhiều, những sự
kiện liên quan đến NCT và một số chuyện liên quan đang cho Việt Nam những cơ
hội rất tốt để suy ngẫm và thậm chí bắt đầu tiến hành một quá trình cải cách
trong ngành báo chí cả nước đã chờ từ rất lâu.
Để thấy nó, phải trả lời một câu hỏi. Chuyện của tơ
báo NCT có nói đến một số việc ở một tờ báo? Nếu hành vi của một người biên tập
được xem là đã vi phạm những nguyên tác về tự do báo chí thì chúng ta đều có
thể đồng ý đó là một điều quan trọng, phải được đề cập một cách kỹ, nghiêm tức
và khách quan. Mật khác, nếu hành vi của một nhà nước được xem là đã vi phạm
nguyên tác về tự do báo chí thì là một điều khác hẳn và bao hàm sự có mật của
một vấn đề có tính hệ thống. Hơn nữa, nếu những quyết định hay động thái của
một nhà nước (đúng hay sai) được xem là phạm pháp nhưng không được sửa vì thiếu
những cơ chế để thi hành một điểu tra độc lập, khách quan thì có thể ảnh hưởng
rất xấu đến hình ảnh và sự chính đáng của nhà nước đó.
Đọc qua những ý kiến phản đối quyết định cất chức của
biên tập v.v. tôi thấy đại đa số ý kiến phản đối chủ yếu thấy quá trình xử lý
đã và đang vi phạm những nguyên tắc của cái mà ở Tây gọi là công lý thủ tục
(procedural justice) và nhũng lo lắng mà pháp luật đang được sự dụng một cách
tùy ý. Nếu tờ báo Thời báo New York chạy những bài như “Tổng Thống đã vi phạm
pháp luật” hay “Chính khách X đã cướp tiền” mà được xem là thiếu cơ sở thì phản
ứng nghiêm trọng nhất có thể là – sau khi đánh giá những bằng chứng một cách
công khai – sẽ có một lệnh của toà để yêu cầu tờ báo hay một nhân viên cụ thể
để tạm ngừng đăng những nội dung rất cụ thể.
Việt Nam
có những thể chế riêng của nó và muốn được xem là một nước độc lập, tự do. Thế
nhưng, nhìn từ bên ngoài, cách đề cập trường hợp của Người Cao Tuổi sẽ được xem là một quyết định chính trị vội vàng hơn
là kết quả của một quá trình công bằng. Vậy, Việt Nam nên làm gì đối với trường hợp Người Cao Tuổi?
Trong thời gian tới, chúng ta có thể chờ đội những chỉ
tiết về trường hợp nay. Riêng tôi hy vọng sự kiện này sau cùng sẽ được xem là
một cơ hội đúng lúc cho Việt Nam để nỗ lực hơn nữa trong việc hiện đại hóa, văn
minh hóa, và phi phong kiến hóa ngành báo chí.
Động thái của một nhà nước luôn luôn phản ánh những
giá trị đối với những quyền và trách nghiệm của nhà nước đối với dân và dân đối
với nhà nước. Trong trường hợp này, một phản ứng “bàn tay sắt” rất dễ thành một
một bước lùi. Vì thế, tôi hy vọng phía chính quyền Việt Nam sẽ rất kỹ,
coi nó là một cơ hội lịch sử. Những chuyện liên quan đến NCT hay Chân Dung
Quyền lực thì rõ rằng là nghiêm trọng. Mặt khác, nếu những tờ báo lớn trong
nước và những trang web tin cậy không dám cho đăng bài nào về tham nhũng thì
chúng ta mới có lý do để lo.
Trong một bài nghiên cứu được tham khảo rộng rãi, Aymo
Brunettia và Beatrice Wederb đã thấy một quan hệ rất mạnh giữa tự do báo chí và
tham nhũng. (Càng tự do bao chí bao nhiêu
càng tham nhũng giảm bấy nhiêu). Nghiên cứu của họ và những người khác cho
thế, một nền báo chí tự do là tin xấu cho tham nhũng. Như vậy, có những bước
tới một quá trình cải cách báo chí sẽ thực sự là tin vui cho Việt Nam .
JL/(Blog Xin Lỗi
Ông/TTHN)
------------------
* Bài
dẫn chứng: Brunetti, Aymo, and Beatrice Weder. “A free
press is bad news for corruption.”Journal of Public economics 87.7 (2003):
1801-1824.
--------------
Vay thi tin xau tiep theo se la : Se khong co tu do bao chi
Trả lờiXóaTôi không nhớ rõ, hình như ông giô na than lơn đơn này là GS giảng dạy ở Hồng Kông thì phải, cảm ơn GS và BVB đã đăng tin, ông đã nói đúng thóp thực trạng xã hội VM hôm nay: tham nhũng, tự do báo chí, tôi xin bổ sung thêm: nạn chạy chức, chạy biên chế nữa rất nhức nhối, rất tiếc ông tổng Trọng không nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của người cầm quyền lực thứ ba, không sử dụng hiệu quả cây gậy quyền lực này trong việc chống tham nhũng sao cho hiệu quả. Dân chúng tôi không biết đọc tờ báo nào trên mạng bây giờ, mấy tờ báo như: NCT, phụ nữ, nông thôn ngày nay, cựu chiến binh...đưa tin tham nhũng mà thấy buồn. Tổng Trọng thừa biết báo chí là lực lượng đi đầu trong công việc chống tham nhũng và đẩy lùi tiêu cực, bất hợp lý, thế mà không cho mở miệng thì chống cái gì, Bác Hồ nói dân chủ là cho dân được mở miệng nói ra, báo chí là 1 kênh để người dân nói với chính quyền, dân chủ từ cơ sở ở đâu?, mà mỗi khi đài phường ra rả nhai lại giọng từ đài tỉnh đến đài TU, mong ông làm hết khóa này rồi nghỉ.
Trả lờiXóaGS dạy tại ĐH City HK. Cách làm báo của ông là theo kiểu BBC, điềm tĩnh và đa nguyên.
XóaÔng Kim Quốc Hoa và nhừng người như Ông là những chiếc phanh của Xă hội. Nếu không có những chiếc phanh như thế thì xã hội ngày càng suy đồi. Phải chăng chúng ta đang sống trong thời kì suy đồi, mạt vận dưới một góc nhìn nào đó. Nếu thế thì thật là bất hạnh cho tất cả chúng ta, những con người lao động và hi vọng.
Trả lờiXóaXã hội này đang tồn tại được là nhờ có những người như ông Kim Quốc Hoa. Đáng buồn những con mọt sách như kiểu Tổnng Lú nên dân trời Nam còn khổ.
Xóađề nghị NCT chuyển hết hồ sơ qua chân dung quyền lực là khỏe re ...
Trả lờiXóaVN cho tự do báo chí khác nào xoá bỏ điều 4 "hiếp pháp"
Đảng đời naò chịu bỏ cơ hội ăn ngon như vậy
Bài viết hay.
Trả lờiXóa"Tự do báo chí" cũng là một trong những thuộc tính tự nhiên của XH loài người. Dù có cấm đoán , bắt bớ tràn lan...người ta vẫn còn những loại thông tin kiểu vỉa hè , truyền miệng. Hay như là Chân dung quyền lực , quan làm báo ,...cấm bắt đi xem nào????
Trả lờiXóaQua chân thành!
Trả lờiXóaBác Bùi Văn Bồng ơi! Bài viết của JL(Blog Xin Lỗi Ông) rất chân thành và có trách nhiệm với nhà nước và dân tộc Việt. Đúng là tư duy tầm cỡ GS-Công dân Toàn cầu. Với tư duy, kiến thức và tầm nhìn của một người thuộc dân tộc đã trưởng thành. Làm người!
Con dơi, con chuột luôn tìm bóng tối để kiếm ăn. Tự do báo chí là ánh sáng thanh thiên bạch nhật,là vật cản sự ăn cướp của bọn tham nhũng, nên chúng ra sức cán phá..
Báo chí tự do là tỷ lệ nghịch với tham nhũng. Hạn chế báo chí là cơ hội cho tham nhũng phát triển. Đọc ý này, tôi nhớ lại về hàm số tham nhũng với xắc suốt phát hiện và xử lý. (a) Nếu mọi hành vi tham nhũng đều có thể bị phát hiện và xử lý thì trách nhiệm công vụ được đề cao, nạn tham nhũng giảm, (b) Ngược lại, nếu tất cả mọi hành vi tham nhũng đều không thể phát hiện thì sự cám dỗ tham nhũng đua nhau phát triển và sẽ đi tới tận cùng. Tình hình hiện nay cũng gần như dzậy. Các cụ ngẫm xem (?)
Trở lại bài viết "Tự do báo chí là tin xấu cho tham nhũng" Điều này hoàn toàn đúng với "điểm sáng" của Báo Người Cao Tuổi trong cuộc chiến chống tham nhũng. Đặc biệt đã lôi ra ánh sáng và phơi bày trên mặt báo những kẻ là đảng viên (ủy viên trung ương, tỉnh ủy viên) tham nhũng nhà đất, tiền bạc; suy thoái chính trj và đạo đức như Trần Văn Truyền, Ngô Văn Khánh, Nguyễn Trường Tô... Vì thế, dân tôi mừng vui và rất cám ơn Báo Người Cao Tuổi đã lao tâm, khổ trí, dũng cảm nói lên tíêng nói bức xúc của người dân và lòng mong mỏi của dân Việt. Trong khi đó, lại đước Thanh tra Bộ TT&TT thanh tra đột xuất để phong tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc cho TBT Kim Quốc Hoa. Trớ trêu sao? Giám định thành tích chưa thấy, lại có kiến nghị thu hồi thẻ nhà báo, cách chức TBT và có thể phải truy tố Kim Quốc Hoa.(!) Nhân nghĩa và tình đồng chí đi du xuân đâu rồi (?)
Vấn đề không chỉ như JL(Blog Xin Lỗi Ông) nêu ra: Tự do báo chí và Tham nhũng nữa. Quan trong hơn là Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền; mọi người sống và làm việc theo pháp luật.
Vậy, tại sao Thanh tra Bộ TT&TT lại đưa tay đi quá sâu (giới hạn) và nhào nặn và điểu khiển Trung ương Hội Người Cao Tuổi Việt Nam, một Hội có Luật riêng, có tư cách pháp nhân đầy đủ ? Thât chẳng ra thế nào ?
Thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông đã vi phạm ngay nội dung Điều 2 Luật Thanh tra của Nước CHXHCN Việt Nam. Bác bác xem lại cho!
Nếu có luật và thực hiện đúng, nước này chẳng nát như bãi rác hôi thối như thế này!
Trả lờiXóa