Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Cần bứt phá từ 10 đặc tính để hội nhập thời đại

* NGUYỄN THÁI NGUYÊN
Viện Nghiên cứu Xã hội học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã chỉ ra 10 đặc tính căn bản của người Việt. Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên phát huy và cái gì nên hạn chế.
Cách đây hai mươi nãm, Trung Quốc có sách “Người Trung Quốc xấu x” của tác giả Bá Dương (Bo Yang). Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.

Viện Nghiên cứu Xã hội học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:
1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khãn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả nãng suy lý dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.
5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì để kiếm những công việc tốt).
[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]
6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].
8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 ngýời làm thì hỏng việc).
Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt.
Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?
Người xưa cũng đã nhận ra:
Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Ða số người lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Tôi chỉ xin trích lại dưới ðây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.
Trong bài tựa, ông nói ngay: “Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!”
“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”
“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”
Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:
“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Ðại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Ðường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn ðộ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”
“Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Ðinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.
“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? …
“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao ðược? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự ý tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước ðược Tàu là giỏi, không bắt chước ðược là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.
“Ðịa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”
Ðọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hãm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi Hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái oăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con ươờng tiến thân nhưng lại bị hoàn thất vọng .
“Trước là làm đẹp sau là ấm thân” (Đúng ra câu này là: “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”-NTNg)
Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Vãn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.
Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu hãnh tiến của gia đình và con người Việt Nam:
Con ơi muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân
Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.
Tiêu chuẩn của cuộc sống hiện nay của nhiều người, nhiều gia đình là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học nước ngoài… Ði đâu cũng nghe khoe nhà trên cả tỷ bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư… Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.
Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước mới ngóc đầu lên được.
Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như: John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steven Jobs…, chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Ðúng như người Mỹ đã nhận xét:
Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]
Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc!
Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.
                                                 *           *          *
Anh  Đức Nguyên đề nghị Thái Nguyên in bài viết này gửi anh Việt Phương tham khảo. Thật ra 10 đặc tính mà Viện NCXHH  Hoa Kỳ tổng kết về người Việt nam thì họ công bố đã khá lâu, tôi nhớ đâu từ hồi tôi đọc loạt bài “người Trung Quốc xấu xí” đã có sự so sánh rồi. Nhưng dẫn lại 10 đặc điểm này kèm theo lời bình thì bây giờ tôi mới đọc. Đáng tiếc tác giả không xưng danh, không hiểu do tác giả không muốn xưng danh hay do lỗi khi coppy bài viết này. Nhưng tôi đồ rằng người viết bài này là một người Việt ở hải ngoại và dù chỉ là một bài viết ngắn nhưng vừa đụng đến những vấn đề cốt lõi, gọi là văn hóa cũng được mà quốc hồn quốc túy cũng được, vừa có một số nhận định theo hiểu biết của tôi là rất không ổn. Điều quan trọng, những cái không ổn ấy lại không chỉ có ở tác giả này và nội dung bài viết này mà ở khá nhiều bài viết, thậm chí không ít nhà nghiên cứu trong nước cũng nói và viết như thế này, nên dù rất khó, dù quá sức mình, tôi vẫn muốn nêu ra những trăn trở của cá nhân cũng như những vướng mắc trong nhận thức về một lĩnh vực rất hệ trọng gắn với gốc rễ văn hóa của người Việt và dân tộc Việt để các anh chị cùng suy ngẫm.
1/ Trước hết, tôi đồng ý với tác giả rằng 10 đặc tính mà Viện nghiên cứu Xã hội học Hoa Kỳ nêu ra về tính cách người Việt là rất trúng. Dĩ nhiên chỉ là sự tổng kết ngắn gọn chứ nội hàm của tính cách người Việt thì không chỉ có bấy nhiêu được. Theo thiển ý, phải nói rằng người Pháp ở Việt Nam lâu hơn người Mỹ, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu người Pháp sống và làm việc ở Việt Nam cũng nhiều hơn và lâu dài hơn người Mỹ, nhưng có lẽ vì cái tính cách quan phương khách khí của đa số người Pháp cộng với những hạn chế về thông tin và ngôn ngữ thời đại đó nên sự tiếp cận thực tế cuộc sống của người Việt, xã hội Việt của người Pháp không thực tế và sâu xa như người Mỹ. Người Mỹ thường không cần nói dài, viết nhiều mà cũng đủ nói lên được một số khía cạnh bản chất nhất rất đáng cho chúng ta học hỏi.
Vấn đề bắt đầu trở nên khó khăn phức tạp từ chỗ tác giả đưa ra những lý giải VÌ SAO TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI VIỆT LẠI NHƯ THẾ?
2/ Để nêu quan điểm của mình, tác giả có viện dẫn những ý kiến của cụ Trần Trọng Kim và cụ Ngô Tất Tố. Xin được gác lại những lời bàn của hai bậc túc Nho này mà chỉ lưu ý rằng cả hai cụ đã sống ở thời đại suy vong của các triều đại phong kiến cả bên tàu lẫn bên ta và đang bắt đầu xuất hiện sự du nhập nền văn minh phương Tây và sản sinh ra những va đập khá mạnh của hai nền văn hóa Đông và Tây. Bởi thế, bất cứ người viết nào nếu chỉ dẫn và dựa vào những nhận định của các học giả thời đại này đều không tránh khỏi những kết luận không chính xác cho cả “ngàn năm” được.
+ Cần phải đặc biệt chú ý khi bàn đến mối quan hệ, sự tác động qua lại hay sự ảnh hưởng...của văn hóa Trung Hoa và Việt Nam là không được coi hai thực thể này như hiện nay. Tàu mà chúng ta cần làm rõ là nền văn hóa Trung Nguyên của người Hán và Việt cần lưu tâm đầu tiên là Bách Việt tồn tại nhiều ngàn năm trước, dẫu đến nay chỉ còn duy nhất Việt Nam trong Bách Việt ấy, nhưng không thể không đặt cái Bách Việt ấy đối diện với toàn bộ vùng Trung Nguyên được. Các bà, các mẹ Việt nam thời đương đại vẫn ru con, cháu: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước ngọn Nguồn chảy xuôi”.  “Gió Động Đình mẹ ru con ngủ. Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh. Lãnh lành lanh, lãnh lành lanh. Võng điều mẹ bế con Rồng cháu Tiên”. Những địa danh này đâu có ở Việt nam ngày nay? Nó ở vùng Nam sông Dương Tử , trú xứ của Bách Việt xưa. Và “con Rồng cháu Tiên” đâu phải chỉ người Hán? Có người nói đây là dịch từ ca dao của người Tàu lại càng sai. Tôi không dám cả gan đi vào những lĩnh vực quá xa nghề nghiệp của mình như ngôn ngữ học, nhưng xin các nhà chữ nghĩa Việt cho tôi hai chữ “đại xá’ nếu tôi nói sai, nói theo hiểu biết ít ỏi của tôi rằng về mặt ngôn ngữ, người Hán chỉ làm được thơ Bảy chữ hay Năm chữ, tuyệt nhiên do bản chất ngôn ngữ, người Hán không thể làm thơ Lục Bát bao giờ cả. Cuốn sách chứa đựng rất nhiều thơ dân gian có tên Kinh Thi không có thể loại lục bát mà chỉ có ngôn ngữ Việt mới có thể dễ dàng làm được lục bát mà thôi. Vậy những gì xuất phát từ Thái Sơn, Động Đình, Tiền Đường, Sông Nguồn là Tàu hay Việt? Không nên đổ tất cả cho tàu và “của” tàu.
Vả lại, dù xa xưa hay ngày nay thì giao lưu giữa các quốc gia dân tộc là một tất yếu và càng ngày càng gia tăng. Và cũng không chỉ có kinh tế hay khoa học kỹ thuật mà còn có sự giao lưu văn hóa rộng rãi. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Nguyên đối với toàn bộ vùng Bách Việt và ảnh hưởng theo chiều ngược lại là đương nhiên. Những gì mà nền văn hóa bản địa đã chấp nhận, đã tiếp thu thì không còn là văn hóa ngoại lai nguyên gốc nữa mà đã là một phần của văn hóa bản địa; những gì không phù hợp, không “tiêu hóa” được sẽ không thể vào được trong đời sống xã hội dù cưỡng bức hay đi theo con đường truyền dạy. Xin gác lại chuyện nhiều tinh hoa văn hóa đỉnh cao thời cổ đại của các tộc người phương Bắc như Kinh Dịch, chữ viết, Triết học về Âm Dương, Ngũ hành, Phong Thủy, thuốc nổ, thuốc chữa bệnh... không phải do người Hán phát minh ra mà là của người Việt (Bách Việt) như một số nhà nghiên cứu nước ta đã nêu, thậm chí đã viết thành sách, nhưng trong sự tương tác giữa các nền văn hóa, không thể chỉ có một chiều: Tất cả đều rập khuôn theo tàu hết cả! Với cách tư duy như thế thì đơn giản, chỉ cần thoát ra khỏi những gì là của Tàu là sẽ phát triển? Nhật bản và Hàn quốc đều có nhiều ảnh hưởng của Nho, Lão từ Trung Quốc xưa nhưng họ không đặt vấn đề như thế mà vẫn phát triển rất nhanh trong thời đại mới thì chúng ta giải thích ra sao?
Dù trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, nhưng trên thực tế, rất nhiều thứ người Việt, dân tộc Việt đã và đang khác rất căn bản với văn hóa Hán mà thường bị các nhà nghiên cứu bỏ qua là điều rất đáng tiếc, nhất là không làm cho các thế hệ con dân nước Việt hiểu được những giá trị vô giá và không thể bị xóa bỏ hay thay thế. Chỉ xin nêu qua vài ví dụ. Thứ nhất, không ít các nhà cựu Nho, hủ Nho xưa tôn xưng Khổng tử là Thánh Triết, là “Vạn thế sư biểu” v.v.. dù ông ấy chẳng dạy người nào ở Nước Nam ta cả, nhưng chính Khổng tử đã có công to lớn trong việc biến tất cả đàn bà Trung Quốc xưa thành một lực lượng ngu dốt và nô lệ của toàn xã hội đàn ông TQ. Có thể điều này liên quan đến cuộc cách mạng chuyển từ thời kỳ Mẫu hệ sang thời kỳ Phụ hệ ở TQ sớm hơn ta chăng. Nhưng thầy Khổng tuyên bố rằng “nữ nhi nan giáo” (đàn bà khó dạy) và tuyệt nhiên, vị Thánh này cùng với tất cả các Á Thánh, các thế hệ thầy đồ của các triều đại bên TQ không hề có học trò là đàn bà và dĩ nhiên trong nền học vấn TQ cũng chỉ có các bậc Quân tử, Trượng phu, Thánh nhân, Hiền nhân... đều là đàn ông cả.
Chúng ta có rập khuôn theo sách Thánh hiền không? Tuyệt đối không. Luật của các triều đại Việt Nam chỉ cấm đàn bà đi thi chứ không hề cấm đàn bà đi học, nhờ thế, chỉ ở Việt Nam mới có nữ Tiến sĩ đầu tiên của nhân loại (đáng lẽ phải đăng ký vào sách kỷ lục thế giới thì hình như các nhà chức trách quên) là bà Nguyễn Thị Duệ dưới thời Lê Trịnh (tất nhiên bà phải đóng giả trai). Đỗ Tiến sĩ xong bà trốn về quê nhưng người ta vẫn phát hiện ra. Đáng lẽ phải “trị tội” thì Chúa Trịnh Sâm cho võng lọng về quê đón bà lên Phủ Chúa dạy cho các Phi tần và các con cháu của Chúa. Nay vẫn còn đền Thờ của Bà ở quê Đông Triều mà dân gian gọi là đền thờ Vua Bà. Thái độ của Vua, Chúa Việt Nam khác với “Thiên triều” đến vậy và cao đến vậy kia mà, sao gọi là bắt chước tất cả được. Không chỉ bà Duệ mà rất nhiều nữ sĩ có học vấn rất uyên thâm, để lại cho đời nhiều thi phẩm văn chương bất hủ như Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... và rất nhiều nữ tướng cũng đồng thời là người có chân tài thực học không những giỏi võ mà còn thông thạo cả binh pháp.
Ngược lại với truyền thống của người Hán bên TQ, trong văn hóa Việt, vai trò phụ nữ, không những cứ hô hào theo cách thế giới ngày nay là “bình đẳng giới” mà cha ông ta đã đặt ngang và thậm chí đặt phụ nữ ở vai trò cao hơn cả đàn ông. Văn minh đã có từ xa xưa trong văn hóa Việt: “Ba đồng một mớ đàn ông. Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha. Ba trăm một mụ đàn bà. Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi”! Đấy không phải là sáo ngữ của các nhà tuyên huấn ngày nay mà trên thực tế, từ trên ngàn xuống đến bể, từ trung du đến đồng bằng, từ trong Nam ra ngoài Bắc đâu đâu cũng có Đền thờ Mẫu, Phủ thờ Mẫu. Ngay cả trong các chùa là nơi thờ Phật mà người Việt vẫn có Phủ để thờ Mẫu riêng, thậm chí cũng chỉ có người Việt mới có cả “Phật Bà” mà thôi. Đền thờ các Đức Ông rất ít và chỉ trên phương diện đánh giặc mà thôi thì chỉ có ở Việt Nam  mới như vậy thôi. Phật là của chung cho phật tử ở tất cả các nước còn Mẫu là riêng có của Việt Nam. Như thế chẳng phải từ thủa cổ xưa, tất cả “tay hòm chìa khóa” của quốc gia dân tộc ta đều ở một tay các bà cả, không hề cho một Đức Ông nào quản lý những thứ dễ tham nhũng này như thời nay. Và vân vân. Sao lại bảo chúng ta sao chép tàu được? Hoặc nếu có sao chép nguyên xi thì chẳng qua chỉ có từ mấy chục năm nay mà thôi chứ không thể nói đến cả tiến trình phát triển của dân tộc được. Những thực tế thậm chí ở những mức độ khác nhau còn ngược cả với “Tam cương”, tức là 3 giềng mối của quốc gia (Vua, Thầy, Cha) của Khổng giáo mà không hề nói đến Mẹ trong văn hóa của “Thiên triều”. Thứ hai, “Đạo Hiếu” chẳng hạn. Người TQ, nhất là người Hán đã soạn ra 24 mẫu mực về Đạo Hiếu (nhị thập tứ Hiếu) mà bất cứ ai học Nho đều phải học, kể cả sĩ tử bên ta. Trong tất cả các khuôn mẫu này, Hiếu tức là tôn thờ ông bà cha mẹ và anh trai mình (Hiếu Đễ). Thậm chí người TQ đã chôn sống bớt con đẻ của mình để dành cháo rau, khẩu phần ăn nuôi ông bà của nó và nhiều hành động hy sinh thân xác quái dị vì cha mẹ khác. Đó là Hiếu của Khổng giáo, của người tàu. Người Việt hoàn toàn ngược lại: Ông bà cha mẹ luôn luôn hy sinh vì con cháu mà tục ngữ diễn đạt rất dễ hiểu: “Nước mắt chảy xuôi”, không ông bà cha mẹ nào lại cả gan ăn thịt con cháu mình cả. Nguyễn Du là một thiên tài.
Truyện Kiều là một thi phẩm bất hủ dù gốc tích từ TQ nhưng đã được Đại thi hào Nguyễn Du Việt hóa đến mức như là chuyện xảy ra ở Việt Nam. Vậy nhưng Chữ Hiếu của nàng Kiều dù được cụ Tiên Điền đánh giá rất cao thì vẫn là Hiếu của người Hán chứ không có ông bố bà mẹ Việt Nam nào chấp nhận cái cách để đứa con gái đang ở tuổi vị thành niên mà phải bán mình để chuộc cha như Kiều đã làm cả. Rất nhiều khía cạnh khác nhau nữa mà thiết nghĩ không cần nói thêm.
+ Khía cạnh thứ hai không kém phần quan trọng trong khái niệm Việt là Việt từ thời nào, từ đâu đến đâu chứ không phải chỉ có Việt như thời của các cụ Trần Trọng Kim đến bây giờ. Khi nói ảnh hưởng hay rập khuôn theo Khổng Mạnh, theo Hán Nho, Đường Nho,Tống Nho thì phải cần làm rõ rằng những ai bị rập khuôn? Chắc chắn cả cái Đồng bằng SCL chưa thể bị rập khuôn những thứ ấy được và ngay cả đến thời mạt Lê, trong lúc Vua Lê Chúa Trịnh có mải mê với Khổng Mạnh đi chăng nữa thì 13 đời Chúa đàng trong chắc chắn không bận bịu nhiều về chuyện ấy. Khi nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh bên nước tàu thì một lực lượng khá đông quân tướng của nhà Minh chạy nạn rồi trở thành hải tặc rất nguy hiểm. Các Chúa Nguyễn đã chiêu hàng số Hải tặc này và cho họ “được quyền khai khẩn đất hoang để lập ấp”. Đất đai khai khẩn được đến đâu thì nhà Chúa cấp giấy sở hữu cho đến đó. Tất nhiên là họ “khai hoang” cả vào các vùng đất đã có người ở mới rộng và nhanh đến thế. Chính họ mang văn hóa tàu (nhà Minh) vào vùng này, nhưng không vì thế mà vùng đất Nam bộ toàn văn hóa tàu. Chính văn hóa tàu đã bị văn hóa bản địa là Việt, Môn Khme và Phật giáo gốc Ấn Độ đồng hóa. Nếu gom tất cả đất nước Việt hiện nay vào làm một và tất tật Bách Việt kia vào với Hoa Hạ làm một thì không thể trúng vào đâu được. Tôi cũng tin rằng cư dân Việt vùng Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng Nho giáo, Khổng giáo nhất, nhưng thử đánh giá xem cái gì trói buộc mà không thoát ra được? Và Đây chính là những vấn đề rất khó khi chúng ta nghiên cứu một cái gì đó thuộc về nền văn hiến cổ truyền.
Cũng là Phật giáo, nhưng Phật giáo hai miền Nam Bắc có khác nhau từ thời khởi điểm. Phật giáo vào miền Nam qua con đường Thái Lan, Campuchia là Phật giáo gốc Ấn Độ nên cùng tồn tại với một những tôn giáo bản địa khác. Còn Phật giáo vào miền Bắc qua TQ, được xào nấu bởi văn hóa tàu lại gặp tôn giáo gốc là Đạo cúng gia tiên và thờ thần linh của người Việt cổ thành ra ta thấy các chùa không thật sự lấy chuyện tu thân và hoằng phát Phật pháp làm chính mà thiên về cúng bái cầu xin là chính. Đây là điều không những khác nhau giữa Bắc với Nam mà còn làm cho đạo Phật bị biến dạng theo nhu cầu của “thị trường” khá rõ. Không có bất cứ chúng đệ tử nào, nhà lãnh đạo nào đến chùa để cầu xin “Vô ngã vị tha” như lời Đức Phật dạy mà toàn cầu xin công danh và tài lộc. Tất cả đều được các thượng tọa, hòa thượng “chiều” theo, ra tay lễ bái thì còn gì theo đạo của Đức Phật. Cho nên nói rập khuôn cũng phải có sự nghiên cứu ra sao để phân định rõ cái tốt, cái đúng và cái đang hư hỏng không chỉ ngoài trần thế mà ngay cả trong đạo. Gần đây, có một xu thế mới rất đáng được quan tâm là khá nhiều vị cao Tăng chủ trương khôi phục và mở rộng tông phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Theo tôi hiểu thì đây là tông phái mang những nét đẹp và cao thượng của đạo Phật và rất Việt Nam.
Đúng sai không dám khẳng định, nhưng xin trải tấm lòng thành cùng tất cả các anh chị và quý vị để rộng đường đàm luận về “tính cách người Việt” cũng như trách nhiệm của các thế hệ đối với hiện tại và tương lai đất nước ra sao.
Xuân Ất Mùi, 2015.
N.T.N
/From: Thái Nguyên Nguyễn nguyenthainguyen99@yahoo.com.vn
& Vũ Trọng Khải khai.hendainhan@gmail.com/
--------------

1 nhận xét:

  1. Điều thứ 2 và 9 gần như có tương quan : thiếu duy lý
    nên không nhận ra mục tiêu chính và phụ,hay hy sinh
    mục tiêu chính,quan trọng cho những mục tiêu lợi ích
    nhỏ nhặt trước mắt do lòng tham (cảm tính).

    Trả lờiXóa