Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

GS Thayer: Việt Nam tham gia TPP để giảm phụ thuộc TQ?


Theo GS Carl Thayer, Việt Nam khó có thể chấm dứt thâm hụt thương mại với Trung Quốc nhưng có thể cải thiện được điều này.
Gia nhập TPP để cân đối 'ảnh hưởng của Trung Quốc'
Trao đổi với phóng viên VOV về câu chuyện thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á, khẳng định Việt Nam không bao giờ và không nên tính chuyện hoàn toàn "độc lập về kinh tế" đối với Trung Quốc.
       "Việt Nam đã tìm cách để cân đối lại “sự ảnh hưởng của Trung Quốc” nhưng rất khó để có thể làm được việc này trong thời gian ngắn trước mắt. Điều tốt nhất đối với Việt Nam lúc này là cần dần dần cân đối lại “sự phụ thuộc” ở một số lĩnh vực kinh tế nhất định", ông Thayer nói.
Để làm được điều này, GS Carl Thayer cho rằng, Việt Nam nên tham gia TPP. Đánh giá về tác động của động thái này đến quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, ông Thayer nhìn nhận: "Khi Việt Nam gia nhập TPP sẽ có những lợi thế thâm nhập vào những thị trường của tất cả các nước thành viên khác.
“Nói một cách khác lợi thế khi Việt Nam tham gia vào TPP là cắt giảm thuế quan. Nếu Việt Nam sử dụng nguyên liệu xuất xứ từ Trung Quốc để sản xuất hàng hoá cho các nước thành viên TPP thì sẽ phải chịu thuế cao hơn là nếu Việt Nam sử dụng nguyên liệu thô từ các nước thành viên TPP khác.
“Mối quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc về cơ bản sẽ không bị ảnh hưởng  khi Việt Nam gia nhập TPP. Một số doanh nhân Trung Quốc biết rằng họ vẫn sẽ có lợi nếu đầu tư ở Việt Nam. Và việc Việt Nam gia nhập TPP cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến việc Trung Quốc tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực với các nước ASEAN".
Chủ động trước Trung Quốc, Việt Nam phải làm gì?
Đồng quan điểm với GS Carl Thayer, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright khi trao đổi với Đất Việt cũng cho rằng, nỗ lực giảm phụ thuộc vào TQ không thể chỉ nói và làm một sớm một chiều là thành công mà nó đòi hỏi phải có chiến lược và kế hoạch bài bản. 
Tuy nhiên, ông Tuấn thừa nhận chưa thấy Việt Nam có mặt hàng chiến lược nào có thể cạnh tranh được với Trung Quốc.
"Chúng ta không nên ngồi bàn giấy để phán ra sản phẩm nào là sản phẩm chiến lược để Việt Nam ưu tiên sản xuất và dành nguồn lực cho nó. Tôi nghĩ chúng ta phải xây dựng một nền kinh tế thị trường thuần nhất chứ không thể có nền kinh tế thị trường “lai tạp” được.
Một khi đã có được nền kinh tế thị trường vận hành theo đúng chức năng của nó thì chúng ta sẽ không bận tâm với câu hỏi là chúng ta nên chọn mặt hàng nào làm chiến lược của nền kinh tế. Thị trường sẽ tự nó trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ và nâng đỡ thị trường, tạo ra những thiết chế để thị trường vận hành chứ không phải làm thay cho thị trường một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua công cụ là DNNN", TS Đỗ Thiên Anh Tuấn nói.
Còn theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế nằm sát quốc gia có nền kinh tế lớn hơn thì chỉ có thể tận dụng cơ hội bằng cách tạo một sự khác biệt, nâng cao nội lực của mình thì mới có thể vươn lên.
Ông Thiên khẳn định: "Điều quan trọng là phải nâng cao được nội lực của nền kinh tế. Hiện nay mô hình của chúng ta là dựa vào khai thác tài nguyên, hướng tới sản lượng, chưa hướng tới năng suất, hiệu quả. Nên năng suất tổng hợp yếu, định hướng công nghệ không mạnh.
Cho nên việc thay đổi mô hình tăng trưởng là nhằm giải quyết một phần cơ bản là năng suất năng động. Năng suất lao động của Việt Nam còn cách xa các nước như vậy, nên dư địa để tăng năng suất lao động còn rất cao. Nếu tận dụng được điều này thì Việt Nam có thể có bứt phá rất mạnh".
An Nhiên/ĐVO
--------------- 

10 nhận xét:

  1. Khong sua duoc tu duy cua bon cam quyen thi van vay ca thoi. Vao bao nhieu to chuc roi ma co thay kha hon gi dau

    Trả lờiXóa
  2. TPP là cần thiết,nhưng nó chỉ là thương ước lỏng lẻo mà thôi.
    Quan hệ kinh tế với Trung Quốc cả hai ngìn năm nay rồi,với phương Tây chỉ gần hai trăm năm thôi,với Mỹ thì chỉ sáu mươi năm...Do vậy nhân dân Việt Nam thừa sức đánh giá chứ.
    Quan hệ kinh tế với Hoa KỲ khác nào chui vào rọ...xung quanh mua bán đầu tư chỉ con cá TRA và BASA với MỸ thôi thì quá rõ Mỹ giết chết nông dân Miền Nam như thế nào rồi.Tất nhiên sự phá hoại này có sự câu kết của nhóm người Việt Nam,họ hợp lực với nhau để gây thiệt hại cho cộng đồng và họ hưởng lợi từ sự ưu đãi từ Mỹ cho chính họ.
    Thương trường ví như chiến trường,gây hại cho nhau rồi sẽ đén ngày chỉ còn lại đống tro tàn.
    Mua bán với Trung Quốc cả nghìn năm qua có nhiều lúc xảy ra không tốt ,nhưng chưa khi nào bị phá sản cả.Sự thật là khi bị họ gây phá sản là họ qua và bù đắp lại ngay để phục hồi,họ sẳn sàng cho vay không lãi hàng chục năm để sản xuất mặt hàng đó cho họ.
    TPP chưa kí cứ bàn.đến NHẠT mà còn sợ vào tròng thì VN chẳn là gì cả.
    Thà phụ thuộc với Trung Quốc về kinh tế còn hơn chui vào rọ của MỸ để bị chết.
    Thuế đến 77 % trên giá bán,phải nộp ngay tại cảng.Không nộp thuế ngay thì không giao hàng được cho khách hàng và bị phạt gấp ba lần.Buôn bán kiểu MỸ như thế thì nên buôn bán hay không ? Vì lẽ gì bộ thương mại Mỹ làm như vậy.
    Trong những năm qua,vì lẽ gì đó,có lẽ quá cần quan hệ bình thường với MỸ,Việt Nam ưu ái các doanh nghiệp MỸ,hàng Mỹ nhập thoải mái,kể cả thứ lạc hậu rồi,gây thiệt hại lớn.Nhưng hàng Việt Nam,trong đó có đến 50% giá thành là của MỸ,phương TÂY khi đưa qua MỸ thì dân Mỹ xài còn doanh nghiệp thì trắng tay,có doanh nghiệp thì phá sản.
    Quá thổi phồng TPP mà chả rõ DÂN VIỆT sẽ chết vì chính cái bàn tay của chỉ một vài nhân viên của họ.Tin vào TÒA ÁN họ ư ?chỉ 2/10 vụ là tôn trọng luật pháp mà thôi,anh sao đủ tiền để theo vụ kiện dài lê thê như thủ tục nhập khẩu ở xứ Bến Nghé.
    Hãy chào Từ giã TPP,mà cứ như mua bán rau cá tại các chợ chiều xứ TA cho đỡ trắng tay,phá sản.Nó lừa để đầu tư cả đống tiền,xong nó lấy tiền đầy va-li rồi thì nó tráo,chết cả đống đó chưa xở nổi ,vậy ham hố cái gì nữa.
    Em HÀ,AN GIANG,VN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em hà giang thân mến..... mẹ em !
      Đây là suy nghĩ của em hay thằng chệt nào mớm cho em nói đó hở ? Nhìn xem Nhật , Hàn , và các nước Asia khác, họ phồn thịnh lên nhờ buôn bán với Mỹ hay với con lợn bẩn chệt vậy? Thị trường Mỹ có khó thì em mới thi mới đua, mới làm sản phẩm đở méo mó, dơ bẩn hơn... mà trước mắt là cho cái miệng thối của em đó, hằng ngày em biết em tọng bao nhiêu thứ khg đúng vệ sinh vào miệng chửa ? Mỹ có lần nào xui em đào rễ tiêu, nuôi đỉa để xù chưa.... thôi nhé, à quên, mẹ em !
      Mạnh.

      Xóa
  3. Cảm ơn GS Carl Thayer,
    Chính phủ Nhật dè dặt với TPP là có vấn đề lớn,không ai hiểu MỸ bằng người Nhật trong mua bán.
    Xin nêu lại thời VNCH,
    Các nhà tư sản Việt Nam lúc bấy giờ đều hăng hái mua bán với MỸ ( nói chung ),sau một thời gian vay và nhập công nghệ,thiết bị của họ,dựng lên Nhà máy thì chỉ một năm thì ba thứ công nghệ đó thuộc loại bỏ đi.Hàng hóa sản xuất ra chỉ bán cho thị trường nội với giá nửa giá thành.Và cứ như thế nó cứ tiếp diễn đến mức các nhà tư sản MNVN và cả chính phủ Việt Nam Cộng Hòa căm phẩn tột đỉnh,nhưng không dám nói.Chính lẽ đó mà tư sản và cả Chính phủ VNCH đành phủi tay và tay trắng,HỌ chỉ còn ngã về MTDTGPMNVN để cứu nước và cứu DÂN TỘC.Kết luận chăm bẳm là không thể chơi với MỸ được.
    Ở MNVN trước đây,không lĩnh vực nào mà MỸ không đè xuống cho chết cả,ngay cả việc đánh với Việt Cộng cũng vậy,như đánh giá của tướng Lâm Văn Phát,nguyên tư lệnh QĐ 4.trận ẤP BẮC,Tiền Giang,họ nhảy vào chỉ huy,dùng cả trung đoàn chứ ít đâu,đánh chỉ có 2 đại đội VC.vậy mà để cho NÓ tiêu diệt.Hay như trận Bình Giã,để lấy xác 7 binh sĩ Mỹ do rơi trực thăng,nó đưa cả tiểu đoàn TQLC đem nướng sạch,còn dúng trung đội chạy thoát...Hay trước khi dọt,chơi nguyên cả quân đoàn để dọt an toàn,vì sợ nhất đám phản chiến.
    Chuyện xưa chuyện nay để thấy rằng chơi với MỸ không nên,TPP chỉ là thương ước,nó giũ một cái là xong,anh chỉ là con nít,nó lấy ít kẹo ra là cho các anh vào "RỌ " tuốt,nó thắt bao lại,ném xuống sông cho bơi,lãng mạn như lục bình.
    Cảm ơn Ngài GS Thayer, Trung quốc xấu thì ai chứ Việt Nam quá rành,cả ngìn năm rồi mà,nhưng được cái chưa phá sản,cổng hữu nghị đóng thì lấy phong bì xeo lên xong ngay.Còn MỸ hả,không chết tay này thì đến tay thuế vụ là chết ngay,chết như Từ Hải.Đến Châu ÂU hiện nay còn chết đứng,Việt Nam là cái gì mà chả chết.
    Thôi TPP ai kí tùy họ,các doanh nghiệp chớ dại chui vào để đấy cả cổ đông chết theo.
    Buôn bán ngày nay đâu chỉ có MỸ mà lo thế.
    Xuân Hòa,AN GIANG

    Trả lờiXóa
  4. Ông GS Thayer lại làm chim mồi mớm lời cho kiểu đu dây ( thực ra là thằng Tàu giật dây )của VN rồi , ăn cây nào rào cây ấy , hoặc Mỹ hoặc Tàu khựa cũng được ( cái gì cũng có giá hết )còn ăn táo , rào cây sung thì rất nguy hiểm , Công Sơn viết thế này cũng có tiền thì VN có ngày nát như tương cho mà xem !

    Trả lờiXóa
  5. Choi voi Mi ma duoc chet nhu Han quoc, Nhat ban va Dai loan thi chet cung xong. Cai chinh la ban linh va suc manh van hoa cua dan toc. Choi voi ai cung so hai va lep ve thi moi la chet that su

    Trả lờiXóa
  6. Thể chế chính trị phản động, thối nát của ĐCS VN hiện nay cản trở nhiều nhất đối với phát triển KT XH VN

    Trả lờiXóa
  7. Thể chế chính trị phản động, thối nát của ĐCS VN hiện nay cản trở nhiều nhất đối với phát triển KT XH VN

    Trả lờiXóa
  8. ĐCSVN và thể chế chính trị của HỌ như bạn nói thì chắc chắn DÂN xứ Việt này ở gầm cầu và nhà lá.
    Họ không hơn vượt trội cái vỏ VNCH thì Việt Nam làm gì có ngày nay.
    Nói về TPP thì nói thế thôi,kí thì kí nó không kí thì thôi,chả dại luồn trôn quì gối chúng nó.
    TPP rất nhiều điều khoản ràng buộc,nếu điều hành của chính phủ ù ơ,các doanh nghiệp và nhân dân ta làm ăn lề mề kiểu như mấy năm qua,thì nói rõ nhé đi ăn mày tất tần tật đấy.Công nhân may vá của chúng ta ra đường sạch,nông dân của ta bỏ ruộng mà khóc thôi đấy.Hãy tính thử giá thành một kg ngô của Mỹ và của ta thì rõ nhé.
    Vắt chan lên cổ chạy kiểu gì cũng không kịp khi kí TPP.

    Trả lờiXóa
  9. Các nhà ngoại cảm thế giới dự báo năm 2050 VN sẽ đứng hàng tứ 22 trên thế giới? Nhưng họ không dám dự báo VN lúc ấy không phải là chế độ cộng sản để dự báo của họ có sức thuyết phuc.

    Trả lờiXóa