Cơ chế là “thằng” nào mà có tác dụng ghê gớm như vậy?
Tội trạng, mức độ vi phạm pháp luật, vi phạm đường lối, chính sách của đảng, vi
phạm pháp luật Nhà nước, kinh doanh thua lỗ triền miên, tham nhũng khó chống... dù cho cỡ nào, bí quá, đổ tại cơ chế, coi như xong, êm
xuội! Không có một Tòa án nào có thể lôi “thằng” cơ chế ra hầu tòa. Cơ chế do
con người đẻ ra, là hiện hữu, nhưng cũng rất trừu tượng, chung chung, nói cách
gì cũng được. Con người đẻ ra cơ chế, lại dùng ngay cơ chế để vụ lợi, chạy tội,
bỏ qua pháp luật, làm ăn, báo cáo tùy tiện…
Cơ chế là gì? Ta vẫn thường nghe các cụm từ "đi
xin cho X một cơ chế?", "cơ chế xin cho", “cơ chế giải quyết
chính sách”, “cơ chế cho nhân sự”…
Từ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Từ
điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách
thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau".
Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là
"cách thức theo đó một quá trình
thực hiện". Cách giải thích của Từ điển Tiếng Việt như vậy rất chung
chúng, lấy khái niệm giải thích cho khái niệm, chưa thể gọi là chuẩn xác.
>> Sao cứ đổ lỗi cho “Cơ chế thị trường”?
>> Sao cứ đổ lỗi cho “Cơ chế thị trường”?
Không rõ từ “cơ chế” bắt đầu được dùng ở nước ta tự
bao giờ, nhưng có thể khẳng định rằng nó được dùng trước tiên và từ lâu trong
ngành y. Các thầy thuốc thường nói đến cơ chế gây bệnh và cơ chế tác dụng của
thuốc. Và khi người ta đã nhận biết được những cơ chế ấy, có nghĩa là đã
giải thích được bệnh và phương pháp chữa bệnh có cơ sở khoa học. Nếu chưa nhận
biết được thì việc chẩn đoán và điều trị vẫn chỉ là theo triệu chứng, theo kinh
nghiệm mà thôi. Điều đáng lưu ý là cả cách dùng trong ngành y, cả định nghĩa
trong từ điển, đều cho thấy “cơ chế” được dùng với hàm ý chỉ hiện tượng ở trạng
thái động chứ không phải ở trạng thái tĩnh. Cho nên hiểu cơ chế chỉ là các qui
định quản lý là hiểu theo trạng thái tĩnh, chưa thấu triệt hết tính chất động
của hiện tượng.
Từ "cơ chế" được dùng rộng rãi trong lĩnh
vực chính trị-kinh tế, quản lý xã hội từ khoảng cuối những năm 1970, khi chúng
ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh tế, với nghĩa như
là những qui định về quản lý. Cách hiểu đơn giản này dẫn tới cách hiểu tách rời
cơ chế với con người như nêu trên.
Việc tiến hành công việc theo "Cơ chế
xin-cho" có thể được hiểu trong xã hội hiện nay theo 1 cách như sau: Trong
mọi ban ngành đều có các chỉ tiêu, nguồn vốn do Nhà nước giao hàng năm theo kế
hoạch và cơ quan chủ quản có quyền quyết định đơn vị nào sẽ được thực hiện.
Nhưng để giành được các chỉ tiêu, nguồn vốn đó thì đơn vị thực hiện cần phải đề
đạt mong muốn của mình và có một số hoạt động sao cho đáp ứng
được yêu cầu của Cơ quan Chủ quản. Trong quá trình thực hiện, cả hai
bên đều phải nỗ lực vì các chỉ tiêu, nguồn vốn đều có thời hạn xác định và nếu
không kịp thì sẽ không thực hiện được và nhất là nguồn vốn Nhà nước sẽ không
kịp giải ngân được.
Có lẽ cái "cơ chế xin-cho" phải được hiểu
theo một cách khác, vì nếu nó có giá trị tích cực như vậy, sao nhiều cơ quan,
đơn vị yêu cầu phải xóa bỏ "cơ chế xin-cho"?
Cơ
chế xin-cho được mang nghĩa tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào trong quá
trình con người thực hiện, những "hoạt động" và "yêu
cầu" đặt ra như đã nói ở trên là tích cực hay tiêu cực.
Riêng trong lĩnh vực quản lý, có các loại cơ
chế sau đây, xin liệt kê để khi ai đó viết bài cơ chế đỡ mất công
tìm: cơ chế hiện đại; cơ chế lạc hậu; cơ chế cũ; cơ chế mới; cơ chế một
cửa; cơ chế đúng; cơ chế sai; cơ chế vay trả; cơ chế xin cho; cơ chế thoáng; cơ
chế mở; cơ chế cải cách, cơ chế phù hợp, cơ chế không phù hợp...
Bàn về cơ chế quản lý như là một hiện tượng đang
chuyển động, không thể không nói tới những con người hoạt động trong đó như là
những chi tiết không thể thiếu của bộ máy quản lý. Con người nằm trong cơ chế,
tham gia vào sự vận hành của cơ chế, bị cơ chế điều khiển, chứ không nằm ngoài
cơ chế và điều khiển cơ chế. Quan hệ giữa cơ chế với con người là quan hệ giữa
cục bộ với toàn bộ. Cho nên nó không chỉ bao gồm những qui định về cách thức
vận hành, mà còn bao gồm cả con người hoạt động theo những cách thức đã được
định sẵn trong thiết kế cơ chế. Và chính những hành động của tất cả chi tiết
con người như thế tạo nên cơ chế như là một bộ máy quản lý đang vận hành.
Cần nhấn mạnh rằng cơ chế phải và chỉ có thể vận hành
theo những cách thức định sẵn, trong đó mỗi chi tiết phải đóng được vai trò của
mình. Chỉ cần một chi tiết hư mòn hay kém chất lượng, sự vận hành của cơ chế sẽ
lập tức trục trặc. Cho nên cơ chế tự nó có khả năng phát hiện và đòi hỏi loại
trừ những chi tiết, ở đây là những con người không phù hợp với nó.
Theo tác giả Lê Văn Tứ (Tuổi trẻ): Cơ chế phân bổ
quota hàng dệt may đã không đạt được tới mức như thế nên mới có vụ Mai Thanh
Hải. Cho nên không thể qui vụ này chỉ là do có người xấu, mà phải thấy ngược
lại, chính là do cơ chế có khiếm khuyết. Nếu cơ chế tốt thì dù có Mai Thanh Hải
là chuyên viên Vụ Xuất nhập khẩu, y cũng không dám làm và không thể làm. Và nếu
y cả gan làm thì cũng sẽ bị cơ chế phát hiện và thải loại, vụ việc không thể
xảy ra. Còn nếu cứ theo cơ chế hiện hành thì dù không có Mai Thanh Hải đang bị
tạm giam hiện nay, cũng sẽ có một hay những Mai Thanh Hải khác. Người ta bàn
nhiều về tính không minh bạch, không công khai của cơ chế phân bổ quota hiện
nay. Vì vậy kết quả phân bổ không phụ thuộc vào cơ chế, mà phụ thuộc vào người
làm việc phân bổ. Phải chăng chính vì thế mà tiêu cực đã xảy ra, và còn có thể
tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi khác.
Có người lý luận rằng trong quan hệ giữa cơ chế với
con người, con người là yếu tố quyết định vì cơ chế do con người tạo ra. Ở đây
có sự lẫn lộn giữa người tạo ra cơ chế và đứng ngoài cơ chế với người thực hiện
nằm trong cơ chế như là một bộ phận của cơ chế. Cơ chế đúng là do con người tạo
ra, nhưng người đó không phải là ông vụ phó Lê Văn Thắng hay ông chuyên viên
Mai Thanh Hải, mà là những người thiết kế ra cơ chế và giám sát nó vận hành.
Xét cho cùng trách nhiệm phải qui về đó.
Đến đây có thể gút lại câu chuyện như sau: Cơ chế phân
bổ quota khiếm khuyết đã khuyến khích và tạo điều kiện khách quan cho Mai Thanh
Hải và đồng bọn tiêu cực. Đó là lỗi về cơ chế. Tất nhiên nếu Mai Thanh Hải là
người liêm chính thì tiêu cực có thể không xảy ra, song đó là trường hợp may
mắn, mà quản lý thì không thể dựa vào may rủi được. Đến lượt mình, cơ chế không
tốt là do người thiết kế cơ chế yếu kém hoặc cũng không tốt nốt. Đó mới là lỗi
về con người. Câu chuyện đã đi tới cội nguồn của nó…
Một ví dụ khác: Trên thực tế, cam kết trong WTO về
doanh nghiệp nhà nước ghi rõ: Chính phủ Việt Nam không tác động trực tiếp hay
gián tiếp tới các quyết định thương mại của doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước,
do Nhà nước kiểm soát, hay doanh nghiệp được hưởng độc quyền.
Nhà báo Hoàng Linh cho rằng: Cho đến gần đây, quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước
được thực hiện bởi các bộ, các ủy ban tỉnh, và hội đồng quản trị các tổng công
ty. Cơ chế này, đã dẫn đến tình trạng các quyết định đầu tư vốn ở doanh nghiệp
do nhiều cấp thực hiện (bộ, ngành, địa phương, tổng công ty) theo kiểu phong
trào.Việc giao vốn, cấp vốn trực tiếp từ ngân sách hoặc cho vay ưu đãi cho
doanh nghiệp nhà nước mang tính hành chính, bao cấp nên hiệu quả đầu tư chưa
cao.Việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp còn rất “lỏng lẻo” vì
trách nhiệm của cơ quan quản lý và doanh nghiệp được nhà nước đầu tư vốn không
rõ ràng.
“Cơ chế chủ quản” đối với các doanh nghiệp như hiện
nay là không phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và Luật doanh
nghiệp đòi hỏi. Do đó phải có biện pháp kiên quyết xoá bỏ sự can thiệp trực
tiếp của cơ chế này nhằm nâng cao hiệu quả tạo môi trường, tăng sức cạnh tranh
của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và quốc tế.
Có một điều gây bức xúc từ lâu: Người ta cho rằng đã
thành cơ chế thì không thể thay đổi. Do hiểu vậy, người ta coi cơ chế như một
“hằng đẳng thức”, không mấy ai dám sáng tạo trong thực thi và vận dụng, không
mấy ai dám 'cải cách' hoặc thay nó bằng một cách thức khác, hoặc bỏ đi (phế truất), hoặc chuyển đổi
cho phù hợp thực tế. Cho nên, “thằng” cơ chế cứ nghiễm nhiên tồn tại, thành bức
bình phong cho những ai chỉ nhăm nhe tìm cớ áp dụng nó, nhằm vơ lợi cho cá nhân,
phe nhóm, thậm chí cho cả ‘hệ thống lợi ích’ của các tầng, hệ quan chức!
BVB
--------------
Nhiều cơ chế đặt ra chỉ để cho lãnh đạo cấp bự và các nhóm chức quyền lợi ích vơ vét, nhét đầy túi tham mà vẫn "hạ cánh an toàn"!
Trả lờiXóaBắc thang lên hỏi Thiên triều
XóaThằng cha "Cơ chế" ông điều đi đâu?
Thiên triều ngúc ngắc cái đầu
Cơ chế có mấy chục xâu ...rất nhiều
Nào là Cậu ấm, cô Chiêu
Nào là phe nhóm ... biết điều đi đâu
Đẻ ra cả lũ đỏ đầu
Còn nguyên đó cả, đi đâu mà điều?
Đẻ bao nhiêu nuôi bấy nhiêu
càng nhiều Cơ chế, Thiên triều càng oai!
Ăn một đã có ngay hai
Ăn ba, ăn bốn...nằm dài mà ăn!
Ông Đại tá "mổ xẻ" cái "thằng Cơ chế" như trên là rất xác đáng/thích đáng và càng "xôm tụ" khi 20 còm sĩ cùng luận bàn...
XóaNhân đây Ba Ngò xin giới thiệu "một thằng anh em của thằng Cơ chế" để bà con cùng bàn thêm/tham khảo. "Thằng" đó nó có tên "Qui trình" - vì thấy nó ra đời sau "thằng Cơ chế".
Phàm các hành động/trạng thái nhằm tiến hành/triển khai/thực hiện bất kỳ việc gì (từ "chuẩn bị nhân sự", hay "sắp xếp các việc làm/công tác" gì cho cơ quan/tổ chức... ), tất thảy được "gom" gọn trong "thằng Quy trình"... Chẳng thế mà khi phải đối mặt với thanh tra/kiểm tra/điều tra/xem xét của cơ quan chức năng/của cơ quan cấp trên... thì chỉ việc "giơ" thằng Quy trình ra là đâu vào đấy, chẳng mấy ai bắt bẻ gì thêm.
Sơ sơ mấy ý như vậy, ông đại tá và các còm sĩ có thấy "thằng Quy trình" đâu có thua gì "thằng Cơ chế" là bao.
Chúc Xuân mọi người.
Thang nao tao ra co che chinh la ‘THẰNG’ CƠ CHẾ . Mot cach goi khac cua ' THANG CAI TRI ' de cho no de nghe hon ma thoi
Trả lờiXóaĐẻ ra cơ chế 'cục chì'
Trả lờiXóaÔng trên dội xuống, dưới thì hất lên
Miễn sao thu lợi nhiều thêm
Miễn sao chạy tội cho êm vụ này
Hô hào, chém gió mỏi tay
Cái thằng Cơ chế nó xoay tít mù
Hai thay 'cơ chế đèn cù'
Ở đâu nó cứ lù lù trái ngang
Ngẫm ra, thế sự bẽ bàng...
Cơ chế là do những ông quan lại đang quản lý bộ máy lãnh đạo đảng , nhà nước VN tự đặt ra . Nó như chiếc cọc cho nhóm lợi ích , tham nhũng bấu vào . Cơ chế tạo cho nhóm quyền lực lại củng cố thêm quyền lực , khi quyền lực càng cao thì tham nhũng càng lớn . Muốn xã hội phát triển , quyền nhân được tôn trọng , thì phải xóa bỏ triệt để cái thằng( cơ chế ) do đảng trị CSVN đẻ ra.
Trả lờiXóa1 thằng phạm tôi giết người, thì thằng chủ mưu và thằng tòng phạm (hay chứa chắp tội phạm cũng bị phạt)
Trả lờiXóavậy chỉ cần tử hình những thằng chủ mưu (cha đẻ ra cái cơ chế) và những thằng tòng phạm (dung dưỡng cho cái cơ chế ) là xong ...
cơ chế duy nhất cần bỏ là "điều 4 hiến pháp", bỏ được cơ chế không minh bạch này thì tất cả cơ chế đều có thể thay đổi ..
Quan tòa:
Trả lờiXóa- Nhà ngươi nhận tội đi
- Dạ, thưa quý tòa, tội không phải do con ạ!
- Thế thì chủ mưu, gốc tích là do thằng nào? Khai mau!
- Dạ, chính là thằng Cơ chế đấy ạ, con chỉ làm theo cơ chế thôi!
- Đưa ngay 'Bị cáo cơ chế' ra tòa!
-Dạ, nó....nó không có ở đây ạ!
- Thế nó ở đâu?
- Dạ, nó ở trên mây ạ, nó như tàng hình, không có hình hài, không ai bắt được nó đâu!
- A, thằng cha này khôn thật, trốn tận trên mây, ai mà truy nã!...
cơ chế nào cho phép đảng CS tự khẳng định trong cái cơ chế láo khoét "đảng CS duy nhất lãnh đạo" ?
Trả lờiXóađã có trưng cầu dân ý bao giờ chưa mà dám tự bỏ vô hiến pháp ? rồi từ đó để ra vô vần cơ chế ngu xuẩn khác ... và chà đạp lên những cơ chế đúng đắn nhất ?
Mọi người ai ai cũng mang “thằng Cơ chế” ra mà chửi, có 1 số người còn mang nó ra mà đỡ (đạn). Nó là cái rèm cửa che cho 1 lũ giòi, một lũ sâu bọ, một lũ gặm nhấm cả đất và cả nước.
Trả lờiXóaNó che cho COCC vào làm các cơ quan nhà nước, làm thì ít mà ăn thì nhiều.
Nó che cho phường thất học làm giáo dục.
Nó che cho phường du côn làm "còn đảng còn mình".
Nó che cho y tá miệt vườn về làm bác sĩ.
Nó che cho thằng chưa học hết trung học về làm trưởng, làm phó phường, quận, huyện... bàn về quốc kế dân sinh.
Nó che cho thằng mù, thằng đui làm GS/TS.
Nó đẩy ra đường người tài, người giỏi. Nó bảo: cơ chế nó thế, bác không khiếu nại được gì đâu…
Mà thằng cơ chế này nó thâm hiểm lắm, ai đã ăn bùa mê thuốc lú của nó thì đố mà dứt ra được. Nhiều đứa cứ chửi nó ra rả thế mà có dứt được đâu, thằng bộ trưởng cũng bảo tại nó, thằng phó cũng bảo tại nó. Thằng chủ tịt gì đó cũng bảo tại nó... Mà thằng cơ chế nó mất dậy như thế là cùng, sao không cho nó tù chết mẹ đi mà để cho nó sống phây phây, nhìn nó ứa máu ruột gan thế nhỉ?
Nó đúng là thằng mặt dày mày dạn nhất cái nước Việt Nam này. Bị mắng, bị chửi, bị đem làm bia đỡ đạn mấy chục năm nay sao nó không bỏ trốn cho dù ăn cái lệnh truy nã nhỉ. Mà nó biết thừa là không ai bắt được nó rồi, đúng là thằng ngu mà.
Hay là nó tự tin quá nó không thể bị giết, hay nó ăn mót đào tiên của Tôn Ngộ Không để bất tử hay sao mà nó láo quá. Tại sao không ai điều tra lý lịch ba đời nhà nó để biết nó là cái giống gì? Con cái nhà ai?
Mong anh hùng trong thiên hạ cùng chung tay điều tra truy rõ nguồn gốc thằng cơ chế này. Khi biết rõ lý lịch nhà nó thì làm một lần cho gọn. Ông bà ta có câu "đánh rắn thì đánh ngay đầu".
(Theo Việt Hùng)
Thông tư của bộ là một loại cơ chế...,
Trả lờiXóaMột qui định trời ơi là cơ chế,ví như khoán chi và khoán lương thế là ngồi chơi không vừa hưởng lương vừa chia nhau trong khoản chi.
Một công ty lớn nhất ở Khánh Hòa,họ đưa tiền mua một cơ chế là để lại phần lợi nhuận từ thuốc lá để tự do xây dựng cơ bản,họ chi sao mặ kệ.
Hay ủy quyền cho UBCKNN thế là đứa nào lên sàn thì cúng cho đậm,dưới thì cúng sàn giao dịch,không thì đóng mở cho công ty và cổ đông chết....
Ở các nước lạc hậu kinh tế họ phát lên như diều vì họ chỉ có luật,mọi hoạt động trong xã hội chỉ theo luật,họ hổng theo và hổng có thông tư,nghi định,qui định tùm lum.
Đề tài này hay nhất đấy,
Tham ô,tham nhũng,hối lộ,hành dân xin giấy....đều từ cơ chế tạo ra cả.
Sau giải phóng,thấy bế tắt quá,anh Hồ Nghinh,bí thư tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cùng anh Thắng,đại tá,chủ tịch tỉnh ngiên cứu toàn bộ các qui định Nhà Nước,mất 3 tháng.Sau khi ngiên cứu xong thì tuyên bố xanh dờn....Thế này thì đất nước chỉ đi xuống.Sau đó anh nhờ trường bách khoa Đà Nãng ngiên cứu giúp ....Cày ra làm,trình lên coi như vứt.
Vụ này ai cũng rõ cả,và chịu thua.Sau này các tỉnh thấy không xong lại xin cơ chế tỉnh tự chủ,vài năm lại tự ông ăn vốn từ trên xuống dưới,lại vứt.
Học đâu cho xa,lật lại học thời Pháp thuộc,có rơi chút ít nhưng tốt vạn lần bây giờ.
Chúng ta trong tình trạng người kí không biết gì cả,và không hề đọc cái mình kí viết cái gì.Ví kí ông này bà kia thứ trưởng vụ trưởng,phó tỉnh...đố người kí biết mặt và biết tên.Duy có 1 trường hợp biết tên thứ trưởng do chính người kí giới thiệu.
Đây là đại họa,không đùa.
Xưa có thời làm nghề phản gián,xúi chúng bày ra cái từa tựa như cơ chế ngày nay,tốn ít tiền nhưng hiệu quả.Một trong cơ chế đó là chỉ xúi CỤ CẨN trị Đại Việt bật khỏi miền Trung,nhiều thằng bốc hơi.
Đưa ví dụ này hổng phải nhưng để nói cơ chế tầm bậy không chỉ toi một mạng mà cả đống mạng.Ai quan tâm lịch sử thì rõ vụ này.
Nói lại,thông tư,nghị định chỉ hướng dẫn công chức thực hiện pháp luật cụ thể,không bắt buộc công dân theo,công dân chỉ làm theo luật đã công bố.
Công Sơn
Cơ chế là cái bình của bác Trọng
Trả lờiXóaCó một điều gây bức xúc từ lâu: Người ta cho rằng đã thành cơ chế thì không thể thay đổi. Do hiểu vậy, người ta coi cơ chế như một “hằng đẳng thức”, không mấy ai dám sáng tạo trong thực thi và vận dụng, không mấy ai dám bỏ hoặc thay nó bằng một cách thức khác, hoặc bỏ đi, hoặc chuyển đổi cho phù hợp thực tế. Cho nên, “thằng” cơ chế cứ nghiễm nhiên tồn tại, thành bức bình phong cho những ai chỉ nhăm nhe tìm cớ áp dụng nó, nhằm vơ lợi cho cá nhân, phe nhóm, thậm chí cho cả ‘hệ thống lợi ích’ của các tầng, hệ quan chức! (trích ở trên).
Trả lờiXóaĐúng quá ! Dẹp cái "cơ chế độc đảng" đi là giải quyết được hết mọi sự.
Bài này của bác chủ trang có lý lẽ rất thuyết phục,
Trả lờiXóanhất là bác còn nắm được bài bản y học.
Có điều hình như gs.Hoàng Tụy là người đầu tiên
dùng chữ "cơ chế".Khi tìm hiểu nguyên nhân tình
trạng tụt hậu giáo dục của VN.ông chỉ viết được
như thế để lách cũng là hay lắm rôi !
Cơ chế độc đảng nguồn gốc của mọi cơ chế còn lại, xóa bỏ độc đảng sẽ xóa bỏ hết mọi cơ chế.
Trả lờiXóaMột VD cụ thể: tại Nhật đảng dân chủ tự do (LDP) cầm quyền từ 1955-1996, tiền thân của LDP là đảng tự do thành lập 1945, mặc dù đưa ra tôn chỉ tiến bộ như: nhất thể hóa quan chức với dân chúng, kinh tế tự do, nhưng vì cầm quyền quá lâu, dần dần sinh ra tham nhũng, bè phái đấu đá nhau uy tín giảm sút, không chiếm đa số nghế ở QH nữa, tháng 8/1993 Tân đảng liên minh với 8 đảng khác đứng ra thành lập CP, chấm dứt 38 cầm quyền của LDP, tháng 6/1994 liên minh các đảng xã hội, tân đảng, LDP thành lập CP, tháng 10/1996 LDP khôi phục được uy tín trở lại nắm quyền, nhưng Nhật khác VN, chủ tịch đảng đồng thời là thủ tướng được bầu trực tiếp bởi nghị sỹ QH và quan chức địa phương của đảng đó, các nghị sỹ, quan chức địa phương được bầu bởi nhân dân.
Hắn đang nghĩ cách ăn tham
Trả lờiXóaĂn sao thật đậm chẳng làm gì nhau
Thôi thì khỏi phải cơ cầu
Đẻ ra "Cơ chế" có màu dễ ưa
Chẳng cần chi phải cò cưa
Đã có cơ chế lại thừa quyền uy
Thanh tra, kiểm toán trơ lỳ
Có "thằng" Cơ chế cần gì vòng vo
Ăn xong lại ngáy khò khò
Cái thằng "Cơ chế-Xin-cho" thật tài
Tiền vào đầy túi vẫn oai
Gọi thằng Cơ chế bằng "ngài" ...cứu tinh!~
Con dâu ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình thường xuyên tháp tùng bố chồng trong những chuyến xuất ngoại:
Trả lờiXóaNó, viện trưởng kiểm sát tối cao
Nó xuất ngoại làm chi nhiều thế?
Lại còn đèo theo thêm cô dâu
Chi phí xuất ngoại từ tiền thuế?
Thì ra chỉ tại thằng cơ chế!
Cơ chế có những sơ hở khiến nhiều người giàu bất thường, họ có quyền lực nên người khác cứ đưa hối lộ cho dù họ không đòi, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị phát biểu tại cuộc họp giao ban quận huyện, sáng 25/12.
Trả lờiXóaĐồng chí Bí thư nói rất hay
Làm quan lộc cứ ấn vào tay
Cái tay không nhận thì sao nhỉ ?
Cơ chế hở... gì cũng mặc bay
Như thế mới là quan liêm chính
Cả nước lương dân vỗ sái tay...
(thơ bình của Trương Tuần)
Cơ chế có những sơ hở khiến nhiều người giàu bất thường, họ có quyền lực nên người khác cứ đưa hối lộ cho dù họ không đòi, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị phát biểu tại cuộc họp giao ban quận huyện, sáng 25/12.
Theo ông Nghị, Hà Nội là địa bàn nhạy cảm dễ xảy ra tiêu cực nên công tác phòng chống tham nhũng phải đặt vị trí cao hơn các nhiệm vụ khác. Mặc dù đã có luật, điều lệ Đảng, các quy định cấm cán bộ tham nhũng song thực tế vẫn có nhiều trường hợp cố tình tiêu cực.
Ông Nghị cho rằng, một nguyên nhân là do cơ chế chính sách tạo đặc quyền cho một số người như cán bộ thuế, cấp phép xây dựng, giáo viên, bác sĩ. Tham nhũng có tính dây truyền trong xã hội, như người giáo viên nhận hối lộ khi chạy trường thì lại phải chạy bác sĩ khi vào bệnh viện...
Tình hình tham nhũng phức tạp và nghiêm trọng, nhìn đâu cũng thấy. Đây là nguy cơ số một đối với sự tồn vong, ảnh hưởng tới sức mạnh của Đảng, ông Nghị nhận định.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đưa một ví dụ, đó là thăm dò ý kiến dư luận của Ban Tuyên giáo Thành ủy vừa qua đối với 2.000 người là cán bộ đoàn thể, công nhân, người kinh doanh. Khi được hỏi về tình trạng tham nhũng trong các ngành, có 76% chọn lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, 70% chọn đền bù đất đai.
Ông Nghị cho rằng, số liệu cuộc thăm dò này là để tham khảo, song không phải là không có căn cứ. Để hạn chế tiêu cực thì cần hạn chế đặc quyền và công khai thủ tục hành chính. Ví dụ, khi cơ chế cấp phép xây dựng thông thoáng, người dân dễ dàng đi xin giấy thì đã hạn chế nhũng nhiễu.
Niêm yết công khai thủ tục hành chính sẽ giảm tiêu cực trong cơ quan công quyền. Ảnh chỉ mang tính minh họa: Hoàng Hà.
Theo ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội, hiện có tình trạng tham nhũng không phải do cơ quan, tổ chức phát giác mà đa phần do quần chúng và thanh tra phát hiện. Điều này cho thấy cần nâng cao công tác tuyên truyền trong người lao động kèm theo cơ chế tự quản lý, đấu tranh để nâng cao ý thức phát giác trong cơ quan.
Ngoài ra, công khai minh bạch trong chính sách, quản lý ngân sách, đầu tư, tài chính, tài sản công, nhà ở... để người dân, cán bộ có thể giám sát.
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, năm nay, cơ quan điều tra đã phát hiện 25 vụ có dấu hiệu tham nhũng với 56 người; đã kết thúc điều tra, chuyển Viện kiểm soát truy tố 22 vụ với 50 bị can. Các vụ án tham nhũng gây thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng, đã thu hồi hơn 22 tỷ đồng, 6.000 USD.
(Theo Đoàn Loan)
Cơ chế, cơ cấu, cơ may
Trả lờiXóaCó ba cơ này mình sẽ làm quan
Cơ hội cần phải tính toan
Đầu cơ tiền bạc, hột xoàn cất đi
Hay dở để ý làm gì
Nước cơ, dân cực cũng vì các cơ
Nếu sắp xếp thứ tự vụ việc bắt nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn kinh tế Vinashin sẽ cho thấy dường như đã có sự chỉ đạo nhất quán. Ngày 2-8, Bộ Chính trị có kết luận 78/KL-TW phải sớm đánh giá toàn diện hiệu quả của các Tập đoàn, Tổng công ty để chấn chính, sắp xếp lại các đơn vị thua lỗ. Trong các bản tin được in, phát trên các phương tiện truyền thông, không có một chữ nói về Vinashin nhưng đương nhiên đối tượng cần được chấn chỉnh đầu tiên chắc chắc phải là "con khủng long về tiêu vốn" và "khổng lồ về thua lỗ" này. Một ngày sau đó, phiên họp của Chính phủ dường như đã chỉ bàn tới việc xử lý Vinashin, bao gồm cả xử lý sai phạm và xử lý sắp xếp. Trong thông báo khẩn gửi đến các cơ quan truyền thông sáng 4-8, Văn phòng Chính phủ yêu cầu ngoài phóng viên theo dõi, phải có đại diện của Ban Biên tập vì cuộc họp báo lúc 17 giờ chiều thường kỳ hàng tháng hôm 4-8 sẽ có sự xuất hiện của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng và chủ đề chính là các biện pháp chấn chỉnh Vinashin. "Chính phủ khẳng định quyết tâm xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm ở Vinashin để lấy lại niềm tin trong nhân dân" - Phó Thủ tướng nói trong cuộc họp báo. Quả nhiên, chỉ ít phút sau khi số lỗ 86.000 tỷ của Vinashin được công bố, "đồng chí" Phạm Thanh Bình bị bắt giữ. Việc bắt giữ ông Bình đã được đồn đoán từ ngày 2-8, gần gần giống vụ cựu Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải, bởi nếu không có một con tốt cho khoản lỗ 86.000 tỷ kia thì quả thực người ta đã sỉ nhục 87 triệu dân đóng thuế một cách quá đáng.
Trả lờiXóaTrong cuộc họp báo, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nêu một ví dụ về sự "bất tuân thượng lệnh": "Chẳng hạn như việc Vinashin đi mua tàu, trong khi chỉ được phép đóng tàu. Hơn thế nữa, báo cáo Thủ tướng hôm trước thì hôm sau đã đi mua luôn. Thanh tra phải mấy tháng sau mới vào. Khi đó tàu đã đi mua rồi". Nhưng sự giỡn mặt chỉ có thể xảy ra khi Chính phủ quản lý nhân sự theo kiểu "Cả nhiệm kỳ không kỷ luật một ai", vì lý do "Kỷ luật thì lấy đâu ra người để làm". Và cái sự "hạ tắc loạn" chỉ có thể xảy ra được đáp lại bằng lối chép miệng cười xòa, chặc lưỡi coi như sự đã rồi? Có một điểm không thể không đặt câu hỏi: Liệu sau Nguyễn Thanh Bình, còn có quan chức nào sẽ tiếp tục bị "kiên quyết xử lý"? Bởi rõ ràng sự vi phạm, một cách quá trớn và trắng trợn của người này phải là sự thiếu trách nhiệm của người khác. Rất may là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ đã khẳng định: Tôi nhấn mạnh một lần nữa việc kiểm soát trước còn nhiều yếu kém. Yếu kém này là do cơ chế. Cơ chế là thằng nào? Ai đẻ ra nó? Và nó đã dụ dỗ đồng chí Phạm Thanh Bình vào con đường nghiện ngập thế nào? Chịu! Thôi cũng đành hy sinh thằng nghiện, dù là nghiện tiền, cho dân tình hả dạ. Chứ còn thằng cơ chế? Tài thánh thì cũng không bỏ tù được cơ chế. (vietinfo.eu)
Cơ chế - tự chế ra Cơ hội, đẻ ra cơ cấu, chế tài để khui rỗng ngân khố quốc gia, làm nghèo đất nước!
Trả lờiXóaChỉ tại cái "thằng Dân" nhu nhược
Trả lờiXóaĐể "thằng Cơ chế" nó hoành hành
Nó ăn nó phá nghèo mạt nước
Ghế vẫn ngồi cao, "tiến bộ" nhanh
Chất xám trong nước không được quan tâm trọng dụng, lại còn mất đi, kéo dài tình trạng nghèo, lạc hậu của đất nước. Nay ngay như cái ốc vít cho SamSung cũng không làm được. Trong khi đó, cha con ông Trần Quốc Hải (Tây Ninh) được Kampuchia trọng dụng, ngợi khen. Tất cả chỉ tại "Thằng Cơ chế"!!
Trả lờiXóaVấn đề đúng và trúng rồi!
Trả lờiXóa"Thằng cơ chế" là "thằng nào" (?).Bác Đại tá Bùi Văn Bồng nậy tiêu đề bài viết rất đúng và trúng ."Thằng cơ chế" là một người cá nhân hay một nhóm lợi ích của nhiều người.
Có lẽ "Thằng cơ chế" là "Ông Vua tập thể" ẩn danh. "Thằng cơ chế" sống được lâu năm, qua nhiều đời lãnh đạo, chứng tỏ là một thằng đem lại nhiều bổng lộc về đất đai, tiêu tiền ngân sách, tàn phá tài nguyên, kể cả đi đêm với Tàu Cộng bức hại nhân dân, nhưng vô can và không một ai chịu trách nhiệm.
"Thằng cơ chế" là qui trình hợp pháp và chính sách “lợi ích nhóm” “ăn cướp có giấy phép" làm lợi cho quan chức có quyền chức và chủ doanh nghiệp sân sau của các vị lãnh đao từ Trung ương đến địa phương!
"Thằng cơ chế" là "con ngáo ộp" nhân danh tổ chức, nhân danh nhà nước, nhân danh lợi ích toàn dân, nhân danh pháp luật để che mắt, lòe cấp dưới, đàn áp, bịt miệng người dân không được “mở miệng” khi bị ức hiếp.
“Thằng cơ chế” là quyền sở hữu toàn dân "ăn cướp có giấy phép", thao túng cho bọn quan lại tham nhũng đất đai, tài nguyên, cho bon quan lại quan liêu, xa rời thực tế, tiêu sài lãng phí trong các lễ hội linh đình hàng năm từ địa phương đến tầm quốc gia.
“Thằng cơ chế” là "tấm màn đen và trò ảo thuật" đổi tắng ra đen trong các vụ án oan-sai của người dân yếu thế; là cách bao che và giảm trách nhiệm cho những kẻ bất tài và thiếu đức, đầy quyền lực "ăn cướp có giấy phép" trong đảng hiện nay.
“Thằng cơ chế” mặt ngang, mũi dọc sơ bộ phác họa từa tựa là như thế. Cho nên thời buổi nàỳ, “thằng cơ chế” và “quan chức” có chức, có quyền là cặp bài trùng dựa vào nhau mà tồn tại và vinh thân phì gia. Quan chức vin vào “cơ chế” ngang nhiên và công khai chiếm dụng đất đai, lạm dụng tiền các doanh nghiệp và ngân sách làm nhà ở, nhà thờ dòng họ nguy nga, tráng lệ ở tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc.
Các cụ cứ quan sát các quan chức nơi quê minh ở thì sáng tỏ cái “cơ chế’ nó có sức hấp dẫn thế nào!
Chống tham nhũng vì sợ “Cây tham nhũng” đang mùa quả ngon, ngọt nó mà đổ thì mất ăn, nên phải chống. Còn “Thằng cơ chế” thì các quan chức còn quyền hành chiếm đất đai, tài nguyên, tiền bạc của nhân dân và đất nước. Xóa bỏ “Thằng cơ chế” thì quan chức hóa ra nghèo và chết đói!
Các cụ ngâm xem nhé!
Thằng cha Cơ Hội đẻ ra, nặn ra, phọt ra thằng con Cơ Chế để vơ được nhiều lợi (mà vẫn hợp pháp) để Vinh thân Phì gia.
Trả lờiXóaNguyễn Bá Thanh (đã chết) làm thay da đổi thịt ở Đà Nẵng, chỉ là 1 hiện tượng trong đám quan CS thời nay thôi, liệu còn Nguyễn Bá Thanh thứ 2?, không! nhất định là không!, tôi tin là như vậy, bởi lẽ vụ ông Truyền như thế, mà chỉ kỷ luật đảng là xong (có 3X ở trên), cứ xem ông tổng Trọng làm thì biết.
Trả lờiXóaCho nên "thằng cơ chế" mà đại tá Bồng đề cập, bố mẹ thằng đó là ai? mà sao thằng cơ chế sống dai thế, trừu tượng, khó nắm bắt? đảng ta đó chứ ai!, đảng đẻ ra thằng cơ chế và quy trình, vì đảng độc quyền, tất nảy sinh độc đoán, độc tài, đặc lợi, nguồn gốc thoái hóa xa dời dân, sinh tham nhũng, nhũng nhiễu dân đen. Tóm lại dân chủ hóa, bầu trực tiếp từ quan xã đến quan đầu tỉnh, TU, đa đảng đối lập là xu chung của nhân loại tiến bộ.
Ông Tập bên TQ đề ra 4 diện là để cứu vãn tình trạng quan tham trong độc đảng chứ đâu.
Rất đúng!
XóaBác Nặc danh (12:52 Ngày 28 tháng 02 năm 2015) viết "đảng đẻ ra thằng cơ chế và quy trình" là rất đúng. Nhưng "đảng là ai ?", "người nào ?" thì chưa có câu trả lời. Nhưng cái chắc phải là những người nắm quyền lực và chỉ muôn mình hơn người nên sinh ra "cơ chế". Đây đúng là sự đặc lợi và độc quyền cho riêng họ.
Theo "Gốc và Nghĩa" Từ Việt thông dung" (NXBVHTT 1998) thì "cơ"là nền móng, "chế" là luật pháp (nền tảng luật pháp). "Nền tảng luật pháp" đặc thù riêng này, chung qui cũng do lòng tham con người, chủ nghĩa cá nhân của kẻ nắm quyền và sau này phát triển thành "lợi ích nhóm" của nhiều người cùng nắm quyền đã sản sinh ra "cơ chế" (nền tảng pháp luật) riêng cho những đảng viên nắm chức và có quyền của đảng và nhà nước. Tỷ như qui định cấp lãnh đạo này được cấp không nhà đất mấy trăm mét vuông, có bao người phục vụ, đi xe loại gì v.v... thế là cái gọi cơ chế ra đời. Đó có thể gọi là "Cơ chế "ăn cướp có giấy phép" của các đảng viên có chức và nắm quyèn từ trung ương xuống đến địa phương.
Các cụ ngâm xem! Cơ chế cho phép đảng viên có chức quyền được hưởng đặc lợi, độc quyền như thế làm sao mà từ bỏ được. Vì thế, dù có cái cách hay đổi mới gì chăng nữa (dù nhân dân có chửi rủa) thì những đảng viên có chức và nắm quyền cũng không dại gì mà xóa bỏ 'cơ chế". Đảng viên đang có chức và nắm quyền mà xóa bỏ cơ chế là tự mình tự sát hay sao ?
Vì thế, dân tôi thường có ý kiến,"nguồn gốc thoái hóa, xa dời dân, tham nhũng, nhũng nhiễu dân đen" là từ cơ chế độc quyền, đặc lợi và một đảng sinh ra !
Các vị có thấy như dzậy hay không ?.!
"Cơ chế" theo tự điển trước nữa, là "Dường mối của chế độ".
Xóa"Cơ chế" là thùng phân! Có gì bậy bạ cứ đổ cho nó. Ai mà dám lục thùng phân kia chứ?!
Trả lờiXóa"Cơ chế" là thể chế csVN.
Trả lờiXóaCha con đẻ ra bố thằng Cơ Chế
Trả lờiXóaNó tranh giành ghế vì mê quyền lực
Cha con đẻ ra bố thằng Cơ Chế
Nó hay ngủ mê lại còn nói nhảm
Cha con đẻ ra bố thằng Cơ Chế
Nó thích bảo kê bênh che tham nhũng
Cha con đẻ ra bố thằng Cơ Chế
Nó mặc kệ dân oan trắng tay vì cướp
Cha con đẻ ra bố thằng Cơ Chế
Nó chê người tài, xếp con dựng cháu
Cha con đẻ ra bố thằng Cơ Chế
Nó thề vì dân, cân đong bổng lộc
Cha con đẻ ra bố thằng Cơ Chế
Nó mê chân dài nên hại vợ già
Cha con đẻ ra bố thằng Cơ Chế
Nó o nó bế nựng vú vợ người
Cha con đẻ ra bố thằng Cơ Chế
Nó thề trung đảng nhưng hại người dân
Cha con đẻ ra bố thằng Cơ Chế
Nó đi xế hộp lừa tình nhân viên
Cha con đẻ ra bố thằng Cơ Chế
Nó kê tài sản làm thúi móng tay
Cha con đẻ ra bố thằng Cơ Chế
Nó phế Cao Tuổi nên đánh ông Hoa
Cha con đẻ ra bố thằng Cơ Chế
Thằng Cơ Chế,
Cha con đẻ ra bố nó!
Chưa bao giờ nó chê
Chẳng bao giờ nó chán
Quyền và tiền
Thế nên
Nó chuyên hối lộ tiền
Nó khuyên hối lộ tình
để lên chức lên quan
"Cơ chế" là khi người ta làm bậy, sẽ thốt lên đầy vẻ đểu giả: "Đó là do CHẾ độ CƠ mà!"
Trả lờiXóaThật ra,cơ chế là nói tắt 2 chữ cơ cấu và thể chế
Trả lờiXóa(hay chế độ),tức là bao gồm những nền tảng một
nhà nước về mặt chính trị,luật pháp,kinh tế v.v.
Nói cơ chế là nói hệ thống chính trị hiện hành mà
nhiều trí thức vẫn còn kiêng kỵ (sợ PHẠM HÚY)
nên chưa chỉ đich danh ý thức hệ cộng sản.
Hoàn toàn không như cách hiểu của ND1039. Cơ chế xin-cho, cơ chế nhân sự, cơ chế quản lý giá, cơ chế vồn, đầu tư, giá cả, thuế...là Chế độ à?
XóaThật ra, cơ chế chẳng là cái gì! Nó cũng giống như đảng ta nhưng là của địch.
XóaBác Đinh Nho Thắng,
XóaChữ nghĩa của CS.không GIẢN ĐƠN như
bác nghĩ thế đâu mà có ý đồ cả đấy,bác
đừng tưởng bỡ nhé !
Cơ chế mà tôi nghĩ là đúng,thậm chí chính
xác,nhưng họ muốn đánh đồng với nghĩa
NHỎ HẸP như bác tưởng để giảm bớt ý
nghĩa đích thực của nó hay để chống lại
nghĩa cơ chế mà tôi đã nói ở trên !
trang trọng
Tự điển trước 1954 không có từ "Cơ chế". Có lẽ ý chúng muốn nói "Sự hoạt động (cơ) của chế độ"?
XóaNếu vậy, đây là khái niệm trung tính, không thể đổ lỗi cho nó.
Hay có thể hiểu "cơ chế" của chúng nó là "Có ăn thì tươm tướp, khi cần trách nhiệm chối bỏ!"
- Tất cả các vụ việc thất thoát trong xây dựng các công trình và những tiêu cực trong việc cấp đất, giải ngân vốn đầu tư đều đổ lỗi cho cơ chế. Các đồng chí phải ra văn bản sửa đổi cơ chế, hướng dẫn cụ thể để chấm dứt ngay các cơ chế từ trước đến nay gây ra các hiện tượng tiêu cực trước đây.
Trả lờiXóa- Báo cáo thủ trưởng, chúng em đã hoàn thành văn bản sửa đổi cơ chế nhưng chờ đã hơn 6 tháng nay chưa được thống nhất giữa các thủ trưởng các đơn vị ký duyệt.
- Sao vậy?
- Thưa, đó là do cơ chế. (Trần Dĩ Hạ - Dân luận)
"Cơ chế" củng giống như "đãng" - để chúng tui dể dàng chối bõ trách nhiệm"
Trả lờiXóa(X's)