Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Việt Nam không thể chỉ mượn sức của nước ngoài


"Không thể chỉ mượn sức của nước ngoài, bởi đấy không phải là con đường phát triển lâu dài của các quốc gia". 
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã nói như vậy khi bàn về câu chuyện thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.
Cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đóng góp của khu vực FDI là tốt, nhưng bà Lan băn khoăn nếu quên phát triển doanh nghiệp trong nước thì tới một lúc nào đó sẽ làm hạn chế hiệu quả của thu hút FDI. Thậm chí, nếu biến nguồn lực ngoài thành quyết định, thì nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc vào FDI.
"Không thể chỉ mượn sức của nước ngoài, bởi đấy không phải là con đường phát triển lâu dài của các quốc gia. 
Với bất cứ quốc gia nào, nội lực cũng là quyết định. Vì thế, nếu nội lực yếu, phải dùng phương thuốc phù hợp để mạnh thêm lên. Thu hút FDI vẫn phải dựa trên sự mạnh mẽ của cả hai bên, hợp tác cùng đi lên, chứ không thể chỉ là một chiều", bà Lan phân tích.
GS.TSKH Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư nhìn nhận sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài, đã mang một diện mạo mới.
Cả một vùng sình lầy ở TP.HCM đã biến thành Khu đô thị Phú Mỹ Hưng hiện đại, hay ngoài Hà Nội là Khu đô thị Ciputra. 
GS Mại cũng viện dẫn những con số như đóng góp 25% vốn đầu tư toàn xã hội, 45% giá trị sản xuất công nghiệp, 65% giá trị xuất khẩu, 19% GDP, 20% thu ngân sách để khẳng định những đóng góp to lớn của khu vực FDI.
Mặc dù vậy, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh đã phân tích dưới góc nhìn của người có nhiều năm làm trong công tác thống kê để thấy không nên nhìn vẻ hào nhoáng bề ngoài để nghĩ rằng chúng ta đang được nhiều khi trải thảm đỏ và ưu đãi quá mức đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ông Bùi Trinh cho biết, trên thực tế số liệu từ Bộ tài chính cho thấy thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhỏ. Từ năm 2010 tỷ lệ thu từ khu vực FDI nhỏ nhất trong 3 khu vực sở hữu (Nhà nước, ngoài Nhà nước và FDI) trong khi tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này ngày càng lấn lướt khu vực trong nước.
Đến năm 2012 xuất khẩu của khu vực FDI chiếm trên 63% giá trị xuất khẩu hàng hóa (hình 2); trong khi thu ngân sách của khu vực này ngày càng giảm đi còn có khoảng 17% (không kể dầu khí) năm 2012.
Nhiều chuyên gia thắc mắc về số liệu của Tổng cục Thống kê nhưng với báo cáo kiểu này thì việc tỷ trọng của khu vực FDI chỉ chiếm tỷ trọng 18% trong GDP trong khi tỷ trọng xuất khẩu và giá trị sản xuất của khu vực này lớn lên nhanh chóng.
"Rõ ràng có một điều gì đó ở đây cần được làm rõ. Khu vực FDI nếu không làm lan tỏa về công nghệ, lan tỏa đến sản xuất các sản phẩm phụ trợ của khu vực kinh tế trong nước và thu hút lao động không chỉ là lao động phổ thông (nhân công giá rẻ) thì họ có lợi nhuận hay không có ý nghĩa gì với người dân Việt Nam?", chuyên gia Bùi Trinh nói.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng từng thẳng thắn nhìn nhận: đứng về khía cạnh thu hút FDI, thì đó là thành công, nhưng nếu nhìn ở sức khỏe của nền kinh tế, sự yếu kém của khu vực doanh nghiệp nội là điều không thể chối cãi. 
"Mà doanh nghiệp nội yếu thì không thể tiếp thu được tinh hoa công nghệ do doanh nghiệp FDI mang tới. Doanh nghiệp trong nước yếu, Việt Nam cũng không thể có được một nền kinh tế tự chủ…
Muốn tự chủ, chúng ta phải có doanh nghiệp nội đủ mạnh, có thương hiệu đủ sức vươn ra thị trường nước ngoài", ông Vinh nói.
TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cách tiếp cận khôn ngoan nhất của Việt Nam hiện nay không phải là phủ nhận khu vực FDI mà là làm sao có chính sách để kéo được cả khu vực tư nhân trong nước phát triển song hành.
"Chúng ta chưa làm được cái đó và đó là một sai lầm. Trong thời đại hiện nay, vốn FDI là vô cùng quan trọng, không có FDI Việt Nam sẽ không vươn lên đẳng cấp cao của quá trình phát triển được", ông Thiên nói.
Với vị chuyên gia này, nếu chỉ quan tâm FDI như lực lượng chủ yếu để tăng sản lượng quốc gia, tăng GDP thì sẽ là nguy hiểm. Bởi sứ mệnh chủ yếu của FDI được đặt ra trong giai đoạn này phải là kéo nền kinh tế Việt Nam phát triển lên một đẳng cấp khác.
Nhắc đến câu chuyện của Samsung, khi đang đầu tư lớn vào Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên thẳng thắn rằng, nếu cứ để nhà đầu tư này tiếp cận Việt Nam theo cái cách tận dụng lao động dồi dào, rẻ tiền thì sẽ không ổn cho nền kinh tế Việt Nam. Rằng đã mời Samsung vào được rồi thì phải làm sao "nối" được doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu của họ. 
"Việt Nam không thể chỉ đơn thuần gia công, lắp ráp như 30 năm vừa qua nữa", TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Muốn làm được như vậy, chuyên gia Bùi Trinh cho rằng: "Quan trọng hơn là phải tạo một sân chơi bằng phẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
Giữa các khu vực sở hữu với nhau phải được ưu đãi như nhau thì mới gọi là thị trường. Còn chơi kiểu ăn gian cho không hàng xóm rồi "bóp" người trong nhà thì để được gì?".
Phương Nguyên/ Đất Việt 
--------------

5 nhận xét:

  1. Chung ta dang bi cuop di suc luc va tai nguyen cua dat nuoc chu muon duoc suc cua ai. May ma su phat trien cua the gioi keo le let chung ta theo sau ma nhieu ke cu tuong la dat nuoc dang phat trien. Ho goi nhung nguoi nhu chung ta la bon phan dong

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Phản động" là từ mà ngày nay nhiều người vui vẻ chấp nhận. Thậm chí nó có vẻ là tên của phong trào tích cực.

      Xóa
    2. "Phản động" thì không "Tham nhũng". "Tham nhũng" thì không "Phản động".
      Vấn đề của xã hội VN ngày nay là vậy!

      Xóa
  2. Tôi vẫn băn khoăn tự hỏi: căn cứ nào mà nghị quyết ĐH đảng viết là "phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành 1 nước công nghiệp", đến giờ chỉ 5-6 năm nữa là đến năm 2020 rồi mà công nghiệp chả đi đến đâu!
    Thế nào thì được gọi là một nước công nghiệp? GDP của công nghiệp chiếm bao nhiêu % nền kinh tế?, công nghiệp là những nghành nào? thì các "cơ quan chức năng" của đảng chưa làm sáng tỏ, rõ ràng chỉ là mệnh lệnh chính trị mang tính tuyên truyền, cũng giống như báo đài của đảng nói đưa nghị quyết đại hội vào cuộc sống sau khi đại hội thành công rực rỡ.
    Đã qua mấy đời TBT, từ NVL, ĐM đến LKP, NĐM, NPT đảng không định hướng được con đường phát triển công nghiệp, loay hoay không biết chọn mô hình của nước nào: Sing hay Thái?, Ấn hay Đài?. Đã có 1 thời đảng xác định: ưu tiên phát triển công nghiệp (nặng và nhẹ) và khoa học kỹ thuật là then chốt, nhưng không biết bắt đầu từ đâu, cơ chế quan liêu bao cấp, kinh tế kế hoạch hóa đã giết chết các 1 một loạt các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, khi xóa bỏ bao cấp giao cho các xí nghiệp NN tự chủ SX với cơ chế không rõ ràng: có lãi giám đốc ăn, không có lãi cụt vốn NN, giám đốc vẫn lên lương lên chức, cộng với nếp nghĩ của đa số CNVC của NN thì NN lo thời bao cấp. Khi kinh tế thị trường thâm nhập sâu rộng vào đời sống người dân, DNNN phản ứng chậm, 1 loạt phân bón, thuốc trừ sâu, giống, máy nông nghiệp TQ tràn vào VN bóp chết DN trong nước. Trong khi đó DN tư nhân vốn ít ỏi, lại bị phân biệt đối xử bằng các chính sách thuế, vay vốn, thủ tục hành chính thành lập DN, thuê mặt bằng v.v...làm cho nội lực KT nước nhà càng thêm yếu.
    Đã có bộ KHĐT nhưng bộ này chẳng tham mưu cho đảng được tý nào, lại còn đầu tư tràn lan, không hiệu quả vốn NN và vốn vay NN, không xác định ngành nào đầu tư trước. Đảng đã 1 thời xác định nước ta là 1 nước nông nghiệp, nhưng lại không đầu tư vào công nghiệp chế biến, vật tư nông nghiệp, hoặc đầu tư không hiệu quả, rồi lại tính đầu tư vào công nghệ thông tin phần mềm với hy vọng tố chất thông minh của người VN?
    Ngành CN chế tạo cơ khí không khác gì xương cốt của 1 cơ thể, nó là xương cốt của công nghiệp nước nhà thì đảng không quan tâm, hoặc chỉ hời hợt cho qua. Nhà xưởng, giàn khoan, thùng ô tô làm từ khung thép nhập, thép XD nhập, bu lông đai ốc lắp cho máy nhập, máy XD nhập, loay hoay không biết chọn công nghiệp ô tô loại nào, bảo hộ ra sao, bao nhiêu % nội địa? cũng không làm được thì công nghiệp hóa cái gì?

    Trả lờiXóa
  3. "Dai-hoi Dang", nghe that la to-tat'... va hop nhu the, ton biet bao-nhieu la tien`, khong le khong co gi de "oang oang" cho ban` dan^ thien-ha le' mat'...Nen cu noi cho oai, cho ra ve~ Dang dang "lam` viec Nuoc" (!)
    Noi xong roi tinh' sau, toi' dau^ thi` toi'...

    Trả lờiXóa