Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

MƠ ƯỚC TRƯỚC THỀM XUÂN ẤT MÙI


* ĐẶNG HUY VĂN
Ngày mai, 17-2, ngày mà cách đây tròn 36 năm, bọn cộng sản Trung Quốc đã dùng tới gần 60 vạn quân với chiến thuật 'biển người' đồng loạt xâm lược toàn tuyến 6 tỉnh Biên giới Phía Bắc nước ta. Ngay sáng sớm hôm đó, ngày 17/2/1979, nhiều bộ đội biên phòng của ta đã bị giặc bắn hạ trong khi đang giành nhau với giặc từng tấc đất, trong đó có một người anh họ của tôi. Anh ấy là con trai một của bác tôi, chưa có vợ. Bà bác tôi lúc đang sống cũng đã vài lần lên viếng mộ con trai nhưng do hoàn cảnh nên chưa đưa hài cốt của anh ấy về được.
Ngày 17/2 năm ngoái, tôi đã cùng vài người bạn đồng hương lên tận Cao Bằng để thắp hương cho anh ấy. Năm nay do tuổi già sức yếu không thể lên được, đành phải ngồi nhà bái vọng. Ngày 17/2 này lại rơi vào ngày 29 Tết Ất Mùi. Một ngày Tết không khói hương, thương quá!
Ngồi bái vọng các liệt sĩ chống quân Trung Quốc xâm lược năm ấy, tôi bỗng trào dâng trong lòng một ước mơ cháy bỏng. Tôi ao ước nhân dân ta sẽ tìm ra được một vị lãnh tụ có đủ tài năng và lòng yêu nước để có thể đánh đuổi được giặc Tàu ra khỏi Hoàng Sa, Trường Sa cùng nhiều vùng đất rừng, bờ biển…trên Tổ Quốc Việt Nam mến yêu.
Nhân kỷ niệm lần thứ 36, ngày 17/2, hãy cho phép tôi dâng lên hương hồn các anh một nén hương lòng để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với những liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống giặc Tàu xâm lược.   
                    *         *        *
MƠ ƯỚC TRƯỚC THỀM XUÂN ẤT MÙI
                                                 (Bái vọng hương hồn các Liệt Sĩ chống Tàu, 1979)

Tôi mơ ước một Việt Nam độc lập
Thoát cảnh xưa-Bắc thuộc cả ngàn năm
Ôi! Tìm đâu một Ngô Quyền thời đại
Để giữ yên mãnh đất các anh nằm?

Tôi mơ ước một Việt Nam dũng cảm
Như thời Trần ba lần thắng quân Nguyên
Nhằm đuổi sạch bọn giặc Tàu cộng sản
Khỏi Biển Đông và khắp cả ba miền
 
Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên (Hà Giang)
Tôi mơ ước Giang Văn Minh trở lại(*)
Chọn tướng quân sang thẳng bên Tàu
Mắng vào mặt Tập Cận Bình láo xược:
“Bay liệu hồn cút khỏi Biển Đông mau!”

Tôi mơ ước đực như xuân Kỷ Dậu
Vua Quang Trung vĩ đại cưỡi voi về
Dìm lũ giặc ngoại xâm trong biển máu
Dẹp lũ  Việt gian hết chức nọ, quyền kia

Tôi mơ ước cụ Nguyễn Du sống lại
Đuổi bọn người làm thơ nịnh lũ gian
Thà trợ giúp vợ chăn gà nuôi lợn
Có ích hơn là ngợi mướn, ca thuê


Tôi mơ ước mọi người đừng vô cảm
Trước lầm than, oan trái của lương dân
Chùa chiền sẽ mọc lên thay nhà ngục
Cho dân đen thôi kiếp sống cơ hàn

Tôi mơ ước xuân Ất Mùi đang đến
Vĩnh biệt thời quá lệ thuộc cộng Tàu
Để bè bạn khắp năm Châu, bốn Biển
Giúp Việt Nam độc lập đến dài lâu

Tôi mơ ước một Màu Cờ đổi mới
Sẽ không còn màu máu đỏ chiến chinh
Màu Hoàng Sa giữa Biển Đông rực rỡ
Sẽ tung bay trên đất nước thanh bình

Tôi mơ ước một Việt Nam xán lạn
Các em thơ thanh thản bước tới trường
Ba má chúng không còn ai ngáng chặn
Có tự do, có quyền sống, yêu thương

Tôi mơ ước một Ất Mùi thay đổi
Xuân đang về thêm lớn ước mơ tôi
Khao khát lắm một mùa xuân chói lọi
Giúp non sông xoay chuyển cả đất trời

Tôi mơ ước ngày mai trên Biên Giới
Hàng triệu người sẽ viếng mộ các anh
Đã ngã xuống chống giặc Tàu xâm lược
Cho giang sơn mãi mãi được yên lành

Tôi mơ ước Hoàng-Trường Sa biển đảo
Ngày mai đây quay trở lại quê hương
Mặc Việt gian đã trao dâng cho giặc
Để giữ yên chiếc ghế đỏ ngai vàng

Cầu năm mới nhà nhà hạnh phúc!
Sớm nhận chân người tráng sĩ anh hùng
Cứu dân tộc thoát khỏi vòng Bắc thuộc
Cùng cháu con làm rạng rỡ núi sông
                            Hà Nội, 12/2/2015
Đ.H.V ( Tác giả gửi BVB)

---------------                                                                                                                                         (*).Giang Văn Minh (1573 - 1638), tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, là quan nhà Lê Trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là vị sứ thần "Bất nhục quân mệnh" (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Hoa và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi. Thi hài của ông được đem về an táng tại quê hương, làng Mía, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
-------------

9 nhận xét:

  1. 36năm qua chỉ những người lính trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu , cùng đồng bào các dân tộc biên giới còn nhớ những trận đánh chống lại quân bành trướng BK , bảo vệ biên cương tổ quốc . 36 năm qua không có ngày kỷ niệm , không cấp chín quyền nào nhắc tên , coi cuộc chiến 17 / 2 / 1979 vào quên lãng.

    Trả lờiXóa
  2. Mơ ước đầu Xuân ắt sẻ thành sự thực
    Vì nhân dân người quyết định trường tồn
    Tổ Quốc Việt nam sẽ mãi mãi luôn luôn
    Độc lập, tự do ,dân chủ ,cọng hòa và ấm no ,hạnh phúc ...

    Trả lờiXóa
  3. http://dhthaibinh.com/cong-dong/tu-berlin-ke-chuyen-giu-chot-bien-gioi-vi-xuyen-nam-1985-25281.html

    Người việt tại Đức


    Từ Berlin, kể chuyện giữ chốt biên giới Vị Xuyên năm 1985

    Ngày đăng: 13/02/2014
    Cộng đồng người Việt nam tại Berlin, hỏi tên Vương Anh Việt thì không mấy người biết, nhưng hỏi VIỆT-HÀ thì ai cũng quen và khi nhắc đến thương hiệu VIỆTCÁ, gần như cả mấy khu trung tâm thương mại như Đồng Xuân, Thái Bình Dương, các nhà hàng đặc sản Châu Á…ai cũng xác nhận là có quan hệ gần gũi, thân tình với vợ chồng Vương Anh Việt.

    Trả lờiXóa

  4. Vương Anh Việt ( đứng trước đeo bộ đàm ) và đồng đội tại Vị-Xuyên năm 1985



    Công ty cung cấp cá tươi Việt-Hà chiếm thị phần khá lớn trong nhu cầu thực phầm thủy sản tươi sống của bà con người Việt và người Châu Á ở Berlin. Là một bộ phận của Tổng công ty thủy sản khai thác nguồn lợi cá sông hồ của Berlin. Các bạn bè, cổ đông người Đức trong công ty quen gọi Phó giám đốc Vương Anh Việt là ngài „Vịt“ (Enter). Hàng tuần, trên chiếc xe Bus có gắn mác thủy sản tươi sống là một con cá chép màu xanh dương, „Việt cá“ vi vu vòng quanh cộng đồng, giao nhận hàng chục tấn cá và ký các hợp đồng cung cầp cá tươi cho nhu cầu tiêu thụ của các nhà hàng, đại lý quanh khu vực Berlin.



    Sắp đến ngày kỷ niệm 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Phía Bắc, qua một bạn quen cũ từng làm tại Báo Quân Đội, tôi có tấm ảnh do phóng viên nhiếp ảnh Ngọc Đản chụp năm 1985 đã đăng trên Báo Quân đội Nhân dân. Cầm kỷ vật, tôi tìm tới người trong ảnh.

    Trả lờiXóa
  5. Nhân vật trong ảnh, sau gần 30 năm đang ngồi trước mặt tôi.



    Vương Anh Việt là cháu gọi cựu bộ trưởng, trưởng ban biên giới chính phủ Lê Minh Nghĩa là Bác( phía ngoại) nên giữa chúng tôi không xa lạ với nhau. Câu chuyện hiện tại và quá khứ làm hai người thành bạn vong niên.



    Tôi đưa cho Việt xem tấm ảnh mới chụp toàn cảnh khu vực đồi núi Vị Xuyên-Thanh Thủy, nơi 30 năm trước Việt đã chiến đấu để bảo vệ Biên giới . Trong tâm trạng đang vui vì câu chuyện anh em , tôi thấy ánh mắt, gương mặt Việt trầm hẳn xuống.
    Phong cảnh Vị Xuyên-ThanhThủy ngày nay ( ảnh báo Tuổi trẻ online )



    Thanh Thủy-Vị Xuyên đồi núi nhấp nhô, sông suối uốn lượn vẫn như xưa nhưng thay vào những đồi trọc đất đá lở loét do đạn pháo cày sới, bây giờ cây xanh phủ kín, khói lam chiều thơ mộng. Những hẻm núi sống còn con đường lên „ cửa tử“ Làng Lò bên bờ Đông của sông Lô thời chiến tranh giờ như những dải lụa xanh viền quanh chân các điểm chốt 772, 655.
    Cao điểm 1509 bên kia, hình như Trung Quốc gọi là Lão Sơn, hiện là một trung tâm Rada, căn cứ quân sự lớn của Trung Quốc.



    Việt nhỏ nhẹ: Sông núi kia, sau 30 năm, bây giờ tươi đẹp lên bao nhiêu. Em xưa trẻ trung, giờ đầu đã điểm bạc. Năm tháng qua đi, duy chỉ có các đồng đội em, những đứa đã ngã xuống, nằm lại ở Thanh Thủy-Vị Xuyên ngày đó là vẫn mãi mãi với tuổi 20.
    Từ suối Thanh Thủy đi ngược lên K là các chốt FAP-1, FAP-2. Nhấp nhô mấy cây số vuông là trận địa đại đội em phụ trách. Suốt hai năm giữ chốt, hậu phương bảo đảm về hâu cần , trang bị kỹ thuật cho phía trước theo cơ số non trăm tay súng, nhưng có bao giờ chốt có được trên ba bốn chục anh em! Chúng nó ra đi hàng ngày, hôm qua còn chia cơm nắm cho hai mươi năm xuất, bữa hôm nay, nuôi quân thấy thừa bẩy xuất không có người ăn.
    Có những đợt 9-10 ngày liên tục tụi em chịu pháo kích từ bên kia biên giới. Anh nuôi thương vong dọc đường tiếp cơm lên, cả chốt phải nhai lương khô, đái ra lấy nước mà uống.
    Khi vác hơn 40 cân súng đạn và quân tư trang lên chốt, em nặng 45 cân, vừa qua huấn luyện được phong binh nhất. Giữ chốt 5 tháng, quân số đơn vị hy sinh nhiều, bổ xung ít.


    Trả lờiXóa
  6. 5- 6 lần bổ xung, quân số cả chốt liên hoàn còn hơn 20 anh em. Sau một đợt pháo kích, em nhân điện bộ đàm từ ban chỉ huy trung đoàn lệnh vượt cấp phong lên trung sỹ, phụ trách trung đội thay các anh cán bộ vừa hy sinh trong đợt pháo kích hôm qua!



    Thung lũng chết giờ là những thửa ruộng bậc thang lúa xanh mát mắt nhưng ngày 12-7, chính nơi đây, tại bình độ 400 này, đất đá Thanh Thủy đã thấm đẫm xương máu của hàng trăm người con anh dũng hy sinh trong cuộc phản công dành lại phần đất bị quân thù lấn chiếm. Kế hoạch phản công trên quy mô toàn tuyến để dành lại 1509 được hoạch định từ cơ quan cấp trên, nhưng hình như kế hoạch bị bại lộ . Toàn tuyến rời chốt tấn công vào hang ổ địch. Dù vẫn thấy đèn sáng, khói tỏa nhưng đơn vị như tràn vào chỗ không người. Trong thế bị bao vây, mắc bẫy do những đợt pháo giấy nghi binh của địch , quân ta vẫn anh dũng chiến đấu, có nơi phải giáp lá cà với bộ binh địch để trụ giữ những cao điểm mới chiếm lại được.



    Đầu năm 1985, trong ngày luân phiên về tắm ở Hang Rơi , Em nhận được lệnh từ sở chỉ huy tiền phương: Trở lên FAP-2 , phụ trách đại đội củng cố trận địa , thu gom thương binh, liệt sỹ chuyển về trạm phẫu ở tuyến sau. Pháo địch không ngớt. Đơn vị vẫn ở thế bị vây hãm. Chung quanh em, đồng đội đứa bị thương, đứa đã hy sinh nhưng em hiểu rằng, còn chúng em đứng đây thì mảnh đất này vẫn thuộc về Tổ quốc, bỉên giới lãnh thổ vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Dãy Tây Côn Lĩnh ( cao hơn 2000m) lừng lững, hùnh vĩ phía sau là lá chắn thép của hậu phương. Tổ quốc đỡ lưng cho chúng em .



    Bẩy ngày sau đêm kinh hoàng , chúng em vừa giữ chốt vừa cử nhau đi thu gom liệt sỹ. Hàng trăm xác đồng đội đã được tìm thấy nhưng còn nhiêu đứa nữa vẫn phải nằm lại. Mìn, lựu đạn do cả ta và địch gài còn vương vãi ở khắp nơi. Việc thu gom, làm số thương vong tăng lên.



    Phần lãnh thổ do đơn vị em phụ trách vẫn được giữ chắc cho đến ngày kết thúc chiến tranh.

    Trả lờiXóa
  7. Như một phần lịch sử im lặng, người nằm xuống ở biên giới Thanh Thủy ít được nhắc tới (Tuổi trẻ Online) nhưng những người như chúng em thì không bao giờ quên ơn những đồng đội của mình. Em biết, tại Thanh Thủy bây giờ đã xây một nghĩa trang Liệt sỹ lớn , quy tụ hàng nghìn liệt sỹ nhưng em cũng biết, nhiều đồng đội, thi thể còn lại nằm lẫn trong các bãi mìn nên việc quy tập không thể dễ dáng.



    Năm 1985 trong đoàn đại biểu của Đoàn 3 (Quân khu 2) về dự lễ tuyên dương những người lập công xuất sắc trên mặt trận biên giới Hà Tuyên, trung sỹ Vương Anh Việt, chức vụ cán bộ đại đội được thưởng huân chương chiến công lần thứ hai. Năm 1987 Việt có quyết định cử đi học đào tạo chính quy để trở thành sỹ quan phục vụ lâu dài cho quân đội.



    Tuổi trẻ, duyên cơ thích xuất ngoại làm thay đổi, đứt đoạn cuộc đời tưởng như theo nghiệp quân ngũ mãi mãi của Vương Anh Việt .



    Sau thời gian phụ trách đơn vị củng cố cơ sở tại Ngân Sơn ( Lạc Vạn), năm 1988 Việt rời đơn vị đi CHDC Đức theo chương trình hợp tác Quốc tế về lao động.



    Những thay đổi thời cuộc tại Đức năm 1990, biến cựu chiến binh của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc Việt nam qua thêm một đoạn thăng trầm nữa. Vương Anh Việt sau 8-9 năm , trải qua hầu hết các nghề kinh doanh mà người Việt nam tại Đức phải bươn trải để có điều kiện định cư, giờ Việt là giám đốc của Công ty Việt-Hà tại Berlin. Gia đình nhỏ của vợ chồng Viêt-Hà luôn yên ấm. Con gái lớn là sinh viên đại học, cháu trai tốt nghiệp phổ thông năm nay và cháu gái thứ ba đang học lớp 7.

    Trả lờiXóa
  8. Vợ chồng Vương Anh Việt chăm chút nhà hàng Việt-Hà tại Lebuserstr.12- Berlin



    30 năm đã qua đi, nhắc lại thời máu lửa , sống chết trong gang tấc của cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt nam và Trung Quốc, trung sỹ Vương Anh Việt vẫn khắc khoải nhớ đến nhiều tên tuổi những đồng đội cũ cũa mình.

    Việt trầm ngâm: Quá khứ đau thương của chiến tranh có thể lãng quên để hướng tới một tương lai Hòa bình, Hữu nghị cho quan hệ Việt Trung mà sông núi liền giải, nhưng là người đã có những ngày tháng cầm súng bảo vệ biên giới em khẳng định rằng: Không kẻ nào có thể hòng dùng chiến tranh để giải quyết tranh chấp và xâm chiếm lãnh thổ của chúng ta.



    Trong phạm vi của mình, là một người đã tham gia cuộc chiến, và may mắn còn được sống nhờ những hy sinh của đồng đội, Việt-Hà bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến Các Anh, xin đặt một vòng hoa tười bên mồ những người đồng đội mãi mãi tuổi hai mươi.



    Những anh hùng liệt sỹ ngã xuống vì Tổ Quốc trong cuộc chiến 1979-1989 đời đời được tôn vinh và ghi ơn.





    Trần Đình Ngân



    (Bài ký viết tại Berlin TET 2014 )

    Trả lờiXóa
  9. Trương Minh Tịnhlúc 08:33 17 tháng 2, 2015

    Đọc bài viết và bài thơ của Đặng Huy Văn,cùng với các còm của các bạn trên đây,tôi thật xúc động.

    Trả lờiXóa