Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương

 * NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
Báo cáo của RAND tuần trước đề cập tới tham nhũng như là một yêu tố cản trở mạnh mẽ hiệu quả quá trình hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc. Nhiều học giả và các nhà phân tích quốc tế, đặc biệt là tại Việt Nam, cũng nhắc tới tham nhũng như là một điểm yếu “cốt tử” làm suy giảm uy tín của quân đội nước này. Tuy nhiên, vẫn có tranh luận về việc liệu tham nhũng có tác động lớn như thế nào tới khả năng tiến hành chiến tranh của Trung Quốc.
Trung tá Lục quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Dennis J. Blasko, người từng phục vụ trong trong cơ quan tình báo quân đội, cho rằng mặc dù tham nhũng xảy ra tràn lan song đó thực sự vẫn chưa phải là thảm hoạ đối với quân đội Trung Quốc. Theo Blasko thì “cho tới hiện nay, có rất ít các chỉ huy của những đơn vị tác chiến từ cấp tiểu đội trở lên bị bắt trong các chiến dịch chống tham nhũng”.
Ông cũng lưu ý thêm rằng: “Trong khi quân đội Trung Quốc đang tăng tốc quá trình hiện đại hoá cũng như tăng cường quy trình huấn luyện, nhiệm vụ của cấp sĩ quan tác chiến trở nên nặng nề hơn, yêu cầu quân nhân phải được giáo dục và huấn luyện đầy đủ”. Theo quan điểm của Blasko, quá trình hiện đại hoá quốc phòng gây áp lực lớn lên các chỉ huy cao cấp, khiến họ không dám trở nên quá “tham nhũng”. Hiện tại, các vụ án tham nhũng chỉ xảy ra chủ yếu tại các cấp sĩ quan ở “hậu phương” (theo Tân Hoa Xã thì con số này là 90%)– những người trực tiếp tham gia vào quá trình cung ứng vũ khí trang thiết bị hay đứng đầu các cơ quan phụ trách chính trị và cung cấp nhu yếu phẩm cho quân đội. Lấy ví dụ về vụ tham nhũng gần đây liên quan tới Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Từ Tài Hậu, khi ông bị cáo buộc nhận hối lộ để thăng chức và bổ nhiệm cho cấp dưới. Là sĩ quan cấp cao nhất từ trước tới nay bị điều tra, song Từ Tài Hậu chưa bao giờ là chỉ huy của một đơn vị tác chiến nào cả. Ông dành toàn bộ sự nghiệp công tác trong Tổng cục Chính trị của quân đội Trung Quốc.
Harry J. Kazianis trên tạp chí National Interest vừa qua cũng đã có một bài viết hết sức thú vị về kịch bản chiến tranh có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo Kazianis, mặc dù hiện tại tỷ lệ xảy ra xung đột là khá thấp, nhưng Bắc Kinh hoàn toàn có thể gây ra thiệt hại nặng nề tới lợi ích của Hoa Kỳ và đồng minh tại Châu Á – Thái Bình Dương. Ông giả định rằng, Trung Quốc sẽ tấn công một cách dứt khoát và kiên định. Mục tiêu của Bắc Kinh là hạn chế khả năng giáng trả hiệu quả của Hoa Kỳ và đồng minh. Ở đây, Trung Quốc quyết định không dùng vũ khí hạt nhân, và giới hạn chiến trường ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Bước một của chiến dịch, sẽ là việc quân đội Trung Quốc cố gắng “làm mù” hoàn toàn quân đội Hoa Kỳ. Đây là bước đi chiến lược quan trọng mà hầu hết các học giả đã giả định một khi chiến tranh xảy ra. Các hệ thống chỉ huy và kiểm soát (command and control – C2), nằm trong tổng thể khái niệm C4ISR (command, control, communications, computers, intelligence, surveillance và reconnaissance) – niềm tự hào trong nghệ thuật chiến tranh Hoa Kỳ – sẽ bị áp chế đầu tiên. Hệ thống C2 và C4ISR hiện đại gúp cho quân đội Hoa Kỳ có thể phối hợp tác chiến đa binh chủng hỗn hợp một cách nhịp nhàng và hiệu quả nhất, ví dụ như chia sẻ thông tin tình báo về vị trí và khả năng của đối thủ theo thời gian thực với đồng minh, sử dụng “bom thông minh”, và các khả năng khác dựa trên ưu thế vũ khí công nghệ cao của Washington. Bắc Kinh sẽ tạo ra một dạng “sương mù chiến tranh” bằng việc tiến hành một cuộc chiến tranh mạng khổng lồ nhắm vào các hệ thống C2 của Hoa Kỳ trên khắp thế giới thông qua một bên thứ ba nào đó (hay ít nhất khiến nó trông giống như được tiến hành bởi bên thứ ba). Tiếp theo, trước khi Hoa Kỳ kịp nhận thấy điều gì đang diễn ra, Trung Quốc sẽ tấn công hệ thống vệ tinh trên quỹ đạo nhằm ngăn chặn khả năng thu thập tin tức tình báo.
Bước hai của chiến dịch sẽ là tấn công cấp tập bằng tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, các tên lửa chống hạm và các “sát thủ tàu sân bay”. Đây sẽ là phiên bản của chiến lược “shock and awe” (tạm dịch là áp đảo hoàn toàn) kinh điển. Mục tiêu? Các sân bay, bến cảng và các cơ sở chỉ huy và thông tin tác chiến tại khắp khu vực Thái Bình Dương. Trung Quốc sẽ cố gắng gây thiệt hại nhiều nhất có thể chỉ trong một đợt tấn công, và do đó sẽ khiến cho Hoa Kỳ và đồng minh khó có khả năng đáp trả. Cách đáp trả của Hoa Kỳ? Sẽ rất, rất tốn kém. Chiến lược đối phó sẽ phải là một sự kết hợp giữa tăng cường phòng thủ tại các căn cứ quân sự, khả năng sữa chữa và giáng trả nhanh chóng, khả năng phân tán lực lượng và phòng thủ tích cực (thông qua các hệ thống phòng thủ tên lửa như Patriot hay THAAD).
Vậy còn Nhật Bản? Vai trò quân sự của nước Nhật là gì trong quá trình kiềm chế Trung Quốc? Tokyo sẽ đối phó thế nào với chiến lược hải dương của Bắc Kinh? Mặc dù sở hữu một số lợi thế nhất định, tuy nhiên xét về mặt quân sự, Tokyo đang gặp bất lợi lớn hơn so với Bắc Kinh. Theo giáo sư Toshi Yoshihara đến từ Học viện Hải chiến Hoa Kỳ, Nhật Bản có thể thiết kế cho riêng mình một chiến lược “chống xâm nhập, chống tiếp cận” (A2/AD) mang bản sắc Nhật Bản. Một chiến lược như vậy sẽ xem xét tới vai trò của Nhật Bản như là quốc gia án ngữ lối ra Thái Bình Dương, cũng như tận dụng lợi thế địa lý của quần đảo Nhật Bản nhằm triển khai lực lượng phòng vệ biển tại các điểm nóng như dọc theo chuỗi đảo Ryukyu, bao bọc hải quân Trung Quốc xung quanh biển Hoa Đông cho đến khi hải quân Hoa Kỳ và đồng minh có thể tập hợp được đầy đủ lực lượng mạnh nhất. Mục tiêu ngắn hạn của chiến lược này là nhằm tạo ra một thế bế tắc về mặt quân sự, ngăn chặn Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương thông qua các chiến thuật A2/AD.
Con át chủ bài của toàn bộ chiến lược A2/AD mang bản sắc Nhật Bản chính là tác chiến dưới mặt biển, nếu xem xét trên điểm yếu mà báo cáo mới đây của RAND đã tiết lộ về lực lượng tàu ngầm Trung Quốc. Lực lượng tàu ngầm Nhật Bản được trang bị các tàu ngầm tấn công phi hạt nhân tối tân lớp Soryu, với 5 chiếc đã được đưa vào trang bị.
 Trong năm 2010, hải quân Nhật Bản tuyên bố sẽ gia tăng hạm đội tàu ngầm của mình từ 16 lên 22 chiếc. Trên thực tế, có những bằng chứng cho thấy Tokyo đang theo đuổi một chiến lược A2/AD. Hai tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo có lượng giãn nước 20.000 tấn, có khả năng mang tới 15 trực thăng sẽ nâng cao khả năng chống ngầm và bảo vệ lãnh hải. Thêm vào đó, Nhật Bản cũng có kế hoạch đưa vào trang bị 20 máy bay chống ngầm Kawasaki P-1, cũng như gia tăng gấp đôi số tàu chiến trang bị Aegis từ 4 lên 8. Các tàu Aegis này sẽ cải hiện khả năng phòng không hạm đội, vốn là một yếu tố quan trọng trong chiến lược A2/AD. Ngoài những trang thiết bị chủ chốt, Tokyo cũng quan tâm tới việc gia tăng năng lực của hạm đội tàu quét mìn cũng như các tàu tấn công nhanh.
---------------

16 nhận xét:

  1. Câu nó bất hủ,
    " Chỉ có vũ khí mới chiến thắng vũ khí " và chỉ có ai biết được sr dụng vũ khí mới đè bẹp đối phương....
    Hiện nay Trung Quốc thiếu cả hai yếu tố đó.Mỹ thì thiếu một,Nhật Hàn thì thiếu một nửa,Phi thì chả có gì,Úc thì đủ nhưng lại hiếu người.
    Riêng Việt Nam thì vừa quá thừa,lại cũng quá thiếu 2 yếu tố quan trọng đó.
    Tuy chiến tranh trên Biển Đông,nhưng nước Trung Hoa sẽ chia cắt thành năm nước.Đài Loan về Nam Kinh như xưa,đó là xu thế thời đại.
    Việt Nam tuy nhỏ,nhưng có võ nên thu hồi lại giang sơn,và vượt qua MỸ để giữ gìn giá trị văn minh cho nhân loại,dẹp loại các thế lực đế quốc,xâm lược.
    Chiến tranh là tàn khốc,nhưng nó sẽ cơ cấu lại nhanh chóng trật tự mới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tên Công Sơn khùng này đi làm quân sư cho tướng Phành dây Thung được đó.

      Xóa
    2. Các ngư dân kinh hoàng khi một chiếc tàu ngầm nổi lên mặt biển , thuyền trưởng hỏi : Ở gần đây có căn cứ quân sự của TQ không ?
      - Có , ông dùng ống nhòm là thấy .
      - Cảm ơn , sâu 50 hướng 170 lặn .
      Một lúc sau lại có chiếc nữa nổi lên , thuyền trưởng hỏi : Các ông có thấy chiếc tàu ngầm nào không ?
      - Có .
      - Nó đi về hướng nào ?
      - Hướng 170 .
      - Có tay thì chỉ chứ nói thế này thì biết đường nào mà mò !

      Xóa
    3. Các ngư dân tự hào, tự sướng: "Tầu ngầm của ta hiện đại, oai hùng thật!"
      Chủ thuyền hỏi: "Tại sao các anh cho đó là tầu ngầm VN?"
      Các ngư dân cười nhe: "Đó! Thuyền trưởng tầu thứ nhất là đồng chí Công Sơn, còn thuyền trưởng tầu thứ hai chính là đồng chí Dương Chí Dũng chứ ai?!"

      Xóa
    4. Mơ nhỉ, nói như trẻ con!

      Xóa
  2. Nếu xảy ra Chiến Tranh Thế Giới (Thế Chiến 3), tất cả đều chết! Vậy nên nay ai cũng có vẻ hung hăng chứ thật ra cả đám đều run. Thằng TC thì có lợi thế "nhất cự ly", nên nó gặm dần Biển Đông Nam Á mà các bố còn lại chỉ biết "khó chịu như ghẻ ngứa".
    VN bởi vậy, giống như gà mắc cúm, chỉ còn nước ho khe khẽ... "Tiếng ho khe khẽ, như là ho nghiêng... - VN có bằng chứng, VN cân nhắc... Hụ hụ..."

    Trả lờiXóa
  3. Không liên minh với ai khi TQ choảng chẳng biết kêu ai? Không liên minh để chống nước thứ ba nhưng có quyền liên minh đẻ tự vệ chính đáng khi bị tấn công thì là việc phải làm. Đừng có u mê

    Trả lờiXóa
  4. TQ mà còn bị tham nhũng làm "cản trở mạnh mẽ hiệu quả quá trình hiện đại hoá quân đội" thì VN cũng tương tự (có khi còn hơn). Nhà ông cựu TBT đã như thế thì nhà mấy ông tướng chóp bu VN cũng tương đương. Chả trách suốt ngày chỉ biết "tâm tư"!

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh 15:02 nói hay ! KHÔNG LIÊN MINH VỚI AI - khi liên minh đó ăn hiếp một nước thức 3 // CÒN LIÊN MINH ĐỂ BẢO VỆ LÃNH THỔ,ĐỘC LẬP DÂN TỘC - thì,NHẤT ĐỊNH PHẢI LIÊN MINH,xin ông Phùng quang Phù hiểu cho !!!

    Trả lờiXóa
  6. Trung Quốc đắp đảo xây căn cứ quân sự hơi nhiều,tiếc rằng chỉ là dã tràng xe cát.mục đích chính là qua xây dựng đảo họ kiếm tiền về tậu nhà khá bộn.
    Chiến tranh thế giới hổng xảy ra,dẫu sao các chính phủ hổng đên,nhưng chiến tranh cục bộ thì làm sao mà tránh...Vì giành cái sân bay hổng thể đánh chìm chúng sẽ đánh nhau,vì cái kho chìm ở Thái Bình Dương sẽ đánh to,vì các mỏ lớn ở ÚC đánh giữ dội.
    Chiến tranh hạn chế thôi,gọi dại là cục bộ,như xứ Ucraine hiện nay vậy thôi.
    Kẹt lắm thì ta lui vào bờ nghỉ xả hơi,an toàn,chúng giàu cứ đánh,xong ta lại ra vớt tàu chìm bán ,tàu gì mà hổng chìm.
    Nói lại chút, đánh Pháp,Mỹ ta có dựa hơi chút,chứ đánh với Trung Quốc và Tàu thì đánh nhau hoài,có dựa ai đâu mà cứ bôi bát là ta đu dây,nói thế mấy chú USA làm dốc với ta hơi nhiều.
    Nói rõ nhé,chỉ một tàu chiến của ta thừa sức đánh chìm 10 tàu chiến của Trung Quốc và về ngủ nghỉ dưỡng sức,đó là cách đánh chứ hổng phải tàu nhiều là tiêu diệt tàu của ta đâu..Trung Quốc thừa biết ta có cái gì và chúng phải chỉ thua,nên cứ qua năn nỉ mãi đó mà.Còn Trung Quóc nó đánh ai là chuyện của hai bên,ta tham gia làm gì vì chả có đu dây.
    Đấy,hai chú bạn của ta đang đánh nhau ở trời Tây đấy,báo ta còn chưa lên tiếng ủng hộ ai vì đảng cấm,thò vào đó cho mang họa à.Ta chỉ lo cho dân ta mà còn bị chửi te tua,nào là dân chủ,nhân quyền lung tung.
    Thấy dọa nước ta,nên có vài lời tâm sự để moi người yên tâm làm ăn,chớ vì bị xúi dại làm khổ cho đội tiên phong của Dân tộc..
    Công Sơn . .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quả là DLV của đảng nó không thể nói mà người khác có thể nghe và chấp nhận được.
      Tôi có thể làm được chuyện đó, và được "rủ rê chiêu mộ" với hứa hẹn hậu đãi trọng thịnh. Nhưng tôi nói với họ "Chùng nào các ông trở nên lương thiện, tôi mới có lòng mà ca ngợi các ông cho yên dân chứ? Nói dối là tự hạ nhục chính mình!"

      Xóa
    2. Công Sơn và anh em của tên này, dư lợn viên đúng nghĩa, cảm ơn đại tá Bồng đã cho com bài của hắn và đồng bọn

      Xóa
  7. Tac dong lon nhat cua tham nhung la tinh than chien dau. nguoi ta khong the hi sinh cho mot dat nuoc da khong con la cua minh. 10 nguoi linh Nhat co suc manh cua 100 nguoi. 10 nguoi linh Trung quoc thi bang bao nhieu. O ta cung vay, nhieu bac cha me khi tien con di bo doi da dan con dao ngu khi xay ra chien su

    Trả lờiXóa
  8. Thẳng cong son này mà vô làm đại biểu quốc hội chung với cha phước khùng thì ca nước vn tha hồ mà nghe được những phát biểu DINH CAO TRI TUE của csvn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. DINH CAO TRI TUE của loài vượn! Chính xác là vậy!

      Xóa
  9. Hải quân TC hỏi nhau:
    - Hiếm thấy tầu chiến của thằng em nhỉ?
    - Chúng nó bán dầu chạy máy rồi...
    - Ây dza... Không có đối thủ, thật khó chịu như ghẻ ngứa!

    Trả lờiXóa