Học giả Jonathan London hy vọng rằng
từ Tết năm nay, Việt
với cải thiện tự do, nhân quyền và đất nước 'thực sự văn minh'.
|
Việt Nam nên thay đổi tư duy để coi báo chí độc lập là
'một điểm mạnh' của quốc gia, theo ý kiến của khách mời tại cuộc Tọa đàm Bàn tròn hôm thứ Năm về chủ đề
'Điều 258 luật hình sự VN và tự do báo chí."
Trao đổi với Bàn
tròn Trực tuyến trong tuần áp Tết Nguyên đán của BBC hôm 12/2/2015,
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Jonathan London, từ Đại học Thành thị Hong Kong, nói: "Tôi
thấy rằng ai ở Việt Nam đều muốn thấy một trật tự xã hội, công lý, minh bạch,
văn minh.
"Và Việt Nam, chính quyền phải cố gắng nỗ lực hơn
nữa để lấy việc những tiếng nói độc lập là một thế mạnh, không phải là điểm yếu
của đất nước và nếu thế, chúng ta đều có lý do để lạc quan về tương lai của
Việt Nam".
Bình luận về việc chính quyền Việt Nam mới đây vừa
'tạm thả' hai blogger có tiếng về với gia đình trong dịp Tết, nhưng lại thu hồi
thẻ nhà báo với Tổng Biên tập tờ 'Người cao tuổi', đồng thời khởi tố vụ án với
tờ báo trực thuộc Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam, ông London nói: "Tôi
thấy là Việt Nam hiện nay đang trong một giai đoạn rất phức tạp và có rất nhiều
sự kiện cũng thú vị và rất là quan trọng. Nhưng chúng ta có thể khẳng định cái
mà rõ ràng nhất ở Việt Nam
hiện nay là đất nước chưa có một xu hướng, chưa có một quá trình rõ ràng nào.
"(Người) dân Việt Nam từ lâu đã muốn cùng với
chính quyền thực hiện được một đất nước thực sự văn minh, hiện đại, nhưng đến
nay vẫn còn những cái như Điều 258, và việc mà thả một người, mà bắt một người
khác, thì cho (thấy) rằng đến nay Việt Nam còn chưa thoát được điều kiện mà
ràng buộc tiến bộ về phát triển chính trị từ lâu.
"Và tôi nghĩ là đến dịp Tết năm nay, (người) dân
Việt Nam hy vọng rằng trong thời gian tới thì cả nước Việt Nam sẽ bước vào một
giai đoạn mới, bởi vì việc mà còn những người thực sự yêu nước, nhưng muốn thể
hiện những chính kiến của họ, muốn theo lương tâm của họ vẫn gặp những sự cố
như thế này là không được và chưa phải là một nước văn minh.
"Và hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm một số
thay đổi rõ nét cho Việt Nam
có thể tiến tới một đất nước thực sự văn minh và hiện đại. Người ta nghe nói
quá nhiều lần rồi," ông London
nói với Bàn tròn Thứ Năm tuần này
của BBC.
'Không thay
đổi bản chất'
Bình luận về sự kiện các blogger là nhà văn Nguyễn
Quang Lập (tức Bọ Lập - Quê Choa) và ông Hồng Lê Thọ mới được cơ quan điều tra
ở TP. Hồ Chí Minh tạm tha về nhà ngay dịp trước Tết và so sánh với trường hợp
của người thân của mình, bà Lê Thị Minh Hà,
vợ của blogger Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh,
người bị bắt giữ và tạm giam gần một năm nay vì Điều 258 của Bộ Luật Hình sự,
nói: "Trước việc chính quyền cho thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng cách là
cho blogger Nguyễn Quang Lập và blogger Hồng Lê Thọ được tại ngoại hầu tra,
theo tôi, mọi người rất vui mừng, và tôi cũng thấy đối với sức khỏe và đối với
các sự việc xảy ra cho hai người này, từ lúc khi mà tôi nghe tin hai người này
bị bắt, thì tôi nghĩ rằng một bước nào đấy có thể coi như là một tin vui về sức
khỏe đối với gia đình, đối với bạn bè, vì có điều kiện hơn về chăm sóc sức
khỏe, về chia sẻ tình cảm.
"Và một phần nào cũng thấy rằng hy vọng có một sự
thay đổi, nhưng về bản chất vấn đề thì tôi không thấy như thế. Mà tôi cho rằng
là ngay việc bắt hai người này tôi đã thấy cực kỳ vô lý.
"Chứ không vì một cái thay đổi nhỏ mà mọi người
quá vui mừng và mọi người quên đi rằng đây là thay đổi biện pháp ngăn chặn, chứ
không phải là có một cái gì đấy là ban ơn hay là gia ân với những người này.
Tôi cho là về bản chất, nội dung của vấn đề, vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi, còn
phải chờ thời gian."
Về mong muốn của cá nhân và gia đình, vợ của blogger Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh nói: "Còn
mong muốn cá nhân của gia đình tôi, bản thân tôi, trên cơ sở tôi đọc bản 'Kết
luận điều tra' và 'Kết luận điều tra bổ sung', cũng giống như ngày 06/2 vừa
rồi, bên Viện Kiểm sát có ký một công văn, để chuyển hồ sơ 'Đã quyết định truy
tố và ra bản cáo trạng' đối với lại anh Nguyễn Hữu Vinh để chuyển sang Tòa án
Nhân dân TP. Hà Nội, đề nghị xét xử.
"Thì với nội dung của bản kết luận điều tra và
kết luận điều tra bổ sung đối với chồng tôi, tôi cho rằng hoàn toàn không có
một căn cứ gì, để có thể quy kết chồng tôi và có thể truy tố chồng tôi hết.
"Vì thế cho nên vào ngày 04/2, tôi đã làm một
'Kiến nghị đình chỉ vụ án' lên Viện Kiểm sát và lên những người lãnh đạo cao
cấp nhất của Việt Nam như là ông Trương Tấn Sang, rồi ông Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các cơ quan có liên quan, và
Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối Cao về việc đình chỉ vụ án
đối với chồng tôi trên cơ sở về pháp lý và những lý do tôi phân tích từ trước
tới nay...
"Tôi
cho rằng việc bắt chồng tôi và đề nghị truy tố là hoàn toàn trái pháp luật và
tôi không đồng ý với kết luận đấy và với cáo trạng đó, cho nên đương nhiên, bước
một, tôi cũng có nguyện vọng là phải thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với chồng
tôi," bà Minh Hà nói với Bàn tròn của
BBC.
'Đòn mạnh
vào báo chí'
Mới đây, sau diễn biến xảy ra với ông Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa và Tờ báoNgười Cao Tuổi Việt Nam, một quan chức thuộc
Bộ Thông tin & Truyền thông, ông Lưu Đình Phúc, Phó Cục trưởng Cục Báo chí
trong một phỏng vấn trên tờ Vietnamnet đưa ra quan điểm nói rằng "Làm báo
như Người cao tuổi không sai mới lạ" và nói thêm rằng: "Báo chí luôn
đi đầu trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Muốn làm tốt nhiệm vụ này,
báo chí phải đưa tin trung thực, khách quan. Nếu đấu tranh chống tham nhũng,
tiêu cực mà báo chí lại lợi dụng sự ảnh hưởng của mình để "tham
nhũng", tiêu cực thì việc khoác lên danh nghĩa đó đáng bị lên án, xử lý."
Bình luận về phát biểu này của ông Phúc, cũng như việc
ông Tổng Biên tập tòa báo bị thu hồi thẻ nhà báo, tên miền của Người Cao Tuổi
bị Bộ Thông tin & Truyền thông lấy lại, cũng như khởi tố vụ án đối với tờ
báo, nhà báo, blogger Đoan Trang, nói
với Tọa đàm của BBC: "Quan
điểm của tôi khi đọc bài phỏng vấn của ông Lưu Đình Phúc trên tờ VietnamNet,
thì tôi cảm thấy rất là giận dữ. Vì cách nói như vậy nó thể hiện một tư duy,
cho thấy một tư duy rất là kém, trình độ, năng lực quản lý, hiểu biết về pháp
luật của một người gọi là làm công chức, hay cũng có thể gọi là quan chức, quan
chức báo chí ở Việt Nam nó thấp như thế nào.
"Cái việc báo Người Cao Tuổi họ tác nghiệp như
thế nào, chủ yếu ông ấy nói rằng cái lỗi của Người Cao Tuổi ở đây là sử dụng
bài viết do cộng tác viên, do bạn đọc, độc giả gửi đến, rồi lại ghi là của, do
nhóm phóng viên của báo, ông ấy dẫn ra những lỗi này kia, thì tôi muốn nói rằng
việc tác nghiệp đó là việc của báo.
"Và không có lý gì một ông công chức lại có thể
bình luận về cách tác nghiệp của một tờ báo, dạy các nhà báo cách làm việc,
đồng thời lại cài thêm một câu là 'chống tham nhũng' thì phải thế này, thế kia.
Cần phải hiểu rằng chống tham nhũng, bản chất của công việc chống tham nhũng là
một công việc mà nó khó khăn, rõ ràng trong hoàn cảnh của nhà báo làm, họ lại
càng không thể nào có nghiệp vụ được tốt như là Công an ở trong một đất nước
'Công an trị' như là ở Việt Nam .
"Thì nếu như họ có phạm sai lầm, giả dụ là như
vậy, thì ngay cả việc sai lầm, sai sót đó của họ cũng xứng đáng được miễn trách
nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, ông ấy, một khi đã sử dụng đến các cơ quan
công quyền, đã sử dụng đến Bộ Công an, đưa vụ việc ra Bộ Công an, gọi là 'hình
sự hóa' một sai phạm báo chí, thì đó sẽ là đòn đánh rất là mạnh vào báo chí
chống tham nhũng.
"Và các nhà báo sẽ càng khó làm việc, tác nghiệp
hơn. Nó chỉ cản trở, chỉ phá thêm nền báo chí Việt Nam ,
chứ nó không có tác dụng nâng nền báo chí của Việt Nam lên. Ở đây, điều tôi muốn nhấn
mạnh nhất là một ông công chức không có tư cách gì để dạy nhà báo phải như thế
nào cả," cựu phóng viên và ký giả các tờ VietnamNet và Pháp luật TP.Hồ Chí
Minh nói với Bàn tròn Trực tuyến của
BBC.
'Chưa tới
mức gây lo ngại'
Hôm thứ Năm, phóng viên Nguyễn Hùng của BBC Việt ngữ chia sẻ
với Tọa đàm Bàn tròn về quản
lý báo chí, đặc biệt là 'báo giấy, báo in' ở Anh, trong liên hệ, so sánh với vụ
việc mới đây xảy ra với tờ Người Cao Tuổi tại Việt Nam.
Nhà
báo Nguyễn Hùng nói: "Nếu mà nói về báo chí, tức là báo in, thì ở Anh
không có một cơ quan quản lý nhà nước nào quản lý báo in cả. Tức là báo in thì
họ chỉ việc đăng ký là họ có quyền xuất bản.
"Và quản lý báo chí là các báo họ họp lại và họ
tự bầu ra Hội để tự quản của họ. Tức là cho tới bây giờ không có một cơ quan
nhà nước nào quản lý báo cả...
"Có
một cơ quan nhà nước để điều phối Phát thanh và Truyền hình. Tại vì Phát thanh
và Truyền hình họ coi là sở hữu sóng công cộng, tức là phải dùng sóng mới phát
được.
"Chứ còn báo chỉ việc in, nhà in có thể là nhà in
tư nhân, phân phối cũng là phân phối tư nhân và người tiêu thụ cũng là tư nhân
cả, nó chẳng liên quan gì đến nhà nước cả, nói thẳng là như vậy.
"Thế thì khi mà dùng đến sóng truyền hình và sóng
phát thanh thì cái đó gọi là tài sản công cộng, thì nhà nước cần phải điều phối
và anh cần phải có trách nhiệm lớn hơn, tại vì TV có thể đến tới cả chục triệu
người.
"Thế còn báo, tôi chẳng thấy báo nào có thể lên
tới đến một chục triệu người mua cả.
"Thế đâm ra tôi nói nó hơi hài hước ở cái chỗ là
báo Người Cao Tuổi thì lại dính vào những vụ việc như thế này, tại vì báo Người
Cao Tuổi phải nói là nó không có tiếng tăm gì nhiều như là Tuổi Trẻ hoặc Thanh
Niên.
"Và thậm chí cái trang mạng của họ tôi cũng không
nghĩ là nó có cái gì gọi là quá sức hấp dẫn mà để tới cái mức mà người ta cần
phải lo ngại.
"Đằng sau này có lẽ nó có những cái uẩn khúc khác
hơn là một cái thanh danh của một tờ báo.
"Tại vì nói thẳng ra là báo chí ở Việt Nam ,
kể cả là có ảnh hưởng tới mức nào đi chăng nữa, thì quyền quyết định cuối cùng
về chuyện có làm gì hay không, khởi tố một vụ án hay không hay là khởi tố nhẹ
nhàng hay là bắt ai hay không bắt ai.
"Thì cái đó nó lại không phải là báo chí có thể
gây sức ép tới mức như vậy, theo quan điểm của tôi," phóng viên Nguyễn
Hùng nói tại Bàn tròn hôm
12/2/2015.
Được biết, hôm 11/2/2015, Tổ chức Phóng viên Không
biên giới mới công bố một Bảng xếp loại với 180 quốc gia trên thế giới về tự do
báo chí (Press Freedmon Index).
Trong bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng trong nhóm 10 quốc gia
đứng chót bảng, được coi là có thành tích thấp kém nhất, với vị trí 175/180.
Trung Quốc xếp thứ 176 và Bắc Hàn xếp hạng 179 trong
bản xếp hạng này.
(BBC)
--------------
Bài viết này đáng suy ngẫm đấy chứ?
Trả lờiXóaNhìn vào cách nhà cầm quyền ứng xử đối với TBT Kim Hoa và các bloggers như bọ Lập, Hồng Lê Thọ càng thấy vai trò tiếng nói của báo chí, truyền thông đại chúng quan trọng đến nhường nào
Trả lờiXóaCuộc đấu tranh vì xã hội dân chủ của các trang blog trên mạng là đại diện cho tiếng nói của người dân chống lại chính quyền với nền báo chí bị kìm kẹp còn lâu dài gian khổ, sẽ còn có những chủ của trang blog nữa bị bắt giữ, nhưng tôi tin rằng lực lượng đông đảo nhất mong muốn xã hội công bằng dân chủ hơn là lớp trẻ, sẽ còn có các trang blog nhiều nữa ra đời phục vụ nhu cầu thông tin và chia sẻ thông tin khi mà mạng intonet cùng với điện thoại di động kết nối mạng phủ sóng toàn cầu, thông tin sẽ phong phú hơn trái ngược hẳn với các tờ báo bị đảng kiểm soát
Trả lờiXóa