Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

BÁNH MÌ VÀ SỰ THẬT

 * TƯỞNG NĂNG TIẾN
“Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là ‘đúng hiện thực khách quan’. Và sự thật ấy phải được soi rọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”(!?) – Ngọc Niên, Tổng biên tập trang Nhà báo & Công luận – Cơ quan Trung ương hội Nhà báo Việt Nam.
Phần 1 của Sự Thật
Cái gì chớ “nửa cái bánh mì” thì tui ăn đều đều, còn “nửa sự thực” thì tới bữa rồi mới được thưởng thức qua một bài viết (Người đàn bà tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng) của nhà báo Hoàng Thuỳ, trên trang Tin Nhanh Việt Nam:
“Hơn 90% số tiền buôn vải được vợ chồng bà Hồ dùng để ủng hộ cách mạng. Có khi trong nhà không sẵn tiền mà đúng lúc cách mạng cần, bà sẵn sàng bán phá giá vải để gom đủ tiền đưa cho cán bộ.
Ở tuổi 97, bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn giữ nét đẹp của người phụ nữ Hà Nội gốc: Gương mặt phúc hậu, nước da trắng, giọng nói ấm áp và thái độ điềm đạm. Trong ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi bà sống cùng hai con trai, hai chiếc huân chương độc lập hạng nhất được đặt nơi trang trọng nhất. Bà cho hay, đó là phần thưởng cao quý mà nhà nước dành tặng người chồng quá cố Trịnh Văn Bô và bà vì những đóng góp to lớn cho cách mạng.
Ông bà Trịnh Văn Bô - Ảnh: Xuân Ba
Giữ giọng chậm rãi, bà Hồ kể, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang của bà trước kia là tiệm vải Phúc Lợi, thuộc loại lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ.
Có điều kiện dư dả, hai ông bà thường xuyên làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo. Thấy vậy, cán bộ Việt Minh đã đến nhà vận động ông bà đi theo cách mạng. Việt Minh khó khăn, không có tiền ra báo, bà đã ủng hộ 8 vạn rưỡi tiền Đông Dương. Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang cũng được chọn làm trụ sở hoạt động của cách mạng.
Bà Hồ cho biết, thân sinh ra bà là cụ Hoàng Đạo Phương và Nguyễn Thị Lợi cũng như thân sinh của chồng bà, cụ Trịnh Phúc Lợi, đều là những nhà Nho yêu nước, từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Tất cả đều đỗ đạt mà không ai làm quan. Cụ Phương khi gần 80 tuổi đã gọi các con lại nói rằng: “Ta đã già mà chưa làm trọn việc nước, sau này con nào có điều kiện giúp nước thì hãy làm thay ta”.
“Lời căn dặn của cha tôi luôn khắc ghi trong lòng. Và khi có điều kiện là tôi giúp nước ngay mà không hề suy nghĩ”, bà Hồ tâm sự.
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang được xây theo kiểu nhà ống cổ, gồm 4 tầng. Tầng một là cửa hàng vải Phúc Lợi nổi tiếng khắp vùng. Khách đến mua đông đúc, xung quanh lại tấp nập người qua lại nên được chọn làm nơi ở cho Bác Hồ cùng những nhà lãnh đạo cách mạng từ chiến khu trở về.
Bà Hồ nhớ, vào một buổi tối cuối tháng 8 năm 1945, ông Nguyễn Lương Bằng đến nhà bảo vợ chồng bà thu xếp một phòng đón cán bộ cách mạng đến ở. Ông bà dọn một phòng tầng 3 tươm tất để đón khách. Tuy nhiên, người khách mới đến lại dọn xuống tầng 2 để ở cùng mọi người cho tiện.
“Ấn tượng đầu tiên của tôi về người khách mới là sự giản dị. Ông cụ hơi gầy, vầng trán cao, râu dài, tóc bạc. Cụ mặc áo nâu, quần soóc nâu, đội mũ dạ, đi dép cao su hiệu con hổ trắng, tay cầm can. Để đảm bảo bí mật, chúng tôi nói với gia nhân rằng họ là người nhà ở dưới quê lên chơi và tất cả đều không được lên tầng 2 làm phiền”, bà Hồ nhớ lại.
33 ngày Bác ở nhà bà (từ 24/8 đến 27/9), bà đều trực tiếp chỉ đạo nhà bếp nấu ăn phục vụ Người. Sau đó, hai vợ chồng bà thay nhau bê lên. Vào 9h hằng ngày, bà thường bê cháo và hoa quả lên cho Bác. Một hôm bà đang định quay gót thì Bác hỏi “Cô tên gì?”. Sau khi bà trả lời, Bác lại nói “Cô còn trẻ mà đã có cơ đồ sự nghiệp, có chồng con, tiền bạc. Cô chẳng có gì khổ cả”.
Nghe vậy bà Hồ khẳng khái nói: “Cháu vẫn có một điều khổ, đó là nỗi nhục mất nước”. Bác cười: “Vậy thì kiên trì và nhẫn nại nhé!”
Phần 2 của Sự Thật
Sau khi “cách mạng” thành công, ông Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch nước thì bà Hoàng Thị Minh Hồ lại lâm vào cảnh … mất nhà. Đó là nửa phần sự thực còn lại của câu chuyện mà nhà báo Hoàng Thuỳ đã không kể kết, hay nói một cách không mấy lịch sự là ông ấy “nhất định dấu biến đi cứ y như là mèo dấu cứt” vậy.
            Phần nửa sự thực này mới được công luận biết đến qua một tác phẩm mới (Bên Thắng Cuộc) của một nhà báo khác, Huy Đức:
“Năm 1954 từ nơi tản cư trở về, gia đình ông Trịnh Văn Bô không còn một căn nhà nào để ở, cho dù trước đó, ông sở hữu biệt thự nổi tiếng 48 Hàng Ngang và nhiều dinh thự khác như 34 Hoàng Diệu, 24 Nguyễn Gia Thiều, 56-58 Tràng Tiền… Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Cha ông, ông Trịnh Văn Đường và cha vợ ông, ông Hoàng Đạo Phương, đều là những nhà nho cùng thời với cụ Lương Văn Can, từng đóng góp rất nhiều cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
Ông Trịnh Văn Bô cùng vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ, trong 10 năm, kinh doanh thành công, đưa tài sản của hãng tơ lụa Phúc Lợi tăng lên 100 lần so với ngày thừa kế hãng này từ cha mình. Tơ lụa do Phúc Lợi sản xuất được bán sang Lào, Campuchia, Thái Lan, được các thương nhân Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản tìm kiếm.
Từ năm 1944, gia đình ông nằm trong sự chú ý của những người cộng sản. Ngày 14-11-1944, hai vợ chồng ông bà cùng người con trai cả đồng ý tham gia Việt Minh. Vài tháng sau, ông bà đã mang một vạn đồng Đông Dương ra ủng hộ Mặt trận Việt Minh và từ đó, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở thành một nguồn cung cấp tài chánh to lớn cho những người cộng sản. Đến trước Cách mạng tháng Tám, gia đình ông đã ủng hộ Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng. Khi những người cộng sản cướp chính quyền, ông bà Trịnh Văn Bô được đưa vào Ban vận động Quỹ Độc lập(298).
Ngày 24-8-1945, khi Chính phủ lâm thời về Hà Nội, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng đều đã ở hoặc qua lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Ba đêm đầu Hồ Chí Minh ngủ trên giường của ông bà Trịnh Văn Bô, sau đó, ông xuống tầng hai, ngủ trên chiếc giường bạt còn các nhà lãnh đạo khác thì kê ghế da hoặc rải chiếu ngủ. Ở tầng trệt, cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, ngay cả bảo vệ của Hồ Chí Minh cũng không xuống nhà để tránh gây chú ý. Mọi việc ăn uống đều do bà Trịnh Văn Bô lo, thực khách hàng ngày ngồi kín chiếc bàn ăn 12 chỗ.
Trong suốt từ 24-8 cho đến ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm khi ra khỏi nhà 48 Hàng Ngang. Mỗi buổi sáng, cứ sau khi ông tập thể dục xong, bà Trịnh Văn Bô lại đích thân mang thức ăn sáng lên. Bà nhớ, có lần Hồ Chí Minh đã giữ bà lại và hỏi: “Cô bao nhiêu tuổi mà có được gia tài lớn thế này?”
Năm ấy bà 31 tuổi, dù có 4 đứa con nhưng vẫn còn xinh đẹp. Hồ Chí Minh ở lại đây cho đến ngày 27-9-1945. Mỗi khi ra khỏi nhà, Hồ Chí Minh thường xuống tầng dưới vấn an bà mẹ ông Trịnh Văn Bô và gọi bà là mẹ nuôi. Ở 48 Hàng Ngang, Hồ Chí Minh đã ngồi viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập và tiếp các sĩ quan OSS (tiền thân của CIA) như Archimedes Patti và Allison Thomas.
Quần áo mà các lãnh đạo Việt Minh bận trong ngày lễ Độc lập, đều do gia đình ông bà cung cấp. Các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp thì mặc đồ của ông Trịnh Văn Bô còn áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì may bằng vải Phúc Lợi.
Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông Trịnh Văn Bô theo Chính phủ Kháng chiến lên Việt Bắc còn vợ ông thì mang 5 người con, trong đó có một đứa con nhỏ, cùng với mẹ chồng lên “vùng tự do” Phú Thọ. Những năm ở đó, từ một bậc trâm anh, thế phiệt, bà đã phải cuốc đất trồng khoai và buôn bán để nuôi con.
Năm 1955, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở về Hà Nội. Ông bà tiếp tục xoay xở và bắt đầu phải bán dần đồ đạc cũ để nuôi sống gia đình. Lúc này, toàn bộ biệt thự, cửa hàng đều đã bị các cơ quan nhà nước sử dụng hoặc chia cho cán bộ nhân viên ở. Lúc đầu, Nhà nước “mượn” sau tự làm giấy nói gia đình xin hiến, nhưng cụ bà Trịnh Văn Bô bảo: “Tôi không ký”.
Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó.
Cho dù được ghi nhận công lao, trong lý lịch các con của ông Trịnh Văn Bô vẫn phải ghi thành phần giai cấp là “tư sản dân tộc”, và rất ít khi hai chữ “dân tộc” được nhắc tới. Con trai ông Trịnh Văn Bô, ông Trịnh Kiến Quốc kể: “Ở trường, các thầy giáo, nhất là giáo viên chính trị, nhìn chị em tôi như những công dân hạng ba. Vào đại học, càng bị kỳ thị vì lượng sinh viên người Hà Nội không còn nhiều.
        Trong trường chủ yếu là sinh viên con em cán bộ thuộc thành phần cơ bản từ Nghệ An, Thanh Hoá… những người xếp sinh viên Hải Phòng, Hà Nội vào thứ hạng chót. Chị tôi vào Đại học Bách Khoa, năm 1959, phải đi lao động rèn luyện một năm trên công trường Cổ Ngư, con đường về sau Cụ Hồ đổi thành đường Thanh Niên, và sau đó là lao động trên công trường Hồ Bảy Mẫu”.
      Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được.
      Bánh mì có thể biến mất sau khi vào dạ dày; nhưng sự thật thì vẫn trường tồn …nhất là trong các 'đám mây' Internet.
T.N.T/Góc nhìn ALan
---------------

21 nhận xét:

  1. thêm 1 chuyện "uống nước nhớ nguồn" cuả CS
    may mà không bị xử như bà Cát hanh long.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Uống nước nhớ nguồn...
      Ngộ tây hổng piết!..."

      Xóa
  2. Nếu để tư nhân tự do (trong luật minh bạch) phát triển, mới có được nền kinh tế mạnh mẽ như các nước Sing, Hàn, Nhật... Bạch Thái Bưởi còn đánh gục được hãng tàu thủy của Pháp.
    Trong 20 năm thôi (1950 - 1970), nước Nhật đã đi một bước phát triển khổng lồ. Nay họ lại càng khổng lồ hơn!
    Còn VN từ 1975 đến nay? Đã 40 năm rồi, nghèo vẫn là nghèo! Bất công xã hội ngày càng nở rộ! Vẫn phải xài đồ tư bản mà không cảm thấy nhục nhã, mặt mũi vênh váo: "Đảng đã lãnh đạo nhân dân đi hết..."!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đói cơm , thiếu áo , thông tin bịp là phải giữ " nguyên trạng " để khi có biến chỉ cần hô ai muốn " cơm no áo ấm " thì đi theo tiếng gọi của đảng ! Bó cỏ luôn treo trước mõm con lừa để nhử nó tiến lên , đối với đảng thì không thể viết là mánh khóe và thủ đoạn mà phải viết là " nghệ thuật lãnh đạo , tư duy sáng tạo " . Lãnh đạo nhân dân là công việc , là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả những người đứng đầu nhà nước chứ đâu phải là sự ban phát ơn huệ để bắt mọi người phải " đền ơn đáp nghĩa " . Dân tộc là tối thượng , tất cả các cá nhân , các tổ chức phải biết ơn nhân dân , vì không có nhân dân thì làm gì có các ông , và quan trọng là không có các ông thì sẽ có người khác lãnh đạo . Kể lể " công lao " lèo nhèo mặc cả " ơn huệ " với nhân dân như hàng tôm hàng cá ngoài chợ chỉ chứng tỏ thêm các ông là những người thiếu tư cách .

      Xóa
  3. Cứ mỗi lần đảng hô hào chống "đế quốc" Mỹ là lại đưa hình ảnh cô diễn viên trẻ người Mỹ Jane Fonda,đã đến Hà Nội,trong các hoạt động của cô ta nhằm ủng hộ Hà Nội chống Mỹ
    Nhưng đảng lại im miệng trước việc mấy chục năm trở lại đây,đi đến đâu cô ta cũng phải xin lỗi người hâm mộ và mong họ tha thứ cho những việc làm bồng bột của tuổi trẻ
    Nửa cái bánh mì mà đảng cho dân ăn mấy chục năm qua là rứa đó

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Jane Fonda từ Bắc VN vừa quay về Mỹ là bị ông chồng, đạo diễn tài năng Henry Fonda, ly dị ngay lập tức!

      Xóa
    2. Thật ra,lúc đó Jane Fonda đang bị anh
      chàng thiên tả-thân cộng Tom Hayden
      quyến rũ và J.F.đã mê tài tán gái của
      gả này nên cũng ngả theo lập trường
      thân cộng của gả thôi !

      Xóa
    3. Ca sĩ Joan Baez cũng từ một người thân Cộng, đã hối hận và phê phán cộng sản VN gay gắt vì gây ra thảm cảnh thuyền nhân!

      Xóa
  4. ' Chong Mi - cuu nuoc '. Dung duoc ve dau

    Trả lờiXóa
  5. Truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc Việt Nam ta lẽ nào các nhà lãnh đạo ĐCSVN không hiểu? Cứ đi theo bọn tàu hại dân ta hết cải cách ruộng đất đến cải tạo công thương nghiệp. ĐCSVN hô hào Độc lập dân tộc và người cày có ruộng, đến khi tạm hoàn thành độc dân tộc (chưa có độc lập thực sự, mọi việc còn phụ thuộc thằng Tàu), thì lùa dân vào HTX và ruộng đất biến thành sở hữu toàn dân, của chung không ai khóc và nay xảy ra tình trạng cướp quyền sử dụng đất của dân, biến người dân một nắng hai sương thành dân oan.Tết nhất đến nơi mà không còn nhà để về. thật là tội nghiệp .Thế mà nhân dịp kỹ niệm 85 năm ngày thành lập, ĐCSVN tự cho mình là công lao to lớn, ... mèo khen mèo dài đuội, thật là quá buồn cho dân cho nước lắm đảng ơi./.

    Trả lờiXóa
  6. già lẫn,lẩm cẩm rồi,85 tuổi cụ nghỉ đi để con cháu nó làm.chân yếu tay run mà còn lắm lời,hay nói.lỡ miệng mà xẩy can qua là khổ cả nhà... thôi con xin cụ,nghe con cho yên nhà cụ ơi...!

    Trả lờiXóa
  7. Nửa cái bánh mỳ là 20 tấn vàng thu được của VNCH nhưng trước đó đã bêu riếu 16 tấn bị Thiệu lấy mất nhưng vẫn im như thóc.
    Sự thật là ở trong cuốn "bên thắng cuộc" của huy đức, trong "đêm giữa ban ngày"; trong "đèn cù"; trong "nhật ký rồng rắn"; trong "những sự thật không thể chối bỏ"...chứ không phải ở các bài trên báo nhăn răng, hay VTV, VTC....
    điều lạ lùng là những cái gì lấy đuôi "nhân dân" của nhà nước csVN thì nó chẳng có gì là nhân dân cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 2006 (tháng 10) cả Báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên đều cùng lúc đăng loạt bài công nhận 16 tấn vàng này cách mạng "xài" rồi!

      Xóa
  8. Sự thật = "Suy thoái". Các đ/c cần phải xem xét sự vật một cách "hết sức biện chứng" chứ! Bộc lộ hết (sự thật) ra thì kinh lắm, còn gì là "đỉnh cao" nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bác "Xà-bần" chỉ được cái nói đúng, cái giống "đỉnh cao" mà bị lộ sự thật (Suy Thoái) thì khác gì mất điều 4?
      nhưng đảng mà cứ giữ cái điều số 4 là chết chứ không có lối thoát đâu: SINH (1)LÃO(2)BÊNH(3)TỬ(4) mà, đúng không?

      Xóa
  9. Truyền thống uống nước nhớ nguồn , ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc Việt Nam bị lãnh đạo ĐCS VN làm hoen ố.
    Tội ác và sự nhục nhã chính họ gây ra lẽ nào các ãnh đạo ĐCS VN không hiểu. Tội ác và Sự lừa dối khủng khiếp bây giờ đã bị lộ tẩy
    Xóa bỏ điều 4 HP thì dân mới yên, VN mới có tự do dân chủ và tiến bộ XH

    Trả lờiXóa
  10. Đây chỉ là một trong những trường hợp điển hình của muôn vạn trường hợp!

    Trả lờiXóa
  11. Vậy thì câu nói : CHỚ NGHE CỘNG SẢN NÓI , HÃY NHÌN CỘNG CẢN LÀM! có đúng là một chân lý không ?Chế độ xã hội ngày nay là một minh chứng hùng hồn cho câu nói đó !Càng hô hào CÔNG BẰNG thì càng BẤT CÔNG , càng hô hào TỰ DO DÂN CHỦ thì càng DÂN CHỦ GIẢ HIỆU , càng HÔ HÀO HỌC TẬP ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ thì ngày càng có nhiều QUAN CHỨC - ĐẢNG VIÊN " xộ khám " vì cái tội ĂN CẮP - THAM NHŨNG... ! Đảng công sản Việt nam đúng là " những người thích đùa"!

    Trả lờiXóa
  12. đối với CS, không bao giờ có sự thật, mà chỉ có sự dối trá ...
    vi không có đối lập nên không ai dám khui ra sự thật ...
    một khi sự thật mà bị phơi trần thì ... không biết sẽ tệ hại đến đâu mà nói ...
    cho nên đảng cố gắng bám víu vào diều 4 để che dâu tội lỗi ...
    Rất tiếc là ngày nay có internet nên ..khó dấu ...

    Trả lờiXóa
  13. Bac Bong tham thuy that. Cai banh mi su that trong anh dung la bi bon ' chuot 'no gam nham nho co te hon ' nua cai banh mi '

    Trả lờiXóa
  14. Trong Nam (SG) sau 75 có nhiều ông bà Bô''' lém, nhưng không phải tản cư chống ngoại xâm như 54 mà là kinh tế mới, công thương tư sản .... Điêu linh

    Trả lờiXóa