Phan Minh
Liêm năm nay mới 32 tuổi nhưng đã có hàng chục công trình nghiên cứu khoa học
liên quan đến căn bệnh ung thư, bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác. Thành tích
của anh đã được Viện Ung thư MD Anderson, viện ung thư hàng đầu của Mỹ, lưu
danh trên bức tường danh dự của Viện này…
1. Từ Mỹ, Phan Minh Liêm gọi về trò chuyện, anh bảo
thật tiếc khi Tết này không được về Nha Trang ăn Tết vì vướng nhiều kế hoạch.
Cách xa nửa vòng trái đất nhưng câu chuyện của chúng tôi cứ liền mạch và bất ngờ khi chợt nhận ra Tiến sĩ Phan Minh Liêm - người Việt Nam được ghi danh trên bức tường của Viện Ung thư MD Anderson nổi tiếng của Mỹ bây giờ, lại là cậu bé Liêm 15 năm trước tôi đã từng gặp và viết bài.
Lúc đó, Liêm mới học lớp 11, là một trong số những học
sinh xuất sắc vừa du học Pháp trở về. Từng “rinh” nhiều giải thưởng quốc gia
môn tiếng Pháp về cho Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Nha Trang), thậm chí được
học bổng du học Pháp năm lớp 10, nhưng Liêm lại quyết định rẽ sang một hướng đi
khác không liên quan gì đến tiếng Pháp.
Ngã rẽ ấy là khi Liêm quyết định thi vào chuyên ngành
Công nghệ sinh học ứng dụng vào y học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.
Hồ Chí Minh.
Đến
năm 2005, khi mới học năm thứ 3 đại học, Liêm nhận được học bổng học thẳng tiến
sĩ (bỏ qua thạc sĩ), tại Trường Đại học Texas, Trung tâm Ung thư MD Anderson
tại Mỹ do Quỹ Giáo dục Việt Nam - VEF (Quốc hội Mỹ) cấp.
Từ tiếng Pháp chuyển sang học tiếng Anh đã khó, mà
tiếng Anh phải siêu đẳng lắm mới giành được học bổng toàn phần. Hỏi sao hay
vậy, Liêm cười: “Hồi đó, sang Pháp học lớp 10, dù các môn khác, em ở trong tốp
đầu của lớp, riêng môn tiếng Anh do không được học ở Việt Nam từ nhỏ nên
điểm môn này rất thấp. Mấy bạn Pháp trong lớp thấy vậy bèn thách đố. Thế là em
gọi điện về nhờ cha em gửi qua mấy cuốn sách tự học Anh văn. Ngoài ra, ở trường
cũng cử các giáo viên rất tâm huyết để dạy phụ đạo thêm cho tụi em. Em cứ cố
gắng chăm chỉ học như vậy, vài tháng sau thì em theo kịp các bạn trong lớp, xếp
thứ nhì về điểm số. Trong các năm học đại học, em cũng luôn chú trọng cải thiện
tiếng Anh chuyên ngành. Chắc nhờ vậy mà vốn liếng tiếng Anh ngày càng nhiều,
chị ạ!”.
Cũng vì tính tự ái ấy mà Liêm làm được khối chuyện lớn.
Khi mới bước chân vào giảng đường của Trường Đại học
Texas, hai tiến sĩ người Nhật học cùng lớp thấy Liêm nhỏ tuổi quá, hỏi Liêm từ
đâu đến, trình độ thế nào, nghe trả lời là người Việt Nam, mới học xong đại
học, hai anh chàng này nguýt dài: “Thế thì cậu nên về nước nghiên cứu được nhiều
công trình nổi tiếng rồi hãy qua đây học”. Liêm không nói gì nhưng cậu biết
mình phải làm gì để chứng minh cho họ thấy vì sao mình được bước chân vào ngôi
trường này, vào Trung tâm Ung thư nổi tiếng - nơi mà mỗi năm chỉ nhận 80 người,
đa số là tiến sĩ chuyên ngành của các nước trên thế giới…
2. Và điều Liêm - một du học sinh trẻ tuổi nhất khóa
làm các bạn cùng lớp tại Đại học Texas
phải nể phục là năm nào anh cũng dẫn đầu lớp về điểm số.
Không chỉ thế, anh còn là một người đam mê nghiên cứu
khoa học. Liêm kể, được học tập trong một môi trường nghiên cứu về ung thư hiện
đại bậc nhất của Mỹ, được làm việc với các cộng sự giỏi, và trên hết là mong
muốn giúp đỡ bệnh nhân ung thư, là những động lực giúp anh vượt qua mọi trở
ngại, dành hết tâm huyết cho việc học và nghiên cứu của mình.
Tính đến nay, anh đã có 18 công trình nghiên cứu xuất
bản cùng với các cộng sự trên các tạp chí khoa học quốc tế về công nghệ sinh
học và ung thư, như tạp chí của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (Proceedings
of The National Academy of Sciences), tạp chí của Viện Ung thư quốc gia Mỹ
(Journal of National Cancer Institute)...
Ít ai biết, lý do mà Liêm quyết định đi theo con đường
này bắt nguồn từ một câu chuyện hồi còn nhỏ, khi anh chứng kiến một người thân
chết vì ung thư. Lúc ấy, Liêm đã có ước mơ sau này trở thành bác sĩ, tìm ra
phương thuốc chữa trị ung thư - căn bệnh mà nhiều người cho rằng dính vào nó là
“trời kêu ai nấy dạ”.
Và rồi, từ những công trình nghiên cứu ấy, Liêm và các
cộng sự của mình đã phát hiện một gien có khả năng ức chế hữu hiệu quá trình
tạo năng lượng của khối u.
Khi
gien này được kích hoạt, các tế bào ung thư nhanh chóng bị tiêu diệt, hoặc
ngừng tăng trưởng, cũng như mất khả năng di căn.
Liêm chia sẻ, khi bị ung thư, người bệnh thường được
xạ trị, hóa trị, phẫu thuật. Trong nhiều trường hợp, xạ trị và hóa trị có thể
diệt tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh
khác. Vì vậy, anh hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần giúp phát triển các liệu
pháp mới tấn công các tế bào ung thư một cách hiệu quả, chính xác mà không gây
hại đến các tế bào bình thường khác.
Hiện Tiến sĩ Liêm tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu để
góp phần cùng với khoa học hiện đại bào chế ra những phương thuốc chữa ung thư
mới. “Quá trình đó có thể kéo dài 10 hoặc 15 năm nữa, nhưng mình tin rồi đây
các bệnh nhân ung thư sẽ có cơ hội được cứu chữa kịp thời, không còn phải chịu
nhiều đau đớn…” - Liêm chia sẻ.
3. Một điều nữa đưa Liêm trở thành “hiện tượng Việt
Nam” ở Trung tâm MD Anderson, không chỉ vì anh có nhiều thành tích trong học
tập và nghiên cứu mà Liêm còn là một người năng nổ, nhiệt tình, có nhiều đóng
góp cho cộng đồng.
Năm
2010, Liêm được vinh dự bầu làm Chủ tịch Hội Sinh viên sau đại học của Đại học Texas - Viện MD Anderson.
Đây
thực sự là điều khiến nhiều du học sinh Việt Nam tự hào, bởi trong lịch sử 73
năm từ khi Viện thành lập, đây là lần đầu tiên và duy nhất một sinh viên nước
ngoài, lại là sinh viên Việt Nam, được bầu vào vị trí chủ tịch.
Ai cũng nghĩ một người đam mê nghiên cứu khoa học như
Liêm chắc lúc nào cũng vò võ trong phòng thí nghiệm, nhưng không phải vậy.
Ngoài giờ học, nghiên cứu, anh sôi nổi tham gia các hoạt động cộng đồng, có
nhiều đóng góp cho Viện. Không chỉ thế, Liêm còn là cầu nối, đưa các giáo sư
của Viện tới Việt Nam ,
làm việc với các chuyên gia về phòng, chống ung thư ở Việt Nam.
Anh cũng tích cực đi đi về về giữa Mỹ và Việt Nam ,
truyền giảng những phương pháp mới trong việc chữa trị ung thư, từ đó giới
thiệu những nhân tố tiềm năng để giới thiệu với Viện Ung thư Anderson, tạo cơ
hội cho họ có học bổng sang Mỹ học tập giống như Liêm trước đây…
Tất cả những đóng góp ấy của Liêm đã được Trường Đại
học Texas và
Viện MD Anderson ghi nhận. Anh là người Việt Nam được 4 lần vinh danh trên bức
tường danh dự của trường này.
Tuy nhiên, với Liêm, điều anh mong mỏi hơn cả là được
cống hiến nhiều hơn cho đất nước Việt Nam . “Tuy sống và làm việc ở Mỹ
nhưng tôi lúc nào cũng nghĩ về quê hương. Tôi mong muốn đem những kiến thức
mình đã học được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp ở Việt Nam , với chung
mục đích là sẽ góp phần hạn chế căn bệnh ung thư, sẽ cứu chữa được nhiều người
thoát khỏi bản án tử hình mang tên “ung thư”. - Liêm nói.
Tuy chưa gặp lại Liêm nhưng tôi tin, những gì anh chia
sẻ thật sự là cái tâm của một người đam mê nghiên cứu khoa học. Bất chợt, tôi
nghĩ đến mươi, mười lăm năm nữa, phương thuốc chữa trị căn bệnh ung thư mà Liêm
và các cộng sự đang ngày đêm nghiên cứu sẽ thành công.
Lúc ấy, chắc chắn Việt Nam sẽ là nơi đầu tiên Tiến sĩ Liêm
nghĩ đến khi muốn chia sẻ niềm vui này đến với những bệnh nhân ung thư. Hy vọng
được thắp lên khi người ta có đủ niềm tin, năng lực và những kiến thức vững
chãi…
--------
Tiến
sĩ Phan Minh Liêm còn cùng các bạn được học bổng VEF thành lập Tạp chí
Khoa học Việt Nam online (Vietnam Journal of Science VJS)đầu tiên của
Việt Nam, nhằm cung cấp những nguồn thông tin khoa học cho người Việt Nam và
nâng tầm nền khoa học nước nhà bằng các bài báo của các nhà khoa học Việt Nam
công bố trên các tạp chí quốc tế.
Năm
2014, anh nhận được giải thưởng và học bổng nghiên cứu khoa học của Quốc hội
và Bộ Quốc phòng Mỹ trao tặng cho các nhà khoa học xuất sắc trong lĩnh vực
ung thư; giải thưởng và học bổng nghiên cứu khoa học của một số tổ chức dành
cho các nhà nghiên cứu ung thư xuất sắc và nhiều giải thưởng khoa học do Viện
MD Anderson, Trường Đại học Texas, VEF, Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ… trao tặng.
|
Ngưỡng mộ Tiến sĩ Liêm.
Trả lờiXóaTội nghiệp anh chàng Liêm bị tụi tư bản dãy chết bóc lột ...
Trả lờiXóaở thiên đường XHCN chắc chắn anh sung sướng hơn nhiều, ngày ngày dạo phố bán buôn gì đó thay vì vuì đầu trong phòng thí nghiệm
Mà sao ngưòi việt nổI tiếng toàn bị tụi tư bản dẫy chết đào tạo dể bóc lột không vậy cà ?
"Từ tiếng Pháp chuyển sang học tiếng Anh đã khó"
XIn phép nói là tác giả viết cái này trật 100% ..học tiếng anh chuyển qua pháp chứ pháp qua anh dễ hơn nhiều ... vì tiếng anh và pháp có rất nhiều từ vựng giống nhau, mà câu cú của anh thì dễ hơn tiếng pháp cả trăm lần ..
(Bản thân tôi đang sống ở canada, vùng nói cả tiếng anh và pháp nên hiểu rõ)
"Từ tiếng Pháp chuyển sang học tiếng Anh đã khó". Đúng là câu này sai. Anh ta đâu có chuyển... tàu xe đâu? Nói đúng phải là, "học thêm một ngoại ngữ nữa là tiếng Anh.
XóaTôi cũng đồng ý học tiếng Pháp khó hơn tiếng Anh về ngữ pháp. Nhưng tiếng Anh khó hơn tiếng Pháp về khoản nghe và nói. Dù sao, khi đã biết giỏi một ngoại ngữ thì việc học thêm ngoại ngữ sẽ dễ dàng hơn.
Nói chung, các nhà báo VN hiện nay trong cách viết hay phang bừa, mà không biết độc giả rất nhiều người giỏi hơn họ.
Đây là công của đảng cộng sản đã đào tạo ra anh Liêm và gửi qua tư bản "giẫy chết" để giúp họ phát triển khoa học đó nha. Nếu anh Liêm ở Việt Nam thì chỉ làm trợ giảng quèn, lãng phí hè.
Trả lờiXóaKhông sao, anh ta sẽ... đi bán bảo hiểm, cho đỡ lãng phí tài năng.
XóaÐây là một chứng cớ về giải đất Việt Nam thường sản xuất nhiều nhân tài hơn hẳn các nước xung quanh,nhưng dân vẫn nghèo và đời sống cùa đa số người dân còn rất lạc hậu! Vì tình trạng của đất nước vẫn bị loan lạc triền miến! Mặc dầu 40 năm qua tiếng súng đã không còn,mà lòng người thì sôi sục vì đời sống luôn bấp bênh, nên đa phần người ta tìm đường đi tìm kiếm nơi yên ấm khác,ở nơi xa họ được phát triển về mọi mặt cả về vật chất lẫn tinh thần.Muốn đất nước này phát triển như các nước xung quanh chúng ta cần những người có tâm với dân tộc và có tầm nhìn xa trông rộng: Biết đâu là cái đáng đầu tư để mang lại nhiểu nguồn lợi cho dân tộc.
Trả lờiXóaỞ VN có tài mà không có đảng thì không làm ra gì cả. Có đảng là có tất cả dù là hoạn lợn, lớp năm hay tiến sĩ giấy
Xóamột bài viết quá hay - em xin phép được tải về trang FB cho nhiều người cùng đọc và để cho thấy việt nam mình rất nhiều tài năng , chỉ có thể chế nhà nước này không sử dụng đúng tài năng của họ , khiến chúng ta mất đi nhiều tài năng phục vụ cho chính đất nước mình
Trả lờiXóaTôi đọc bài viết của " nhà báo " Hải Nguyệt , đúng chất giọng của " phóng viên báo tỉnh " , và có hơi hướng của DLV " đảng ta " ! Thực tình bây giờ mà phải đọc các tờ báo địa phương " cấp tỉnh " thấy nó ngán không chịu nổi , toàn cái giọng " ăn theo nói theo " hoặc là tụng ca chế độ , cấm có dám đụng đến mảng " phòng chống suy thoái , tham nhũng của các quan chức ..." . Chính vì thế nó thường được" núp bóng " dưới tiêu đề : tiếng nói của tỉnh đảng bộ ... chứ không phải " tiếng nói nhân dân " ! Thật là " không có thì trách không có , có thì lại chẳng để làm gì " ! Người dân bây giờ mấy ai đọc báo của " cơ quan tỉnh đảng bộ " , có chăng là các cơ quan ban ngành của tỉnh phải đặt mua và " giải buồn " cho các cụ hưu trí mà thôi .
Trả lờiXóaỞ Mỹ từng có ký giả Trọng Minh viết sách
Trả lờiXóa"Vẻ vang dân Việt" nhưng nếu người đọc
dễ tin mà không kiểm chứng với thực tế
thì rất dễ bị đối tượng (nói đến) "nổ" tự do
khi tác giả lại không chiụ tìm hiểu kỹ cho
đúng với tinh thần khoa học !
Ở Nha trang các thầy cô kể cả dạy đại học, đều có công nghệ làm tiền khác ngoài đứng lớp, khỏi phải nghiên cứu như TS Liêm cho đâu đầu. Đó là tiếp thị nước rửa chén của "A-gây", trúng ra phết. TS Liêm khờ quá, học xong không chịu về, ở bên đó cho bọn dãy chết nó bóc lột chất xám.
Trả lờiXóa