Xu hướng xây dựng trung tâm hành chính hoành tráng
đang được nhiều địa phương thực hiện dù Quốc hội, Chính phủ yêu cầu thắt chặt đầu tư công |
Sở dĩ có hiện trạng như ngày hôm nay là vì chúng ta đã
dàn ra một trận địa quá lớn về đầu tư công.
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược
phát triển đã chia sẻ với Đất Việt về quan điểm của mình trước việc Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh có chia sẻ ông choáng váng vì các bộ, ngành,
địa phương trình kế hoạch đầu tư cho 5 năm tới vượt quá xa so với khả năng tự
cân đối. Theo TS Hồ: "Việc đầu tư công vốn đã quá “hoành tráng” rồi nên
giờ thu lại rất khó".
Đã 'hoành tráng' giờ thu lại rất khó
PV: -Thưa ông, mới đây dư
luận không khỏi bức xúc khi hay tin một công trình nhà hát tại một huyện ở Đan
Phượng, Hà Nội có mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng nhưng đang bị dừng vì thiếu vốn.
Hiện nhiều địa phương vẫn đang lên kế hoạch xây trụ sở với số vốn hàng nghìn tỉ
đồng. Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công lãng phí được nhắc đến nhiều trong
suốt thời gian qua, song mới đây các 'trát' gửi lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư để
xin kế hoạch đầu tư cho 5 năm tới vẫn tiếp tục tăng, của các địa phương cao gấp
10 lần, các bộ thì gấp 20-30 lần khả năng cân đối khiến Bộ trưởng cũng phải
choáng váng. Ông bình luận gì về điều này?
TS Lưu Bích Hồ: - Tôi cho rằng điều này đang phản ánh đúng hiện trạng
phân bổ vốn đầu tư trong suốt thời gian qua. Tôi nghĩ hơn ai hết Bộ trưởng là
người hiểu rõ tình hình thực tế hiện nay như thế nào.
Việc Bộ trưởng choáng váng không chỉ thể hiện sự đưa
nhu cầu lên quá cao của bộ ngành, địa phương mà một phần cho thấy tình hình
chậm chuyển biến của nền kinh tế. Do vậy, cá nhân tôi cũng đồng tình với nhận
định của Bộ trưởng.
Nhưng có thể thấy rằng sở dĩ có hiện trạng như ngày
hôm nay là vì chúng ta đã dàn ra một trận địa quá lớn về đầu tư công nói riêng
và đầu tư nói chung. Việc đầu tư công vốn đã quá “hoành tráng” rồi nên giờ thu
lại rất khó.
Bây giờ các bộ hay địa phương đăng ký lên dù là vượt
khả năng cân đối cũng không phải có nhiều dự án mới mà là những cái đã dở dang
hoặc đã có trong quy hoạch cả rồi bây giờ đưa vào thực hiện.
Nhưng để thực hiện được những quy hoạch, kế hoạch đã
đặt ra từ trước đó thì gấp 20-30 lần cũng là đúng.
Trước đây chúng ta làm quy hoạch cũng không tính tới
tất cả những khả năng này. Nhất là quy hoạch kết cấu hạ tầng vẽ ra rất hoành
tráng.
Trên thực tế có những dự án đầu tư đặt ra là cần thiết
nhưng làm vào thời điểm nào lại là chuyện phải tính. Giống như sân bay Long
Thành thời gian qua cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải xây dựng ngay,
nhưng khả năng để đầu tư như thế nào, có đủ vốn để làm nhanh đúng như tiến độ
mong muốn là câu chuyện không đơn giản.
Cho nên tôi muốn nhấn mạnh một điều rằng có những đầu
việc chúng ta đã đặt ra từ lâu và thực hiện được kế hoạch đó cũng đủ gấp hàng
chục lần số vốn có thể cân đối.
PV:- Tình trạng này diễn ra trong bối cảnh liên
tục trên các diễn đàn gần đây Quốc hội, Chính phủ kêu gọi thắt chặt đầu tư
công, dừng các công trình xây dựng chưa cần thiết. Thủ tướng còn nói thẳng
nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 chỉ ở mức khiêm tốn, với mức tăng
khoảng trên dưới 10%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế danh
nghĩa 13,5-14%; và ngày càng giảm trong cơ cấu tổng đầu tư toàn xã hội. Thế
nhưng việc các bộ ngành, địa phương vẫn tiếp tục tăng con số đầu tư, phải chăng
tâm lý 'xin -cho' vẫn có hiệu lực? Theo ông phải nhìn nhận như thế nào khi tình
trạng 'xin liều' được thì tốt, không được cũng không sao?
TS Lưu Bích Hồ: - Điều này đã quá rõ ràng. Cả trong tâm lý, ý thức rồi
cách làm của chúng ta vẫn là như vậy mà chưa thấy có gì đổi mới. Cho nên vấn đề
đặt ra ở đây là chúng ta phải xử lý chuyện này một cách căn bản.
Dẫu
biết rằng để làm được điều đó cần cả một quá trình nhưng thực sự chúng ta làm
quá chậm chạp.
Và tôi cho rằng kiểu làm xin - cho này sẽ còn tồn tại
lâu bởi những quyết tâm cùng với động thái thay đổi xem ra vẫn khá mờ nhạt.
Bây giờ không phải chỉ có các bộ ngành, địa phương
thích 'xin' mà ở trên cũng muốn 'cho'. Đây cũng là một trong những chỗ để 'ghi
điểm' để nhận được sự ủng hộ mỗi khi cần .
Hơn nữa là tư duy của các bộ ngành, địa phương mới
đang chỉ nhìn thấy mình chứ chưa nhìn thấy cái chung của đất nước nên mới có
chuyện ham kéo về cho mình. Những đề xuất đưa ra nhiều để tìm cách kéo về
ngành, địa phương mình sao cho được nhiều .
Chỉ những người đi từ dưới lên, rồi phải làm cái công
việc cân đối ở trên thì mới thấy rõ điều này.
Ngoài ra vẫn có tư tưởng muốn làm nhiều để có thành
tích hay đăng ký 10 được duyệt 5 là vừa. Đây vẫn là lối làm cũ từ xưa còn tồn
tại.
Thứ ba nữa là sự phân công, phân cấp của chúng ta chưa
ổn. Chúng ta mới có luật đầu tư công nhưng có luật rồi phải đi đôi với đổi mới
toàn bộ hệ thống phân cấp. Chúng ta hiện vẫn đang để cho các địa phương được tự
quyết định nhiều.
Do tự quyết định nhưng lại không có khả năng cho nên
muốn đầu tư nhưng không có vốn nên phải đi xin. Điều này có thể thấy rõ vì số
tỉnh có khả năng tự cân đối ngân sách là rất ít (chỉ khoảng 14/63 tỉnh). Như
vậy các tỉnh còn lại là phải phụ thuộc vào cấp thêm ngân sách của trung ương.
Bao nhiêu năm qua chúng ta đầu tư theo kiểu hình quả
mít. Cá nhân tôi đã 3 lần phải trực tiếp soạn thảo chiến lược 10 năm thì hiểu
rõ có những điều không vượt qua được, đó là đề ra quá nhiều nhưng thực hiện
được rất ít. Chúng ta không tập trung sức để làm một số việc mà thường dàn
trải. Cho nên đầu tư của chúng ta chính là thể hiện chiến lược, theo kiểu quy
hoạch đó.
Không quyết liệt sẽ gặp những khó khăn lớn
hơn
PV: - Từ tâm lý
xin cho như vậy nên mới có tình trạng với dự án vài nghìn tỷ, sai sót thất
thoát tiền tỉ nhưng vẫn được cho là bình thường, không hề hấn gì. Như vậy có
thể thấy tiền đầu tư rơi rớt từ khi làm dự án tới tổ chức thi công công trình.
Với tâm lý như vậy liệu nguồn vốn đầu tư thực được sử dụng như thế nào, thưa
ông?
TS Lưu Bích Hồ: - Đây quả thực là một tồn tại có từ khá lâu mà Trung
ương, Quốc hội và Chính phủ đã bàn nhiều nhưng sửa được thì rất khó và rất chậm.
Nhưng như tôi phân tích ở trên là không phải một yếu
tố tác động mà là nhiều yếu tố cùng tổng hòa với nhau. Ngay từ quan điểm phát
triển của chúng ta cũng giải quyết chưa thật tốt. Chúng ta vẫn đang chạy theo
những cái hình thức, không thực chất. Có những dự án nói là thiết thực nhưng
thực chất lại rất lãng phí.
Ngay như mục tiêu tăng trưởng cũng thế thôi. Chúng ta
cứ đặt ra là phải đạt tăng trưởng cao, điều đó là cần thiết nhưng chất lượng
tăng trưởng như thế nào thì chúng ta vẫn chưa chú tâm. Tức là thay đổi ngay từ
trong ý thức, tâm lý là chưa có.
Với đầu tư cũng vậy, không có đầu tư thì sao có tăng
trưởng nhưng không phải ai cũng hiểu đầu tư như thế nào mới có tăng trưởng tốt.
Và để đạt được tăng trưởng tốt và có chất lượng, hiệu quả thì phải phát triển,
ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới quản trị mới cải thiện được tình hình.
Có thể thấy đã nói nhiều về phát triển khoa học công
nghệ nhưng chúng ta vẫn chưa làm được bao nhiêu. Về quản trị dù có những lĩnh
vực chúng ta thuê cả quản trị của nước ngoài (như trong giao thông) nhưng còn
nhiều công trình thể hiện sự kém cỏi như kiểu đường sắt trên cao ở Hà Nội.
PV: - Theo số
liệu thì đến cuối năm 2014, dư nợ công của Chính phủ chiếm 63% GDP và đến cuối
năm 2015 thì dự nợ công chiếm 64% GDP. Trong khi đó, Việt Nam đã bắt đầu
phải đi vay để trả lãi vay và trả nợ nước ngoài ngày càng nhiều. Trong bối cảnh
này việc 'vung tay' trong đầu tư xây dựng cơ bản cần được áp kỷ luật như thế
nào?
TS Lưu Bích Hồ: - Tôi nghĩ đầu tiên chúng ta phải thay đổi mô hình
tăng trưởng. Để làm được điều này thì phải bắt đầu từ việc thay đổi quan điểm,
ý thức, từ đó chuyển thành thể chế và tổ chức thực hiện.
Và chúng ta có một hạn chế rất lớn bộc lộ trong thời
gian qua, đó là nói nhưng không làm hoặc làm không tốt.
Thách thức lớn nhất của tái cơ cấu kinh tế chính là do
tổ chức thực hiện của chúng ta còn kém.
PV:- Theo đánh giá của cá nhân ông, vì sao chủ
trương thắt chặt đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn vốn công được nói nhiều nhưng
thời gian qua việc thực hiện xem chừng không triệt để? Chính phủ cần phải thêm
những biện pháp gì để hạn chế tình trạng 'bóc ngắn, cắn dài', thưa ông?
TS Lưu Bích Hồ: - Kỷ luật chưa nghiêm thì rõ rồi. Điều này Đại biểu
Quốc hội Trần Du Lịch đã từng nói ăn nhậu thế nào rồi cũng thanh quyết toán
được. Điều này được nói thẳng trước Quốc hội, nhưng cũng chưa giải quyết được .
Tôi muốn nói rằng dù thế nào cũng phải thắt chặt chi
tiêu , nhất là trong năm 2015 có rất nhiều lễ kỷ niệm lớn thành ra sẽ phải tổ
chức nhiều sự kiện, phải tổ chức Đại hội Đảng các cấp…, nên chi tiêu phải chặt
chẽ, cái gì không thật cần thiết thì phải siết chi.
Còn trong đầu tư chúng ta phải tìm ra những ưu tiên,
trọng điểm thực sự để làm chứ không thể dàn trải mãi. Đây là trách nhiệm của
người gác cổng cho Chính phủ mà ở đây là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thực tế chúng ta chỉ còn 5 năm nữa để thực hiện Chiến
lược nên vì thế mà không thể không xoay chuyển. Trong 5 năm nữa nếu như chúng
ta không phấn đấu để có được mô hình tăng trưởng tốt thì chúng ta sẽ gặp những
khó khăn lớn hơn.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!
Bích Ngọc (Thực hiện)/ĐVO
--------------
1 chính phủ quá yếu kém. Đi vay khủng rồi công bố tỉ lệ phát triển "ổn định" hàng năm nhờ... nợ từ các khoản vay!
Trả lờiXóaChú phỉnh!
Nguon luc cua dat nuoc dang bi don cho bon xoi thit va dot nat. Kinh te tu nhan bi bo roi va chen ep thi nen kinh te khong co cai goc de phat trien
Trả lờiXóaphải có XÂY to, mới có nhiều mà CẤT (xây cất ở VN)
Trả lờiXóakhông làm thế thì lấy đâu ra, với lương bọ trưởng triệu hay thủ tướng chục triệu, cho con đi du học ở nước ngoài ?
Đại tá Bồng đăng bài này gợi ý cho mọi người nhớ lại "Những công trình trên mây", "Băn khoăn cầu chữ Y" (dự kiến đầu tư 2000 tỷ đồng), "Dự án cầu Cần Thơ 2 vượt sông Hậu 1 tỷ USD", "Dự án xây dựng bờ kè sông Hậu (từ vàm Cái Sắn đến vàm Cái Cui)", "Dự án đường cao tốc Cần Thơ-Phnompenh"... dưới thời bí thư Nguyễn Tấn Quên - xí xí Nguyễn Tấn Quyên.
Trả lờiXóaHoàn cảnh ra đời của những dự ớn kể trên xuất phát từ các chuyến thăm của lãnh đạo TW với câu nói như lập trình "đồng ý về nguyên tắc", "đồng ý chủ trương"... Thế là đất đai "treo ngược trên cành cây", dự án ngâm... và cho đến giờ này, tháng 2/2015, các dự án kể trên vẫn chưa hề có một chữ nào trong Nội dung dự án ghi trên giấy trắng, mực đen.
Tuy nhiên, "Dự án cầu Chữ Y" đã kéo dài ít nhất khổ đau cho một công ty từ Hà Nội vào từ đầu những năm 2000, giám đốc dự án đưa vợ con vào ở hẳn tại Cần Thơ, sinh thêm con trai nay đã vào lớp 1 mà dự án của công ty này (Nhà hàng-Resort) vẫn bị treo dài dài chưa biết tới lúc nào.
Thật khủng khiếp với các ý tưởng, chủ trương dự án (dự ớn) của các quan đầu tỉnh.