Dòng họ nhà chuột kể hoài không hết vì chúng có những
35 họ, mỗi họ có khoảng 350 loài, xã hội chuột trong tự nhiên được tổ chức theo
điều kiện phân tán, hoặc tụ 'nhóm' che chắn cho nhau để tồn tại và sinh sôi nảy nở.
Một vài loài chuột điển hình.
Chuột nhà, chuột cống, chuột bao (pocket mouse), chuột
nhảy, chuột đồng, chuột chù, chuột quyền chức, v .v…
Chuột nhà – Có hàm răng rất sắc có thể gặm xuyên qua
các tấm gổ và bức tường. Nên chúng có thể đột nhập vào nhà dân dể dàng. Trong
khi có hàng trăm giống chuột hoang khác không làm được như thế. Chuột nhà cũng
là những kẻ leo trèo rất giỏi.
Chuột cống - Chuột không cần sinh đẻ có kế hoạch. Theo
khảo sát, chỉ trong một năm một cặp chuột cống gây cả bầy đàn con, cháu, chắt,
chít cộng lại cả hơn 15.000 con. Nguyên nhân là chuột phát dục nhanh, số lần đẻ
nhiều, thời gian mỗi lứa đẻ ngắn hạn, số con mỗi lần đẻ đông. Chuột cống có thể
đẻ 2-8 lứa mỗi năm, mỗi lứa 4-8 con, nhiều là 12-17 con. Chuột con chỉ sau 2
ngày tuổi là mở mắt và có thể rời mẹ để sống độc lập. Chuột cống 2-3 tháng tuổi
là có thể bắt đầu mang thai rồi. Chuột các loại thường đẻ quanh năm.
Chuột bao (pocket mouse) - Một loại chuột khá phổ biến
ở Mỹ, đặc biệt ở các vùng khô là chuột bao (pocket mouse). Chúng rất xinh xắn
với đôi mắt to và bộ lông bóng bẩy, nhưng đừng để bộ dạng đó lừa bạn. Chúng rất
bẩn thỉu và thích lẻn vào hang chuột khác ăn con non của đồng loại.
Chuột nhảy - Một loại chuột khác có thể nhảy giống như
con Kangaroo bên Úc. Nó nhảy một bước dài 1,5m và nhảy cao tới 45cm trong không
trung. Trong khi các loại khác thì có cách di chuyển riêng. Chẳng hạn như chuột
vàng. Một loại chuột lông vàng rất đẹp sống ở các khu đầm lầy miền nam nước Mỹ
thích trèo cây và nhảy cành nầy sang cành khác. Nếu chẳng may nó bị rơi xuống
nước thì cũng không sao, bởi nó còn là một tay bơi lội cừ khôi.
Chuột đồng - Chuột đồng ở Oregon Mỹ, là loài thuộc
diện nguy cấp. Chúng có lông màu đỏ, sống trên các cây linh cam to khổng lồ,
chúng là những kẻ leo trèo tuyệt đỉnh và xây những chiếc tổ rất lớn giống như
tổ chim trên các cành cây và sống trong đó. Chúng ăn hạt trong quả linh cam.
Một con chuột đồng đỏ có thể sống cả đời trên một cây và không bao giờ xuống
đất. Theo (benracenspeli)
Chuột chù - Chuột chù có kích cở tương đương chuột
thường và chuột đồng, nhưng lại rất khác. Ta có thể nhận ra bởi cái mỏm rất dài
và hàm răng rất sắc, chúng thường ủi đất làm hang, lùng sục ngày đêm kiếm mồi.
Lượng thực phẩm chúng cần tương đương với trọng lượng của chúng nên chúng rất
tạp ăn. Vì đặt tính nầy hàm răng rất sắc, tạp ăn, nên người ta ví kẻ đứng đầu
một đại công ty năng lượng Mỹ là loại chuột nầy. Nó đã ăn đứt và phá nát một
đại công ty tiếng tăm hàng đầu của Mỹ khiến 4,500 công nhân bị mất việc, qủy
đầu tư bị mất ngót 60 tỷ dollars, làm điêu đứng hàng triệu người già trắng tay
tiền dành dụm khi về hưu. Nó còn gây sụp đổ hệ thống tín dụng, chứng khoán
khiến kinh tế Mỹ phải chao đảo một thời.
Đừng quên chuột là động vật có vú tiết ra sữa (động
vật bậc cao). Đại não phát triển, đặc tính phản xạ có điều kiện. Vì thế chuột
rất khôn. Ria chuột thường dài và rất nhạy với các rung động trong không khí.
Chính vì thế (mà tại Việt nam gần đây không thua gì Mỹ), ria chuột đã đánh hơi
được mùi dollars, và răng chuột, tên đồng nghĩa với "mã" là ngựa là
Ngọ… đã cắn nát bề dày xấp bạc một triệu dollars mới bị phác giác. Cuối cùng
chuột tên "Ngọ" nầy bị bắt phải uống thuốc chuột chết trong
"hang" thay cho đồng bọn để xác và tiếng khỏi bay thối tùm lum. Đúng
là thân người, kiếp chuột !
Trên đây chỉ nêu lên vài mặt tiêu cực của chuột mà
thôi. Còn mặt tích cực của chuột: Chính chuột đã hy sinh mạng sống của mình
trong các phòng thí nghiệm để con người tìm ra thuốc chửa bệnh tiểu đường cũng
như ung thư vú. Và gần đây có 20 chú chuột cùng du hành vũ trụ với con người
trên phi thuyền SPACEX FALCON để góp phần thí nghiệm mang lại lợi ích cho khoa
học. Con người khi chết mới dám hy sinh thân xác của mình cho việc chung.
Chuột còn mang sự tinh khôn của mình để dành phần làm
chủ các loài khác, như chuyện kể trong dân gian rằng: Trên Thiên Đình lúc bấy
giờ, lục súc tranh công, không ai chịu nhường ai nên Thiên Đình tổ chức một
cuộc thi chạy đường dài (marathon). Ai thắng cuộc sẽ được cho đứng đầu bảng.
Ứng thí nhiều lắm, nhưng đường dài một số lớn bỏ cuộc chỉ còn lại 12 con.
Đích gần đến làm sao thắng cuộc đây, đó là câu hỏi hóc
buá với chuột, vì biết mình bé bỏng làm sao thắng được với các loài khác to lớn
hơn mình, nên phải lập kế " ăn thua". Chuột bèn bám chặt vào đuôi
trâu, mượn nước rút của trâu để vượt thắng. Khi gần chạm đích, chuột bèn cố sức
cắn vào đuôi trâu một phát thí mạng. Trâu bị đau bất ngờ, vung mạnh đuôi, chuột
văng qua đích. Dù bị bất tĩnh vài giây, nhưng chuột cũng phải vội vàng lồm cồm
bò dậy trình diện Thiên Đình. Chuột (Tý) được Thiên Đinh công nhận vô địch,
đứng đầu 12 con giáp, kể theo thứ tự mhư sau: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ,
Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, từ xưa cho đến nay… và muôn năm luôn.
Cũng trong dòng họ được gọi là nhà chuột đi vào thời
đại mới. Chuột nầy có hai loại: loại có đuôi và loại không đuôi. Chúng cũng
không cần có kế hoạch sinh đẻ nên đẻ rất bạo, đẻ hàng loạt vài chục ngàn con
một lứa, đẻ quanh năm không ngưng nghỉ. Đẻ xong, chúng tìm cách chui vào nhà
dân, nhà trường , nhà thương, cũng như ngân hàng và các đại siêu thị. Thậm chí
còn chui vào dinh thự tổng thống và các quan chức nhà nước nữa. Thế nhưng không
ai tìm cách diệt chúng vì chúng không gây mầm bệnh nguy hại đến con người.
Không đào tường khoét vách, không gây sợ hãi cho đàn bà, con nít, không phá
hoại mùa màng hoa màu, không gây ô nhiểm môi trường sống để con người ghê sợ
phải tìm cách xa lánh chúng. Ngược lại, đôi khi con người còn ôm chúng mà ngủ
nữa là đàng khác.
Chúng không phải là loài chuột hoá kiếp: từ vượng lên
người rồi từ người xuống chuột như hai trường hợp đã nêu trên. Chính chúng bị
gọi nhầm tên là "chuột"chứ thân tâm chúng không có gì là loài chuột
cả. Chúng rất tinh anh nhạy bén với mọi tình huống, chúng giúp ích con người
tìm ra sự sống mới trong thế giới bao la nầy.
Đó là chuột Điện Tử. Hằng ngày có hàng tỷ người trên
thế giới cầm chuột điện tử trong tay để điều hành công việc trong mọi nơi, mọi
chốn. Chúng theo phi thuyền bay cao trên hành tinh, chúng lặn sâu dưới đại
dương với tàu ngầm nguyên tử hiện đại, rồi chúng cũng có trong tay các cô, các
cậu sớm mai theo mẹ đến trường nữa. Đôi khi vì ganh tức với chuột, người ta phá
chuột, chuột bị ngưng trệ khiến bao biến cố xãy ra: Điện bị tắt, nước bị ngưng
chảy, sinh hoạt đời sống bị xáo trộn vô lường. Thế mới thấy chuột điện tử vô
cùng quan trọng trong thế giới ngày nay và trong đời sống của chúng ta nữa. Có
phải: Thân chuột, kiếp người không, vì chuột nầy được con người "sinh ra. "
Thế mà có kẻ đang làm kiếp người bỗng dưng đổi qua làm
kiếp chuột để phá phách sự an bình của đồng loại do gian tham quá đà, như vụ
"chuột chù" làm sụp đổ đại công ty năng lượng Mỹ, đã gây phẩn nộ lớn
trong dân chúng. Vì thế chính phủ Mỹ phải ra tay diệt chuột, nhưng đánh chuột
sợ bể lọ qúy (luật pháp) nên cù cưa cả năm trời chưa xong. Cuối cùng
"chuột K. Lay" chết vì chứng nhồi máu cơ tim (Heart attack) ngày
07/05/2002.
Đến đây ta nhớ lại câu nói của một vị thiền sư:
"Khi sinh ra, ta khóc, mọi người cười. Ăn ở làm sao đến khi ta nhắm mắt
xuôi tay, ta cười. Mọi người khóc vì ta".
Trong trường hợp trên. Ai là người sẽ dành cho
"chuột chù" đó giọt nước mắt? Vì "chuột" đã chết nhưng còn
để lại muôn vàn di chứng đáng thương cho con người vì trót lở gởi niềm tin vào
"chuột chù" đó. Ít ai biết rằng:. Sau biến cố trên. Hằng trăm người,
hàng ngày phải vào tu viện Phật giáo gần San
Diego California sắp
hàng ăn cơm chùa độ nhật (vì cửa chùa rộng mở). Ban đầu thiền viện ngỡ rằng
thiền sinh ngộ giáo ngày càng đông…thông thường thiền viện chỉ nấu 100 phần ăn
là đủ, nhưng, ngày càng thấy thiếu phải nấu thêm, nấu thêm cho đến con số ngót
trên 200 phần mới đáp ứng được nhu cầu "Phật sự".
Tìm hiểu sự việc, sư trụ trì thấy được, và thương cho
số người đến ăn trên là do hoàn cảnh của họ, vì đã mất trắng tay sự nghiệp của
mình qua biến cố "chuột chù "nầy, và Ngài mong họ tiếp tục đến
"dưa muối" với Ngài. (Tôi không là nạn nhân trên, chỉ đến đây ngắn
hạn nên biết được chuyện) cho đến khi có thể dựa núi đứng lên được thì thôi.
Thiền viện có mặt theo chí nguyện độ đời, là tiếp tay xoa dịu phần nào nỗi đau
của qúy vị trong lúc nầy. Văn hoá Việt nam có câu: "Thương người như thể
thương thân". Xin quý vị đừng ngại.
Với lời nói nhân từ và chân thành ấy, khiến nhiều
người ngấn lệ vì họ nghĩ: đã không đóng góp được gì cho chùa, mà còn đến ăn
chùa nữa, qủa là điều đáng trách, nhưng biết làm sao hơn, khi tình huống của họ
bỗng dưng bị rẻ vào ngỏ cụt quá ư ngặt nghèo.
Họ ngỏ ý phát tâm làm công quả cho chùa, cho thiền
viện để chia xẻ chút nào lòng thành báo đáp. Nhưng ngặt nỗi, không có việc làm
bằng chân tay cho họ, vì họ là thành phần các chuyên viên kỷ thuật cao trong
các hảng xưởng của công ty trước ngày sụp đổ. Làm sao họ có thể cầm cuốc, cầm
xẻng, đắp đường vào làng trên xóm dưới của thiền viện được. Tuy công việc của
thiền viện còn rất đa đoan, vì hàng tháng, hàng năm, thiền viện luôn luôn phát
triển để đáp ứng nhu cầu tu tập của thiền sinh đến tu thiền toàn thời gian,
cũng như bán thời gian.
Cuối cùng thiền viện phải có chương trình riêng ngắn
hạn dành cho họ, vì biết họ chỉ tạm đến nơi đây trong cơn nguy khó mà thôi.
Trong số họ là người đa quốc gia, có nhiều tôn giáo khác nhau nên thiền viện
không bao giờ đề cập đến tôn giáo mình trong thiền. Ngay cả đình thiền to lớn,
uy nghi nầy cũng không có dấu hiệu Phật giáo trong đó để khỏi gây ấn tượng là
nơi chiêu dụ tín ngưởng của các tôn giáo khác về với mình. Hằng ngày họ chỉ học
:toạ thiền, hành thiền, thiền nằm và đọc sách trong thư viện, (sách viết bằng
tiếng anh).
Đặc biệt thiền nằm, là nơi mọi người có thể nằm trải
người ra trên mặt nền gổ của thiền đình. Có cô, có thầy hướng dẩn hít thỡ, và
hát cho nghe những bài hát thiền, nghe như lời ru của mẹ vổ về cho con ngủ ngày
còn thơ ấu. Chẳng mấy chốc sau, có tiếng ngáy nghe mùi tai … phát ra một cách
tự nhiên như ở nhà mình vậy. Nhưng không sao, sau tiếng hát ru hời vổ về giấc
ngủ của các cô. Đây là những phút chính họ trút bỏ được ưu phiền, lo âu trong
nghịch cảnh mà họ đã gặp phải. Tìm được giấc ngủ như vậy còn hơn ngồi ủ rủ buồn
phiền lo lắng. Âu cũng là một phương pháp "cứu khổ"của thiền viện đề
ra cho bá tánh tùy hoàn cảnh của mình mà thọ nhận.
Toạ thiền và hành thiền là tập hít thỡ và kiểm soát được hơi thỡ của chính mình
khi hít vào và thỡ ra. Chuyện chỉ dẩn cho thấy. Một bác sỉ Việt nam khi còn là
sinh viên đang du học tại Pháp (Paris) ông bị lao phổi phải cắt bỏ 1/3 lá phổi
để chữa trị, sau đó phải cắt bỏ thêm phần nữa mới thôi. Từ đó ông tìm ra phương
pháp hít thỡ để tự cứu mình. Ông sống thêm 50 năm nhờ cách hít thỡ nầy. Hít thỡ
của thiền là đưa mình về với chánh niệm, với cái Ta của Ta đang có, đang sống.
Hít thỡ của vị bác sĩ là trị bệnh, vì phổi cần oxy để thỡ, để sống. Hít thỡ nào
cũng có giá trị cho sự sống ngang nhau . Xin nhớ rằng: Không bao giờ có sức
khoẻ tốt nếu ta làm biếng tập luyện. Đừng để đến lúc phải mượn hơi thỡ từ bình
dưỡng khí (Oxygen) để thỡ thì đã quá muộn.
Còn gì thanh thản, nhẹ nhàng bằng một sáng tinh sương,
trời trong, gió nhẹ, chân vừa bước mềm mại trên làn sỏi mỏng trải dài lên đỉnh
núi Yên Tử, mũi vừa hít thỡ không khí đồng nội vào phổi, vào tim rồi lang toã
lên não khiến não sản khoái, tạo cho ta sự hưng phấn yêu đời đầu ngày. Và cứ
thế đoàn người trên, nhờ tập luyện, nhờ lòng tu học kiên trì , ngày qua ngày họ
đã rũ bỏ được phần nào ưu phiền còn vướng mắc.
Thế rồi, họ âm thầm rời chùa, rời thiền viện để làm
lại cuộc hành trình vào nơi "gió cát" vì nghiệp dĩ là kiếp người còn
phải dấn thân. Có nghĩa là họ đã chống được gậy thiền, dựa núi đứng lên sau bao
ngày lao đao khốn khó, được chùa, được thiền viện thổi vào họ luồn gió mát của
thiền để làm hành trang ra đi.
Mấy tấm lều (bạt) che tạm dưới chân núi không còn nữa.
Họ đã trả lại màu xanh cho núi rừng thêm tươi. Trả lại núi, trả lại đồi, trả
lại không gian êm ã cho những bước chân sau nối tiếp bước chân trước và hơi thỡ
nhẹ nhàng khi hành thiền vòng qua đây.
Lao xao mấy cánh hoa rừng bay theo gió xuống đồi. Tựa
như lời chúc lành của toàn thể chư Tăng, Ni cùng thiền sinh còn lại. Mơ hồ gởi
đến họ tình cảm của người Việt nam sống âm thầm nơi chốn thiền môn, nhưng vẫn
nghĩ về họ ở cỏi xa xăm nào đó trong bốn phương trời…
Ngô Văn Thu/LH.n
---------------
Đây là "nhà" của Chuột cống Đầu đàn:
Trả lờiXóahttp://nguoiviettv.com/?p=22809
Nhìn các hình trong đó, ta sẽ thấy nhiều súc vật đội lốt người! Chúng cũng biết mặc vest kia đấy! Tội nghiệp cho các bộ vest...
XóaCòn một lũ chuột CS tham nhũng nữa chứ, nhưng ông Tổng Trọng nói rồi, không đánh bọn này, vì sợ vỡ bình CS quý giá.
Trả lờiXóaBác Thanh mới hô lên vài câu mà lũ chuột đã đánh trả không kịp đỡ.
Chuột ơi,hãy ăn thật nhiều vào,ăn thật no và no nữa đi con,đem vàng dát lối đi,chơi gái thật nhiều vào ,hưởng thụ hết mức đi ...=> cơ hội cuối cùng đã điểm ! nhanh lên kẻo không kịp !!!
Trả lờiXóaChuột có hàm răng rất sắc và sinh sản rất nhanh, vì vây chuột chúa còn có tên là Ngài răng chắc Kặt bền !
Trả lờiXóaRăng của chuột dài ra liên tục, nên nó cũng phải ăn liên tục để mòn bớt răng. Lão đó đúng là tướng chuột!
XóaNhưng chuột không giết hại nhau, không hạ bệ nhau, không sát phạt nhau, không mua bán chức, không dùng bằng giả, không nói dối, và không gọi nhau bằng đồng chí.?? Vậy thì chúng là con gì?! chúng nó còn biết đấu tranh giai cấp nữa cơ; nghĩa là nó muốn giết hết các loài khác để chúng nó một mình sống trên quả đất này thôi!! đố các ban đấy.
Trả lờiXóa