Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

"Công chúng chống đối là do bất an về kinh tế"


Là nhân vật đại diện đàm phán hiệp ước thương mại Thái Bình Dương khổng lồ cho Tổng thống Barack Obama, ông Michael Froman đang gặp một số thách thức.
Ông đang xúc tiến một vấn đề, mở rộng thương mại, mà công chúng theo các khảo sát dường như không quan tâm. Đảng Dân Chủ không thích ý tưởng này, vì thế ông dựa vào sự hợp tác từ Đảng Cộng Hòa với ông Obama.
Vị đại điện thương mại Hoa Kỳ chỉ có vài tháng để hoàn tất công việc trước khi Washington chuyển hoàn toàn sự tập trung vào cuộc đua bầu cử tổng thống năm 2016
Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn liệu thỏa thuận có khả năng sụp đổ không, ông Froman đã cười nhẹ. “Chúng tôi không tính đến khả năng thất bại,” ông nói.
Và thật lạ, ông có thể sẽ không thất bại.
“Nghị trình thương mại của tổng thống không có nhiều vấn đề mà ban lãnh đạo Đảng Cộng Hòa cho biết họ họ muốn thảo luận thêm với tổng thống,” Ông Forman nói. Bất chấp lịch sử chống đối ông Obama, mở rộng thương mại là niềm tin cốt lõi của Đảng Cộng Hòa. Hiện tại khi kiểm soát cả hai viện của Quốc hội, Đảng Cộng Hòa có động lực để ghi ít nhất một bàn lớn với Nhà Trắng.
Thời gian quả thật không còn nhiều – một số nhà quan sát thương mại kỳ cựu tin rằng nội cát phải thuyết phục được Quốc hội giao “quyền xúc tiến thương mại” vào trước mùa hè để hoàn tất các cuộc đàm phán với hơn 10 quốc gia châu Á, nỗ lực đi đến một thỏa thuận cuối cùng và được các nhà làm luật phê chuẩn. Nhưng theo ông Froman, các đối tác đàm phán của ông – trong đó có Nhật Bản – nước vẫn còn nhiều bất đồng về các vấn đề nông nghiệp và ô tô – đã sẳn sàng kết thúc nhanh chóng.
“Hầu hết các đối tác thương mại đều theo dõi chặt chẽ các diễn tiến chính trị tại Mỹ - chúng ta đều có những quy trình trong nước phải thông qua,” ông nói. Mục tiêu là hoàn tất thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương vào cuối năm 2015.
Ông cho rằng sự thờ ơ, thậm chí chống đối của công chúng là do sự bất an về kinh tế cũng như lịch sử bấp bênh của những thỏa thuận trước đó. “Họ có một loạt những mối quan tâm về pháp lý,” ông nói. “Câu hỏi đặt ra là liệu những thỏa thuận thương mại có khả năng giúp chúng ta định hình tương lai cũng như định hình quá trình toàn cầu hóa phù hợp với lợi ích và các giá trị Mỹ hay không.”
Ông Froman khẳng định TPP sẽ làm được điều đó. Ông cho biết thỏa thuận sẽ bao gồm những vấn đề bảo vệ môi trường và người lao động mà các nhà phê bình cho rằng Thỏa Thuận Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ còn thiếu – và áp dụng chúng không chỉ với Mexico và Canada mà cả với các đối tác châu Âu, chiếm “40% kinh tế toàn cầu.”
Ông đưa ra một số lợi ích cụ thể đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ từng không có khả năng đột phá và các thị trường xuất khẩu, và theo thỏa thuận này, sẽ có thể thuê thêm nhân công với mức lương cao hơn ở Mỹ. Các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực sẽ được lợi.
“Khi tham gia các thỏa thuận này chúng ta giảm những thuế suất và rào cản không thuế suất sản xuất, các thuế suất và rào cản không thuế suất nông nghiệp,” ông nói. Chúng ta mở cửa các thị trường dịch vụ. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực lên mỗi lĩnh vực trong nền kinh tế của chúng ta.
“Tôi đã nghe từ nhiều nhà đầu tư, và nhiều công ty đang hướng đến quyết định sẽ đặt nhà máy tiếp theo của mình ở đâu. Với các thỏa thuận thương mại, Hoa Kỳ sẽ được đặt ở trung tâm một mạng lưới các thỏa thuận giúp tiếp cận không hạn chế 2/3 kinh tế toàn cầu. Điều này khiến Hoa Kỳ trở thành một vùng đất hấp dẫn cho đầu tư.”
Cả công chúng lẫn Quốc Hội vẫn chưa bị thuyết phục. Ông Froman vẫn còn nhiều việc phải làm.
Khánh Lâm lược dịch/Theo CNBC
--------------

1 nhận xét:

  1. Là người nước ngoài,ông này chỉ nhìn ra một vấn đề
    chính mà ông đang quan tâm mà thôi !

    Trả lờiXóa