Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

ĐỪNG TƯỞNG KHOAI LÀ BỞ!

Sản phẩm alumina và hydroxit nhôm
* TÔ VĂN TRƯỜNG
Tây Nguyên không những nổi tiếng về tài nguyên khoáng sản, còn được coi là vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.
Nhân chuyến đi thị sát thực tế ở Tây Nguyên ngày 10/2 vừa qua, những người có trách nhiệm đã báo cáo  với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông tin rất đáng khích lệ tính đến nay, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký hợp đồng bán alumina với 11 khách hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm alumina và hydroxit nhôm, sản phẩm trung gian của nhà máy alumin với gần 20 khách hàng trong nước. 
Thông tin trên báo chí theo TKV cho biết đầu năm 2014, giá bán (FOB cảng Gò Dầu) alumina ở mức 300-310 USD . Cuối năm, giá đã tăng lên mức 350-360 USD/tấn. Giá bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn cao hơn so với tính toán của dự án trước đây là là 325 USD/tấn.
Tổng sản lượng tiêu thụ luỹ kết hết năm 2014 đã đạt xấp xỉ 663 ngàn tấn trong nước trong đó, năm 2014 tiêu thụ 492 ngàn tấn. Trong số này, TKV đã xuất khẩu 490 triệu tấn, đạt 160 triệu USD kim ngạch xuất khẩu và thu về hơn 90 tỷ đồng cho các hợp đồng trong nước. 
Đọc các con số này, theo tôi hiểu, một cái phải là tổng sản lượng sản xuất, một cái là tổng tiêu thụ, có nghĩa là TKV không xuất khẩu hết, còn tồn kho 173 ngàn tấn bẳng 26%  sản lượng.
Trong bối cảnh giá dầu xuống thấp, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách, thì thông tin hiệu quả và an toàn của dự án bô xít Tây Nguyên rất đáng khích lệ, có tác dụng trấn an người dân. Tuy nhiên, ngẫm suy thì không phải như chúng ta hy vọng.
Theo lẽ thông thường khi tính hiệu quả của phương án thường xẩy ra hai xu hướng chủ yếu. Thứ nhất là cố  tình tìm cách tính  để giảm nhu cầu về vốn đầu tư để vừa dễ được thông qua, vừa tạo khả năng tăng hiệu quả kinh tế trong tính toán. Về phương diện này, phổ biến nhất là không đưa nhu cầu đầu tư vào các ngành phù trợ như đầu tư vào giao thông vận tải, đầu tư về nguồn điện, nước. Ngoài ra, còn đầu tư vào hệ thống công trình hạ tầng xã hội để đảm bảo đời sống của người lao động đến từ tứ phương. Cố tình tính giá thành thấp (có liên quan đến mức khấu hao thấp vì vốn đầu tư đã hạ thấp), tính giá bán theo phương thức nhu cầu cao nên giá bán cao.
Thứ hai là nhân tố thời cơ tức thời điểm đầu tư có hiệu quả nhất. Có thể lấy cầu Chương Dương để minh họa khi hoàn thành đã phát huy ngay hiệu quả và vẫn đang tiếp tục phát huy dầu có thêm cầu Thanh Trì và Cầu Thăng Long. Thế nhưng khi hoàn thành cầu Thăng  Long thì phải một thời gian dài sau đó mới phát huy được hiệu quả chứ không phát huy ngay được như cầu Chương Dương.
Đối với dự án bô xít Tây Nguyên, giá xuất khẩu bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn cao hơn so với tính toán của dự án trước đây là là 325 USD/tấn, nghĩa là mỗi tấn cao hơn dự trù là 1,5 USD.  Mới nghe, dễ ngộ nhận là hiệu quả, nhưng thực tế người ta cố tình lờ tịt, né tránh, không  dám báo cáo với Thủ tướng về thực chất giá thành để so sánh với giá xuất khẩu mới thấy lỗ chỏng gọng!
Giá bán cao hơn dự tính 1,5US/ tấn thì thấy nhấn mạnh, xin hỏi thế còn chi phí môi trường, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu mà TKV xin giảm hàng chục US/ tấn so với quy định của nhà nước thì vì sao chẳng ai nhắc tới!?  Phương Tây có câu ngạn ngữ rất chí lý:”Một nửa cái bánh mì là bánh mì nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật”. Theo các tính toán trước đây, so sánh giá xuất khẩu với giá thành thì mỗi tấn alumina bán ra lỗ  khoảng 70 đô la/tấn, nếu ngày nay thời cơ được giá cao hơn dự tính mỗi tấn 1,5 đô la có nghĩa là bán ra 1 tấn vẫn lỗ 68, 5 đô la!
            Xin lưu ý, trong cách tính gía thành của Việt Nam chưa kể đến khấu hao mà theo thông lệ khấu hao sản phẩm công nghiệp khoảng 30% giá thành.  Có 2 loại khấu hao (1) Khấu hao giá trị trữ lượng của mỏ có nghĩa là lấy thì sẽ hết. Nếu mỏ thuộc nhà nước thì nhà nước lấy được bao nhiêu cũng có thể gọi là rent. (2)  Khấu hao máy móc, nhà xưởng dùng để khai thác mỏ. Khi bắt buộc phải tính khấu hao để trả nợ thì hiệu quả của dự án càng thảm hại.
 Dự án mới thực hiện trong 2 năm, đạt 75% công suất đã phải tính đến xây thêm khoang chứa bùn đỏ thứ ba. Chưa nói đến độ an toàn, và tác động đến môi trường xã hội, chỉ riêng cái tốc độ chiếm diện tích đất để làm hồ bùn đỏ đã như lưỡi gươm treo trên cổ người dân trong khu vực. Đã có nhiều phản biện khách quan và khoa học về các bất cập chế biến bùn đỏ thành sắt, tôi không nhắc lại trong khuôn khổ bài viết này . 
Thông tin về Công ty TNHH Trần Hồng Quân, là doanh nghiệp tư nhân 100% vốn trong nước duy nhất có mặt trong tổ hợp bauxite nhôm Tây Nguyên và được coi là một mắt xích quan trọng kết nối đầu ra cho chuỗi sản xuất alumina ở Nhân Cơ, Đắc Nông và Tân Rai, Lâm Đồng của TKV vv...rất đáng khích lệ về chủ trương xã hội hóa nhưng họ yêu cầu EVN bán điện chỉ với giá 5 cen/KWh so với giá thị trường là 7 cent mà muốn phát triển điện phân nhôm càng “bấu véo” vào nguồn điện hạn chế của dân!?
Đừng quên rằng dự án điện phân nhôm  triển khai ở Nhân Cơ được ưu đãi giá mua điện 10 năm đầu với giá rẻ hơn giá thị trường thì ngân sách nhà nước phải chi ra (qua EVN) hoặc móc túi người dùng điện tức là người dân, chứ lấy đâu ra để mà cân đối.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho biết Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đầu tư khoảng hơn 7.000 tỷ đồng vào 2 dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ (lấy nguồn vốn từ than) mỗi năm lỗ khoảng 1.000 tỷ đồng nên vẫn đang loay hoay chưa tìm được lời giải!   
Vấn đề xã hội quan tâm là hiệu quả và đóng góp của dự án bô xít Tây Nguyên  thực chất cho ngân sách được bao nhiêu? Xuất khẩu hàng triệu tấn mà chẳng mang lại lợi ích thì sao cứ phải tiếp tục và mở rộng làm gì?
Theo Thông báo số 245-TB/TW ngày 24/4/2009 của Bộ Chính trị có đoạn nêu rõ : ”Phát triển ngành công nghiệp khai thác bô xít, chế biến alumi, nhôm, có bước đi thích hợp từ nhỏ đến lớn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng” vv…
Người đọc hiểu tinh thần của Thông báo nói trên là làm thí điểm dự án bô xít Tây Nguyên. Nếu ngày nay, Nhà nước muốn chủ trương xã hội hóa phải rõ ràng, minh bạch, bởi vì Trung Quốc sẽ không ngần ngại, hỗ trợ “cánh hẩu” người Việt đứng ra để hợp thức hóa việc đặt chân chính thức vào Tây Nguyên thì hậu quả khôn lường. Lúc đó, cái hại nhất là người ta không chỉ thất vọng mà còn có thể suy diễn xa hơn. Không gì chán hơn là hy vọng mới nhen nhóm đã tan vỡ.
Đừng tưởng khoai là bở! Chúng ta có thể tham khảo thông tin phân tích nhìn vào buôn bán tương lai http://online.wsj.com/mdc/public/page/2_3021-londMetal.html?mod=mdc_cmd_pglnk. Điều đó có nghĩa là thị trường mua trước, thì giá aluminum sẽ  hạ, như vậy giá bô xít cũng phải hạ theo.
Xin mượn lời “Sớ táo quân 2015”  để kết luận cho bài viết này:
“Hàng nghìn tỷ đầu tư bô xít
Kiểu mần ăn lời ít lỗ nhiều
Dân kêu thì mặc dân kêu
Đã leo lưng cọp cứ liều xông pha”.
                      TVT  (Tác giả gửi BVB)
---------------

15 nhận xét:

  1. Dân kêu thì mặc dân kêu!
    Quan trọng quan có nhiều tiền là O
    K!

    Trả lờiXóa
  2. Những kẻ làm bauxite này, không dám nhìn thẳng vào mặt mình, mà nhìn qua gương rồi nói năng mơ hồ. Có điều họ rất hăng hái "khơi dòng chảy" bauxite về cái két sắt to tướng trong buồng ngủ nhà mình!

    Trả lờiXóa
  3. Các nước ở xứ xa đang đánh nhau và sẽ đánh to lắm,nhờ đó máy bay sẽ rớt lịch bịch,xư tăng,tàu chiến cháy chìm sạch sẽ vì các bênh tham chiến đều giỏi.
    Nhu cầu nhôm sẽ tăng cực mạnh,giá nhôm sẽ gấp ba hiện nay,như vậy chỉ trăm năm thì hoàn tất khấu hao và bắt đầu có lãi.
    Nghe tin xuất khẩu nhôm thì quá buồn,buồn như xuất khẩu dầu thô vậy mà.
    Hợp kim nhôm chưa thể đủ xài trong nước khoản trăm năm nữa.Hiện lại nhập khẩu,vậy nhà dân và khoa học kĩ thuật trốn ở đâu hè.

    Trả lờiXóa
  4. Khi chúng ta đến gần cuối thế kỷ hai mươi, chúng ta nhận ra rằng thế giới ngày càng thu nhỏ lại và mọi người trên thế giới càng nép lại bên nhau như trong cùng một cộng đồng. Chúng ta cũng tự đến gần nhau hơn qua những vấn đề nghiêm trọng chúng ta cùng đối diện: bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên, và khủng hoảng môi trường mà đe doạ đến chính nền tảng tồn tại trên hành tinh nhỏ bé chúng ta cùng chung sống này. Tôi tin để đương đầu với thử thách ấy, con người sẽ phải hình thành ý thức trách nhiệm phổ quát lớn lao hơn. Mỗi người trong chúng ta phải học để nổ lực không chỉ riêng cho bản thân, gia đình, quốc gia mình, nhưng cũng vì cho lợi ích chung của tất cả nhân loại. Trách nhiệm phổ quát là nhân tố thật sự rất quan trọng cho sự tồn vong của con người. Trách nhiệm ấy là nền tảng tốt nhất cho nền hoà bình thế giới, sự sử dụng bình đẳng tài nguyên, và bảo vệ tốt môi trường.

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết lập luận chặt chẽ, thẳng thắn và thuyết phục với các con số minh họa cụ thể. Đào đất mà ăn còn không xong chỉ lợi ích cho nhóm người còn lại là hậu họa . .

    Trả lờiXóa
  6. TKV tay đã nhúng chàm thì làm sao dám nói thật với Thủ tướng và quốc dân đồng bào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng với Diêm Chúa thì TKV không có cơ hội nói giỡn.
      Good luck...

      Xóa
  7. Nhắc đến bô xit lại nhớ đến cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông đã 3 lần gửi thư cho lãnh đạo nhà nước đừng vội vã, coi bô xít như của để dành cho con cháu chờ khi công nghệ phát triển và nước ta đủ điều kiện hãy làm cũng chưa muộn. Anh minh của đại tướng bị lũ bất tài và thiển cận tham lam bỏ ngoài tai chỉ vì túi tiền và tư duy nhiệm kỳ làm cho mờ mắt.

    Trả lờiXóa
  8. Luyện nhôm nghĩa là bán điện trong khi ta đang phải mua giá điện của Trung Quốc. EVN còn đang đe dọa nếu không cho tăng giá điện sẽ vỡ nợ. Tăng giá điện cho dân chịu còn ưu đãi mấy anh làm bô xít đúng là lợi ích nhóm rồi còn cãi gì nữa.

    Trả lờiXóa
  9. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã 3 lần can ngăn không nên khai thác bô xít lúc này mà coi như của để dành cho thế hệ tương lai khi đủ tiềm lực tài chính, nắm chắc khoa học công nghệ tiên tiến và điều kiện chín mùi. Lời khuyên của đại tướng càng ngày càng thấy đúng dù TKV có cả vú lấp miệng em .

    Trả lờiXóa
  10. Vài tờ báo lề phải đang ca bài ca theo TKV mớm lời về hiệu ích bô xit, đọc thấy nhàm vì Tập đoàn than khoáng sản VN tay đã nhúng chàm còn thuyết phục được ai? Các nhà khoa học khác đâu cả rồi sao không lên tiếng dù là vỗ tay theo hay là sợ phản biện trái với chủ trương lớn? Hic

    Trả lờiXóa
  11. Cẩn thận bàn tay lông lá của Tàu trong trò chơi bô xit Tây Nguyên.

    Trả lờiXóa
  12. Tôi thích nhất câu nói của Ts Nguyễn Thành Sơn vì ông ở trong chăn nên mới biết trong chăn có rận. TKV chắc là điên lắm vì Ts Sơn đã dũng cảm vạch áo cho người xem lưng

    Trả lờiXóa
  13. Cổ phần hóa hay gọi là xã hội hóa dự án bô xit Tây Nguyên cho ai cũng được miễn là không phải Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  14. Đề nghị TKV phải công bố công khai cách tính về giá thành, có kiểm toán độc lập và mời chuyên gia phương tây vào đánh giá toàn bộ dự án bô xít Tây Nguyên từ kinh tế xã hội đến môi trường thì TKV và Bộ công thương hết đường cãi chầy. Lúc đó mấy tờ báo lá cải đăng bài PR theo lời mớm của TKV mới ê mặt ra trước bàn dân thiên hạ.

    Trả lờiXóa