Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Vì sao Trung Quốc tăng tốc xây chuỗi đảo nhân tạo trên Biển Đông ?


Trung Quốc đang tăng tốc xây dựng chuỗi đảo nhân tạo trên Biển Đông nhằm che đi nguyên trạng thật, gây nhiễu loạn các bằng chứng mà tòa án có thể xem xét trong vụ kiện "đường lưỡi bò" Philippines đưa ra, một chuyên gia nhận định.
Theo các bức ảnh chụp từ vệ tinh do IHS Jane's đưa ra hồi tuần trước, người ta dễ dàng nhận thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng và mở rộng chuỗi đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, trên Biển Đông với một tốc độ nhanh chóng bằng cách tạo dựng tại đây các đường băng, doanh trại quân sự hay bến cảng tương đối đồ sộ về quy mô.
Động thái này buộc giới chuyên gia phải đặt câu hỏi quanh việc Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo này để làm gì? Và liệu các công trình đó có đủ khả năng làm thay đổi luật pháp quốc tế cũng như diện mạo địa chính trị của châu Á - Thái Bình Dương hay không?
"Nếu Trung Quốc thật sự có thể xây dựng đường băng cùng các kiến trúc khác trên những đảo nhân tạo nước này đang bồi đắp thì tuyên bố chủ quyền của họ đối với các vùng biển sẽ được củng cố mạnh mẽ hơn bao giờ hết", Foreign Policy dẫn lời ông James Holmes, giáo sư chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hàng hải Mỹ (USNW), nhận định.
Ông M. Taylor Fravel, chuyên gia về chính sách hàng hải Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts thì đánh giá, bằng cách biến bãi đá thành căn cứ quân sự, Trung Quốc sẽ giành được nhiều lợi thế hơn trong việc điều động các đội tuần duyên hay tàu chiến tại những vùng biển cách xa bến cảng của nước này, từ đó gia tăng áp lực lên các nước láng giềng.
Trung Quốc có nguy cơ sẽ lặp lại những hành động trắng trợn vào mùa hè năm ngoái, khi nước này ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam suốt hơn hai tháng. Giả thiết này có vẻ sẽ sớm thành hiện thực với việc Bắc Kinh  vừa công bố phát hiện một mỏ khí thiên nhiên "trữ lượng lớn" trên Biển Đông.
Dựa trên các công trình mà Bắc Kinh đang ráo riết xây dựng, giới quan sát không ngần ngại cho rằng ý đồ đầu tiên của Trung Quốc đối với chuỗi đảo nhân tạo có liên quan đến mục tiêu quân sự. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez từng miêu tả mỗi đảo này là "một tàu sân bay không thể đánh chìm".
Bãi đá Tư Nghĩa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một ví dụ điển hình. Nó được thiết kế như một pháo đài nổi, vừa có bãi đáp cho máy bay trực thăng, vừa sở hữu cầu cảng cho chiến hạm neo đậu. Những công trình tương tự cũng xuất hiện tại các đảo khác.
Theo một số nhà phân tích từ IHS Jane's, đảo nhân tạo còn giúp Bắc Kinh tăng cường năng lực khống chế toàn khu vực, cả ở trên không và trên biển. Từ những đảo này, Trung Quốc dễ dàng điều động các đội trực thăng làm nhiệm vụ giám sát, đặc biệt hữu dụng trong các chiến dịch săn ngầm.
Một báo cáo của chính phủ Mỹ cho hay đường băng mà Bắc Kinh mới xây trên bãi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa sẽ cho phép quân đội Trung Quốc mở rộng đáng kể tầm phóng của hệ thống tên lửa phòng không.
Mặt khác, theo ông Peter Dutton, giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc USNW, tham vọng khác mà Bắc Kinh muốn đạt được sau khi hoàn thành quá trình xây dựng chuỗi đảo là thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trong khu vực.
Bắc Kinh cũng có thể sử dụng các đảo nhân tạo làm chỗ dựa cho lực lượng tàu bán quân sự và dân sự. Chuỗi đảo nhân tạo chắc chắn sẽ "là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của các đội tàu cá, góp phần đẩy mạnh công tác thăm dò dầu khí cũng như thực thi pháp luật trên biển của Trung Quốc", ông Dutton nhấn mạnh.
Theo ông Carl Thayer, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia, đảo nhân tạo không những có thể là kho tiếp liệu cho chiến hạm mà còn là đồn trú hậu cần đối với tàu đánh cá hoặc tàu cảnh sát biển Trung Quốc.
Gây nhiễu loạn
Đề cập tới ý đồ của Trung Quốc khi ồ ạt đẩy nhanh tiến độ xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên Biển Đông, Mira Rapp Hooper, giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cùng các đồng nghiệp đặt giả thuyết Bắc Kinh đang nỗ lực phủ nhận thách thức pháp lý mà Philippines nêu ra từ đầu năm 2013 nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền của họ.
Manila đã  kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Thường trực Hague, yêu cầu phân xử liệu các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang tiến hành xây dựng là đảo hay các bãi đá.
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), một hòn đảo phải hình thành tự nhiên và vẫn nổi trên mặt nước khi thủy triều dâng mới đem lại nhiều ý nghĩa cho bên tuyên bố chủ quyền. Trái lại, các bãi đá, đảo đá không thể duy trì sự sống con người hay đời sống kinh tế thì không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện đồng thời tuyên bố không chấp nhận mọi phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, việc nước này xây dựng các đảo nhân tạo phần nào vẫn có mối liên quan đến thách thức pháp lý mà Manila đặt ra, Jay Batongbacal, giám đốc Viện Nghiên cứu các Vấn đề Hàng hải và Luật Biển Philippines, nhận xét.
Bằng cách che đậy đi nguyên trạng thật của các thực thể này, chiến lược cải tạo của Trung Quốc đang "gây nhiễu loạn" các bằng chứng mà tòa án có thể cần để đưa ra phán quyết cuối cùng. Vấn đề sẽ trở nên "nan giải khi các thực thể bị biến đổi vĩnh viễn",  Gregory Poling từ AMTI nhấn mạnh.
Vũ Hoàng/VnEx
---------------

7 nhận xét:

  1. Cần gì phải hỏi lung tung,dễ ợt,thằng giặc này (TQ) muốn ăn gọn nuốt nhanh,đặt thiên hạ trước sự việc "đã rồi" ĐỂ CHIẾM TRỌN ĐÂT ĐAI VÀ BIỂN CẢ CHÚNG TA ĐÓ THÔI !!!

    Trả lờiXóa
  2. Mật ước Thành Đô , tập đoàn lãnh đạo CSVN đã hèn hạ chấp nhận nhượng bộ đất đai biên giới , hải đảo cho bọn giặc phương bắc .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải mật ước Thành Đô, việc TQ đánh chiếm 1 số đảo đá quan trọng nằm vị trí trọng yếu trên đường tiếp viện từ đất liền Vũng Tàu, Phan Thiết, Cam Ranh đến đảo Trường Sa lớn và các đảo xung quanh mà VN đang đóng quân năm 1988 làm 64 chiến sỹ hy sinh là do phía ta đã chủ động không nổ súng trước hành động ăn cướp đảo theo chỉ thị của cấp trên (LĐA-bộ trưởng QP 1987-1991), việc này gây hệ lụy mà hàng trăm năm nữa chưa thể khắc phục được (mất đảo, có CCB biết vì sao, nhưng không dám nói). Mật ước Thành Đô ký năm 1991 cũng do LĐA đi tiền trạm ngoại giao.
      Cho nên dễ hiểu vì sao LĐA bị đột quỵ năm nào mà lại được các bác sỹ, chuyên gia y tế TQ sang chữa kịp thời, đến tận bây giờ vẫn chưa chết.

      Xóa
  3. Thấy bạn nói quá TĐLĐ CSVN...thôi thì nói lại cho vui,
    Mỹ ôm cả Thái bình dương,nay Mỹ bị Trung quốc nó mua hết nửa,tiền hết tật mang thì Trung Quốc nó dại gì mà không vươn ra giành Thái bình dương và thị trường châu Á.
    Ngày xưa luộc nó cả triệu,nay nó chơi lại cũng lẽ đời mà.
    Nói CSVN nhượng nọ kia mà chả mắc cở,lại vẽ mật ước Thành Đô ra lừa.
    Đây nè,trung tướng VNCH Phạm Xuân Chiểu trả lời Lâm Lễ Trinh rằng,đảng Đại Việt nó bán cho Pháp rồi,nên khi về nước ông ta ra khỏi cái đảng bán nước đó.Hay đọc hoặc mở nghe 3 tác phẩm khi đồng minh tháo chạy,hồ sơ mật DĐL,tâm tư tổng thống NVT...rồi nói xấu CSVN cũng được.
    Đảng nào cũng là tổ chức chính trị thôi,mỗi kiểu ác khác nhau và cũng nhiều điều thiện cũng khác nhau.
    Nói về Trung Quốc xây căn cứ ngoài bển Đông,nó ảnh hưởng Việt Nam nhiều lắm,nhưng nhiều nhất là Mỹ và Châu Âu,chúng chịu nhục còn được,ta có tí thôi mà,nhưng nó bù lại mua dưa hấu ,thanh long,vải thiều,nhản ...và bán rẻ bông vải,điện,khoáng sản khác...Chúng đánh nhau cách ta hơn bảy trăm cây số,chả sao cả.
    Mỹ bu vào có hai tỉnh nhỏ xíu ở xứ UK,nghĩa là theo con tép bỏ cả tấn tôm tươi...Trung Quốc nay nó là đế quốc vượt xa MỸ rồi,nó lấy số lượng đè bẹp chất lượng,Mỹ Anh còn sợ xanh ruột,nên NÓ nhào ra ăn thua với MỸ Anh.
    Nước ta nhỏ,yếu lại lắm thằng cứ chực đâm sau lưng nên làm chính trị phải biết tránh chỗ mạnh,chả dại đưa DÂN TỘC yêu quí này đâm vào cái lò lửa,ĐCSVN lại ăn lương của DÂN,hổng ăn lương của TÂY TÀU Mỹ Nhật,chả dại đẩy dân vào chỗ chết rồi sống với ai.ĐCSVN là gì có tiêu chuẩn HO hay OH gì
    Hổng thèm làm mướn cho thằng nào cả,cái gương đó sờ sờ thấy mà kinh.THằng nào dại đâm đầu vào nước Việt này với súng ống thì sẽ chôn sống chúng ngay,ĐCSVN sẽ là người đi đầu xung phong như xưa,kẹt lắm cũng lấy thân mình lâp lỗ châu mai cho Dân tộc nhào lên tấn công.THằng nào đến mua bán thì trải thảm dù bị lừa cũng cắng răng chịu . ĐCSVN chưa sợ và cũng chưa làm tay sai cho nước nào cả nhé,chả đu dây nhợ làm gì...nhưng chả dại nói to tiếng,dọa ai..nó ghét viên đạn nó chả bán cho chết à.
    Không có ĐCSVN thì đến cả tướng tá VNCH nó cũng cho ăn cám rồi,tép riu thì ăn thua gì nó. Với chúng nó,anh không nắm chính quyền thì nó coi đồ hết hạn sử dụng rồi.Trên đời này chả ai làm bạn với mấy anh khố rách cả,Và chả thằng nào dại đâm đầu với tay tuy ốm yếu nhưng thượng đài lần nào nó cũng cho đối phương nhào khỏi sàn quá đẹp.
    Thôi chớ đưa ba cái tin vịt.Còn ai mà u mê thì tự xấu hổ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế C(ong)S(on) có biết xấu hổ không?
      Lại chuẩn bị lắp bắp ngụy biện đây...

      Xóa
    2. Tên Công Sơn đã lộ mặt rồi cũng như
      đảng CsVN.đang lật ngửa bài trong cái
      canh bạc chống lại tổ quốc và dân tộc,
      chứ không giấu bài như trước đây.
      Nếu giấu bài mà bị LỪA thì cũng đáng
      thương dễ được tha thứ nhưng thằng
      cha CS.này có MẮT nhưng quyết làm
      người MÙ nên dù đảng Cs.ngang nhiên
      iật ngửa bài mà vẫn không thấy !
      Một con bệnh đã HẾT THUỐC CHỮA
      nhưng nguy hiểm nhất là con bệnh đó
      đang truyền mầm bệnh chết người cho
      những người khoẻ mạnh.
      Đúng là vận nước suy vi chỉ vì những
      kẻ vô minh như thế này !

      Xóa

  4. Nước cờ Vây phi tượng quá hà của Tàu Khựa trên Biển Đông
    ****************************



    Chiêu cờ Vây thử lừa che mắt Thánh
    Bãi đá chìm thành nổi giữa biển xanh
    Sáu bãi đá ngầm đang thành Đảo
    Trường Sa Khựa xây Vạn lý Trường thành
    Nước cờ Phi tượng quá hà thật độc
    Che khuất đảo nhân tạo bằng Giàn khoan
    Hóa tốt thành xe dùng chiêu lừa đánh gió
    Biến Gạc Ma thành Tầu sân bay không chìm

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa