*
NGUYỄN ĐĂNG QUANG
Cụ sinh năm 1916, tuổi Bính Thìn, song
theo cách tính tuổi của người Á Đông thì Tết Nguyên đán Ất Mùi năm nay cụ tròn 100 tuổi, mốc tuổi mà cho đến nay không
nhiều cụ trên thế gian này hưởng thọ ! Bước vào tuổi ‘’bách niên” nhưng cụ vẫn “giai
lão”: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn và minh mẫn!
Ra đường ít người đoán được tuổi cụ. Năm ngoái, khi ở tuổi 99, đến giao
dịch ở ngân hàng, thấy cụ rất tinh tường, chữ viết sắc đẹp, các nhân viên ở đây
đoán cụ chưa đến 80! Cụ rất mạch lạc
trong tư duy và trí nhớ thì thật tuyệt vời!
Cụ nhớ rất chính xác những sự kiện của Đảng, của đất nước, dân tộc và của bản thân trong hơn 90 năm qua, không hề nhầm lẫn. Không chỉ nhớ chính xác mà cụ còn dựa vào tư duy khoa học để lý giải đúng, sai, phải, trái một cách có lô-gic và biện chứng! Trong suốt 25 năm qua, sau khi nghỉ hưu (1990), cụ duy trì lịch sinh hoạt hàng ngày rất đều đặn và có kỷ luật. Ăn ngủ, nghỉ ngơi rất đúng giờ.
Cụ mê xem thể thao và bóng đá trên tivi, đặc biệt là giải Ngoại hạng Anh, trừ những trận quá khuya. Mỗi buổi sáng nếu trời không mưa rét, cụ đi bộ vòng quanh hồ gần 2 km. Cụ đánh tổ tôm đều đặn mỗi tuần ba buổi sáng. Hàng ngày cụ theo dõi tình hình chính trị, thời sự trong nước và thế giới rất đều đặn, và thường đưa ra những nhận định tinh tường! Cụ khá rành Trung văn và Pháp ngữ và có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Thỉnh thoảng cụ còn viết báo, làm thơ và trả lời phỏng vấn báo chí và các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước! Cụ có kiến thức rất sâu về y học, đặc biệt là Đông y, và đã tự chữa bệnh cho mình và giúp nhiều người khác chữa khỏi bệnh tật. Cụ luôn có tấm lòng vị tha và hay giúp người, đặc biệt những ai đau yếu, bệnh tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn, nghèo túng! Cụ thật sự là một tài sản quý không chỉ đối với các con, cháu, chắt trong gia đình mà còn là tài sản quý đối với đất nước, với nhân dân và ngay cả đối với ĐCSVN nếu lãnh đạo Đảng hiện nay thật sự còn trân quý cụ!
Cụ nhớ rất chính xác những sự kiện của Đảng, của đất nước, dân tộc và của bản thân trong hơn 90 năm qua, không hề nhầm lẫn. Không chỉ nhớ chính xác mà cụ còn dựa vào tư duy khoa học để lý giải đúng, sai, phải, trái một cách có lô-gic và biện chứng! Trong suốt 25 năm qua, sau khi nghỉ hưu (1990), cụ duy trì lịch sinh hoạt hàng ngày rất đều đặn và có kỷ luật. Ăn ngủ, nghỉ ngơi rất đúng giờ.
Cụ mê xem thể thao và bóng đá trên tivi, đặc biệt là giải Ngoại hạng Anh, trừ những trận quá khuya. Mỗi buổi sáng nếu trời không mưa rét, cụ đi bộ vòng quanh hồ gần 2 km. Cụ đánh tổ tôm đều đặn mỗi tuần ba buổi sáng. Hàng ngày cụ theo dõi tình hình chính trị, thời sự trong nước và thế giới rất đều đặn, và thường đưa ra những nhận định tinh tường! Cụ khá rành Trung văn và Pháp ngữ và có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Thỉnh thoảng cụ còn viết báo, làm thơ và trả lời phỏng vấn báo chí và các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước! Cụ có kiến thức rất sâu về y học, đặc biệt là Đông y, và đã tự chữa bệnh cho mình và giúp nhiều người khác chữa khỏi bệnh tật. Cụ luôn có tấm lòng vị tha và hay giúp người, đặc biệt những ai đau yếu, bệnh tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn, nghèo túng! Cụ thật sự là một tài sản quý không chỉ đối với các con, cháu, chắt trong gia đình mà còn là tài sản quý đối với đất nước, với nhân dân và ngay cả đối với ĐCSVN nếu lãnh đạo Đảng hiện nay thật sự còn trân quý cụ!
Cụ tham gia cách mạng từ khi còn rất
trẻ. Cụ gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939 khi mới 23 tuổi. Tháng
6/1940 cụ bị Pháp bắt giam, kết án 5 năm tù khổ sai và đày đi biệt xứ tại nhà
ngục khét tiếng Kontum ở Tây Nguyên. Sau khi ra tù, cụ bắt liên lạc ngay với tổ
chức và được Đảng giao nhiều trọng trách:
lần lượt làm Bí thư Tỉnh ủy Phúc Yên rồi Thái Bình. Tháng 3/1947, Trung ương
điều cụ vào quân đội, làm Chính ủy kiêm Bí thư Khu I gồm 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Kạn và Cao Bằng do đ/c Chu Văn Tấn làm Khu trưởng. Từ năm 1948 đến 1959, cụ được
rút về Tổng cục Chính trị và làm Cục trưởng Cục Tổ chức đầu tiên của Tổng cục
Chính trị QĐNDVN do đ/c Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm. Năm 1959 tại Sắc lệnh số
36/SL ngày 31/8/1959 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, cụ được tấn phong quân hàm Thiếu
tướng và được bổ nhiệm làm Chính ủy Quân khu IV. Tại Đại hội Đảng tháng 9/1960, cụ được bầu là
Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1960 – 1976), và được
phân công làm Phó Trưởng ban thứ nhất Ban Tổ chức Trung ương do ông Lê Đức Thọ
làm Trưởng ban. Cụ “trụ” được ở đây 6 tháng trong cương vị “Phó thứ nhất”, vì
giữa cụ và Trưởng ban Lê Đức Thọ, ngoài cá tính khác nhau, 2 người thường có bất
đồng quan điểm về công tác bố trí, sử dụng và đề bạt cán bộ. Giữa năm 1961, Trung ương điều cụ làm Bí thư
Tỉnh ủy Thanh Hóa. Năm 1964 cụ được cử làm Trưởng đoàn Cố vấn giúp bạn Lào. Trước
khi lên đường sang nước bạn, cụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh thân tình mời cơm và
căn dặn: “Sang bên ấy, chú góp ý kiến để giúp bạn làm. Chú không được làm thay
bạn và tuyệt đối không được làm ông Toàn quyền”. Ngay trước hôm lên đường, Thượng
tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng, đến gặp và “nhờ” : “ Anh sang đấy,
anh kiêm giúp làm Trưởng đoàn chuyên gia quân sự luôn!”. Thế là trong hơn 9 năm ở Lào, cụ vừa là Trưởng
đoàn Cố vấn vừa là Trưởng đoàn chuyên gia quân sự giúp bạn!
Đầu 1974, khi vừa kết thúc 9 năm công
tác ở Lào, vừa chân ướt chân ráo về nước được 3 tháng thì cụ lại được bổ nhiệm làm
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại Trung Quốc. Cụ những tưởng đi sứ lần này
chỉ khoảng 3 - 4 năm thôi, khi tới tuổi hưu là được về nghỉ. Nào ngờ nhiệm kỳ Đại
sứ của cụ tại Trung Quốc kéo dài ngoài dự tính, trên 13 năm, và cho đến nay, cụ
vẫn là người giữ kỷ lục là Đại sứ Việt Nam có nhiệm kỳ dài nhất ở một quốc gia!
Mãi năm 1987 cụ mới được rút về nước, nhưng 3 năm sau cụ mới được nghỉ hưu ở tuổi
75! Thời kỳ cụ làm Đại sứ ở Trung Quốc là đúng vào thời điểm quan hệ giữa 2 nước
trở nên rất xấu và căng thẳng vì Trung Quốc đưa 60 vạn quân tràn sang tàn phá
và xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta tháng 2/1979! Có thể nói 13 năm làm Đại sứ ở Bắc Kinh là cả
13 năm đấu trí căng thẳng với Bộ Ngoại giao và chính quyền nước sở tại. Và cho
đến tận bây giờ, cụ là vị Đại sứ mà Trung Quốc có lẽ “kém vui” và “không ưa” nhất
trong số các Đại sứ Việt nam từ trước đến nay ở xứ này! Trong cuốn hồi ức “Kể lại
cuộc đời”, cụ có dành 44 trang để nói về quãng thời gian hơn 13 năm cụ làm Đại
sứ tại đây. Xin trích một ý vui trong cuốn hồi ức này: “Sau khi kết thúc 13 năm
công tác ở Bắc Kinh, về nước gặp lại đ/c Ngô Thuyền, người tiền nhiệm của mình,
tôi nói đùa: “Anh thì sang Trung Quốc uống rượu, tôi thì sang cãi nhau!”.
Năm 1995, sau khi đã nghỉ hưu, Chính
phủ Lào mời cụ sang thăm lại đất nước 'Hoa Chăm- pa'. Và dịp này, bạn đã vinh danh và tặng
thưởng cụ Huân chương “Tự do” là huân chương cao quý nhất của Nhà nước Lào. Để
khái quát 23 năm đảm trách công tác đối ngoại ở 2 quốc gia láng giềng, năm
1995, trưởng nữ của cụ, nhà văn kiêm dịch giả Nguyễn Nguyên Bình, có đôi câu đối
viết tặng cha nhân lễ mừng thọ cụ 80 tuổi xuân:
- Làm Cố vấn miền Tây, nhớ lời
Bác, không làm “lão Toàn quyền”, luôn nhớ chữ “Chủ quyền của bạn”.
- Đi Đại sứ nước Tầu, trung với
Nước, chẳng ngại “người Đại Hán”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”.
Nghỉ hưu, trở về với cuộc sống đời thường,
nhưng cụ không nghỉ ngơi hoàn toàn mà, như lời cụ, chuyển sang một cuộc đấu
tranh mới! Cụ luôn trăn trở với tình hình đất nước và rất khẳng khái lên tiếng
góp ý với lãnh đạo Đảng và Nhà nước về Cương lĩnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về
đường lối lãnh đạo đất nước, về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chính
sách đối ngoại, đặc biệt về quan hệ Việt - Trung, nhất là từ sau Hội nghị Thành
Đô (1990) đến nay! Những góp ý tâm huyết
của cụ tuy không được lãnh đạo lắng nghe nhưng được tuyệt đại đa số người dân đồng
tình, ủng hộ và cảm phục! Cụ tâm sự: Là một đảng viên, một lão thành cách mạng,
một quân nhân, cụ luôn hành xử theo phương châm “Trung với Nước, Hiếu với Dân”!
Cụ nói phải đặt quyền lợi của quốc gia, lợi ích của dân tộc lên trên hết, lên
trên lợi ích và quyền lợi của Đảng chứ không thể là ngược lại, bởi vì đất nước
là trường tồn, dân tộc là vĩnh cửu! Theo tinh thần đó, ngày 28/7/2014, với tư
cách là đảng viên có 75 năm tuổi đảng, cụ là người đầu tiên ký vào Thư ngỏ 61
(TN61) của 61 đảng viên tâm huyết gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể
đảng viên ĐCSVN, mạnh mẽ kêu gọi Đảng đổi mới tư duy và thay đổi triệt để đường
lối lãnh đạo đất nước hiện nay! Xin trích:
… “ Vì vậy, chúng tôi, những người người
ký tên dưới đây thấy cần bày tỏ suy nghĩ của những đảng viên ĐCSVN trung thành
với tâm nguyện vì nước vì dân với 2 yêu cầu chính dưới đây:
1/. ĐCSVN hãy tự giác và chủ động
thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang
đường lối DÂN TỘC và DÂN CHỦ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ TOÀN
TRỊ sang DÂN CHỦ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa,…
2/. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải
thấy rõ mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta,
từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng để có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ
độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi
sự lệ thuộc vào Trung Quốc, xây dựng mối quan hệ láng giềng hòa thuận, hợp tác
bình đẳng, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.”
Một chi tiết khá đặc biệt, chắc ít bạn
đọc để ý, đó là người cuối cùng (thứ 61) ký vào TN61 này chính là nhà văn
Nguyên Bình, trưởng nữ của cụ. Đúng là “tre già, măng mọc”! Trong buổi Phái
đoàn Thành ủy Hà Nội đến nhà cụ hôm 19/11/2014 để thuyết phục và vận động cụ
rút tên khỏi danh sách những người ký vào TN61, chính hai vợ chồng bà Nguyên
Bình cùng tiếp khách với cụ. Song Phái đoàn Thành ủy lại “quên”, không vận động
bà rút tên, mà chỉ nài nỉ riêng cụ nhưng bị cụ kiên quyết bác bỏ! Không rõ về họ
báo cáo với Bí thư Thành ủy ra sao, liệu có là “Nhiệm vụ đ/c giao, chúng tôi đã
hoàn thành vượt mức” hay không? Về buổi viếng thăm này, cũng cần nhắc lại, trước
khi ra về, ông trưởng đoàn khéo léo gợi ý là cụ đã 75 năm tuổi đảng, xin cụ “tạo
điều kiện thuận lợi” để Thành ủy sớm trao huy hiệu cho cụ. Cụ liền nói “Tôi đã
75 năm đứng trong hàng ngũ của đảng. Việc trao hay không trao huy hiệu 75 năm
cho tôi thì tuổi đảng của tôi vẫn là 75, chẳng ai cho thêm và cũng chẳng ai có
thể bớt đi tuổi nào. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, tôi chưa hề bị kỷ luật,
nên việc trao huy hiệu cho tôi là việc bình thường. Điều đó chỉ có lợi và tốt
cho đảng, ngược lại thì bất lợi và xấu cho đảng! Nhưng nếu vin vào việc tôi ký
vào TN61 mà không trao huy hiệu, thậm chí kỷ luật hoặc khai trừ tôi thì tôi xin
nói rõ với các anh là trong trường hợp đó, tôi sẽ công bố quyết định mà tôi đã
trăn trở suy nghĩ nhiều năm qua!” Ông trưởng
đoàn hứa là sẽ báo cáo với lãnh đạo Thành ủy. Song đến nay đã 3 tháng rồi, cụ
chưa được hồi âm! Ông Trần Đức Nguyên,
nguyên Trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, người có mặt trong buổi mừng
thọ sớm cụ Vĩnh 100 tuổi cách đây một tuần (hôm 11/2/2015), cho biết hàng ngày
tập thể dục cùng các đảng viên trong Chi bộ nơi cụ Vĩnh vẫn sinh hoạt, các đồng
chí này cho biết trên Thành ủy có chỉ đạo Chi bộ họp để lấy ý kiến xem có đồng
ý trao huy hiệu 75 tuổi đảng cho cụ hay không thì toàn Chi bộ biểu quyết 100%
tán đồng là phải làm ngay việc đó! Không
rõ Thành ủy Hà Nội có thuận theo ý kiến biểu quyết của Chi bộ cơ sở hay không,
và còn định “treo” huy hiệu kia đến bao giờ, và để nhằm mục đích gì?
Với tư cách một CCB, ngày 2/9/2014, cụ là
một trong 6 vị tướng ký vào Kiến nghị của 20 sỹ quan cao cấp QĐND và CAND (gọi
tắt là KN20) kiến nghị Đảng và Nhà nước 4 vấn đề như sau, xin trích:
- Quân đội là lực lượng có nhiệm vụ Hiến
định là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm nên cần chấm dứt ngay việc huy động quân
đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với nhân dân như giải tỏa đất đai, ngăn
chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa,…
-
Việc cố tình phớt lờ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979 và mấy
trận chiến bảo vệ biển đảo không chỉ phủ nhận lịch sử, xúc phạm đồng bào và chiến
sỹ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần
và quyết tâm chiến đấu của LLVT. Đó là sai lầm không được phép tái phạm.
- LLVT cần được xác định rõ và chính xác
đối thủ, không thể mơ hồ biến thù thành bạn hoặc coi bạn là thù. Đối tượng tác
chiến của quân đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai, chứ không thể là những đối thủ
đã thuộc về quá khứ.
- Là người chủ và người bảo vệ đất nước,
nhân dân và LLVT phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của quốc gia. Vì vậy
Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với nhân dân về thực trạng quan hệ Việt – Trung
và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng
kinh tế ảnh hưởng đến an ninh và chủ quyền quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III
có tổng cộng 80 Ủy viên Trung ương và nhiệm kỳ kéo dài 16 năm (1960 – 1976).
Trong số 80 UVTƯ Khóa III, hiện có 8 cụ còn sống. Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh là một
trong số 8 cụ này, nhưng là người duy nhất vẫn mạnh khỏe, minh mẫn và tư duy vẫn
sắc sảo, tinh tường! Một điểm đặc biệt nữa
là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, ngoài việc là một sỹ quan có thâm niên cấp tướng lâu
nhất hiện nay (56 thâm niên), cụ còn là vị tướng duy nhất trong số trên 30 tướng
lĩnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh tấn phong hiện vẫn còn sống khỏe mạnh
cho đến nay!
Hai năm gần đây cụ đã bắt đầu suy nghĩ về
cuộc sống vĩnh hằng ở thế giới bên kia và đã khởi bút thảo di chúc. Vợ chồng cụ
đều là lão thành cách mạng, đều là đảng viên kỳ cựu và cán bộ lãnh đạo cấp cao.
Cụ bà sinh năm 1919, kém cụ 3 tuổi, nhưng đã mất cách đây 5 năm, hưởng thọ 92
tuổi. Hiện cụ bà đang yên nghỉ ở nghĩa trang Mai Dịch và đợi “tái hợp” với cụ ở
“thị trấn vĩnh hằng“ này! Cụ tâm sự: “Nếu nhà tôi còn sống, tôi tin chắc là bà ấy
cũng ký vào TN61 như tôi và con gái trưởng của chúng tôi!” Cụ còn thổ lộ: Nhiều
đêm mơ thấy nhà tôi về tâm tình: “Thôi, ông đừng theo tôi về đây nữa. Ở đây tưởng
là yên lành, nhưng không phải. Nhiều chuyện còn đau lòng hơn ở trên dương gian
trần thế! Ông hãy chọn một nơi yên bình
hơn mà an nghỉ. Nhất định thế nào tôi cũng sẽ tìm đến đoàn tụ với ông. Và chúng
ta sẽ tái tục lại cuộc sống như thời kỳ ở phố Lê Lai thuở xa xưa hồi trước!” Không rõ có phải do “lời khuyên”này hay không
mà lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã quyết định rứt khoát là một khi từ giã thế
gian này, cụ sẽ không chọn “thị trấn vĩnh hằng Mai Dịch”, mà sẽ đến với Đài hóa
thân Hoàn Vũ! Lúc đó các con, cháu, chắt
của cụ sẽ thành kính mang bình tro thiêng liêng đặt ở một nơi thật yên bình,
thanh sạch để cụ bà sẽ xin “chuyển khẩu đến đoàn tụ” với cụ ông, rồi hai cụ sẽ
thanh thản tái hiện lại cuộc sống trước đây trong căn nhà nhỏ ở góc phố Lê Lai như
hồi đầu năm 1946 thuở nào!
Đề cập đến hiện tượng bất thường tại một số
tang lễ gần đây, lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thở dài ngao ngán: Chưa bao giờ
trên đất nước ta, dù ở bất cứ chính thể nào, lại có những sự việc thất nhân tâm
như vậy! Sao họ lại nỡ làm những việc như thế? Những giải băng tang gắn trên những
vòng hoa của bạn bè than thiết, người thân xa gần gửi hoặc trực tiếp mang viếng
là sự thể hiện tình cảm của người đang sống đối với người quá cố,sao người ta lại
nỡ làm điều xấu xa này? Chẳng nhẽ họ đã thực sự quên mất câu “Nghĩa tử là nghĩa
tận” hay sao? Cụ cho rằng việc cắt xén, thay đổi hoặc giật, cướp băng tang
không chỉ là việc làm thất đức, phản tâm linh mà còn là những hành động vô
chính trị, vô văn hóa và nó sẽ để lại tác hại hết sức xấu xa xấu xa! Cụ thổ lộ:
“Tôi mong rằng lễ tang tới đây của tôi sẽ không có hiện tượng độc ác và vô nhân
tính này xảy ra như nó đã từng xảy ra trong lễ tang tướng Trần Độ năm 2002 cũng
như tại một số lễ tang gần đây ở Hải Phòng, Hà Nội và một số nơi khác trong thời
gian vừa qua!”
Kể lại một vài sự kiện không ăn nhập
và liên quan gì đến dịp chúc mừng lão tướng của chúng ta “Đại thọ bách niên” là
một điều không phải lẽ, song tôi đã xin phép và được cụ đồng ý, tôi chuyển tải
đến bạn đọc gần xa để mọi người có dịp biết và hiểu thêm về những ý tưởng khai
phóng và tấm lòng đức độ của một con người có thể nói là tấm gương thật sáng
cho chúng ta noi theo về mọi mặt!
Tôi xin mượn 4 câu thơ của Đại tá Bùi
Văn Bồng, nhà báo, nhà thơ, người đồng hương với cụ, viết tặng cụ và nhờ tôi
chuyển đến cụ nhân dịp mừng cụ “đại thọ bách niên” để khép lại bài viết đã khá
dài này, như sau:
Chúc mừng Lão tướng bách niên xuân
Vững chí bền lòng: Nước với Dân.
Pháp khí tướng
quân, tâm như Phật
Ngọn bút mạnh hơn chổi phất trần. Hà Nội ngày đầu năm Ất Mùi.
Ngọn bút mạnh hơn chổi phất trần. Hà Nội ngày đầu năm Ất Mùi.
19/02/2015
Chúc cụ Vĩnh khỏe mạnh sống lâu thêm nữa.
Trả lờiXóaNhân dịp, đưa tin mới: Ucraina muốn LHQ gửi quân gìn giữ hòa bình tới giúp Ucraina đánh đuổi phiến quân thân Nga. Mong rằng đảng cộng sản Ucraina đừng "đấm bùn sang ao" - kêu gào nhân dân Ucraina hy sinh tính mạng đánh đuổi Đế quốc LHQ xâm lược?
Đầu năm gặp cụ là vui rồi - Kính chúc cụ trường trường thọ => cho đến khi nào mọi người dân VN được hạnh phúc thực sự (chứ không phải hạnh phúc bằng bánh vẽ như người cộng sản làm!)
Trả lờiXóaĐã 100 tuổi đời 75 tuổi đảng nhưng cụ vẫn lanh lợi, tinh tường, tiy không có có chuyên môn, chính kiến gì đặc sức nhưng cụ có tư duy của một chính trị gia. Đề nghị đảng tái trọng dụng cụ để cụ tiếp tục cống hiến và cảm nhận được khó khăn hiện thời của đảng mà giảm bức xúc và cảm thông hơn cho đảng...
Trả lờiXóaTrong số lão thành CM còn sống như cụ, cụ vẫn sướng nhất, trí thông, tâm vững, vẫn 1 lòng vì nước vì dân, luôn đóng góp những ý kiến hay cho lãnh đạo đảng nhà nước (nhưng các vị ấy không nghe). Nhân dịp năm mới, mừng thọ cụ 100 tuổi, qua trang mạng bác Bồng, cháu kính chúc cụ luôn khỏe để trí luôn thông, trí thông thì tâm vững, tâm vững lại bồi bổ sức khỏe. Cụ mãi là tấm gương cho con cháu và lớp trẻ học tập về lòng yêu nước thương dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua.
Trả lờiXóa