Việt Nam -
Hoa Kỳ đã ký chính thức Hiệp định sử dụng hoà bình năng lượng hạt nhân, theo đó
Việt Nam
có thể tiếp cận các công nghệ hiện đại của Hoa Kỳ.
Sáng 2/12, nhân dịp 20 năm bình thường hoá quan hệ
ngoại giao và 15 năm ký kết Hiệp định Khoa học và Công Nghệ (KH&CN) Việt
Nam – Hoa Kỳ, Bộ KH&CN phối hợp với Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức Khoá
họp lần thứ 9 Uỷ ban Hỗn hợp hợp tác KH&CN Việt Nam – Hoa Kỳ (JCM9) tại TP
HCM.
Lễ khai mạc có sự tham dự của ông Nguyễn Quân – Bộ
trưởng Bộ KH&CN, ông Trần Quốc Khánh – Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM,
ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ KH&CN, trưởng đoàn Việt Nam, đồng chủ
tịch JCM9.
Về phía Hoa Kỳ có sự tham dự của Ngài Ted Osius – Đại
sứ Mỹ tại Việt Nam, Ngài Jonathan Margolis – Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Khoa
học, Vũ trụ và Y tế, trưởng đoàn Hoa Kỳ và bà Geri Richmond – Phái viên về Khoa
học của chính phủ Mỹ.
Tại buổi khai mạc, hai bên đã thống nhất sẽ tập trung
thảo luận 5 lĩnh vực như: Khoa học tế và sức khoẻ, Nông nghiệp, Giáo dục và
nghiên cứu, Khoa học bảo tốn và Môi trường, Khí tượng, Thuỷ văn và Cảnh báo bão.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, Việt Nam và Mỹ đang nỗ lực trao đổi để tiến tới ký kết Hiệp định Khung về hợp tác sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình trong thời gian tới. |
Theo Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân cho biết, liên
quan đến lĩnh vực không gian vũ trụ, Việt Nam và Mỹ đang nỗ lực trao đổi để
tiến tới ký kết Hiệp định Khung về hợp tác sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục
đích hoà bình trong thời gian tới.
Đại sứ Mỹ, Ngài Ted Osius nhấn mạnh, trong lĩnh vực
Năng lượng hạt nhân, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký chính thức Hiệp định sử dụng hoà
bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123) vào tháng 5/2014, điều này mở ra cơ
hội để Việt Nam có thể tiếp cận các công nghệ hiện đại của Hoa Kỳ trong lĩnh
vực năng lượng hạt nhân. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ
hợp tác, đầu tư vào thị trường Việt Nam .
Đại sứ Mỹ Ted Osius khẳng định, Việt các công nghệ hiện đại của Hoa Kỳ trong lĩnh vực hạt nhân. |
Được biết, hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam và Hoa
Kỳ thực sự bắt đầu từ năm 2000, nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton
sang Việt Nam, mở ra thời kỳ mới về hợp tác KH&CN giữa hai quốc gia.
Kể từ năm 2005 tới nay, đã có hơn 30 nhiệm vụ hợp tác
quốc tế theo Nghị định thư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được triển khai và
đưa lại những kết quả hứa hẹn. Những dự án đó đã có tác động tốt với các hoạt
động KH&CN của Việt Nam, tạo ra môi trường thuận lợi để cộng đồng các nhà
khoa học của hai bên trao đổi kinh nghiệm và mở rộng hợp tác nghiên cứu, chuyển
giao công nghệ.
Thiên Dũng/Kiến thức
------------
Một khi đảng CS còn lãnh đạo thì tiến trình nghiên cứu và ứng dụng CN KHKT còn chậm trễ ỳ ạch, do ĐCS luôn luôn tìm cách "cài" người vào chiếm lĩnh khắp nơi, khiến cho các ý tưởng sáng tạo bị thui chột, méo mó....
Trả lờiXóaLà một người đã trải qua, tôi biết rất rõ.
Cài người có chuyên môn giỏi thì không bao giờ , toàn cài tay chân cánh hẩu người nhà vào ,đã không có chuyên môn cao lại chỉ giỏi phá, giỏi tham nhũng...Thế cho nên mới tụt hậu , thua cả Lào-Cambod.
XóaNên đầu tư cho các nhà khoa học nắm vững và sẵn sàng khi cần có đủ điều kiện sản xuất vũ khí hạt nhân. chúng ta đang ở thời buổi thế giới bất ổn, nhiều anh to xác lại nhiều vũ khí hiện đại. Nó to xác lại đểu, nó lấy thịt đè người đã khổ với nó. Nó lại có vũ khí hạt nhân, khi cần nó răn đe và sử dụng .Lúc đó mình chịu chết hay sao?Một đất nước muốn hòa bình thì phải có căn cứ, cơ sở đảm bảo cho hòa bình. Không nói suông được. Không nên bắt trước Triều Tiên nhưng hãy nhìn Iran thì rõ.. Nếu Việt nam có số vũ khí hạt nhân bằng 1/10 Trung Quốc thì yên tâm lắm./.
Trả lờiXóađảng cộng sản vn chỉ cần tiền mặt, đang khát tiền mặt
Trả lờiXóa