* Gs. NGUYỄN ĐÌNH CỐNG
1-Tình
hình
Trong 2
ngày (6 và 7 tháng 12- 2015) tại Hà Nội diễn ra Đại hội Thi đua toàn quốc lần
thứ 9 với trên 2.000 người dự. Có vẻ như là ngày hội lớn của dân tộc. Số tiền
ngân sách bỏ ra để tuyên truyền, chuẩn bị và tổ chức ĐH ở các cấp, để chi cho
các đại biểu và quan chức có liên quan chưa biết là bao nhiêu, chỉ có thể đoán
phải đến nhiều, rất nhiều ngàn tỷ.
Trong hoàn cảnh kinh tế phát triển, đạo lý được đề cao, xã hội ổn định, mọi người phấn khởi mà bỏ ra vài chục ngàn tỷ để tổ chức đại hội liên hoan, để vui chơi thì cũng đáng lắm chứ. Nhưng hiện nay tình hình mọi mặt của đất nước chẳng lấy gì làm sáng sủa, nợ nần chồng chất, tham nhũng tràn lan, đạo đức và giáo dục xuống cấp, tệ nạn mọi mặt thi nhau phát triển, đặc biệt là sự mất lòng tin càng ngày càng tăng. Trong hoàn cảnh như vậy mà tổ chức hết đại hội liên hoan này đến đại hội liên hoan khác, tiêu hàng chục ngàn tỷ đồng để mua vui chốc lát cho một số ít người nào đó thì kể ra cũng thuộc loại “chịu chơi và dám làm liều”.
Trong
ĐH thi đua rất nhiều báo cáo thành tích xuất sắc được trình bày, nhiều anh hùng
được tuyên dương. Khi chỉ nghe sự tuyên truyền một chiều, chỉ dựa vào báo cáo
và gương sáng được công bố thì mọi người sẽ choáng ngợp vì thành tich vô cùng to lớn, vì kết quả rất cao do thi đua
mang lại, vì sự sáng suốt của lãnh đạo ở
mọi nơi. Nếu kết hợp thêm các huy chương đủ loại do các thí sinh của VN đạt
được trong các cuộc thi quốc tế thì thế giới phải trầm trồ ca ngợi sự thông
minh, tài giỏi của dân Việt, và hình dung ra một đất nước đang phát triển ở tầm
cao.
Thế
nhưng nếu nhìn thẳng vào sự thật thì không khó khăn gì để thấy một đất nước có
năng suất lao động vào loại rất thấp, một dân tộc có nền đạo đức và giáo dục
đang xuống cấp nghiêm trọng, một xã hội đang chứa đựng nhiều tệ nạn độc hại.
Những người quen suy nghĩ hời hợt, cả tin
không thể nào giải thích được thật đúng nguyên nhân cơ bản tạo ra điều
mâu thuẩn to lớn ở trên, họ quy kết vòng vo chỗ này, chỗ nọ. Trước đây người ta
quy cho “tàn dư của phong kiến , thực dân, đế quốc”, ngày nay đổ tội cho “nhóm lợi ích và sự thoái hóa biến
chất của cán bộ”. Thật ra phần lớn là do
sai lầm của đường lối, của thể chế, của lãnh đạo, do sự tuyên truyền dối
trá, ngụy biện, chỉ nêu ra một phần của
sự thật, phần được coi là lấp lánh, rồi tô son điểm phấn vào mà cố tình che
giấu đi một phần khác của sự thật, phần xám xịt, mà đó mới là phần cơ bản .
2-Hiệu quả của thi đua
Tại sao
theo báo cáo và tuyên truyền thì phong trào thi đua yêu nước mang lại nhiều
thành tích tốt đẹp mà xã hội vẫn cứ xuống cấp. Tôi đã để tâm tìm hiểu và rút ra
kết luận xót xa: “Trong hoàn cảnh hiện nay thi đua mang lại lợi ít hại nhiều,
hiệu quả âm”.
Phong
trào thi đua yêu nước được Hồ Chủ tịch phát
động năm 1948, với mục tiêu: diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Biện
pháp là lấy sự động viên tinh thần kết
hợp bình bầu, khen thưởng.
Năm
2003 Nhà nước ban hành Luật Thi đua: Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự
tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt
nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực
động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống
yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao …Như
vậy từ phong trào thi đua của HCM nhằm diệt các loại giặc đã được sửa đổi thành LUẬT của Nhà nước CHXHCNVN. Hai
cái thi đua này khác nhau rất lớn. Thi
đua của HCM dựa trên sự động viên tinh thần, mang lại sự phấn khởi cho toàn
dân, thi đua của CHXHCNVN , theo tuyên truyền thì rất hay, nào là đạt thành
tích tốt nhất, nào là tạo động lực động viên, nhưng thực chất là một sự gán
ghép, áp đặt, nhằm mang lại thành tích hoặc lợi ích cho một số ít người, trong
khi đem đến sự nhàm chán cho số đông, sự tha hóa của xã hội, góp phần làm tăng
sự dối trá tạo thành tích dổm để được khen thưởng, rồi để tổ chức liên hoan
tiệc tùng, tiêu phí của công. Đó là chưa
kể đến từ nhiều năm nay đã thành phong trào ‘chạy thành tích, mua huân chương,
mua danh hiệu anh hùng’. Trong việc “ chạy” có không ít các loại “ cò” có cả cò khen thưởng.…
Trong
nhiều công việc những người thi đua thường chỉ chú ý đến kết quả mà không quan
tâm đến hiệu quả, là chỉ tiêu quan trọng hơn. Khi mà hiệu quả là âm thì kết quả
càng lớn kéo theo sự thất bại càng nhiều, tội càng nặng. Chưa thấy có điều tra,
khảo sát nào đánh giá hiệu quả của thi đua trong mấy chục năm gần đây. Tôi có
xem Tạp chí “Thi đua khen thưởng”, quyển sách “65 năm đổi mới và phát triển thi
đua” (Do Ban thi đua khen thưởng TW, NXB Chính trị hành chính phát hành) nhưng
chưa tìm thấy có bài nào viết về hiệu quả của thi đua. Trước đây có một vài bài
báo đề nghị xem xét lại việc tổ chức thi đua, nên bỏ thi đua trong một số
ngành, đặc biệt trong ngành giáo dục, nhưng rồi các bài đó chỉ như vài hạt cát
ném xuống bể, người mạnh dạn đề xướng như Nguyễn Trường Giang, tổng biên tập
báo Giáo dục và Thời đại cũng ôm mộng tưởng để về hưu.
Có lập
luận cho rằng mặc dầu thi đua tạo nên những điều phiền nhiễu, nhưng dù sao cũng
làm cho một số người, một số đơn vị làm việc tốt hơn, đạt thành tích cao hơn,
được tặng thưởng huân chương và danh hiệu cao quý, làm người ta phấn khởi hơn.
Lập luận trên là ngụy biện vì mới nói lên chỉ
một phần sự thật, đã bỏ sót một phần sự thật khác quan trọng hơn. Tôi xin nêu
thí dụ: Trước đây, trong kháng chiến 9 năm chống Pháp, xe đạp thồ là một phương
tiện vận tải rất tốt, hiệu quả cao, nhưng ngày nay với đường rộng, phương tiện
cơ giới có đủ thì chỉ nên cho nó vào viện bảo tàng. Nếu cho rằng xe đạp thồ dù
sao cũng tăng năng suất, có hiệu quả hơn gánh bộ để mở rộng, để phát triển mà
coi nhẹ việc dùng cơ giới thì không điên cũng là ngu. Trước đây thi đua rất có
tác dụng, được dùng có hiệu quả để động viên người ta làm tốt vì chưa có được
điều kiện để dùng biện pháp tốt hơn trong cơ chế tạo động lực cho người làm
việc, đó là trả công theo kết quả lao động. Nay đã có điều kiện dùng động lực
khác có hiệu quả hơn nhưng vẫn cố duy trì cách làm cũ, mà hiệu quả không thể
được như cũ thì khôn ngoan ở chỗ nào. Tôi đã hỏi một số người câu sau: Bạn cố
gắng làm việc tốt để được một trong hai thứ : a- Được bình bầu và khen thưởng
thi đua; b- Được trả công theo kết quả công việc. Bạn chọn cách nào. Tuyệt đại
đa số chọn cách b. Như vậy nếu thực hiện được việc trả công, trả lương theo kết
quả lao động thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn chuyện tốn công tốn của để duy trì thi
đua. Mà khi người ta quá quan tâm, quá đề cao thi đua thì rất dễ coi nhẹ, thậm
chí bỏ qua việc xem xét trả công theo
kết quả lao động. Trong các công ty tư nhân và nước ngoài người ta chủ yếu trả
công theo kết quả công việc và chẳng cần gì thi đua, còn trong các tổ chức của
nhà nước VN việc trả lương theo kết quả lao động là rất khó vì đòi hỏi khả năng
và trách nhiệm của người lãnh đạo và quản lý. Thôi thì nhà nước cứ trả lương
theo bằng cấp và chức vụ, vài ba năm lại tăng một bậc. Ai làm việc giỏi thì đã
có tập thể bình bầu, được khen thưởng thi đua hoặc tăng lương trước hạn. Cách
trả lương như thế có tác dụng kìm hãm sự tiến bộ xã hội, nên sớm được thay đổi.
Thử
hỏi, trong các nước có nền kinh tế và văn hóa hàng đầu thế giới người ta có tốn
công sức để tổ chức và họp hành vì thi đua hay không, ở các nước ấy không có
thi đua thì động lực phát triển là gì, động lực của người ta có tốt hơn, hiệu
quả hơn động lực thi đua của ta hay không. Ở
VN bây giờ thi đua chủ yếu chỉ mang lại lợi ích cho một số ít người, đó
là những người sống bám vào thi đua, trong đó không ít người giàu lên nhờ các cơ sở chạy huân chương và danh hiệu.
Nhiều
người biết rõ “ thi đua lợi ít hại nhiều” nhưng tại sao đa số người, toàn bộ
các cơ quan đoàn thể không dám từ bỏ.
Tôi thấy có 3 loại. Loại 1 là những người sống bám vào thi đua, hưởng lợi từ
thi đua, họ đề cao thi đua, tuyên truyền cho thi đua, bắt ép mọi người thi
đua; loại 2 vì nhẹ dạ, cả tin, tưởng
nhầm thi đua mang lại lợi ích to lớn nên vui vẻ thi đua; loại 3 vì sợ, không dám làm gì trái với sự
chỉ đạo, trên bảo thi đua thì dưới cứ thi đua cho qua chuyện. Hiện nay
đang Đại hội thi đua toàn quốc lần 9. Hy
vọng sẽ có nhiều phản biện vạch ra mặt trái của thi đua để toàn dân biết, để ĐH
9 sẽ là ĐH cuối cùng, để rồi thi đua sẽ
được xếp vào bảo tàng lịch sử. Mà nếu có những người vẫn luyến tiếc thi đua thì
hãy để cho họ cứ tha hồ thi đua như một việc tự phát, không cần tồn tại các tổ
chức xét duyệt thi đua, không cần họp hành các đại hội thi đua. Việc khen
thưởng những công dân có thành tích đặc biệt giao cho người đứng đầu chính
quyền các cấp .
3-Bàn về khen thưởng
Không
biết trên thế giới có còn nước nào tặng nhiều huân chương, nhiều danh hiệu anh
hùng cho tập thể các địa phương, các đơn vị và các cá nhân như ở ta hay không.
Khá đông người dân VN là thành viên đồng thời của nhiều đơn vị anh hùng (tỉnh
anh hùng, huyện anh hùng, xã anh hùng, cơ quan anh hùng…), thế mà khi các vị ấy
sang thế giới khác, trong điếu văn không ai nhắc đến điều đó. Thế có tiếc, có
phí không cơ chứ. Nếu VN chịu khó đăng ký chắc chắn lập được kỷ lục Guiness về
số lượng anh hùng.
Riêng chuyện tặng thưởng huân chương, danh
hiệu, giải thưởng cao quý, từ trước đến
nay thông tin đại chúng vẫn đưa tin là : “Đảng và Nhà nước trao tặng”, trong
lúc tại các quyết định tặng thưởng các danh hiệu ấy không thấy vai trò của Đảng
ở đâu cả, chỉ thấy Chủ tịch nước căn cứ vào các luật và đề nghị của cấp dưới,
không thấy căn cứ gì vào văn bản nào của Đảng. Tôi đã bỏ công tìm các văn bản
liên quan mà chưa tìm thấy. Tôi đem thắc mắc trao đổi với bạn bè thì bị mắng át
đi : “Ông chỉ hay vẽ chuyện. Đảng lãnh đạo toàn diện thì quyết định cả việc
khen thưởng có sao đâu. Quyết định hoặc cho ý kiến bằng miệng cũng được, cần gì
văn bản”. Tôi gửi thư điện tử đến VP TƯ Đảng nêu thắc mắc và hỏi xem có văn bản
nào của Đảng liên quan đến việc trên hay không. Thư không được trả lời.
Tôi
nghĩ, nếu quả thật Đảng có vai trò quyết định trong việc tặng thưởng huân
chương, danh hiệu anh hùng v.v.. thì trong QĐ của Chủ tịch nước nên ghi rõ cho
thêm phần long trọng. Còn nếu không có việc đó thì thông tin đại chúng đưa Đảng
vào trong câu “Đảng và Nhà nước tặng thưởng…” mà làm gì. Với những người nhẹ dạ
cả tin thì nghe xong họ để ngoài tai, có thể còn ca ngợi đảng thêm nữa, còn với
những người hay suy nghĩ thì cho rằng thế là dối trá, nịnh hót. Không biết các
cán bộ cấp cao của Đảng có biết chuyện này không, nếu biết sao không tìm cách
uốn nắn, cải chính, hay là họ thích được tuyên truyền một cách như vậy.
Việc
khen thưởng cũng như cái huân chương, có 2 mặt. Khi làm đúng thì có tác dụng
động viên lớn, khi làm không đúng thì nó trở nên phản tác dụng. Thế nào là đúng
và không đúng thì nhiều người biết rõ, xin phép không trình bày. Tôi chỉ nhận
xét là hiện nay ở ta việc khen thưởng mang tính tiêu cực nhiều hơn tích cực,
mang lại sự động viên thì ít mà mang lại sự nhàm chán và lãng phí nhiều hơn.
Vừa qua
tôi chứng kiến cảnh một số đông cán bộ của trường ĐH nọ vui mừng vì trường không được nhận danh hiệu “Đơn vị anh
hùng thời kỳ đổi mới”. Trường này tự xét có nhiều thành tích ngang bằng, thậm
chí một số mặt còn hơn các trường bạn đã
được “Anh hùng”. Cán bộ trong trường chia ra 3 phái, phái A mong muốn
lãnh đạo chạy được danh hiệu bằng bất cứ giá nào, phái B yêu cầu lãnh đạo làm
hồ sơ nghiêm chỉnh, đúng yêu cầu, đầy đủ thủ tục để trên xét chứ không bỏ tiền
ra để chạy, phái C không quan tâm. Kết quả trường không được anh hùng làm cho
phái A mất vui, trách lãnh đạo không chịu chạy, không biết chạy, phái B, đông
hơn lại vui mừng vì đã không mất một số tiền lớn cho danh vị hảo huyền.
Tôi đọc
được trong một tài liệu cổ có đoạn: “Một
đất nước khen thưởng nhiều quá chứng tỏ đang bị khủng hoảng vì trì trệ”.
Thử xét 2 đơn vị. Ở đơn vị A mọi người làm việc tốt vì tự bản thân họ hiểu đó
là lương tâm, là trách nhiệm, là vinh dự và được trả công theo kết quả công
việc. Ở đơn vị B mọi người chỉ làm tốt khi có phát động thi đua và hứa hẹn khen
thưởng. Nếu được tự do, bạn chọn làm ở đâu.
Trước
đây trên 30 năm, trong nhân dân lan truyền
bài ca 10 loạn, bắt đầu bằng: “Thứ nhất là loạn Quốc ca. Thứ nhì loạn giá, thứ
ba loạn tiền…, Rồi loạn tham nhũng, loạn
mua quan bán tước, loạn cả ông nghè, loạn cả phong tướng, kết thúc là: Thứ chín là loạn huân chương. Thứ mười là
loạn tuyên dương anh hùng”. Đến nay một số loạn
dịu bớt, một số tăng thêm, riêng loạn huân chương và loạn anh hùng vẫn phát triển. Cứ loạn mãi như thế
này chưa biết đất nước sẽ đi về đâu.
N.Đ.C (Tác giả gửi BVB)
------------
Kỳ này "Hồ xuân Mãn' lại ngồi ghế chủ tịch đoàn. Thế mới xứng với tầm thi đua yêu nước tốn kém nghìn tỷ tổ chức vinh danh. Ông "Truyền -TT" báo cáo làm kinh tế giỏi....
Trả lờiXóaCác cụ nói cứ phát động cái gì là "tốt" cái ấy. Nghĩ mà đúng cấm có sai.
Thời hợp tác lao động ở Đông Âu , Cộng quân làm việc trên một công trường xây dựng nhà máy mới , công việc là hàn lấp mạch giữa các tấm thép dày , vì muốn nhanh nên Cộng quân có " sáng kiến " tăng năng suất ! : Nhét sắt thép vụn vào bên trong và hàn bịt một đường bên ngoài là . . . xong ! Nhưng truyền thống láu cá của Cộng quân bị OTK phát hiện , nó bắt đục bỏ làm lại từ đầu , kết quả là đi nhanh về chậm , cứ nhìn chất lượng các công trình ở VN hiện nay thì rõ . Hãy coi chừng những báo cáo thành tích của CS !
XóaNói chung lũ tư bản đỏ vẫn coi thường dân trí....
Trả lờiXóaChung' no' lam` ba cai' tro` con nit', voi' lai tao. ra cong-viec cho cac dang-vien khong co' chuyen-mon , nghe-nghiep va` khong muon lao-dong chan tay...Noi' that cac ban khong nen tu-ai', Mien Nam khong bao-gio co' may cai' tro` vo-van nay`,
XóaGiay' chung-nhan gia-dinh`, phuong`, khom' "van-hoa' " nen dep. di, nen tap lam` nguoi` lon', nguoi` truong-thanh`, nguoi` van-minh...Dat-nuoc VN phai co' trinh-do kien-thuc ngang hang` voi The-gioi !
Thi đua của vẹm khác lạ nhất thế giới vì đó là thi đua vẽ vời, nói láo, làm láo, dựng chuyện, lừa dối từ dưới lên, chỉ tốn kém lớn mà không đem lại một chút lợi ích-dù nhỏ.
XóaThi đua khen thường nè!
Trả lờiXóaChủ tịch xã khai nhiều tuổi hơn mẹ để nhận huân chương
Link:http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/chu-tich-xa-khai-nhieu-tuoi-hon-me-de-nhan-huan-chuong-3321833.html
Nó đẻ ra mẹ nó?! Bó tay với lũ này!
XóaCó xứ nào như xứ này không, có thời nào như thời này không !? tim người, óc người bị dòi bọ ăn hết rồi.
XóaXem một số bức ảnh chụp các tướng lĩnh Triều Tiên trong các buổi lễ,họ đeo huân,huy chương kín cả 2 vạt áo,2 ống tay,hết chổ họ phải đeo xuống cả ống quần,người nào cũng vậy.
Trả lờiXóaChắc "đảng ta" cũng muốn phấn đấu cho bằng họ đây.
Ông bà ta đã có câu : Thùng rỗng thì kêu to
"đảng ta"? Lệ Thủy theo trung thành với đảng csVn thế mà các DLV cứ tức tối bạn là sao?
XóaChúng ta thừa nhận: Đã một thời ba cái trò "Dầu, đèn, kèn, trống" - Công tác Chính trị rẻ tiền này đã có một kết quả nhất định của nó...Nhưng đến nay nhìn lại thực sự nó đã hết tác dụng, đôi khi còn phản tác dụng từ rất lâu rồi. Ấy vạy mà đảng. chính quyền vẫn tôn thờ cói nó như là một động lực của XH thế mới ngây ngô & buồn cười ..Bùi Văn Bồng nhỉ ?.
Trả lờiXóaThời đại bây giờ còn duy trì "Phát động phong trào thi đua...", rồi "Thi đua lập thành tích chào mừng..." , "Thi đua là yêu nước", khẩu hiệu, băng rôn, cờ quạt đỏ chóe chói mắt, đeo huân chương đầy ngực, bằng khen, huy chương treo kín tường...thì quá lạc lõng, vô bổ, hình thức tốn kém và rất chi lố bịch, nực cười, cổ lổ sỉ rồi!
Trả lờiXóaCơ chế thị trường không như vậy. Chẳng qua đó chỉ là cái đuôi ngoe nguẩy của "định hướng XHCN" mà thôi!
Thi đua-ta quyết thi đua
Trả lờiXóaChạy theo thành tích dối lừa dưới-trên
Xã hội chủ nghĩa tiến lên
Tiến lên! Quyết liệt tiến lên mạnh vào
Tiến lên đến tận trời cao
Ngọc Hoàng phán hỏi: "Đứa nào xúi bay?"!
Bài viết của Gs Nguyễn đình Cống về " phong trào thi đua khen thưởng " của nhà nước CHXHCNVN thì dài và cũng đã " vạch mặt chỉ tên " của cái trò " nhà nhà thi đua , người người thi đua , cả nước thi đua xây dựng đất nước ..." , đó là mặt trái của tấm huy chương do " tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN " khởi sướng và tự sướng " ! Cái trò này vào những thập niên 60-70 của thế kỷ XX dân ta đã có những câu hò vè đầy " ai oán " : mỗi người làm việc bằng hai , để cho chủ nhiệm mua đài mua xe . Mỗi người làm việc bằng ba để cho chủ tịch mua nhà xây sân ....! Cái phong trào thi đua đầy dối trá , bệnh hoạn ấy đã được dân chúng " ném đá " từ những năm " dân trí còn thấp " ,đến bây giờ lũ lãnh đạo " bệnh hoạn " vẫn còn giở dói cái trò mị dân , lừa lọc ấy thì thật không còn gì để nói . Nếu cái đảng CSVN hô hào " quan chức nhà nước thi đua tham nhũng " thì có lẽ chính xác hơn và dân tin hơn chứ còn .... " thi đua là yêu nước , yêu nước thì phải thi đua " nghe muốn mửa . Nói tóm lại , nhà nước Việt nam sắp mở một cuộc " đại hội liên hoan " của những THẰNG CUỘI ( ngày 6-7/12 /2015 ) bà con cố gắng chờ xem những màn " múa lưỡi của những thằng CUỘI và con CUỘI " ! Thật trơ trẽn và vô duyên không chịu nổi !
Trả lờiXóaCó một thằng cha Bí thư Huyện ủy (Y) ngu dốt, đần độn nhưng giàu...thủ đoạn. Hắn ăn tục nói phét, ăn tạp như cá rồ, hở cái gì cũng đớp, tớp sạch (không từ một thứ gì của dân).
Trả lờiXóaHắn giàu sụ vì vơ nhiều đất đai, dự án...Thế mà hàng năm hắn là chiến sĩ thi đua suốt 5 năm nhiệm kỳ, đi dự Đại hội thi đua toàn quốc, lại tự làm hồ sơ chạy "Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới". Thế mới trớ trêu, trắng trợn, trần truồng...He...he...Thi đua là RỨA!
Các bác chán ốm ! Bàn mà không biết vì đâu? Bởi đã sinh ra ban thi đua thì phải khen thưởng phong tặng chứ, nếu không thì cả ban giải tán à ?
Trả lờiXóaThiết thực nhất cứ có sáng kiến, sáng tạo, chế tạo phát minh... thì bán lại sáng kiến phát minh ấy hoặc đưa vào áp dụng thương mại hóa lấy tiền, như mấy bác hai lúa chế tạo máy bán sản phẩm là có ích cho xã hội và gia đình ?
Từ mấy chục năm nay, Ban Thi đua-Khen thưởng là 'lũ cò chuyên nghiệp' đi gài bẫy, mồi chài thành tích, huân-huy chương, anh hùng...kiếm ăn, béo ngậy! Đảng đẻ ra cái Ban này chỉ để "ngồi chơi xơi tiền", làm rồi tung XH, đánh tráo các khải niệm cuộc sống! Thiếu gì những thằng lãnh đạo như Hồ Xuân Mãn đã nuôi béo bọn này!
XóaBất cứ việc gì , lúc nào cũng "tốt đẹp" thế mà tụt hậu còn thua cả Lào, Cambodia, thế thì nó là gì nếu không phải là lừa đảo...
Trả lờiXóaThi dua khen thưởng phong tăng nọ kia đều là trò hề rẻ tiền của các nước Cọng Sản Đảng trị nặn ra Ăn tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân , còn bọn có tên hương lợi khác gì như đàn....ch..ó..mừng chuẩn bị được ...chơi...< Đ.>
Trả lờiXóaNhững năm 1960 ngoài Bắc, nhân dân đọc váng lên:
Trả lờiXóa"Mỗi người làm việc bằng 2
Để cho cán bộ mua đài mua xe!"
XóaNông dân dầm nước thúi " ghe "
Để cho cán bộ mua xe xây nhà
Mỗi người làm việc bằng ba
Để cho cán bộ xây nhà xây sân.
Thi đua => thua đi // đấu tranh => đánh trâu !!!
Trả lờiXóaHãy bỏ ngay đi các danh hiệu CSTĐ, AHLĐ ...Đất nước đầy rẫy những danh hiệu rỗng tuếch. Hãy trả lại ý nghĩa đúng cho từ anh hùng như thuở nào.
Trả lờiXóaThế kỷ 21qua 15 năm rồi .!Còn bày cái trò trẻ Trân, trẻ nít ấy ra nữa , thật quá khinh khi cái dân tộc này đến vô cùng tận , thảo nào họ cứ tha hồ muốn làm gì thì làm đó đồng bào Việt Nam ơi .?..nực cười dưới cái bảng:"LÀNG VĂN HÓA " to đùng kia ,chứa nước thải đen thui,rác rến lêu bêu , Bốc hơi thối inh sình ,ruồi nhặn xúm bu thưởng thức thão thích,còn người dân phải thót bụng đong thuế để chi trả cho cái bảng đẹp đẽ đó có oan.?
Trả lờiXóaCái trò (thi đua-thua đi) vớ vẩn này nên dẹp nhanh, dẹp mạnh ngay đi. 3 cái trò này chỉ có tác dụng : muốn thổi ai và muốn đì ai mà thôi. Thử xem tác dụng của 3 cái trò này từ trước đên nay (nhất là từ 1975 đến nay) xem tác hại của nó ra sao??? thì biết liền.
Trả lờiXóa