Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Kết quả vòng đàm phán thứ 7 về chính trị, an ninh, quốc phòng Việt-Mỹ

Hoa Kỳ và Việt Nam vừa kết thúc vòng đàm phán thứ 7 về chính trị, an ninh và quốc phòng tại Hà Nội từ ngày 22 đến 23 tháng giêng vừa qua.
Nhân dịp này, Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự, ông Puneet Talwar, người dẫn đầu đoàn đàm phán của Mỹ, đã dành cho Việt Hà của Đài Á Châu Tự Do RFA một phỏng vấn ngắn về đối thoại lần này.
Kết quả đàm phán
- Việt Hà: Xin chào ông Puneet Talwar. Xin ông cho biết qua vòng đàm phán vừa rồi hai bên đã đạt được những gì và có gì đặc biệt khác so với các vòng đàm phán trước đó?
- Puneet Talwar: Đối thoại này rất hiệu quả. Chúng tôi thảo luận một dải rộng các vấn đề bao gồm gìn giữ hòa bình, các vấn đề về nhân đạo như gỡ bỏ những bom đạn còn sót lại sau chiến tranh, lính Mỹ mất tích, vấn đề về an ninh hàng hải, thực thi pháp luật.
Cho nên chúng tôi đã có rất nhiều thảo luận với nhiều đại diện từ cả hai phía. Bên phía Việt Nam có đại diện 3 bộ tham gia, về phía Mỹ chúng tôi mang nhiều đại diện đến đối thoại bao gồm Bộ tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Pháp, Bộ Nội An, Bộ Ngoại Giao.
Điều này cho thấy sự phát triển về chiều sâu trong mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước và nó cũng rất quan trọng đối với năm nay vì năm nay là năm kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước giữa hai nước. Cho nên đối thoại này rất quan trọng về mặt biểu tượng.
- Việt Hà:  Theo ông, đâu là những vấn đề còn tồn đọng giữa hai bên sau đối thoại lần này?
- Puneet Talwar:  Theo tôi, sau đối thoại này, hai bên cần làm sâu thêm các thảo luận, tăng cường thêm những trao đổi. Theo tôi những thảo luận là rất tốt, điều mà chúng ta cần làm bây giờ là phải biến một số những thảo luận thành những hành động cụ thể và tiếp tục làm sâu thêm các thảo luận đó và tìm kiếm những khu vực hợp tác khác tốt giữa hai nước.
Vấn đề Biển Đông
- Việt Hà: Vấn đề Biển Đông được đề cập ra sao trong đối thoại lần này giữa hai phía nhất là khi Trung Quốc tăng cường các hoạt động đòi chủ quyền tại biển Đông bất chấp lời kêu gọi đóng băng các hoạt động trong khu vực của Hoa Kỳ?
- Puneet Talwar:Chính sách của chúng tôi đối với vấn đề Biển Đông là rất rõ ràng. Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong những đòi hỏi về chủ quyền, tuy nhiên chúng tôi kiên trì kêu gọi các bên giải quyết những đòi hỏi này theo cách hòa bình theo Luật biển quốc tế, bao gồm công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc.
- Việt Hà: Ông có nói đến việc hai bên có thể tìm kiếm những khu vực hợp tác khác nữa, theo ông đâu là những khu vực hợp tác tiềm năng giữa hai phía trong tương lai gần, ví dụ như khả năng Việt Nam cho phép tàu chiến của hải quân Mỹ được bảo hành tại cảng Cam Ranh hoặc Việt Nam tham gia tập trận với Mỹ chẳng hạn?
- Puneet Talwar:  Chúng tôi có những thảo luận rất tốt về vấn đề an ninh với Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng làm sâu thêm các thảo luận này. Điều mà chúng tôi cần làm là thực hiện ở mức không đẩy Việt Nam vào thế khó xử.
Có nhiều lựa chọn sẵn có cho chúng tôi. Chúng tôi rất vui với những hợp tác mà hai bên đang có vào lúc này. Việt Nam cũng sẵn sàng làm sâu thêm các hợp tác đó nhưng tất nhiên là trong bối cảnh cải thiện rộng hơn nữa quan hệ hai nước, nhưng chúng tôi cũng thấy vẫn còn những tiềm năng phát triển.
Việt Nam trong chiến lược Á Châu của Mỹ
- Việt Hà: Việt Nam đóng vai trò thế nào trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong chiến lược của Mỹ tại khu vực này?
- Puneet Talwar: Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong khu vực. Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển và là một người chơi tích cực trong ASEAN và đặc biệt khu vực Đông nam Á.
Việc làm sâu thêm mối quan hệ với Việt Nam là rất quan trọng đối với Hoa Kỳ và cũng quan trọng trong chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương của Mỹ.
Chiến lược tái cân bằng của Mỹ về khu vực châu Á Thái Bình Dương bao gồm nhiều mức. Chúng tôi làm sâu thêm quan hệ an ninh với các nước trong khu vực, chúng tôi cũng có mối quan hệ sâu hơn về kinh tế và hy vọng là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương  (TPP) sẽ được hoàn tất vào năm nay.
Chúng tôi cũng có quan hệ sâu hơn về văn hóa giữa người dân các nước. Ví dụ Việt Nam có 17,000 sinh viên học tại Mỹ, và đứng thứ 8 trong số những nước gửi nhiều sinh viên đến du học tại Mỹ. Điều này cho thấy mức rộng trong quan hệ giữa hai nước.
- Việt Hà: Sắp tới Mỹ sẽ tham gia thế nào trong việc đưa các nước thành viên ASEAN lại cùng nhau để giải quyết các vấn đề trong khu vực bao gồm vấn đề căng thẳng tại biển Đông?
- Puneet Talwar: Chúng tôi ủng hộ ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực Đông Nam Á và chúng tôi trông đợi ASEAN đóng vai trò dẫn đầu trong vấn đề này và từng nước cụ thể.
Cho nên trong vài tháng tới Hoa Kỳ sẽ tích cực tham gia, và theo tôi chúng ta sẽ thấy Hoa Kỳ sẽ làm việc cùng ASEAN để đề cập những vấn đề khu vực và làm sâu hơn quan hệ hai bên trên nhiều lĩnh vực.
Rất nhiều những thảo luận của chúng tôi ở Việt Nam, Singapore và các nước thành viên khác của ASEAN cũng nhấn mạnh điểm này, rằng ASEAN đóng vai trò trung tâm và các bạn sẽ thấy Hoa Kỳ sẽ là một đối tác tốt.
20 năm bang giao Mỹ-Việt
- Việt Hà: Thưa ông, năm nay Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, ông đánh giá thế nào về những tiến bộ trong quan hệ hai nước?
- Puneet Talwar: Việc nhìn lại những tiến bộ đã đạt được giữa hai nước trong vòng 20 năm qua là rất quan trọng.
Thực tế là chúng tôi có thể mang đoàn đại diện từ nhiều ngành đến nói chuyện với nhiều đại diện của chính phủ Việt Nam cho thấy mức độ quan hệ phát triển sâu thế nào giữa hai nước chỉ sau 20 năm.
Cho nên đó thực sự là một tuyên bố đáng kể của lãnh đạo của cả hai phía và về quyền lợi chung mà hai bên cùng chia sẻ.
- Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về khả năng nâng tầm quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược thay về đối tác toàn diện như hiện nay và khi quan hệ hai nước phát triển sâu rộng như vậy thì nó có ảnh hưởng thế nào với quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc?
- Puneet Talwar: Theo tôi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam không nên được nhìn nhận như là một mối đe dọa với bất kỳ nước nào, nó không nhằm vào bất cứ nước nào. Trước hết nó nhằm vào hạnh phúc của người dân hai nước và vì quyền lợi chung trong khu vực.
Điều mà cả Mỹ và Việt nam hướng tới và theo tôi cũng là điều mà các nước khác muốn đó là sự ổn định, thịnh vượng và hòa bình trong khu vực. Và đó là điều chúng tôi hướng tới trong quan hệ hai nước.
-         Việt Hà: Cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này!
(RFA)
------------

11 nhận xét:

  1. Suốt bốn mươi năm đàm phán hết đàm nọ đến đàm kia,rồi cũng như con thuyền không bến.
    Ngay cả với Trung Quốc kia mà đàm phán với cống nạp suốt chiều dài lịch sử không biết bao nhiêu mà kể, vậy mà hết đánh để thua lại lôi ra nói xấu,lại dọa lại đánh ,lại thua lại chưởi bới...
    Mới đây qua chơi,các em nó chả thèm lại đóng cửa khẩu.báo lá khoai lại hò hét dọa đánh...
    Tự lực cánh sinh và làm bạn với Nga tuy nghèo nhưng vẫn tốt.Thằng nào thò đầu vào là kẹp cho đến đầu hàng,cho nó tởn bốn kiếp.
    Cách mạng nhân dân,chiến tranh nhân dân,kinh tế nhân dân,trinh sát nhân dân,ngoại giao nhân dân.,chính quyền nhân dân,báo chí nhân dân tự viết ...dư xài.
    Đấy,xuất khẩu quá nhiều,cũng tốt thôi,nhưng có dư đồng nào đâu,nhân dân đẩy một phát gần 20 tỷ USD/năm,thừa mua tàu gì để đánh cho nó thua vuốt mặt không kịp,chứ 6 cái tàu ngầm,cho mấy chiếc tuần dương thì ăn thua gì.
    Chỉ riêng cái chuyện xung quanh con cá TRA,mà cả mười năm qua chưa xong,bị lừa tới bến.Chỉ riêng cái cổng hữu nghị quan mà đóng mở tùy nghi theo lượng mở bôi trơn và phong bì dày mỏng.
    Bàn miết,bàn mãi...chả ra gì.
    Nhân dân chả cần bàn,muốn gì là len vào làm và đâu ra đó cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Nga họ cố tình im lặng trong vấn đề Biển Đông và tiếp tục bán vũ khí cho cả VN và TQ ? họ thể hiện " tình bạn " như thế đấy ! Trong quan hệ với nước ngoài không hề có " hữu nghị " , tình cảm , nhân nhượng , họ hành động vì quyền lợi của dân tộc họ . ĐCSVN có ngày nào không tuyên truyền rằng TQ là bạn ? là đồng chí ? là hữu nghị ? tôi thành thật xin ngả mũ trước " tình bạn cao cả , trong sáng " như trăng rằm mùa thu của các vị ! CS là kẻ ngộ nhận thật đáng thương !

      Xóa
    2. CS Tàu viết tiếng Việt lủng củng quá, cố học thêm nữa văn mới xuôi được CS ơi.

      Xóa
    3. Lủng củng là sao? Văn fong đặc biệt của ông ta đó.
      Một người không gõ nổi phím "cách (space)" sau dấu phẩy, rất dễ, quả là đầu óc đã đặc cứng.

      Xóa
  2. Ông CS chỉ nói linh tinh là giỏi... Hy vọng một ngày nào đó, các hội viên tụ hợp, và được hân hạnh gặp ông - người bí ẩn. Thậm chí bạn tôi khẳng định, ông chính là Ngài Lú Vĩ Đại! Vinh hạnh cho chúng tôi quá. Ha ha!

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết hay http://apsuatwikaatc.blogspot.com/

    Trả lờiXóa
  4. Dang CS da so la tay sai TQ ,can tro su dau tranh danh Chu quyen ,VN. Bon no ho hao dau tranh hoa Binh nhung thuc chat la ho Khau Hieu thoi. Xin hoi ? neu ta Dau tranh Hoa binh .Nhung TQ Kg tuan thu theo Luat cu Xam pham thi Lanh dao DCS .Lam gi tiep theo.cho nay kg nghe DCS noi gi ca ? RO la bon THAI THU tau ...

    Trả lờiXóa
  5. Nói bọn họ là thái thú,em thấy các anh chả xứng gì cả.
    Họ đánh Trung Quốc còn các anh nghe đánh nhau thì vượt biên và tham gia phá hoại ,như tổ chức J 20 J22,gắp lửa đốt quê nhà...
    Ngày nay thì toa rập với số chuyên viên mất nết Mỹ đánh thuế bọn em cho sạt nghiệp.
    Mỹ xấu không thua gì Trung Quốc đâu.
    Mua phế phẩm nông nghiệp,máy móc mỹ...chế biến nuôi cá TRA.Khi bán được thời gian thì họ đánh thuế 2,39 USD/kg ngay khi cá lên cảng,nhưng bán chỉ 3 USD /kg.Họ cù cưa dù cho đi kiện nhiều năm mà không xử.
    Làm ăn với Mỹ dù biết điều nhưng họ vẫn triệt hạ tới cùng.
    Họ còn tung ra lắm tay chân để đánh thẳng vào kinh tế của nông dân đồng bằng sông Cửu Long.Sự thật này đã và đang diễn ra .Do vậy các anh bám theo Mỹ mà chưởi cộng sản vô lối cũng không tốt gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi chết CS rồi, tàn rồi em ơi, chạy đâu bây giờ ?

      Xóa
  6. Mặc dù không phải là một bên tranh chấp tại Biển Đông, Hoa Kỳ luôn khẳng định việc tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế luôn là một lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
    Trả lời phỏng vấn CNN hôm 31/1/2015, tổng thống Obama khuyến cáo Trung Quốc không nên bắt nạt các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippine trong vấn đề Biển Đông,

    Ngược lại, nhà cầm quyền CSVN dù bị Trung Cộng cướp đảo, giết hại ngư dân nhưng vẫn luôn miệng ca ngợi tình 'hữu nghị', 'thủy chung' đối với quân giặc xâm lăng.
    Gần đây nhất, người đứng đầu bộ quốc phòng CSVN là đại tướng Phùng Quang Thanh đã lên tiếng cảnh báo mối 'lo lắng' khi nói rằng 'xu thế ghét Trung Quốc gây nguy hiểm cho dân tộc.' Đúng là tay sai của Trung cộng! Tên bộ trưởng này chỉ lo làm giàu cho gia đình nó thôi, vừa qua trang "Chân dung quyền lực" đã cho thấy tên này tham nhũng không thua kém gì ông TT 3X, không lo bảo vệ dân mà lại lo dân VN ghét Trung cộng, thật là tức cười cho tên Khùng QT này!

    Đối với người dân Việt Nam, tuyên bố thẳng thắn như trên của tổng thống Obama là một cái tát mạnh mẽ trước thái độ hèn hạ của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN trước Trung Cộng.

    Trên thực tế, Trung Cộng chỉ có thể 'bắt nạt' được đảng CSVN, chứ không thể uy hiếp được nhân dân Việt Nam. Bằng chứng là ngày càng nhiều người dân lên tiếng phản đối sự xâm lược của quân giặc Trung Cộng, bất chấp việc bị nhà cầm quyền CSVN đánh đập, bỏ tù.

    Trả lờiXóa