Ở Việt Nam
trong một thời gian dài, cái mác Đảng viên là một thứ rất danh giá. “Đảng viên”
là đồng nghĩa với đứng đắn, nghiêm túc, giỏi giang…
Ngày xưa có không ít trường hợp thách cưới của cô gái đối
với chàng trai là “phải trở thành Đảng viên”. Ở cơ quan người ta tranh nhau
suất đi học cảm tình Đảng, vì “có Đảng” là một tiêu chí quan trọng để thăng
chức.
Người ta thường hỏi nhau: “Có Đảng chưa?”. Tất nhiên
không phải ai cũng có vinh dự này nên nhiều người thường trả lời với ý châm
trọc: “Chưa có Đảng” (với hy vọng người nghe hiểu ý mà đọc lộn lại).
Ở đại học thì được vào Đảng là vinh hạnh cực kỳ lớn,
chỉ một, hai người xuất sắc nhất lớp mới được chọn đi học “cảm tình” sau một
cuộc bỏ phiếu căng thẳng trên lớp.
'Một cách
kiếm việc'
Nhiều người ban đầu chỉ làm những chức bình thường vụn
vặt ở Ủy ban nhân dân nhưng cứ bám trụ lại lâu rồi được dần nâng đỡ lên những
vị trí quan trọng.
Trong những người đi học này cũng không phải được kết
nạp tất cả. Một quá trình dài gồm thi hết khóa học, bỏ phiếu thêm một lần nữa
trên lớp xem có được viết hồ sơ Đảng không, xác minh lý lịch…
Quá trình đó bao gồm cả Đảng ủy hay Đảng bộ của trường
của khoa gì đó xét lên xét xuống khiến cho nhiều người chưa kịp kết nạp thì đã
ra khỏi trường.
Thật ra cũng có cách để vào Đảng dễ dàng hơn, đó là
tích cực hoạt động phong trào, đó là những bạn mặc áo đoàn viên. Trong những
bạn thường xuyên mặc áo xanh này thì số học giỏi là tương đối không nhiều (vì
giành phần lớn thời gian vào các hoạt động), nhưng việc “có Đảng” có thể giúp
họ có một chân ở lại trường để làm Bí thư hay ban bệ gì đó có liên quan đến
Đảng đoàn. Như vậy vào Đảng cũng là một cách kiếm việc.
Những người học giỏi thực sự nhưng chỉ lo việc của lớp
mà ít qua lại với đoàn trường thì cũng ít có cơ hội được kết nạp. Cũng dễ hiểu,
vì đây mới là nơi quyết định trực tiếp.
Việc này làm chúng ta hình dung đến tình trạng ở các
ủy ban nhân dân. Nhiều người ban đầu chỉ làm những chức bình thường vụn vặt ở
Ủy ban nhân dân nhưng cứ bám trụ lại lâu rồi được dần nâng đỡ lên những vị trí
quan trọng. Nếu có cơ may và tài luồn lách thì có thể lên đến chức chủ tịch ủy
ban nhân dân – tức có thể là chủ tịch một thành phố nào đó.
'Vỡ mộng'
Quay trở lại với vấn đề Đảng viên, vẫn có số ít sinh
viên toàn diện, vừa học giỏi vừa công tác tốt. Số này khi ra trường cũng rất
vững tin vì vừa có mác “Đảng viên” vừa có năng lực.
Tuy thế nhưng lúc đi xin việc tại cơ quan Nhà nước,
không ít bạn mỡi ngỡ ra: Đảng viên cũng chả là cái gì tại nhiều doanh nghiệp
Nhà nước. Có giám đốc còn cười khẩy khi nghe thấy từ “Đảng viên” vì “muốn kết
nạp thì vào đây kết nạp cho”.
À ra thế, chỉ khi nào Tổng Bí thư trực tiếp kết nạp
vào Đảng thì cái chức Đảng viên đó may ra mới có giá trị, còn cơ quan tự kết
nạp thì muốn cho ai mà chả được.Có những giám đốc chẳng muốn vào Đảng nhưng vẫn
bị bắt vào, vì ở chức vụ đấy thì bắt buộc phải có Đảng. Có Đảng hóa ra chỉ là
điều kiện cần chứ không đủ để thành đạt, và khi người ta đã cần thì cũng không
khó lắm.
Thế là giấc mơ được đứng trong hàng ngũ của Đảng để
sau này thuận lợi thăng tiến và làm trong sạch vững mạnh bộ máy Đảng của những
sinh viên ra trường bỗng tan thành mây khói.
Những câu chuyện thăng tiến thần kỳ của nhiều bậc tiền
bối kiểu như là bí thư Đoàn rồi lên làm bí thư tỉnh ủy… không phải là con đường
cho những người muốn đi lên bằng năng lực chuyên môn.
Chính trị Việt Nam là cuộc chơi của con ông cháu
cha, dây mơ rễ má và những bước đi cửa sau mà những trí thức không bao giờ hình
dung ra được.
'Chối bỏ Đảng'
Rốt cuộc là chẳng ai yêu Đảng thật lòng, cũng không ai
còn tự hào khi là Đảng viên nữa. Nhiều người thậm chí ra ngoài còn giấu việc
mình đã kết nạp Đảng nếu không muốn làm trò cười cho bạn bè
Nhiều người không chịu được cái bức bách trì trệ ở cơ
quan Nhà nước đành xin ra ngoài làm.
Nhưng làm gì với cái thẻ Đảng đeo lủng lẳng trên cổ
nhắc nhở hàng tháng phải đi họp vào ngày mùng 3 (vì ngày thành lập Đảng là 3/2)
và đóng Đảng phí? Thẻ Đảng lúc này lại thành gánh nặng không dễ gỡ ra, vì chẳng
ai dại mà làm đơn xin ra khỏi Đảng để liên lụy đến gia đình cả.
Đối với ai làm công ty nước ngoài thì rõ ràng là một
trở ngại lớn, chẳng Sếp nào quan tâm đến cái việc bạn là Đảng viên và lý do cứ
mùng 3 xin nghỉ để đi họp bất kể ngày nghỉ hay ngày thường là một điều hết sức
vô lý.
Thế người thuộc khối Nhà nước có yêu Đảng hơn không?
Cũng không chắc, vì nhiều Đảng viên lâu năm, lại làm chức vụ lớn, ngay sau khi
về hưu đã cất ngay thẻ vào trong tủ và tuyên bố không bao giờ sinh hoạt Đảng
nữa.
Rốt cuộc là chẳng ai yêu Đảng thật lòng, cũng không ai
còn tự hào khi là Đảng viên nữa. Nhiều người thậm chí ra ngoài còn giấu việc
mình đã kết nạp Đảng nếu không muốn làm trò cười cho bạn bè.
Tôi cũng từng nghe chuyện có một nhạc công đã vào biên
chế lâu năm tại Nhà hát Giao hưởng Việt Nam và là người có chuyên môn tốt nhưng
lại nhất quyết không vào Đảng. Người này được lãnh đạo nhà hát nhắc nhở nhiều
lần vì "có chuyên mà chưa có hồng thì chưa tốt".
Sau nhiều lần bị/được lãnh đạo vận động, người này nói
"tôi sẽ vào Đảng nhưng chỉ cần được đảm bảo một điều kiện thôi".
"Đó là nếu được kết nạp thì phải cho tôi tham
nhũng", nhạc công này nói.
Vậy tôi thấy chỉ thương cho những người như cụ bà Phạm
Thị Trinh, năm nay đã 101 tuổi đời và 85 năm tuổi Đảng.
Cụ đã hai lần bị địch bắt, sáu năm bị cầm tù, tra tấn
dã man đã khiến mắt mờ, tai nghe không rõ. Có thể nói, cả cuộc đời hy sinh cho
Đảng, năm nay đã 101 tuổi nhưng chưa từng đóng đảng phí muộn.
Với cụ ngày kỷ niệm thành lập Đảng là ngày vui lớn.
Những người như cụ vẫn tin rằng Đảng vẫn như ngày nào và bộ phận quan chức tham
ô, tham nhũng, tha hóa biến chất vẫn chỉ là một bộ phận nhỏ trong hàng triệu
Đảng viên trên cả nước.
Tôi nghỉ hưu, và chẳng có gì thôi thúc tôi chuyển hồ sơ sinh hoạt đảng về phường.
Trả lờiXóaGóp ý với bác Nặc danh05:32 Ngày 03 tháng 02 năm 2015:
XóaTheo kinh nghiệm của tôi và nhiều người: nếu Bác còn sinh hoạt là còn bị ghẻ lạnh dưới cái nhìn trong con mắt người dân với các đảng viên cs hiện nay. Tốt nhất, về đời thường là rũ bỏ hết, chỉ phục vụ gia đình và người thân, chỉ với cộng đồng hàng xóm họ hàng, gia tộc, dân tộc. còn đảng thì hãy quên đi cho nhẹ nơ. Đó là kinh nghiêm của những người từng trải như chúng tôi, danh hiệu đảng viên bây giờ là hư Ranh, dân rất khinh ghét, tuy nhiên không ai dám nói ra miệng, vì sao thì ai cũng biết rồi.
Do đó, mang danh đảng viên cs bây giờ thực là ô nhục, ô nhục như chính ông tổng bí thư đảng, như ông Hồ Xuân Mãn bí thư tỉnh ủy TTH-ủy viên trung ương-anh hùng LLVT-nhân vật tiêu biểu đợt sinh hoạt "học tập và làm theo tấm gương...." và bao nhiêu ông như Xuân phúc, quang thanh, văn truyền....
Cho nên, bác hãy cất cái giấy giới thiệu, lý lịch đảng viên , thẻ đảng và hồ sơ ấy vào sọt rác nếu thật sự thấy ô nhục vì mình đã góp cong sức xây nên cái chế độ tàn bạo này, còn nếu thấy chưa đến mức đó thì hãy cất vào một góc tủ nào đó làm vật kỷ niệm đau buồn về một thời bị lừa, một "tuổi thanh niên sôi nổi" đã lãng phí không làm gì cho gia đình vợ con mà bị lừa dưới danh nghĩa phục vụ tổ quốc và nhân dân nhưng thực ra bị lừa mà chỉ là phục vụ cho đảng cs.
Bản chất của ĐẢNG xấu hơn bản chất con người . Từ người tốt vào Đảng hấp thụ Đảng , biến thành xấu , lần hồi thành một tập thể xấu , là điều đương nhiên phải xảy ra .
Trả lờiXóaChẳng có gì đáng ngạc nhiên , sau cải cách ruộng đất , đa số người Việt đã hiểu được điều này . Tiếc thay vì Đảng quá mạnh áp chế và kìm kẹp nên tiếng xấu bị che kín .
Hôm nay , mọi sự thật đã phơi bày , Đảng sai từ bản chất , xấu từ bản chất . Cái bản chất của Đảng rất khác xa với bản chất của người Việt . Chính là bản chất đấu tố , vạch mặt , chà đạp nhân phẩm người khác trước đám đông !
Nói chung , đấu tranh , kiểm điểm , phê bình , đấu tố ...vv .. , tạo nên lo sợ khiếp nhược truyền đời để Đảng dễ nắm chắt nhược điểm mà cai trị , để Đảng tự cao tự đại , tự tung hô lẫn nhau . Cuối cùng thói hư , tật xấu nào Đảng cũng đều mắc phải , đảng lại không muốn phục thiện . Vì muốn phục thiện phải biết buông đao đồ tể , lánh xa tư cách lãnh đạo .
Nhưng bản chất của ĐẢNG là bản chất cần được lãnh đạo nên xấu càng thêm xấu , hư càng thêm hư . Nói cho nhiều , tiếc thương tâm tư nhiều cho ĐẢNG , cũng vậy thôi .
Vì thế, sau CCRĐ bố tôi đã tự bỏ đảng (ông là đảng viên 1948), tuy vậy, ông vẫn không ngăn cản và cũng không khuyến khích các con vào đảng, để đến sau này, cả 3 anh em chúng tôi lại vào đảng, để mãi đến những năm 2000 tôi mới nhận ra bản chất của đảng mà bỏ đảng, còn 1 ông anh tôi thì còn sinh hoạt đến năm 2013 mới bỏ đảng, duy nhất còn ông cả lẩm cẩm 70 tuổi, tcòn tiếc một vòng hoa của chi bộ khi chết nên còn sinh hoạt đảng, tuy nhiên ông ta lảng tránh nói chuyện đảng và nói chuyện chính trị....vì đuối lý mỗi khi buôn chuyện đấu lý với chúng tôi.
XóaAI CÒN TỰ HÀO LÀ ĐẢNG VIÊN ? Cái câu hỏi này , chủ đề này nếu như xuất hiện vào những thập niên trước của thế kỷ 20 thì có lẽ người đặt ra câu hỏi này là một kẻ " trên trời rơi xuống " hoặc thuộc diện " thế lực thù địch " và đích danh là kẻ " phản động " ! Sự kiện"lễ kết nạp đảng viên mới " tại các cơ quan , các công ty nhà nước bây giờ diễn ra rất " âm thầm lặng lẽ " và hầu như chẳng mấy ai quan tâm , có chăng là những đảng viên trong cái chi bộ , đảng ủy ...quan tâm mà thôi ! Câu chuyện về kết nạp đảng , đảng viên thời bây giờ nếu kể ra thì " xấu đảng " lắm , thôi thì đủ kiểu cảm tình đối tượng, thâm chí cơ quan tôi có ông " chơi gái như điên , đánh bạc tối ngày " ấy thế mà khi hỏi tới thì đã là " đảng viên " rồi , thế mới oách chứ ! Thôi , nếu có cơ cấu để trở thành lãnh đạo , hoặc làm công tác quản lý ( bét cũng là tổ trưởng ) thì hãy vào đảng , còn không thì hãy làm một anh ( chị ) quần chúng cho nó lành , khỏi hàng tháng tự nhiên lại phải đóng một khoản tiền gọi là " đảng phí "và khi về hưu lại phải chuyền sinh hoạt đảng về địa phương rồi lại họp hành " nói chuyện trên trời " vừa mất thời gian vừa tốn tiền đóng " đảng phí " nhàm không chịu được ! Nói thật nhé , rất nhiều ông , bà đảng viên đảng CSVN còn tệ lậu hơn cả quần chúng , thậm chí còn thua cả những bà bán rau ngoài chợ !
Trả lờiXóa"Quả đấm thịt!"
Trả lờiXóaSao lại không có !
Trả lờiXóaRất có lý. Bài viết nây tít rất trúng suy nghĩ (cái bụng) của Dân tôi. "Ai còn tự hào là đảng viên ?" Câu hỏi, có người trả lời được và có kẻ không trả lời được. Câu hỏi đó, trong Dân tôi có những Người là Người đảng viên tụi tôi rất tự hào. Những cũng câu hỏi đó, có những Con chưa thành người (chỉ đội lốt đảng viên) dù họ ở ngôi cao, ghế trọng, lên mặt ăn nói nghênh ngang thì Dân tôi không một chút tự hào về họ và bản thân những Con chưa thành Người đảng viên đó dù vênh mặt, dạỵ đời cũng chẳng tự hào và vinh dự gì về chính họ. Thế mới siêu hạng và rắc rối!
Nhưng cũng chả sao. Vẫn nên tự hào là Người đảng viên. Bởi lẽ tự nhiên và đơn giản là (a) Trước hết là một người dân muôn đời, (b) Thứ nhì phải hòa nhập với các trào lưu tư tưởng (dân chủ, xã hội, cộng sản) và tôn giáo (phật giáo, thiên chúa, hồi giáo, cao đài, hòa hảo...), (c) Thứ ba dù là ai theo trào lưu tư tưởng và tôn giáo nào nhưng gắn bó mật thiết với nhân dân và dân tộc, đem lại lợi ích vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền và phẩm giá làm người của Dân tôi.
Tất cả là như dzậy, nên rất đáng tự hào là con nhang đệ tử, tín đồ tôn giáo, thành viên, hội viên, đảng viên của trào lưu tư tưởng và tôn giáo chứ. Cớ sao không dám 'tự hào là đảng viên". Các vị ngẫm xem có ý gì sai ?
Tuy nhiên, với những kẻ tham gia vào các đảng phái chính trị (cộng sản, dân chủ, xã hội) nhưng xa rời nhân dân, lên mặt làm quan với người dân, phản bội lại lợi ích, quyền và phẩm giá của người dân, tham nhũng "ăn cướp có giấy phép" về đất đai, tài nguyên, tài sản, tiền thuế của nhân dân, thì Dân tôi làm sao mà lại tự hào được với những tên và những kẻ quan tham, quan liêu, thoái hóa biến chất phản bội nhân dân và dân tộc Việt.
Thế cho nên, "Ai còn tự hào là đảng viên"? Có chứ! Những người còn giữ được hương vị và cốt cách người lao động, gắn bó với cuộc sống vật chất và tinh thần, tình cảm của người dân, đất nước và dân tộc.
Như cố Nhà thơ-Nhà văn Phùng Quán đã viết đó là "Người Chân Thật"
"Yêu ai cứ bảo là yêu
"Ghét ai cứ bảo là ghét
"Dù ai ngon ngọt nuông chiều
"Cũng không nói yêu thành ghét
"Dù ai cầm dao dọa giết
"Cũng không nói ghét thành yêu" (Thơ Phùng Quán 9-1957)
tôi khinh mọi đảng viên hiện nay(dù cách đây gần 40 năm tôi đã vào đảng và đã hết lòng phục vụ trong đảng hơn 20 năm rồi mới bỏ đảng),.
XóaTrong cái bình chuột thì dù chưa thành chuột cống thì cũng là giống chuột, không thể là giống thỏ, giống nai được.chỉ có điều họ chưa thành chuột cống mà thôi.
hiểu rõ bản chất của đảng cs mới tranh luận được vấn đề này:
1-đảng cs giành quyền bằng cách nào?-cái cách giành quyền lãnh đạo mà các đảng cs là "chính quyền trên đầu họng súng"-khác hẳn với thông qua cạnh tranh giành phiếu bầu bằng thi thố tài đức-vậy bằng bắn giết thì có chính danh không? hay là bất chính?
2- cách giữ quyền lãnh đạo bằng một mình một chợ, vừa đá bóng vừa thổi còi, múa gậy vườn hoang, dùng các hình thức kìm kẹp, áp đặt và bạo lực để thủ tiêu đối lập, thủ tiêu cạnh tranh thì khác hẳn với một chính quyền luôn phải lấy lòng dân bằng cạnh tranh thi tài, bằng việc đề cao dân tộc, tổ quốc-danh dự-trách nhiệm.
3- đường lối và chính sách đối ngoại khi cầm quyền có giữ được đất đai cha ông để lại không? có giữ được chủ quyền của quốc gia không hay cứ phải luồn lụy kẻ tham lam, quỳ gối làm thái thú?
4-đường lối và chính sách đối nội: có thực sự "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" không? có đa đảng tam quyền phân lập rõ ràng không? có cạnh tranh lãnh đạo giữa các đảng phái không hay độc tài độc đảng toàn trị để giành đặc quyền đặc lợi cho riêng kẻ cầm quyền quan lại tham nhũng ? dân có mức sống cao bằng và hơn các nước cùng điều kiện không? cái thể hiện rõ nhất là trong y tế và giáo dục người dân có phải khổ sở kiệt quệ vì 2 ngành đó không-nó thể hiện rõ nhất bản chất chế độ chính trị vì ai và do ai là ở 2 ngành này đấy.
chưa biết rõ bản chất lưu manh của đảng thì còn "mơ" người cầm đầu đảng "hoàn lương"-để giữ đảng?
KHÔNG CÓ NƯỚC NÀO TRÊN THẾ GIỚI TÔN THỜ DANH HIỆU ĐẢNG VIÊN, TRỪ 4 NƯỚC ĐẢNG CS CẦM QUYỀN.VÀ CŨNG KHÔNG CÓ NƯỚC NÀO ĐẢNG CS CẦM QUYỀN MÀ TIẾN BỘ VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỢC.