Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

TRỊ BỆNH TRỊ TẬN GỐC

TÔ VĂN TRƯỜNG
Loài người đã và đang cố gắng đi tìm các hướng tâm linh và các tư tưởng xã hội tiến bộ chẳng qua để kỳ vọng sẽ giải quyết được những mâu thuẫn, bế tắc cho cuộc sống cân bằng, hạnh phúc hơn và vui hơn!.
            Người đời có câu :"Ngu thì chết chứ có bệnh tật gì đâu”. Nhiều quốc gia trên thế giới kể cả nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới là Mỹ cũng phải luôn thay đổi để đối mặt với thách thức và tận dụng cơ hội để tồn tại và phát triển.
Không thay đổi hoặc thay đổi chậm chỉ là "đười ươi giữ ống" mà thôi !
            Nếu chẩn đoán có bệnh thì phải trị bệnh, trị tận gốc. Từ gốc một căn bệnh ở nội tạng có thể biến thể ra thành vô vàn triệu chứng khác nhau. Nếu cứ loay hoay trị các triệu chứng thì dẫu có thấy hiệu quả tức thì cũng chỉ là ứng phó thụ động và hậu họa là ủ cho căn bệnh ngày một trầm kha hơn .
Thử đặt vấn đề về thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở, cái nào phải nương theo cái nào? Độ bền vững do cái nào quyết định?. Vào thời khối Đông Âu chưa xụp đổ, Bulgaria là nước đầu tiên trong khối SEV mở ra nền kinh tế du lịch . Khi chuẩn bị triển khai thì Bộ trưởng Bộ công an kiến nghị với thủ tướng (Todor Zhivkov) rằng theo con đường du lịch gián điệp sẽ ào vào. Todor Zhivkov trả lời bằng một câu hỏi trở lại : “Nền an ninh quốc gia được lập ra để phục vụ cho nền kinh tế quốc dân hay nền kinh tế quốc dân sinh ra để phục vụ cho an ninh quốc gia ?”
Con người và thể chế cũng như kinh tế và chính trị là quan hệ nhân quả và là huyết mạch của vấn đề Việt Nam hiện nay. Thực trạng đất nước hôm nay nhiều chuyện buồn hơn vui bởi vì càng ngày càng phát hiện thêm nhiều ngõ ngách buồn.
Một đất nước nhỏ bé, lách một cách tối ưu giữa các cường quốc chỉ có thể được khi người lãnh đạo rất tỉnh táo và có một đội ngũ tham mưu thạo tin và dũng cảm. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Phạm Kiệt phụ trách an ninh nội bộ mặt trận nhờ nắm chắc tình hình bố trí hỏa lực của quân Pháp là người đầu tiên dũng cảm khuyên Đại tướng Võ Nguyên Giáp không nên nổ súng như đã dự định. Đại tướng lắng nghe, phân tích, kiểm chứng, rồi dứt khoát đổi kế hoạch tác chiến, ra lệnh cho kéo pháo ra, góp phần quyết định chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Lãnh đạo của Việt Nam ngày nay có hạnh phúc đó không? Một dấu hỏi lớn chưa có tiền đề giải đáp.
Nỗi buồn của người nông dân
            Thời báo Kinh tế Sài gòn ngày 30/1/2015 đăng tải ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Cao Đức Phát : ”Ngành nông nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn mà một trong những nguyên nhân quan trọng là sự bất cập về thể chế trong đó khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã vẫn chìm  trong tình trạng yếu kém”vv...
Mới đọc những dòng chữ trên, chắc không ít người đánh giá cao Bộ trưởng đã chỉ ra những yếu kém của thể chế và rất thương cảm chia sẻ với nỗi khổ của người nông dân. Ngẫm suy thì lại không ổn một chút nào, ai tạo ra thể chế, ai trói mà mở ?. Có 2 loại thể chế, thứ nhất là Bộ Nông nghiệp & PTNT xây dựng luật để trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.  Thứ hai là Bộ ra các Thông tư, Hướng dẫn thi hành. Vai trò trách nhiệm đầu tiên của Bộ trưởng là tạo ra thể chế của ngành, chẳng nhẽ lại đổ khuyết điểm đó cho tập thể trong khi bản thân mình đã đảm nhiệm chức Bộ trưởng  thấm thoát cũng đã 11 năm rồi. Trong phạm vi bài viết này, tôi chưa đề cập đến những yếu kém và bất ổn của ngành thủy lợi. 
            Nếu Bộ trưởng đọc kỹ, ngẫm suy ý kiến rất chí lý dưới đây của giáo sư tiến sĩ  Nguyễn Tử Siêm chuyên gia hàng đầu của ngành nông nghiệp sẽ thấy rõ nguyên nhân  yếu kém của ngành:
”Hệ thống tổ chức của ta có khuôn vàng thước ngọc để sàng lọc, chọn được một dàn lãnh đạo, loại tinh ở trên sàng, toàn "nguyên khí quốc gia" cả. Bộ Nông nghiệp & PTNT có đủ bộ máy siêu to, các Tổng cục, cục , vụ, viện,...thì không thể nói thiếu tham mưu. Xa lộ IT thênh thang  so với thời cụ Kim Ngọc, Nghiêm Xuân Yêm, Nguyên Ngọc Trừu. Mỗi cán bộ ngày nay có  1 máy VAIO, thì không thể thiếu thông tin. Vậy thiếu cái gì mà để cơ chế, chính sách nông nghiệp & PTNT không giúp được dân?. Có thể là hàm lượng chất xám trong các chính sách ban ra bị thấp, có thể là trí tuệ ở ngoài, lãnh đạo Bộ chưa qui tụ vào, có thể là tiếng nói của nông dân (ví dụ trong các thư ngỏ, ....) và những người có tâm huyết (chẳng hạn ông Nguyễn Minh Nhị, Võ Tòng Xuân, Vũ Trọng Khải, và nhiều người khác, ...) không vang đến tai Bộ, hay Lãnh đạo bận ra lệnh, không kịp lắng nghe? Bộ có đủ nhiều thứ (như ý chí, quyết đoán, quyền lực,...). , chỉ thiếu một thứ là dân chủ nên bức tranh ngành ta (mà Bộ tự họa) nó có mầu xám” vv...
           
Nỗi buồn của nhà khoa học
Nhiều người có chung nhận định bất luận trong thời đại nào, vai trò của trí thức gắn liền với vận mệnh quốc gia và phụ thuộc vào người lãnh đạo quốc gia. Trí thức là hiền tài, là nguyên khí quốc gia, không có trí thức thì không thể chấn hưng được đất nước, nhưng chính lãnh đạo quốc gia mới là người quyết định vai trò của trí thức đối với quốc gia.
            Day dứt với thực trạng kinh tế xã hội của nước nhà, TS Vũ Quang Việt nguyên Vụ trưởng Vụ tài khoản Quốc gia Cục Thống kê  Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam cấp bách đổi mới thể chế, nhằm bảo đảm sự lành mạnh cho nền tài chính quốc gia. Bằng các lập luận khoa học và số liệu minh họa cụ thể, Ts Việt đề nghị Việt Nam viết lại luật doanh nghiệp và luật tín dụng.
            Mặc dù đồng tình chia sẻ với quan điểm của Ts Vũ Quang Việt nhưng tôi nghĩ người ta không viết lại luật doanh nghiệp vì luật vừa mới được Quốc hội thông qua. Mặt khác, nếu chỉ thay đổi nội dung luật mang tính kỹ thuật thì không có nhiều ý nghĩa. Còn thay đổi mang tính chất đột phá thì có nêu ra, người làm luật có nghe cũng để đấy vì họ được lệnh không được thay đổi. Chỉ khi nào đường lối của Đảng có sự thay nào đó về các cái đuôi xã hội chủ nghĩa thì mới có cơ hội thay đổi luật. (Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo vv…).
            Về mối quan hệ này, có câu chuyện tếu: Những năm 80, trong một cuộc giao lưu có ông Võ Văn Kiệt tham dự, một ai đó nổi hứng ôm đàn ca vui mấy câu (nhại bài hát của Trần Hoàn):
"Một chiều anh Sáu Dân tê lế phôn cho Ca Lê Thuần, mà nhủ rằng làm văn hóa thì 1 thành phần, còn làm kinh tế thì nhiều thành phần. Các cậu quán triệt nhen !...". 
            Ông Sáu Dân biết quý trọng dân, được dân, nhất là giới trí thức và văn nghệ sĩ tin cậy luôn thấy ở ông là điểm tựa tinh thần, ngày nay lãnh đạo mấy người được hạnh phúc như  Sáu Dân?   
Có ý kiến cho rằng chủ nghĩa xã hội là sản phẩm của cả một trào lưu tư tưởng của loài người, chứ không phải của ta, của riêng ai, của nước nào, phe nào. Có lúc người ta dùng nó để xây dựng cả một xã hội thì không thành (vì thế mới có khái niệm "Chủ nghĩa xã hội không tưởng"); nhưng xét về mặt đức tin, văn hóa, đạo đức thì nó có nhiều điểm tiến bộ. Nó cũng phải được đối xử ngang bằng với các đức tin của vô vàn các cộng đồng trên thế giới này. 
Còn về kinh tế thì chỉ có tôn trọng qui luật thị trường với phương tiện "đồng tiền" mới là thể chế giúp loài người phát triển cực đỉnh (climax) một cách tự nhiên và bền vững được. Đấy là qui luật khách quan y như trong khoa học tự nhiên vậy. Cho nên trong Văn hóa thì định hướng XHCN còn có thể được, còn trong kinh tế mà gắn cái đuôi XHCN vào thì trái qui luật, gây cản trở hơn là thúc đẩy sự thành công. 
            Có thông tin cho rằng khi biên tập văn kiện Đại hội Đảng khóa XII được chỉ thị là “không được vượt Cương lĩnh, Hiến pháp”, tức vẫn giữ nguyên các cái “đuôi” nêu trên. Mà giữ cái “đuôi”  xã hội chủ nghĩa thì chẳng bao giờ có đột phá được trong hình thành các luật kinh tế như Ts Vũ Quang Việt mong muốn.
            Theo nguyên tắc quản trị đáng lẽ ra, các ngân hàng thương mại , và công ty tài chính  phải là công ty mẹ đầu tư vốn tạo ra các doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn ở các lĩnh vực khác nhau. Ở Việt Nam lại làm theo quy trình ngược, các công ty sản xuất lại lập ra ngân hàng thương mại hoặc công ty tài chính với tư cách công ty con. Các công ty con huy động nguồn vốn trong dân, rồi cho công ty mẹ vay,  thế là đầu tư tràn lan, không hiệu quả, tạo ra cục máu đông, nguy cơ vỡ trận tài chính.
            Dù cho chưa sửa lại luật doanh nghiệp và luật tín dụng,  có 2 điểm mà Quốc hội Việt Nam có thể thay thế bất cứ lúc nào:
1. Mọi doanh nghiệp nhà nước mới ra đời phải được Quốc hội hay Hội đồng nhân dân thông qua. Nếu không, nhiệm kỳ sắp tới, ông nào lên lãnh đạo cũng có thể lập doanh nghiệp nhà nước.  
2.  Cấm không cho doanh nghiệp phi tài chính làm chủ doanh nghiệp tài chính và ngược lại nếu không các doanh nghiệp sẽ lập ngân hàng kiếm vốn cho mình và bà con thân thuộc của mình, còn hậu họa thì nhân dân phải gánh chịu. Nếu không làm được 2 điểm nói trên, thì nền kinh tế Việt Nam sẽ không có hy vọng gì phát triển được và có thể nhanh chóng tan hoang.
Thay cho lời kết
            Xã hội luôn nảy sinh nhiều chuyện phải suy ngẫm, phải thảo luận, dù có chỉ thị hay văn bản chính thức hẳn hoi định hướng “miễn bàn” như dấu chấm than đầy  uy quyền!  Bởi lẽ xã hội phải luôn vận động, điều chỉnh mới là xã hội sinh động, đầy sức sống phát triển.
Thay đổi là xu hướng tất yếu của thời đại hiện nay trong một thế giới hội nhập đối với bất kỳ quốc gia nào nếu muốn tồn tại và phát triển.  Một xã hội “trước sau như nhất” là xã hội xơ cứng, bảo thủ mang  trong đó mầm mống của sự già nua, ốm yếu, không theo kịp thời đại thì ắt dẫn đến hậu quả khôn lường. Người dân vẫn ghi nhớ Tổng bí thư Trường Chinh minh mẫn và dũng cảm cho viết lại toàn bộ Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI theo tinh thần Đổi mới là tấm gương sáng trong lịch sử hoạt động của Đảng ta.    
            Cách quản lý nhà nước của ta hiện nay đang thúc đẩy cho sự phân hóa giai cấp, phân hóa tư tưởng trong cái nền "Tiểu nông"!. Việt Nam theo xu hướng không phải tư bản chủ nghĩa mà là mánh mún, dối trá, rất vô thường mà nếu không tái cấu trúc thể chế và tổ chức nhân sự thì sẽ là vô phương cứu chữa!
TVT /(Tác giả gửi BVB)  
---------------

16 nhận xét:

  1. Hôm nay người ta sử dụng từ những "Bất cập"; "Bá đạo"... mà không hiểu nghĩa của nó - thì trị bệnh cái gì chứ?
    Nhiều bố "nhớn vật vã" không biết mình đang bị bệnh thần kinh, cứ kêu nhân dân là suy hóa? Bi hài! Ngớ ngẩn!

    Trả lờiXóa
  2. TBKTSG đăng ảnh Bộ trưởng Cao Đức Phát với câu phát biểu mị dân thương nông dân bị bóc lột kiệt quệ do thể chế. Vạy xin hỏi thể chế là do ông Bộ trưởng làm ra sao ông lại vô cảm như người đứng ngoài cuộc.

    Trả lờiXóa
  3. Đọc bài viết của anh Trường mà rưng rưng nước mắt,không cầm được
    Anh ở trong nghành nông nghiệp anh chỉ biết cụ thể thê thôi,chứ cả chục năm qua thì nghành bộ nào cũng thế cả.Vậy mới có chuyên bộ nào vào làm việc cũng "pha trà nấu nước "...
    " TRỜI " sinh cho một Dân tộc cũng chỉ vài chục anh hùng để tái thế,còn lại thì tự sinh,chứ trời đâu đẻ miết cho dân tộc của anh.Do vậy không nên than vãn.
    Lịch sử đã dạy và chỉ rất rõ "thực túc,binh cường ".
    Không thế thì Bà trưng Trắc,Trưng Nhị lấy đâu mà đánh cho quân TÀU tan nát.
    Nước nhà loạn lạc,chia năm xẻ bảy,,,vậy mà nhờ thực túc,khôi phục binh cường,Quang Trung gạt ông anh sang bên,dẹp chú em gát kho,đánh cho quân TÀU đến mức mà cả nhà Thanh lụi dần đến giải tán...
    Gần đay thôi,tuy có viện trợ thật,nhưng nội công là chính,đánh cho đến nỗi xin hàng để về nước một cách lịch sự,thề danh dự là không xâm lược chúng bay nữa.Vậy mà nay lại cho báo ra mặt dọa dẫm.
    Do vậy,anh đừng buồn anh Trường ạ !!!!
    Ngày xửa ngày xưa,nước ta có cái bộ nào to như nay đâu,nhờ vậy mà nước ta dân ta làm ăn lên vùn vụt,thực túc,binh cường.Các nhà khoa học của ta thèm dựa gì bộ nào đâu vì không có,nên cùng với nhân dân tạo ra của cải vật chất dư thừa đến mức nuôi cả đóng tù binh,lại còn cấp lương xe ngựa cho chúng về quê cũ.
    Nay,các nhà khoa học nên làm như cũ tốt hơn,nông dân,công nhân thừa sức nuôi các nhà khoa học thiệt.
    Hiện nay các dân tộc trên thế giới họ đều phải nuôi bộ máy gọi là hệ thống chính phủ,phần lớn là để cho có với người ta.Nhưng nhiều nơi nó phá quá,nó gây ra nợ ngập đầu và lệ thuộc chủ nợ tệ hại,đến mức bị đứa con gái nó cũng xì nẹt chả ra gì.Còn ở làng ta,có mưa tháng bảy,có nắng tháng ba...sắm ra nấu nước pha trà ,laptop chơi game,thế cũng tốt,nhưng nó chĩa thế nào mà xây biệt thự như cung điện Hoàng gia thì quá đáng.
    Bộ và toàn hệ thống nay đều khoán chi và khoán lương,thừa chia nhau sống,nên nó ngồi chơi tại chỗ và khách đến thì ra uống cà phê,tội gì đi đến đâu....Nói rõ,may là nó không đến,nó đến công tác thì nơi đó chuẩn bị phá sản là vừa,để giảm tổn thất.
    Các nhà khoa học nào buồn thì xuống trực tiếp nông dân,tại đó không chỉ vui mà còn nhiều tiền gởi về làm quà cho các cháu nội ngoại đấy.
    Nếu ai ngi ngờ thì hỏi anh ĐỔ HỮU MINH ĐƯỜNG nguyên phó chủ tịch huyện Diên Khánh thì rõ Công Sơn đã làm như thế và sống phây phây.

    Trả lờiXóa
  4. Khư khư ôm lấy quá khứ viển vông, giáo điều và duy ý chí là đồng nghĩa với sự tự sát và sụp đổ. Lịch sử phát triển của nhân loại đã có thừa những bằng chứng sống động để minh họa điều này.
    Hãy tự đổi mới và tự thay đổi để cởi trói cho mình và đưa đất nước phát triển sánh vai cùng các cường quốc khu vực và thế giới. Lịch sử dân tộc bao giờ cũng rất rạch ròi và minh bạch : " Ngàn năm bia đá dẫu ( cũng ) mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ "

    Trả lờiXóa
  5. Chủ nghĩa xã hội không tưởng thì rõ rồi nhưng văn hóa xã hội chủ nghĩa nghe thấy ngồ ngộ . Tất nhiên kinh tế không thể gắn cái đuôi XHCN vào làm cho nó thành què quặt không mang tính thị trường theo đúng nghĩa của nó.

    Trả lờiXóa
  6. Hiền tài là nguyên khí quốc gia.
    Nhưng bây giờ trong bộ máy lãnh đạo, chỉ có người của đảng, chọn ra từ 4 triệu đảng viên, trong đó gồm cả bầy sâu, thì có đủ nguyên khí không?, hay có còn là nguyên khí không?

    Trả lờiXóa
  7. Chẩn bệnh đúng rồi nhưng bệnh nhân không chịu uống nhất là thuốc đắng có công hiệu cao mà chỉ thích uống thuốc ngọt làm dịu cơn đau tức thời thì sớm hay muộn cũng dẫn đến di căn hết thuốc chữa.

    Trả lờiXóa
  8. Đây là câu chuyện của nhà nước và sự tồn vong! Thử lướt qua lịch sử một chút: Khi Nhà Tần do Triệu Cao nắm thực quyền thì con Hươu và con ngựa phải tùy đó mà nói nó là con gì.Đến đời Tam quốc Tào Tháo nắm thực quyền thì các vua Hán chỉ là bù nhìn, may còn có anh hùng trong thiên hạ nổi lên nên còn có chút danh nghĩa gọi là nhà Hán.Do đó mọi chính sách không phải là ý chí của vua tức là người cầm quyền.
    Ở Việt nam thời Trần, giai đoạn cuối quyền trong tay Hồ Qúi Li, thời Lê Trung hưng hay còn gọi là thời Lê-Trịnh thực quyền trong tay Chúa Trịnh Vua chỉ là kẻ ký sắc phong mà thôi, không ký không được. Nói thế để hiểu rằng khi người cầm quyền là bù nhìn thì được danh nghĩa, được giàu có, được đi đây đi đó nói với thiên hạ như thần nhưng thử hỏi làm được gì?
    Chính trị Việt nam có bộ chính trị tức là vua tập thể ngoài ra không có anh nào được tự quyết đường lối theo ý mình dù vì nước vì dân.Bên cạnh đó nước ngoài nhúng tay vào hăm dọa đủ kiểu ...Trong khi đó mấy anh BCT đến đảng viên cũng không kiêng nễ nói gì đên nhân dân, trí thức.Vì sao lại thế? vì cái sự lằng nhằng tạo ra, vì anh không phải tài đức gì , Trong khi nhiều người đáng bậc thầy lại chịu phận cấp dưới, tôi đòi...Thiết nghĩ không cần bàn thêm, cứ nghĩ về Triệu Cao, Tào Tháo thì rõ. Chỉ khác là Triệu Cao, Tào Tháo, Hồ Quí Li, Chúa Trịnh có danh phận đàng hoàng, cũng không có thực quyền tử tế nên họ tham mưu đề ra chính sách chỉ làm rối tung lên để họ thao túng, hưởng lợi mà tiếng xấu lại thuộc về mấy anh có danh phận. Mấy anh có danh phận biết thế nhưng không có thực tài lại tham quyền cố vị, muôn vinh thân phì gia thì còn gì mà không yên phận không tư duy nhiệm kỳ?Ngày xưa vua Lê chả nói đó ư?" Vất vả thì Nhà Chúa còn hưởng thụ thì là ta...".
    Chao ôi đây là chuyện một thời đại, không thể tỉ mỉ chi tiết trong một còm được. Viết sách ư?Đến như Nguyễn Quang Lâp., Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào có tội tình gì mà xộ khám? Thời buổi nó thế cơ mà! Thử nói thêm Liệu ông 3x, ông Tổng Lú có tự mình ra lệnh xộ khám mấy anh nhà báo, nhà văn kia không hay là do quân sư xúc xiểm?Ba x, Tổng Lú thời gian đâu mà đọc, mà có đọc thì chưa chắc đã bực tức đến ra lệnh tống giam kẻ sĩ. Hẳn là bọn gian thần mưu mánh vì nó biết các vị chẳng tài đức gì bằng nó, nên nó dọa mất ghế, nó dọa "thế lực thù địch..."... thế là cho nó làm. Tại sao gian thần làm vậy? vì nó ăn không ngồi rồi ngại Chúa chê bai, mất việc nên nó tâng công, nó lập công. Mấy ngài chúa do trình độ đã nêu trên nên cũng không nắm được tình hình đành tuân theo "Osin vậy". Đất nước mình như vậy đó ngài Giáo sư tiến sĩ ạ!

    Trả lờiXóa
  9. Đất nước nông nghiệp vựa lúa ở phía Nam , đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long lúa gạo thủy sản, cây ăn trái xuất khẩu nhất cả nước nhưng các đời Bộ trưởng nông nghiệp chẳng thấy bóng hình người nào ở phía Nam.? Lỗi nhân sự ở đâu? Bộ trưởng Lê Huy Ngọ còn tạm đươc biết đối đáp trên diễn đàn Quốc hội nhưng đến thời ông Cao Đức Phát đúng là chán, nhìn cái mặt cứ ngơ ngơ ấp úng khi trả lời chất vấn. . Mấy người bạn làm ở Bộ kể ông Phát rất gia trưởng nịnh trên đạp dưới, nhiều người chỉ mong ông cuốn gói sớm.

    Trả lờiXóa
  10. Buồn về tình trạng đất nước hiện nay là điều dễ hiểu, nhưng không nản, không bó tay chịu số phận vì thế là đầu hàng. Đảng viên, lãnh đạo cũng còn nhiều người tốt, phải gạn đục khơi trong để họ hiểu, nói và làm vì sự phát triển của đất nước.

    Trả lờiXóa
  11. Đất nước thật hồng phúc có trí thức việt kiều dù ở xa tổ quốc tâm huyết, giỏi giang, thẳng thắn như TS Vũ Quang Việt.

    Trả lờiXóa
  12. Ông Todov Zhivkov không chỉ là Thủ tướng mà còn là Tổng bí thư kiêm Thủ tướng Bun ga ri cho nên ông đủ quyền lực để thực thi các chính sách tiến bộ

    Trả lờiXóa
  13. Nười dân góp ý , gửi thư ngỏ, phản biện công khai cũng rất nhiều ý kiến rất đáng bàn và đối thoại nhưng không mấy khi thấy phản hồi từ các nhà chức trách

    Trả lờiXóa
  14. Thôi thì cứ để cái gì đến sẽ đến. Nói nhiều , nói đúng cũng như đàn gảy tai trâu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi, cứ vậy đi... Nhưng cũng phải có tinh thần sẵn sàng. Và đừng nhụt chí chống tham nhũng.

      Xóa
  15. Chưa có mô hình nào thực dụng và tốt hơn mô hình TBCN hiện hữu. Nếu không chứng minh được bằng luận chứng khoa học và được dân tin thì cứ học theo mô hình của TBCN kết hợp với những điểm nào hay của CNXH để ứng dụng vào VN

    Trả lờiXóa