Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

DÂY TRÓI TRÊN LUỐNG CÀY - Phần 1

* MINH DIỆN
               Hai phiên tòa - một xử dân, một xử quan - không làm yên được lòng dân sau hơn một năm sảy ra vụ Tiên Lãng. Cũng như dân Văn Giang chưa nguôi bức xúc, dù ngọn lửa trên cánh đồng Xuân Quan đã tắt và những kẻ đánh dân đã phải đứng trước vành móng ngựa. Đơn kêu oan và khiều kiện  vẫn mỗi ngày một chất cao như  những đống gạch đá củ đậu ở Đông Triều...
            Tất cả chỉ vì việc cưỡng chế thu hồi đất, mà nguyên nhân sâu xa từ  khái niệm “Sở hữu toàn dân!”, một khẩu hiệu, một "tiêu chí dân chủ", nhưng lại là "sợi dây trói vô hình" mà người dân chẳng có quyền gì thực chất được tự chủ căn bản và lâu dài! Có  người gọi đó là “Lời ru buồn cho đất!”.
             Ngày 21-2-1848, bản Tuyên ngôn cùa Đảng cộng sản, ln đu tiên xut bn vi vai trò là Tuyên ngôn ca Hip hi cng sn, do đề xướng của K. Marx, đã khẳng  định  “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu”, và đề ra nguyên tắc  phát triển nền  kinh tế xã hội chủ nghĩa. Bảy trong mười nội dung cơ bản  đã được  Karl Marx và F. Enghels vạch ra là : “ Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.  Áp dụng thuế lũy tiến cao. Xóa bỏ quyền thừa kế. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và tất cả những kẻ phiến loạn . Tập trung tín dụng, và  tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước. Thực hành nghĩa vụ lao động với tất cả mọi người...”.

            Thực hiện nguyên tắc đó, năm  1917,  Lê Nin đã ra lệnh tịch thu toàn bộ đất đai của Kulak . Bị tước đoạt  “miếng bánh mỉ” trên tay, những người Kulak Sông Đông đã vùng dậy , và máu người Nga đã đổ trong cuộc nội chiến thảm khốc. Trước thực trạng đó , tháng 3-1921, tại Đại hội đảng cộng sản toàn Nga lần thứ X, Lê Nin đã đề ra chính sách kinh tế mới, gọi tắt là NEP,  nhằm phục hồi và xây dựng  nền kinh tế kiệt quệ sau nội chiến và  chiến tranh thế giới.  Với chính sách kinh tế mới, nước Nga  đã “ phải đẩy lùi lại với chủ nghĩa tư bản, phải dùng bàn tay của cả nhà tư bản để cày sới miếng đất xây dựng xã hội chủ nghĩa!” (Lê Nin). Nội dung chủ yếu  của NEP, là trao quyền tự chủ cho nông dân,lấy nông nghiệp làm nền tảng phát triển kinh tế, xây dựng mối quan hệ công nông . Lê Nin đã có câu nói nổi tiếng rút ruột từ bài học xương máu : “ Hãy để cho người nông dân tự suy nghị trên luống cày của họ!” 
            Năm 1936 bản Hiến pháp của nước Nga được sừa đổi, vấn đề ruộng đất  cởi mở hơn,không dùng  từ “tước đoạt” như trước, mà đặt ra một khái niệm mới , là “Sở hữu toàn dân”. Dù còn  nhiều tranh cãi, nhưng chiến tranh thế giới lấn thứ hai bùng nổ, phát xít Đức tấn công Liên Xô, cuốn nước Nga vào cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, vấn đề tranh chấp nội bộ được gác lại vì sự tồn vong cùa dân tộc.   

              Bản  Hiến pháp năm 1959 của Việt Nam ra đời dựa vào bản Hiến pháp năm 1936 của nước Nga,  về đất đai vẫn giành quyền sở hữu cá nhân  không quốc hữu hóa  như  Nga .
              Nhưng  thực tế , năm 1960,  miền Bắc đã tiến hành xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp.  Từ “Hợp tác xã bậc thấp” lên  “Hợp tác xã bậc cao”. Ở  bậc thấp,  mỗi gia đình nông dân còn nhìn thấy mảnh ruộng của mình,  được hưởng hoa lợi ruộng đất theo tỷ lệ phần trăm ,  con trâu, cái cày là của riêng.  Lên bậc cao, ruộng đất công hữu hóa,  không còn chế độ hoa lợi , trâu bò, cày bửa cũng  bị sung công . Về cơ bản miền Bắc đã biến đất đai thành tư liệu sản xuât  sở hữu toàn dân,  dù Hiến Pháp vẫn quy định sở hữu cá nhân.
              Ông Tố Hữu đã ca ngợi thành quả đó trong bài thơ “ Ba mươi năm đời ta có đảng” như sau:
                                  Dân có ruộng dập dìu hợp tác!
                                  Lúa mượt đồng ấm áp làng quê.
                                  Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
                                   Sớm hôm tiếng trống đi về trong thôn!
             Qủa thật rất vui!  Mỗi buổi sáng   kẻng  vang lên,  mọi người tới địa điểm tập trung đi làm việc. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng cười, tiếng nói rộn ràng ngõ xóm.  Những tổ cày, tổ bừa, tổ tát nước , tổ cấy  túm tụm với nhau, tha hồ trò truyện, khói thuốc lào nghi ngút. Chả ai thèm để ý đến thời gian . Khi mặt trời chói chang trên ngọn tre,  đội trưởng hò hét, mọi người mới đủng đỉnh ra đồng . Làm  việc quấy quá  một lúc là trưa, rủ nhau vào gốc đa, bờ tre ngồi tán phét.  Chiều  vàng mặt trời,  “thơ thẩn dang tay ra về. Cơm nước xong đến nhả tổ trưởng, đội trưởng bỉnh công ghi điểm. Ánh đẻn chấp chới như đom đóm khắp đường làng.
            Trên vách  hội trường hợp các tác xã, các  ngã ba , ngã tư  đường làng ,  đỏ rực khẩu hiệu: “Hợp tác là nhà ,xã viên là chủ!” và  “Mỗi người làm việc bằng hai”, nhưng chẳng ai muốn  làm chủ,  chẳng ai hăng hái làm việc bằng hai.  Khái niệm “làm chủ tập thể” đồng nghĩa với  “cha chung không ai thèm khóc”, còn lời kêu gọi làm việc bằng hai,  được đáp lại  bằng câu ca dao mỉa mai: “ Mỗi người làm việc bằng hai, để cho cán bộ mua đài , mua xe!”

               Ngưởi xã viên chỉ thực sự làm chủ  mảnh ruộng phần trăm . Mỗi gia đình  có vài chục mét vuông , nhưng đó lại là miếng cơm , manh áo , là cuộc sống cùa họ. Bao nhiêu   suy nghĩ, lo toan , bao nhiêu công sức của người xã viên  đều dồn vào đó.  Những cánh đồng hợp tác mênh mông , ngoài mấy người trong ban chủ nhiệm, chẳng ai thiết tha nhòm ngó.  Ngược lại không ít xã viên  tìm cách cấu véo thành quả của tập thể.  Cảnh bố mẹ gặt trước cố tình để sót những bông lúa mẩy cho con mót phía sau, hoặc dằn  mạnh bó lúa cho thóc rụng xuống bờ  để con hót,  diễn ra phổ biến trong mùa gặt.
              Nhằm củng cố mô hình hợp tác xã nông nghiệp, năm 1963,đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã về huyện Lệ Thủy , Quảng Bình xây dựng điển hình hợp tác xã Phong Thủy.  Đầu tư  bao nhiêu tiền của, sức lực, nổi lên được ngọn gió Đại Phong. Nhưng ngọn gió ấy chỉ thúc đẩy  được 504 hộ dân xã Phong Thủy ,  huyện Lệ Thủy, không đủ sức  lan tỏa  cả nước. Cũng như ở Thái Bình, ông Nguyễn Ngọc Trìu dồn sức người, sức của xây dựng hợp tác xã Vũ Thắng,  kết quả chỉ làm rung động được trái tim nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý cho ra đời một “Bài ca năm tấn!”
               Dù tuyên truyền vận động ráo riết,dù biện pháp hành chính thắt chặt,sức sản xuất vẫn  ì , tiêu cực phát triển. Những cánh đồng mầu mỡ  trở nên cằn cỗi, năng xuất thấp.  Lúa cấy xong không có người làm cỏ bón phân. Thậm chí  lúa chín  không có người gặt.   Ông Kim Ngọc, Bí thư tình ủy Phú Thọ lúc bấy giờ nhận xét : “ Xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng!”  Hậu quả là,  trước mỗi ngày công được ba, bốn cân thóc, teo dần  còn một cân, có nơi chỉ còn vài lạng.  Gặt về bao nhiêu nộp thuế, nghĩa vụ bấy nhiêu vẫn chưa đủ. Nạn đói âm ỉ  tràn từ làng này qua làng khác,  bộ mặt nông thôn miền Bắc quắt queo, hốc hác  không kém thời nô lệ.  Nhà văn Phùng Gia Lộc đã diễn tả cái đói trong phóng sự “ Cái đêm hôm ấy đêm gì” như sau:
                   “Tôi hỏi:
                  - Nhà ăn rồi hả mẹ?
                  Cái thằng Thức đến là hở miệng, cấm có dấu được tý gì. Nó nói:
                 - Chi nấu cơm cho bà và em ăn thôi. Mẹ với anh Học với con ăn chào rau má rồi! Bữa nay mẹ luộc nhiều rau cải.
                Tôi thấy cay xè trong mắt:
               - Thế thì nấu thêm vào! Hết thì tao đi bới đất, nhặt cỏ, van vái ông bà. Làm con người mà miếng cơm chín vào bụng vẫn không đủ thì sống thế nào?”
              Giữa lúc đó công an, dân quân đến đòi nộp  thóc nghĩa vụ. Bà mẹ quỳ xuống lạy
              - Các bác ,các anh ơi. Có còn cái gì đâu mà nộp? Các bác , các anh  không thấy đàn con hắn đói xanh, đói trong đi à ? Các bác không thấy tôi  cũng phát phù phát nề, vàng cây úa lá đây à?”

                Thương  dân đói quá,  ông Kim Ngọc quyết định phương án táo bạo, thực hiện khoán hộ ở Phú Thọ. Nhờ khoán hộ, cuộc sống người dân Phú Thọ đỡ khổ. Ông Kim Ngọc chỉ làm theo lời Lê Nin “ Để cho người nông dân tự suy nghĩ trên luống cày của mình” , nhưng cuộc đời ông  rơi vào bi kịch ,  bị kiềm điềm , quy kết,  oan ức  ra đi trong thầm lặng.
                   Trường Chính là một trong những người trì trích Kim Ngọc dữ nhất,  rồi  ông  nhận ra mình đã sai,ông rất ân hận.  Có lẽ vì vậy , năm  1980, trong dự thảo Hiến Pháp, với cương vị Chủ tịch nước,Trường Chinh ký tờ trình Bộ chính trị , đề nghị vẫn giữ đa thành phần trong quản lý đất.
                 Nhưng bấy giờ Tổng bí thư  Lê Duẩn  ở thế thượng phong, và  ông đang  say sưa với khái niệm “Làm chủ tập thể”, nên không ai dám trái ý ông.  Bản Hiến Pháp 1980  là “Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa”, nội dung cơ bản  Nhà nước dưới sự lãnh đạo của đảng và chuyển toàn bộ ruộng đất thành sở hữu toàn dân.
                      Hậu quả của chính sách làm chủ tập thể đã đưa nền kinh tế đến kiệt quệ. Mọi người làm chủ nhưng chẳng ai làm chủ. Bộ máy quan liêu dẫn tới  đặc quyền , đặc lợi tham nhũng. Các hợp tác xã ở miền Bắc tan rã, xã viên  chỉ  lo cho mảnh ruộng phần trăm của mình,  các  tập đoàn sản xuất ở miền Nam như cha chung không ai khóc,  nông dân bỏ ruộng sống vất vưởng buôn bán, hoặc tìm đường vượt biên. Năm 1987, cả nước chỉ đạt được 17  triệu tấn lương thực quy ra thóc.  Cùng với sự tác động tiêu cực  của chính sách giá lương tiền , lại bị cấm vận,  nền kinh tế đổ sụp. Từ chế độ lưu thông phân phối  khủng hoảng cung cầu, đẻ ra chính sách  ngăn sông cấm chợ. Đất nước như bị  chia  cắt  ra thành từng mảnh nhỏ, nhưng cái đói lại bao trùm toàn lãnh thổ.
               Tôi còn nhớ hình ảnh cố nhà văn trung tá Thái Vượng, khoác chiếc ba lô đầy sắn nhảy tàu từ Nam ra Bắc cứu đói vợ con. 
                Theo thông  kê, cả nước ngày ấy 9,5 triệu người thiếu ăn, trong đó 5,2 triệu người đứt bữa và 3,5 triệu người đói.

              Từ thực tế đó chính sách khoán 10 ra đời.  Đây được coi như  quyền sở hữu tạm thời , vì ngoài nội dung khoán  đất lúa, đất rừng, mặt nước cho các hộ dân, để họ tổ chức kinh doanh,còn cho phép chuyển nhượng, thừa kế. Chính sách ngăn sông cấm chợ đồng thời được xóa bỏ. Một cuộc cách mạng thật sự của Đảng cộng sản Việt Nam , chấm dứt nạn đói hoành hành, và như huyền thoại, năm 1989, hơn 1,5 triệu tấn gạo đã được xuất khẩu.
              Ông Nguyễn Văn Linh nói : “Ham chủ nghĩa xã hội hình thức là đánh sập nền kinh tế nông dân. Nền kinh tế nông dân bị sập thì khủng hoảng chính trị. Thương dân, thương nước thì phải cởi trói cho nông dân trước. Nông dân đổ mồ hôi và máu mới có đất, không ai được quyền tước đoạt của họ”. 
              Ông Võ Văn Kiệt đồng quan điểm này với ông Nguyễn Văn Linh. Ông nói: “ Tại sao 5% đất giao cho dân có hiệu quả còn 95% đất của toàn dân lại không đạt hiệu quả? Người nông dân chỉ có thể làm giàu trên chính mảnh ruộng của họ. Đó chính  là NEP của Lê Nin”.
             Ông Nguyễn Văn Linh đã chấp nhận giải tán các tập đoàn, giao đất cho dân. Người nông dân phẩn khời nhận lại ruộng, tự chủ canh tác, mùa màng bội thu. Năm 1992 Việt Nam đã xuất khẩu được 3 triệu tấn gạo.
              Nhưng “Thương cho cái kiếp má đào, cởi ra rồi lại buộc vào như chơi!”. Cũng là đất đai mồ hôi, nước và cả máu xương bao đời nay người nông dân mới mới có được, nhưng cái câu “sở hữu toàn dân” như sự mồi mớm, mị dân đã sinh ra nhiều hệ lụy. Cùng một chế độ chính trị-xã hội, cùng do đảng Cộng sản cầm quyền, thế nhưng vị lãnh đạo này hô “cởi trói” cho nông dân, đến vị lãnh đạo khác lại đi trói người nông dân để chiếm đoạt ruộng đất  ngay trên luống cày của họ!
M.D
    

16 nhận xét:

  1. “Thương cho cái kiếp má đào, cởi ra rồi lại buộc vào như chơi!”. Cũng là đất đai mồ hôi, nước và cả máu xương bao đời nay người nông dân mới mới có được, nhưng cái câu “sở hữu toàn dân” như sự mồi mớm, mị dân đã sinh ra nhiều hệ lụy. Cùng một chế độ chính trị-xã hội, cùng do đảng Cộng sản cầm quyền, thế nhưng vị lãnh đạo này hô “cởi trói” cho nông dân, đến vị lãnh đạo khác lại đi trói người nông dân để chiếm đoạt ruộng đất ngay trên luống cày của họ!
    >< Tôi thích và rát tán thành đoạn kết này, sao mà trong chế độ ta cứ vứt dây thừng trên luống cày của người nông dân? Ông này lên: Cho cởi trói, ông khác lên: Trói nó lại! Ui....đau đời...

    Trả lờiXóa
  2. Ông NVLinh nói vậy, mà đâu có ai thèm để ý, làm theo ông LInh chắc là không ai muốn chyạ chức chạy quyền lên ghế lãnh đạo, chi cho mệt: "Ham chủ nghĩa xã hội hình thức là đánh sập nền kinh tế nông dân... phải cởi trói cho nông dân trước...". Không trói họ lại để chiếm, lấy đâu ra đất cho đại gia, sao mà giàu lên được...!

    Trả lờiXóa
  3. Đất của ta, tiền ngan hàng cũng của ta, cái gì lắm tiền là của ta, vì Ông chủ Nhà Nông rất thương đầy tớ...chúng tơ!

    Trả lờiXóa
  4. Mot bai viet chan thuc rat sau chung to su nghiem tuc cua mot cay but lao luyen. Chung ta dang duoc dang hoi y kiem ve sua doi hien phap va luat dat dai nhung bai bao giau du lieu va tam huyet the nay ma dang khong tham khao thi cung la.Cam on nha bao MD va BVB

    Trả lờiXóa
  5. hay quá đi thôi. dẫn chứng thuyết phục. cám ơn anh MD

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết rất sâu sắc và chân thực.Hãy để cho người nông dân tự suy nghĩ trện lướng cày của họ! Tôi cũng thuộc câu nói đó nhưng khi nhà báo đặt đúng chỗ trong bài viết nó rất sinh động. Thật cảm phục một nhà báo có tâm có tầm. Cảm ơn blog Bùi Văn Bống đã có những cộng tác viên xứng đáng. (Nghiêm Minh. Hà Nõi)

    Trả lờiXóa
  7. " Sở hữu toàn dân về đất đai " chỉ là ngụy biện. Đó là công cụ để nhóm lợi ích thao túng và ăn cướp đất của nông dân với giá đền bù rẻ mạt. hãy chấm dứt loại sở hữu này mới đưa đất nước khỏi nhiều hệ lụy đau khổ, mới có công bằng, dân chủ, văn minh." Bộ phận không nhỏ " muốn duy trì hình thức sở hữu này để trục lợi đấy thôi. Đồng bào hãy suy xét cho kỹ vấn đề sửa luật đất đai !

    Trả lờiXóa
  8. Chúc nhà báo Minh Diện và anh Bồng mạnh khỏe giúp ích cho dân tộc bằng những bài viết đầy thuyết phục giàu tính nhân văn. Mấy hôm nó chăn trang blog của anh độc giả thấy buồn và quá phẫn nộ. Các anh hãy bảo trọng

    Trả lờiXóa
  9. Bài viết rất hay.Rất súc tích với các mô tả sự thật cay đắng

    Trả lờiXóa
  10. Cảm ơn anh Bồng , nhưng vẫn tội nghiệp cho anh Vươn và nhân dân , cho dù nói nhiều như thế nào đi nữa thì mấy thằng chó săn CS có thấm thía gì đâu nó chai lì rồi , đội ngũ tụi nó do thằng chó X huấn luyện mà . Nhân viết Đại tá Trần Quốc Quân

    Trả lờiXóa
  11. Ai ơi nhớ lấy câu này
    Cướp đêm là giặc, cướp ngày quan tham
    Đảng trên cứ nói một đằng
    Dưới làm một nẻo biết chằng vẫn cười

    Trả lờiXóa
  12. Ba mươi năm đời ta

    Từ ấy ba mươi năm đã chẵn
    Ruộng đồng hợp tác cũng về nơi
    Tiến lên chủ nghĩa lòng hừng hực
    Kết chặt công nông chí chói ngời
    Sớm buổi trống cờ khua lót dạ
    Xế ngày đèn đuốc múa cầm hơi
    Búa liềm cách mệnh vang chân lý
    Gốc chuối cào tan những kiếp đời

    Trả lờiXóa
  13. Mặt Caca trông fuck hậu nhỉ?

    Trả lờiXóa
  14. Nguoi cong giao rat hien ,luon nhin nhuc ,nhung khong nhu nhuoc .

    Trả lờiXóa
  15. " Sở hữu toàn dân về đất đai " thì nhóm lợi ích sẽ dễ làm bậy, sẽ dễ tham nhũng để thu lợi.
    Phải trả lại tự do vô điều kiện cho gia đình anh Vươn!

    Trả lờiXóa
  16. tôi đính chính lại câu'để cho cán bộ mua đài mua xe" thành "để cho chủ nhiệm mua đài mua xe".đó là mô hình chủ nghĩa xã hội đấy các bạn trẻ ạ.Đến năm 1986 thực tế là sửa sai quay về với mô hình kinh tế thị trường-một phát minh của nhân loại(như ông bộ trưởng kế hoạch đương nhiệm nói)thì đất nước mới dần thoát khỏi nạn đói triền miên.Nhưng trên thế giới chả có nước nào quy định đất đai là sở hữu toàn dân.đó cũng là cách duy trì kiểu"cha chung" để thằng nào mạnh thì cướp được nhiều.Mà quan chức,doanh nghiệp tất nhiên phải mạnh hơn mấy ông nông dân.Cũng như câu k.hiệu"nhà nước quản lý,nhân dân làm chủ".Nhà nước quản lý cây khế thì người làm chủ có trèo lên hái quả được không?Chắc chắn là ông chủ sẽ bị đánh què.

    Trả lờiXóa