Luân
hồi. Sự thực, ảo tưởng, mê tín dị đoan hay chỉ đơn thuần là sự trùng hợp ngẫu
nhiên? Chúng ta chỉ sống một lần hay nhiều lần? Đã bao giờ bạn trải qua
cảm giác Déjà vu (ngờ ngợ việc gì đã gặp rồi nhưng không nhớ rõ) hoặc cảm giác
“đã từng ở đây trước đó”? Theo những nhà thám tử trí óc, chúng ta đã trải qua
nhiều đời trong quá khứ và được sinh ra lần nữa, trong hình dạng khác, cho tới
khi chúng ta đạt đến một trạng thái hoàn thiện nhất.
Những
câu chuyện kể lại về những người có trí óc phi thường; trí óc có thể lùi sâu về
quá khứ, trí óc có khả năng di chuyển đồ vật và cảm nhận những thứ mà chúng ta
không thể cảm nhận được bằng các giác quan thông thường; trí óc mà làm việc độc
lập với thân thể. Từ thời xưa, những điều bí ẩn này đã hấp dẫn các nhà trí thức
nhưng chỉ sau những năm 1970 thì các nhà khoa học, Những Nhà Thám Tử Trí Óc,
mới bắt đầu hiểu một phần của sự huyền bí bên trong cơ thể chúng ta.Dưới đây là 3 trường hợp thú vị kể về trải nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực luân hồi:
Trường Hợp 1- Những Cuộn Băng Của Bloxham
Cuốn Sách “Liệu Có Hơn Một Kiếp Sống?” của Jeffrey Iverson. |
Những gì diễn ra trong quá trình thí nghiệm thôi miên hồi quy thách thức lô gic suy luận của con người. Khách hàng của ông có thể thuật lại, một cách tường tận chi tiết, về cuộc đời của những con người đã từng sống cách đây hàng trăm năm trước đây.
Mặc dù có vẻ như không thể tin được, nhưng Bloxham đã thu lại được hơn 400 cuộn băng ghi âm về các đối tượng bị thôi miên hồi tưởng lại về những cuộc đời trước của họ. Thêm vào đó, nhiều sự việc được ghi lại rất chi tiết, qua các cuộn băng này để xem xét lại, và kết quả đã được chứng minh đúng là sự thật. Theo Bloxham, chứng cớ xác thực này minh chứng mạnh mẽ rằng niềm tin của người xưa về luân hồi là sự thực.
Một trong những trường hợp nổi bật của Bloxham là Jane Evans. Quá trình hồi quy về tiền kiếp của Jane bắt đầu vào năm 1971 khi cô nhìn thấy một tấm biển (poster) trên đó ghi là: “Arnall Bloxham nói rằng bệnh thấp khớp là một bệnh về tâm lý.” Jane, một người nội trợ xứ Wales 32 tuổi đang phải chiến đấu với chứng viêm thấp khớp, cảm thấy câu nói này thật đáng kinh ngạc, nên cô quyết định liên lạc với người tạo nên tấm biển này. Cô thực sự đã liên lạc được với người đàn ông này thông qua một người bạn của chồng cô. Và cuối cùng qua thôi miên cô đã liên hệ được với sáu tiền kiếp của mình. Cô đã từng là: Vợ của một thầy dạy học thời La Mã; một người Do Thái bị tàn sát vào thế kỷ thứ 12 ở York; người hầu của một nhà buôn giàu có người Pháp thời trung cổ; một tỳ nữ thân cận của Hoàng Hậu Anh Quốc Catherine xứ Aragon; một người hầu nghèo khổ sống ở London dưới thời trị vì của Hoàng Hậu Anne; và là một nữ tu sỹ vào thế kỷ thứ 19 ở Mỹ.
Câu chuyện luân hồi của Jane Evans và vài trường hợp khác được tiết lộ bởi nhà sản xuất chương trình truyền hình của đài BBC, Jeffrey Iverson trong quyển sách của ông, “Liệu có hơn một kiếp sống?” Vào năm 1975, trong quá trình tìm kiếm các bằng chứng để kiểm nghiệm về sự tồn tại luân hồi, Iverson đã xin sự cho phép của Jane để Bloxham thôi miên hồi quy cô lần nữa, lần này có máy quay phim và máy thu thanh của truyền hình BBC. Iverson muốn tìm hiểu xem liệu rằng trên thực tế cô có nhiều hơn một kiếp sống hay không.
Iverson đã nghiên cứu những lời kể chi tiết về những kiếp sống này và đã kiểm chứng được rằng những lời kể của của Jane Evans trên thực tế là đúng. Ở phần cuối của quyển sách ông cho rằng 20 năm làm việc của Bloxham đã cho thấy tính xác thực mạnh mẽ của lý thuyết luân hồi. Ông cũng đã sản xuất một bộ phim tài liệu BBC, gọi là “Những Đoạn Thu Băng của Bloxham” dựa trên các tài liệu này.
Trường Hợp 2- Giáo Phái Cathars của Tiến sỹ Arthur Guirdham
Những người hoài nghi gán hiện tượng này với điều mà các nhà thám tử trí óc gọi là “cryptomnesia” (tiềm ký ức), một thuật ngữ có nghĩa đơn giản là nhớ lại các sự kiện mà bạn quên là bạn đã từng biết! Nếu những ký ức xa xôi như vậy có thể được lấy ra từ bộ óc của một người, nó có thể giải thích một cách có logic về cái được gọi là “sự luân hồi” của Jane Evans.
Tuy nhiên, đối với bác sĩ Arthur Guirdham, một chuyên gia người Anh rất có uy tín khác trong lĩnh vực luân hồi, thì lời giải thích này không thể giải thích cho các trường hợp mà ông đã từng gặp và nghe kể. Bác sĩ Authur Guirdham thuật lại các trải nghiệm của cá nhân trong các cuốn sách của ông, “Chúng Ta Đã Từng Là Người Khác” (We Are One Another), “Giáo phái Cathars và Sự Luân Hồi” (The Cathars & Reincarnation) và cuốn tiểu sử của ông, “Một Bàn Chân Trên Cả Hai Thế Giới” (A Foot in Both Worlds).
Bác sĩ Guirdham, một bác sĩ về sức khỏe tâm thần quốc gia đã về hưu ở Anh Quốc, đứng đầu một nhóm người mà họ tin rằng họ đã từng là thành viên của giáo phái Cathars trong những đời trước đây, một nhóm hoạt động ở khu vực Languedoc thuộc Tây Nam nước Pháp vào thế kỷ thứ 13.
Sự kiện dẫn tới học thuyết luân hồi của bác sĩ Guirdham bắt đầu ở Bath, vào năm 1962, tại một bệnh viện ngoại trú, nơi bác sĩ Guirdham đảm nhiệm trọng trách một bác sĩ tâm thần. Một ngày nọ, bệnh nhân cuối cùng của ông là một người phụ nữ trẻ xinh đẹp, trông không có gì lạ thường. Cô ta gặp một cơn ác mộng tái diễn thường xuyên từ tuổi thiếu niên, nhưng hiện tại cô gặp ác mộng đến hai hoặc ba lần một tuần. Trong giấc mơ, cô thấy mình đang nằm ngửa trên sàn nhà trong khi một người đàn ông tiến đến từ phía sau. Cô ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra nhưng cô cảm thấy vô cùng khiếp sợ.
Mặc dù bác sĩ Guirdham vẫn giữ được sự bình tĩnh và khách quan, nhưng ông đã phải cố gắng kìm nén sự ngạc nhiên của mình khi lắng nghe bệnh nhân của ông diễn tả một cơn ác mộng bà gặp phải giống y chang như cơn ác mộng mà đã gây phiền phức cho ông trong hơn 30 năm qua. Vị bác sĩ rất hứng thú nhưng không nói gì với bệnh nhân của ông. Từ đó cô ta không bao giờ gặp ác mộng trở lại nữa, và đối với bác sĩ Guirdham, những giấc mơ của ông ta cũng ngừng trong vòng một tuần sau khi gặp người bệnh nhân mới này.
Các buổi hẹn trị liệu của họ vẫn tiếp diễn, mặc dù bác sĩ Guirdham chắc chắn rằng không có gì bất thường với tâm trí của người bệnh nhân này, và sự hiểu biết của cô về quá khứ làm ông khá tò mò. Sau đó cô cho ông một danh sách ghi lại tên của những người mà cô nói là đã sống vào thế kỷ 13 và miêu tả những gì đã từng xảy ra với họ. Cô cũng nói với bác sĩ Guirdham rằng chính ông ta cũng đã từng sống vào lúc đó và khi đó tên của ông là Rogiet de Cruisot.
Là một bác sĩ tâm thần, bác sĩ Guirdham đã thu thập được một số thông tin căn bản về thuyết luân hồi, nhưng chưa từng có nhiều hứng thú với lĩnh vực này. Tuy nhiên, do trí tò mò thôi thúc với trường hợp này, nên ông đã quyết định tìm hiểu kỹ hơn. Ông khám phá ra rằng những cái tên mà bệnh nhân cung cấp cho ông quả thật chính xác, mặc dù chúng chỉ được đề cập một cách vắn tắt trong các tài liệu lịch sử lưu trữ từ thời Trung Cổ. Tuy nhiên những tài liệu này được viết bằng tiếng Pháp, và chưa bao giờ được dịch sang tiếng Anh. Tất cả những người mà bệnh nhân của ông miêu tả đều là thành viên của giáo phái Cathar, một nhóm rất hưng thịnh ở miền Nam nước Pháp và miền Bắc nước Ý vào thời Trung Cổ. Ngoài ra, giáo phái Cathar tin vào luân hồi. Qua thời gian, bác sĩ Guirdham gặp càng ngày càng nhiều cá nhân, tổng cộng 11 người, có những ký ức về kiếp trước của họ khi chung sống cùng nhau trong nhóm Cathar.
Bác sĩ Guirdham nói, không có đối tượng thí nghiệm nào bị gây mê hoặc bị thôi miên; những cái tên và sự kiện từ quá khứ chỉ đơn giản xuất hiện trong tâm trí của họ. Bác sĩ Guirdham cũng cho công bố một trong những bằng chứng đáng chú ý nhất mà ông thu thập được. Đó là một tập tranh vẽ của một bé gái 7 tuổi, chứa những bức vẽ phác họa lại một kỷ nguyên trong quá khứ. Tập tranh vẽ cũng bao gồm nhiều tên tuổi của những thành viên giáo phái Cathar. Với sự kinh ngạc, bác sĩ Guirdham đã nói, “Nó vượt qua sự tưởng tượng của tôi, làm sao một đứa trẻ 7 tuổi có thể biết những cái tên này, trong khi tôi nghĩ rằng không có bất kỳ một chuyên gia nào về sử học thời trung cổ ở Anh Quốc vào thời điểm đó mà có thể biết về những người này.”
Sự chính xác tuyệt đối về những ký ức, tên tuổi và các mối liên hệ đã đủ để thuyết phục người bác sĩ này rằng ông và nhóm của ông đã cùng chung sống với nhau, không chỉ một, mà là vài kiếp sống trước đó. Ông nói, “Với 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học, hoặc là tôi biết được sự khác nhau giữa trải nghiệm của một người hoàn toàn sáng suốt và một người mắc chứng tâm thần phân liệt (bệnh hoang tưởng), hoặc là chính tôi mắc bệnh tâm thần. Không ai trong nhóm đối tượng nghiên cứu của tôi bị điên – và những người đồng nghiệp của tôi cũng không ai cho rằng tôi mắc chứng tâm thần cả.”
Trường Hợp Thứ 3- Tiến sỹ Ian Stevenson ở Đại Học Virginia, Mỹ
Cố tiến sỹ Ian Stevenson, người sáng lập Khoa Nghiên Cứu Nhận Thức (Đại Học Virginia, Khoa Nghiên Cứu Tính Cách Con Người) |
Lấy trường hợp của một bé gái rất nhỏ, sinh năm 1956 tại trung tâm Sri Lanka với cái tên phát âm khá khó là Gnantilleka Baddewithana. Ngay sau khi cô bé bắt đầu tập nói, cô đã bắt đầu nhắc đến cha mẹ khác của mình ở một nơi khác, nơi mà cô bé nói cô còn có hai anh trai và rất nhiều chị gái.
Từ những chi tiết mà cô bé cung cấp, cha mẹ cô bé đã có thể lần theo sự mô tả của cô mà tìm được một gia đình nọ tại một thị trấn cách đó không xa. Họ biết được rằng gia đình này đã mất đi một đứa con trai vào năm 1954. Khi Gnantilleka được đưa đến thăm gia đình này, cô bé nói rằng cô bé chính là đứa con trai đã mất của họ và đã nhận diện rất chính xác bảy thành viên trong gia đình của “cậu bé đó”. Cho đến tận lúc đó, hai gia đình họ chưa bao giờ gặp nhau, thậm chí chưa từng đến thăm thị trấn của nhau.
Lời Kết
Những người còn hoài nghi có thể bỏ ngoài tai thuyết luân hồi và cho đó là ảo tưởng, trong khi những người không tin vào luân hồi có thể cho đó là mê tín dị đoan vô căn cứ.
Cho dù bạn có tin vào điều đó hay không, từ thời xa xưa, những tôn giáo đông phương, như Phật Giáo và Đạo Giáo đã bao hàm lý thuyết về sự luân hồi trong đức tin của họ. Họ tin vào luật nhân quả, nói cách khác, đó là mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Họ tin rằng nhân cách đạo đức của một con người trong đời này và tất cả những việc làm tốt và xấu của người ấy đều được ghi chép lại. Nhưng, vậy thì, ai là người ghi chép những sự việc đó?
Lý thuyết nói lên rằng năng lực tự nhiên của Luật Vũ Trụ, hoặc bạn có thể gọi nó là Luật Tự Nhiên, nắm giữ tất cả. Những việc làm của một người, dù tốt hay xấu sẽ triển hiện kết quả trong đời này hoặc đời sau, như là gặp may hoặc vận mệnh tốt hay vận mệnh xấu, hoặc quả báo, v.v. tùy từng trường hợp.
Những người theo thuyết vô thần có thể coi lý thuyết này như một ví dụ của “hội chứng định mệnh”. Họ tin rằng cuộc đời là do tự mình tạo ra; và số mệnh của họ nằm trong tay của chính họ.
Trái lại, những người tu Đạo tin rằng một người gặt được những gì mà họ đã gieo. Có lẽ, điều này giải thích một trong những lý thuyết của Đạo Gia về 8 con đường của vòng luân hồi; như giàu có và nghèo khổ, danh giá và thấp hèn, trường thọ và yểu mệnh, và tương tự như thế.
Có lẽ đây là nguyên nhân tại sao Phật Gia đã đưa ra lý thuyết về “lục đạo luân hồi” khởi nguồn khoảng 2 500 năm trước cho đến ngày nay.
Và có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân chúng ta thường nghe những lời răn dạy của ông cha rằng phải hành xử theo câu tục ngữ “Thiện hữu thiện báo, Ác hữu ác báo”.
(Theo epochtimes)
=========
Tôi từng chứng kiến một bà già 80 tuổi, gày hom hem, đi không vững. Nhưng một hôm bà ấy bị nhập mà đột nhiên xách hai thùng nước nặng đi băng băng.
Trả lờiXóaTừ một giọt nước cho đến Vũ trụ vô cùng tận cũng có Sinh tử Luân hồi. Theo Đạo Phật, mỗi người khi chết đi, phải cõng theo Nghiệp riêng của mình. Tùy theo Thiện hay Ác, Địa Tạng Vương sẽ sắp xếp nơi chốn tiếp theo.
Trả lờiXóaVới một ông quan tham, chỉ vì ham lợi một hai chục tỉ, sẵn sàng bán đứng Nhân dân, phá đi năm sáu trăm tỉ thì chắc chắn sẽ lọt vào Ba đường ác, không thể sai trật. Những danh hiệu như Công bộc, Danh gia v.v, chẳng có tí giá trị nào đối với Luật Nhân quả.Ngay trong Kiếp này cũng đã thấy rõ rồi.
Hàng ngày, vì rất nhiều lý do, vô tình hay cố ý, chúng ta vẫn tạo ra muôn vàn nghiệp Thiện- Ác. Người biết sợ sẽ làm theo cái Thiện, kẻ Vô thần sẽ chạy theo cái Ác tới cùng, dẫn tới đọa Địa ngục.
Đạo Phật khuyên mọi người bỏ điều ác, năng làm thiện và không chấp vào điều thiện mình làm, đấy là Giác ngộ, Giải thoát.
Có một điều hay trong giới Chân tu, đó là không ai có thể khích họ cãi nhau tay đôi được. Cũng có một ít người lợi dụng tôn giáo để "Hành nghề đạo Phật". Đó là điều đáng buồn, cần phê phán.
Những gì chúng ta biết ( Kiến thức ) về thế giới này là vô cùng ít ỏi và nhỏ bé so với những gì chưa biết , hoặc không thể biết do tầm nhận thức của cảnh giới con người chỉ có hạn .
Trả lờiXóaTheo quan điểm của tôi , những gì chúng ta chưa biết , không hẳn là không có và không tồn tại :
- Khoảng 200 năm trước chưa biết đến hạt nhân , vi tính , Điện ……. Không phải vì chúng không có , mà là do chưa đủ kiến thức để biết .
- Sau đây hàng trăm , hàng ngàn năm nữa ( Tương lai ) là những gì ? Ai dám khẳng định .
Loài người chỉ mới biết tới 3 chiều của không gian , nhưng không có nghĩa rằng sẽ không tồn tại chiều thứ 4 , 5, 6……… Vì vậy những kiến thức mà loài người hiện có là rất nhỏ so với tương lai sẽ biết .
Kinh Phật để lại đã gần 3000 năm đã nói rõ ràng về các cảnh giới trong luân hồi , trong đó loài người nằm trong lục đạo và phải chịu luân hồi trong 6 nẻo đó .
Trong các cảnh giới , thì chỉ có các cảnh giới trên mới có thể biết về cảnh giới thấp hơn . VD : Con người có thể nhận biết được sự tồn tại , và hành vi của loài súc sinh ( Động vật ) , nhưng chúng không thể biết được vì sao lại có sự tồn tại của con người . Tương tự , loài người có thể biết sự tồn tại của các cảnh giới cao hơn mình ( Qua kinh sách ) , nhưng không thể tiếp cận và biết được hành vi ở đó ra sao . Có lẽ đó là giới luật nghiêm ngặt không bao giờ có thể vượt qua .
Kinh Phật cũng dạy , tất cả các chúng sinh đều chịu cảnh luân hồi tùy theo nghiệp mà mình tạo ( Làm điều thiện , điều lành , thiện tâm , hay làm điều ác với dân , với nước ……..) Không có nghĩa rằng sau khi chết đi và luân hồi cho kiếp sau lại có thể được hưởng những gì mà đời trước đã có ( Của cải , chức vị ……) Mà hoàn toàn phải chịu theo nghiệp đã tạo từ kiếp trước . VD : kiếp này làm tổng thống , Tổng bí thư , thủ tướng , chủ tịch này nọ , hoặc giàu sang là do được hưởng phúc của các kiếp trước ( Tiền kiếp ) . Nhưng hiện tại làm nhiều điều ác mà không biết sám hối , quay đầu làm thiện , thì kiếp sau chắc chắn không thể làm người , mà phải chịu ở các cảnh giới thấp hơn trong “ Tam ác đạo “ ( Súc sinh , Ngạ quỷ , Địa ngục ) mà khó có hồi giải thoát .
Vì vậy hãy suy nghĩ và cẩn trọng về những điều mình đã làm và sẽ làm . Vì chung quy lại những gì chúng ta chưa biết và không thể biết – Không hẳn là không có , không tồn tại . Và việc tìm hiểu , nghiên cứu và thực hành đạo có lẽ sẽ tốt , và làm con người hướng thiện nhiều hơn là vô thần , vô đạo như ông Mác , ông Lê .
Xin cảm ơn Bác Bồng đã chọn lọc và đăng bài . Xin chia sẻ những kiến thức ít ỏi của tôi .
Để gió cuốn đi
Loài người gần như chẳng biết gì về vũ trụ, tạo hóa. Các "nhà khoa học" cũng chỉ là hư danh, luôn cãi nhau ỏm tỏi. Ngày nay, những lý thuyết vĩ đại đang sụp đổ. Như Thuyết tiến hóa (tổ tiên con người là... khỉ), Thuyết Marxism, v.v...
Trả lờiXóaCác "nhà khoa học" nói Vũ Trụ có giới hạn. Nhưng ngoài cái giới hạn đó là gì? Họ không trả lời được. Các "nhà không khoa học" nói Vũ Trụ không có giới hạn. Vậy mới đúng.
Về những chuyện kiểu này, càng nói càng... mù mịt!
Chỉ đơn giản trả lời câu: có ma hay không có ma trên đời nay?
Trả lờiXóaNgười chưa gặp nói "không".
XóaNói biết là không biết. Nói không biết là biết.
Trả lờiXóaLUÂN HỒI - Sự thực hay ảo tưởng?
Trả lờiXóaNgười nào tin thường có cuộc sống thiện lương.
Mời các bạn gõ từ "Bát phong xuy bất động". Một giai thoại vui về Tô Đông Pha. Cũng là để hiểu thêm một chút về Đạo Phật.
Trả lờiXóa