Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Mỹ bí mật lập liên minh an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương

Trung Quốc vừa lên tiếng “đe nẹt” các nước nhỏ trong khu vực, thì ngay tại châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đang âm thầm thiết lập một “cấu trúc an ninh” bao gồm các đối tác chiến lược và đồng minh của mình.
Theo tờ The Star (Philippines), “thỏa thuận an ninh” mà Mỹ đang kêu gọi các đối tác chiến lược của mình tham gia là nhằm hình thành một liên minh quân sự để đề phòng và chống lại những bước đi hung hăng và hiếu chiến của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền đối với các vùng nước thuộc Biển Đông nhằm tiến tới độc chiếm gần như toàn bộ vùng biển này.
Nhưng tại sao Mỹ lại kêu gọi các nước trong khu vực tham gia hình thành liên minh quân sự? Theo lập luận của Lầu Năm Góc, việc xây dựng thêm các căn cứ quân sự hiện đã trở nên quá tốn kém trong bối cảnh ngân sách quốc phòng của nước này liên tục bị cắt giảm. Thay vào đó, việc hình thành một “cấu trúc an ninh hình rẻ quạt” trong đó mỗi đối tác chiến lược hay đồng minh là một “nan quạt” phù hợp hơn cả với chính sách “trục châu Á” hay chương trình “tái cân bằng” lực lượng Mỹ ở khu vực này.
Tờ The Star của Philippines còn cho biết thêm, hiện tại các “nan quạt” của cấu trúc an ninh này ngoài Philippines còn có Australia, Nhật Bản, Singapore và Thái Lan. Trong tương lai, rất có thể Malaysia cũng sẽ tham gia vào đội hình này, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Theo một thỏa thuận đã được ký từ năm 1992, Singapore đã cho phép các đơn vị hải quân và không quân Mỹ được phép sử dụng căn cứ quân sự Sembawang. Trong thời gian qua, các lực lượng Mỹ cũng thường xuyên tổ chức tập trận chung với quân đội Thái Lan mặc dù mọi chương trình hợp tác đã bị tạm ngừng do cuộc đảo chính vừa qua ở đất nước này.
Hôm thứ Sáu tuần trước, phát biểu tại một phiên thảo luận về an ninh trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực Đông Á, đô đốc William Locklear III, Chỉ huy trưởng lực lượng quân đội Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương đã nhấn mạnh rằng “sự tăng trưởng nhanh chóng của số lượng các thiết bị quân sự tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương” đã dẫn đến một vấn đề là “nếu không được sử dụng hợp lý” sẽ dẫn đến “một vấn đề nghiêm trọng”.
Cũng theo vị đô đốc này, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, theo quan sát của ông ta, khu vực này hiện đã trở thành nơi có “tốc độ quân sự hóa” cao nhất thế giới.
“Để công việc kinh doanh được tiếp tục trôi chảy, khu vực châu Á – Thái Bình Dương cần có một cấu trúc an ninh bền vững”, ông Locklear nói.
Trong một cuộc thảo luận kín với các quan chức và chuyên gia Philippines về vấn đề an ninh trong khu vực ASEAN, đô đốc Locklear đã đề cập đến việc xây dựng “cấu trúc an ninh” này.
Trong phần đầu của phiên thảo luận, ông Locklear đã nhấn mạnh rằng việc Mỹ duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong suốt hơn 70 năm qua và vị thế của Mỹ là “sẵn sàng chào đón Trung Quốc như một đối tác”.
“Vị trí của Mỹ không phải là để kiềm chế Trung Quốc”, ông Locklear nói và khẳng định rằng hai nước có đến 80% lợi ích chung.
“Nhưng có rất nhiều chuyện nằm ở bên ngoài cái 80% ấy vẫn có thể xảy ra ở đây”, tướng Locklear nói.
Hồi thứ Tư tuần trước, trong một sự kiện ở Thượng Hải, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một lời “cảnh báo” rằng các lực lượng quân sự mới nổi ở khu vực đang tìm cách liên minh với nhau để nhắm đến việc chống Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc còn không ngại ngần chỉ ra rằng các nước như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam đã “xích lại gần nhau” để chống lại những hành động hung hăng của Trung Quốc trong quá trình hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông bằng cái gọi là “bản đồ đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò).
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực Đông Á, tướng Locklear đã gọi “đường lưỡi bò” là một thứ rất mơ hồ và lên tiếng kêu gọi các bên cần tuân thủ nguyên tắc và duy trì ổn định trong khu vực.
Vị chỉ huy của lực lượng quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương cũng tuyên bố “thái độ lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” sẽ không bao giờ được phép xảy ra trong khu vực này.
Khi được hỏi về quan điểm của Mỹ trong “chính sách hướng Đông” của Nga, ông Locklear cho rằng “Việc liệu Nga có thực sự có đủ năng lực để trở thành một thế lực đáng kể ở châu Á – Thái Bình Dương hay không vẫn chưa thể xác định nhưng rõ ràng đây là một điều Mỹ cần phải chú ý”.
Tờ The Star của Philippines tiếp tục trích dẫn “một nguồn tinh chính thức” cho rằng việc Nga đạt được những thành công ở Ukraine đã khiến cho Washington lo ngại rằng Trung Quốc cũng sẽ “bắt chước” để mở rộng vùng lãnh thổ của mình bằng chiêu bài “bảo vệ công dân Trung Quốc ở nước ngoài”.
Hồi tháng trước, trong chuyến thăm đến Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết với Tokyo rằng Washington sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu kẻ thù tấn công vào bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ của nước này kể cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Tuy vậy, đến nay chính quyền Obama vẫn chưa hề có một cam kết hay hứa hẹn nào đối với những vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines nằm trong Biển Đông, kể cả khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines mà Trung Quốc cũng tuyên bố là của họ.
Mới đây, Bắc Kinh đã tuyên bố thiết lập một Vùng nhận diện phòng không mà Manila lo ngại rằng rồi một ngày không xa nó sẽ được mở rộng ra toàn bộ khu vực Biển Đông.
Philippines đã đưa các tranh chấp này lên Hội đồng Trọng tài của Liên Hợp Quốc và tòa án Luật Biển – hành động đã khiến Bắc Kinh vô cùng cáu giận. Việt Nam cũng đang xem xét và tập hợp hồ sơ để có hành động tương tự.
Hiện nay, Manila và Washington vẫn đang trong quá trình điều chỉnh và hoàn thiện một Thỏa ước nâng cao hợp tác quốc phòng đã được ký trong chuyến thăm của ông Obama đến Manila hồi tháng trước. Bản thỏa ước này sẽ tạo khung pháp lý cho việc quân đội Mỹ gia tăng sự hiện diện luân phiên tại Philippines.

Lương Minh/Infonet
----------------

17 nhận xét:

  1. Việt Nam hãy ghi tên vào ngay liên minh này.

    Trả lờiXóa
  2. Việt nam sống bên cạnh TQ KHỔNG LỒ LÒNG DẠ SÓI LANG ,lãnh đạo việt nam tại sao lại không vào liên minh này.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tưởng bác giáo thế nào? ngây thơ đến tội nghiệp.....
      rất nhiều cái ghế tồn tại được là nhờ công phần lớn của chàng lòng dạ lang sói đấy ah.

      Xóa
  3. Dân Việt cần cơm ăn áo mặc, cuộc sống đảm bảo nhân quyền....
    dân Việt không cần khẩu hiệu, bánh vẽ, chủ nghĩa bách chiến bách thắng này nọ....

    Trả lờiXóa
  4. Còn chần chờ gì nữa.

    Trả lờiXóa
  5. Theo TQ thì mất nước,theo Mỹ thì mất đảng,thật khó ghê.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mất nước thì đảng có còn không, hay sẽ hòa nhập, hòa tan vào đảng khác?! Cái cảnh "hàng thần lơ láo, phận mình ra sao" (Nguyễn Du) rõ như ban ngày, sao người ta không chịu thấy nhỉ!!!

      Xóa
  6. Anh Ba Tàu chưa cho phép bố bảo thằng 'đầy tớ' nào dám ghi...?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  7. Việc nâng quan hệ cao hơn với Mỹ , là điều rất cần thiết cho VN , để sau đó có những bước tiến sâu hơn – Quan hệ Đồng Minh .

    Tuy nhiên việc này , quả thật dễ mà khó . Nếu “ Chẻ sợi tóc làm tư “ thì mọi điều không hề đơn giản . Dễ vì : những quyết tâm , ý muốn sôi sục của nhân dân , mọi chuyện tưởng như lấy đồ trong túi .
    Khó vì : Những mong muốn đó khác xa so với ……..Thực địa .

    Nó phải hội tụ đủ những yếu tố sau :
    - Toàn dân muốn điều đó .
    - Chính quyền chủ động xúc tiến theo hướng đó
    - Mỹ ( bao gồm quốc hội , và chính phủ ) quyết tâm với điều đó .
    - Yếu tố Trung Quốc .
    - Yếu tố ngay trong nội bộ ĐCSVN .

    YẾU TỐ NHÂN DÂN : Phần đông nhân dân muốn thay đổi , trước hết thoát khỏi sự lệ thuộc chết người vào TQ , muốn xã hội dân chủ hơn , cuộc sống thay đổi văn minh hơn . Nhưng nhân dân dưới chế độ độc quyền như hiện nay , chỉ có tác dụng làm bình phong , bị đảng cầm quyền lợi dụng , nhân dân không được trực tiếp bầu ra người mình cần , để thực hiện đúng ý nghuyện của mình , vì vậy nhân dân tuy là số đông , nhưng bị kiềm chế , và có tiếng nói không được lắng nghe . Rất nhiều tiếng nói , thỉnh nguyện tâm huyết trong bao năm qua , nhưng vẫn chỉ là…….. tiếng nói , nó chưa được phản hồi trên thực tế .

    YẾU TỐ CHÍNH QUYỀN : theo nghĩa rộng ( Bao gồm hệ thống chính trị của ĐCSVN ) , mà chủ yếu là sự chi phối bởi quan điểm của ĐCSVN .Vì vậy vấn đề quan trọng nhất được đặt ra ở đây là ĐCSVN có chịu loại bỏ chính mình , hay ít nhất là chiu chia sẻ quyền lực với các xu hướng dân chủ khác hay không . Nếu bước qua được điều này , thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn .

    YẾU TỐ MỸ : Mỹ chắc chắn khó có thể thiết lập quan hệ đồng minh với một quốc gia đang là , hoặc vẫn là Cộng Sản , dù chính phủ có muốn điều đó , nhưng quốc hội , và luật pháp Mỹ không cho phép điều đó . Liệu CP Mỹ đủ can đảm để đánh cược với điều đó không . Có gì đảm bảo rằng mọi bí mật ( Trao đổi thông tin tình báo , quân sự , vũ khí trang bị ) của Mỹ có bị VN “ Trao đổi “ với anh bạn cùng ý thức hệ với mình – TQ hay không . Quan hệ Việt – Trung thực chất là gì trong mắt MỸ . Các nước Đồng minh của Mỹ thường cùng ý thức hệ Tư Bản , liệu Mỹ có thể “ bước qua lời nguyền “ này với VN Cộng Sản hay không . VN thực sự có giá trị gì với họ để họ quyết tâm đánh đổi so với cái giá đang có của quan hệ MỸ - TRUNG .

    YẾU TỐ NỘI BỘ ĐCSVN : Những tuyên bố hùng hồn của TT trước toàn thế giới , ngược hẳn sự im lặng đáng sợ của ông TBT , và những biểu hiện lời nói không đi đôi việc làm , hoặc nói một đàng – Làm một nẻo , đang chứng tỏ nội bộ VN rất nhiều vấn đề . Sự phá đám , kiềm chế lẫn nhau là một trở ngại không nhỏ cho bất kỳ sự thay đổi nào của VN .

    ( Còn tiếp )

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  8. ( Tiếp theo )
    YẾU TỐ BÊN NGOÀI – TRUNG QUỐC : Liệu TQ có để yên cho hai nước thiết lập quan hệ ở mức này , mà không có động tác phá đám không – Chưa thể biết mưu toan , nhưng chắc chắn là họ chưa bao giờ muốn mình là khán giả ( Hiệp định giơ ne vơ , Pari , năm 1974 , 1988 họ đã can dự , bây giờ sao lại không ) . Vì sao việc quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Mỹ đáng lẽ đã được ký năm 2013 , nhưng phải đổi hướng vào phút chót ( Chỉ ở tầm đối tác toàn diện ) . Ai tác động điều này , nếu không phải là TQ , và bằng cách nào , thông qua ai để tác động , là việc cần bàn , và hệ trọng không kém .

    Mọi điều trên đây để khẳng định rằng sự quyết tâm , cũng như lòng tin của cả hai bên là rất quan trọng , nhưng lòng tin đòi hỏi phải có thử thách , và chỉ có thời gian mới kiểm chứng nổi điều này , mà tình hình với VN là rất cấp bách , thời gian không có nhiều , hiểm họa đã cận kề . Khó thay .

    Có thể những điều trên sẽ làm nhiều người Việt Nam , trong đó có tôi , phải hụt hẫng , nhưng đôi khi cần nhìn vào thực trạng , để suy xét vấn đề - nó sẽ làm thất vọng , nhưng đó là thực tế , mà thực tế luôn khác với mơ mộng , bởi nó là ……….Thực tế .

    Tuy nhiên tình hình sẽ không quá bi quan , nếu có những đột biến sau :
    - ĐCSVN nhận thấy tình hình thực sự bế tắc , viễn cảnh bị xâm lược là không tránh khỏi , các phái trong đảng nhìn lại , và coi vấn đề quốc gia là quan trọng , họ thu xếp bất đòng , và quyết tâm thay đổi , cải cách để cứu mình , giữ nước ( Đêm trước đổi mới đã từng diễn ra 1986 ) tình hình hiện tại nguy ngập không kém gì .
    - Trung Quốc quyết tâm đánh VN ở thời điểm này , VN không còn lựa chọn nào khác , buộc phải thay đổi .

    Là người Việt Nam trong số 90 triệu người VN khác , tôi cũng mong có những thay đổi đột biến ( Nhưng mong là ở điểm 1 ) , VN đã chịu quá nhiều đau thương rồi , VN đang tự trói mình , không ai cởi trói cho ta , nếu không phải là chính ta . Nói một cách hình tượng – Quả bóng đang nằm trong chân VN , nếu VN “ đổi hướng “ - tương lai chắc chắn sẽ sáng sủa hơn , nếu giữ nguyên như hiện tại – Không cần một chuyên gia phân tích , cũng có thể biết điều gì sẽ diễn ra .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Hoàng Sanhlúc 20:00 28 tháng 5, 2014

      ĐGCĐ phân tích nhanh, rất sâu, sát thực, hay, các vị lãnh đạo cần đọc và suy ngẫm.

      Xóa
    2. Tôi không rành lắm về Chính trị nhưng nhìn Trung Quốc hàng ngày xâm lấn, ngang ngược áp đặt, xúc phạm Nguyên thủ Việt Nam là đã thấy tức rồi, muốn băm bọn chúng thành trăm mảnh. Bọn Tàu hèn hạ lắm, Mỹ chơi đàng hòang hơn, nên liên minh với Mỹ mình không đến nỗi thiệt. Biển Đông là của cả thế giới nên họ sẽ bảo vệ ta, Việt nam không đơn độc đâu mà lo.
      Đả đảo Trung Quốc xâm lược Việt Nam,
      Đả đảo Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông.

      Xóa
    3. Điểm 1 không bao giờ xảy ra khi các nhân vật thân Trung + còn tại vị. Bác "Gió" còn nhớ vụ Thành Đô (1990) chứ? Ngay cả khi bị Trung + tấn công (1988), nhóm bảo thủ vẫn quyết tâm trung thành với "lý tưởng"!
      Dù đau xót, nhưng hãy mong chờ điểm 2...

      Xóa
  9. Tình thế nguy ngập dân chúng hoang mang mà Tổng BT và CHỦ TỊCH QH VN cứ im lặng như thóc mục vậy. Có tai tai hại không chứ. Có khốn nạn không chứ. Có lú lẫn không chứ.

    Có nhiều nhận định Tổng BT là người của giặc Tàu cài vào. là kẻ dấu mặt chỉ đạo làm cờ TQ 6 sao

    Phải chăng Hồ Tập Chương đang hiện nguyên hình vào Phú Trọng và Sinh Hùng ?
    Thất vọng quá!

    Trả lờiXóa
  10. Người dân Việt nam ngày nay đều rất rõ một điều; chỉ những kẻ ngu xuẩn mới hô hào chống Mỹ.và điểm giống nhau giữa bọn này là đều xuất thân từ những kẻ vô lại,vô học bạc ác,ăn cháo đái bát,qua cầu rút ván,phản dân hại nước...và bọn chúng đều khoác áo cộng sản.

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh 00:11-29/05/2014 rất mạnh mẽ và rất đúng ý tôi.

    Trả lờiXóa