Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

THƯ RIÊNG, SAO GỌI LÀ “CÔNG HÀM”?


           * BÙI VĂN BỒNG
Ngày 4-9-1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc ...
Mười ngày sau, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi một bức thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai, (Thư riêng trao đổi giữa hai Thủ tướng, Công thư) nguyên văn như sau:
"Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
Nhiều người còn nhớ, trước sự thua đau của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ 7-5-1954, cộng sản từ Liên Xô phát huy thế thắng, mở rộng đến Trung Quốc và Việt Nam, ngày 12-9-1954 Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. 
Nhìn lại bối cảnh năm 1958, Việt Nam mới qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Đất nước còn nghèo, lại bị Mỹ phản lại Hiệp định Genève 20-7-1954, dựng lên chế độ bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm để thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Trước đó, ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. 
Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.
Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), cái mà Trung Quốc gọi là “Công hàm” 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam dân chủ cộng hòa – Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Thực chất chính phủ Hà Nội lúc đó nêu quan điểm ủng hộ tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc là muốn cho Hạm đội 7 của Mỹ tôn trọng vùng biển như tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc mà không gây hấn phức tạp trên biển Bắc bộ, nhằm tránh sự xô xát, tranh chấp phức tạp để VN yên tâm bảo vệ nền hòa bình mới được lập lại trên miền Bắc và xây dựng cuộc sống mới.
Về vấn đề này, ngày 24-1-2008 phóng viên đài BBC (Tiếng Việt) đã phỏng vấn Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đang sống ở Hungary. Theo Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trong các năm 1955-1958, ban lãnh đạo Bắc Việt chưa đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước vì phải đối phó với khó khăn nội bộ và thiếu ủng hộ của quốc tế. Đồng minh chính của họ lúc này là Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, Hà Nội không thể hy vọng xác lập quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong tương lai gần, và vì vậy họ không thể có sự bất đồng lớn với Trung Quốc về các hòn đảo. Lúc này, chính phủ Bắc Việt tìm cách có được giúp đỡ của Trung Quốc, và họ chỉ cố gắng tránh đưa ra tuyên bố công khai ủng hộ những tuyên bố chủ quyền cụ thể của Trung Quốc hay ký vào một văn kiện bắt buộc mà sẽ công khai từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo này. Cái mà  Trung Quốc gọi là “công hàm” thực chất chỉ là một lá thư ngắn, mà ông Phạm Văn Đồng gửi cho cá nhân Thủ tướng Chu An Lai, gọi thân mất, hữu nghị là “Đồng chí Tổng lý”, hoàn toàn không phải là Tuyên bố của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa..
Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc có không can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt - Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.
Vì những lý do tương tự, thái độ của Trung Quốc cũng trở nên cứng rắn hơn. Đến năm 1974, Bắc Kinh không còn hy vọng Hà Nội sẽ theo họ để chống Moscow. Thực sự vào cuối 1973 và đầu 1974, Liên Xô lại cảm thấy sự hòa hoãn Mỹ - Trung đã không đem lại kết quả như người ta nghĩ. Washington không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan cũng không bỏ đi ý định tìm kiếm hòa hoãn với Liên Xô. Ngược lại, quan hệ Xô - Mỹ lại tiến triển tốt. Vì thế trong năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc lại một lần nữa cảm thấy bị bao vây. Vì vậy họ muốn cải thiện vị trí chiến lược ở Đông Nam Á bằng hành động chiếm Hoàng Sa, và tăng cường ủng hộ cho Khmer Đỏ và du kích cộng sản ở Miến Điện. Nếu Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ thì suốt thập kỷ 60 họ đã đánh chiếm hai quần đảo này, không để cho quân đội VNCH chiếm giữ. Nhưng TQ không dả động gì. Năm 1973 Mỹ rút khỏi miền Nam VN, Trung quốc mới ra chiếm dảo Hoàng sa vào ngày 19-1-1974, nhưng cũng chưa dám đụng đến Trường Sa, có lẽ còn sợ Mỹ quay lại…
            Bức thư ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. 
Điều tất nhiên là khi Pháp rút, Mỹ can thiệp vào Đông Dương, thì hai nước theo đường lối XHCN Trung-Việt phải thực sự hòa hiếu, đoàn kết để chống kẻ thù chung. Việc trao đổi thư giữa các vị lãnh đạo hai nước bày tỏ tình cảm và quan điểm là chuyện đương nhiên. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan là có sự liên quan cả đến sự an nguy của Việt Nam. Hơn nữa, vùng biển vịnh Bắc bộ của VN tiếp giáp với TQ, khi vùng biển này theo Tuyên bố của TQ rộng 12 hải lý thì Việt Nam dân chủ cộng hòa thấy cần ủng hộ để được yên phía Biển Đông.
Thực chất, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan, đe dọa Trung Quốc mà trực tiếp là Vịnh Bắc bộ của Việt Nam. Nội dung bức thư 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thấy cần có động thái viết thư trao đổi riêng với Thủ tướng Chu Ân Lai.  Đây là thư trao đổi riêng giữa hai vị đồng cấp của hai nước vào thời điểm lịch sử lúc đó là “cùng phe XHCN”, là “láng giềng thân thiện”, hoàn toàn không phải là hiệp định được quốc hội mỗi nước phê chuẩn. Thế nên, nó càng không có giá trị pháp lý về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.      
Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề nói đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như không có một chữ nào công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh hải Trung Quốc. Một lý do nữa là ông Phạm Văn Đồng lúc đó không thể thay mặt nhà nước gửi “công hàm” về chủ quyền hai quần đáo HS, TS, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam cộng hòa của Tổng thông Ngô Đình Diệm được Mỹ dựng lên. Đọc thư thấy có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. 
Nếu chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất thư ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng “Công hàm 1958” đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam với sự mượn cớ bức thư riêng ngày 14-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên là không có hiệu lực. 
Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự, kể cả Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho đến hiện nay, Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền không thể chối cãi với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1956, Liên hợp quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. 
Cho nên, một lần nữa cần xác định cho rõ: Các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như thư của ông Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan như đã nêu và phân tích trên đây.
Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam cộng hòa ở miền Nam có Mỹ bảo trợ, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo, đưa các đơn vị hải quân ra giữ đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, Trung Quốc vẫn nghiễm nhiên công nhận việc bảo vệ chủ quyền của lực lượng hải quân Việt Nam cộng hòa, mà không có ý kiến gì. Chắc một phần là sợ Mỹ, một phần là  tự thấy không đủ căn cứ pháp lý. Nay không còn ai để phải sợ, Trung Quốc lại “bắt nạt” Việt Nam để tranh giành chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Một bức thư riêng chỉ có 127 chữ với nội dung trao đổi giữ hai vị thủ tướng hai nước có tính chất ”hữu hảo” cùng lý tưởng Cộng sản (Ý thức hệ) nếu có chăng chỉ đơn thuần về mặt ngoại giao thời điểm, thế mà gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là “Công hàm”, rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có thể nói, giải thích xuyên tạc bức thư 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nhận xét về quan điểm của Trung Quốc, Giáo sư Đại Học Paris III  Monique Chemillier-Gendreau đã viết như sau: “Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể từ bỏ ở cái mà người ta không có chủ quyền…”.
Chúng ta thấy rằng, về phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc bấy giờ không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.
Vào ngày 30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố:
1- Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.
2. Sự diễn giải của Trung quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc…
Việc Trung Quốc diễn giải nội dung “Công hàm” ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bức thư đó như là một chứng cứ cho thấy "Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" là sự trắng trợn 'nhờ gió bẻ măng', hết sức chủ quan và thể hiện rõ sự tìm mọi cớ thực hiện dã tâm xâm lấn Biển Đông, hoàn toàn xa lạ với diễn tiến lịch sử, nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời, không thể coi là văn bản pháp lý để đưa ra tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. 
Nhà nước Việt Nam sẽ  chính thức ban hành  Luật biển Việt Nam theo biểu quyết thông qua của 99,2% số phiếu tán thành tại Kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XIII), ngày 21-6-2012 là văn bản pháp lý chính thức của nước Việt Nam về chủ quyền biển-đảo. Luật Biển của VN lần này thực sự chấm dứt mối nghi ngờ và lắm ý kiến nhiều chiều về bức thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. 
Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Luật Biển mà Việt Nam sắp ban hành cũng dựa trên những giá trị các chứng cứ lịch sử đó và đúng với Công pháp Quốc tế về Luật biển năm 1982. 
BVB
(Bài này đã đăng hồi giữa năm 2012 (khi Luật biển Việt Nam được Quốc hội thông qua - 6-2012), sau đó bị Hacker phá ngang; một vài trang web đã đăng lại, nhưng có trang biên tập lại, có sự thêm, bơt không như nguyên bản của tác giả - BVB)
-----------------

56 nhận xét:

  1. Cám ơn Đại Tá Bùi văn Bồng,bài viết chính xác-Lá thư đó hoàn toàn là một lá thư cá nhân-không thê thể gọi là công hàm được-Toàn thể dân VN không ai biết về điều này-Và vào thời điểm ký lá thư Phạm văn Đồng không đại diện cho ai cả -VẬY ĐỀ NGHỊ TQ HÃY THEO PHẠM VĂN ĐỒNG MÀ ĐÒI,XIN ĐỪNG QUẤY RẦY NHÂN DÂN VN !!!

    Trả lờiXóa
  2. Khổ cho dân đen khi có những kẻ xu nịnh bợ đỡ vì một mục tiêu lý tưởng viển vong nào đó làm lãnh đạo.

    Trả lờiXóa
  3. Trích:"Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa";và "Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam".
    T Cộng có "cảm tưởng" gì về các SỰ THẬT HIỂN NHIÊN trên...(mà chính cáccông là người trong cuộc)????.
    Hãy thể hiện "bản lĩnh hán" của mình rằng DO CƯỠNG ĐOẠT ĐƯỢC SAU KHI ĐÃ THANH TOÁN ĐẪM MÁU 64 CHIẾN SỸ VNCH ngày 19.1.1974 nên "chủ quyền không thể chối cãi của TQ về QĐ này(H Sa) cũng bắt đầu từ đó!.

    Trả lờiXóa
  4. Trung Quốc đang cố tình gọi là Công hàm - cấp Nhà nước, đã qua Booj ngoại giao - để chiếm Biển Đông. Đúng như lý giải của đại tá, không phải Công ham, mà là thư riêng, công thư, không có gía trị pháp lý, nhất là về Luật biển Quốc tê.

    Trả lờiXóa
  5. Thư là thư, Công hàm là công hàm, Trung Quốc không thể vin vào đó để đòi HSa, TrSa vô lý được.

    Trả lờiXóa

  6. đây chỉ là thư riêng gửi Chu Ân Lai còn văn bản pháp lý thì phải ghi
    Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
    Độc Lập -Tự Do Hạnh Phúc
    Công Hàm
    và nội dung và phải Chủ Tịch Nước là Hồ Chí Minh ký và Quốc Hội thông qua và phải thuộc quyền quản lý của mình mới có hiệu lực theo luật pháp quốc tế.

    Trả lờiXóa
  7. Thư của cụ Phạm trao đổi riêng với Chu là cái phao để Trung Quốc không bị chìm giàn khoan 981 và biện minh cho tội xâm lược đánh chiếm HS, TS của Trung Nam Hải bành trướng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vàng chứ không phải 16 chữ vàng. Không có nghĩa 16 chữ vàng là vàng. Vàng quý hơn nhiều phương châm dấm dớ của những kẻ vô trách nhiệm đã ký với Trung Cộng.
      Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cứ cho là Công hàm người đứng đầu chính phủ Việt Nam và chỉ tán thành một tuyên bố của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong quá trình phát triển của một quốc gia, có thể có sai lầm nhưng lịch sử là một quá trình phát triển. Phan Thanh Giản thay mặt chính phủ Nam Triều đã ký Hòa ước Nhâm Tuất nhượng 3 tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Gia Định và đảo Côn Lôn cho Pháp thì có nghĩa rằng 3 tỉnh và 1 đảo ấy vĩnh viễn của thực dân Pháp.
      Trong thời điểm nhất định,những người lãnh đạo cần có những quyết sách mang tính chính trị và cũng có thể sai . Điều chắc chắn, vào thời điểm đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và những người Cộng sản Việt Nam không có ý định dâng đất cho những người Cộng sản Trung Quốc. Chỉ có những người Cộng sản Trung quốc với dã tâm cướp đất, cướp biển đã coi đó là một bằng chứng thừa nhận quyền của họ.
      Trong thời điểm hiện tại, không có lực lượng chính trị nào đủ điều kiện lãnh đạo dân tộc, nhân dân chống lại sự xâm lược của Cộng sản Trung Quốc ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam.
      Để làm được điều đó, những người Cộng sản Việt nam hãy vứt 16 chữ vàng, phương châm 4 tốt vào sọt rác. Hãy coi đó là một sai lầm và có thái độ kiên quyết với những người Cộng sản Trung quốc.
      Đừng ảo tưởng vào sự lớn mạnh của Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản; đừng ảo tưởng vào tinh thần đồng chí anh em; cái chân lý đơn giản "cho tôi biết bạn anh là ai? tôi cho anh biết anh là người thế nào" không lẽ chúng ta không hiểu. Lịch sử Đảng Cộng sản Trung quốc gắn liền với những thể chế tàn bạo, độc tài , đẫm máu: Khơ me đỏ, Bắc triều Tiên...
      Chúng ta phải hành động, kể cả hành động mà những người Cộng sản Việt nam đã làm để đòi lại ba tỉnh Nam Kỳ.
      Hãy đừng để hậu duệ của Lý Thường Kiệt,Trần Quốc Tuấn, Quang Trung phải đánh bom cảm tử như hiện nay những người dân Tây tạng, Ngô Duy Nhĩ đang làm

      Xóa
  8. Theo đường dẫn LINK của bác Bồng cuối bài này, tại trang Nhân dân VN, nghe - nhìn video Clip 'Tiếng quê hương' thật hấp dẫn và tâm đắc.

    Trả lờiXóa
  9. Cảm ơn bác Bồng đã chỉ ra điều mà các lãnh đạo vì quá ngu si hay vì bạc nhược sợ hãi đến nổi không dám nói tới nó. Lý do gì vn tới giờ này chưa dám khởi kiện chắc cũng còn nhiều uẩn khúc sau đó, hay là vì đồng hồ, xe đạp, đài( rađio) chúng nó cho mà bán nước để giờ này con cháu các ông chạy đôn chạy đáo cầu viện các nước mà các ông đã từng đánh cho cút nhào ( cái gì của Cesa thì trả về cho Cesa" không thể để bọn lục lâm thảo khấu đầu óc quả nho làm lãnh đạo được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trịnh Đình Hằnglúc 11:09 24 tháng 5, 2014

      Đúng, tôi thấy bài này của Đại tá BVB đưa lên mạng từ giữa năm 2012 , khi TQ moqwif thấu 9 lô dầu khí để phản đối Luật biển VN, mà nay Bộ ngoại giao mới dám đề cập đến trong cuộc họp báo quốc tế. Thật là ' nước đến chân mới nhảy'!

      Xóa
  10. TQ mà dại dùng cái công hàm PVĐ thì chẳng khác chi xác nhận trước năm 1958 H .SA , T. SA , thuộc về VN không phải của TQ .

    Năm 1958 H.SA . T.SA. thuộc VNCH quản lý . Nếu Miền Bắc ký giao HS , TS cho TQ vẫn vô giá trị .

    TQ đánh chiếm H.SA vẫn còn bằng chứng quốc tế , sách báo cụ thể .

    Mục đích chính TQ đưa Công hàm PVĐ nhằm giằng mặc ĐCSVN cho sợ , muốn bêu xấu ĐCSVN trước nhân dân VN , chia rẽ nhân dân và ĐANG .

    Công hàm PVĐ , không làm trở ngại khi kiện TQ về xâm phạm biển đông lần này .

    Trả lờiXóa
  11. Bài này của đại tá BVB nên đưa lên báo Nhân Dân để dư luận TQ và thế giới và nhiều người VN đừng mơ hồ về "công hàm" nữa. Một truyện đơn giản và rõ ràng như vậy mà sao cứ bị hiểu sai, cứ bị lợi dụng, xuyên tạc mãi vậy ?. Lỗi này, một phần cũng vì ngoại giao VN kém.Hay sợ cái gì ?

    Trả lờiXóa
  12. Một ý tưởng đúng đắn về vụ Công Hàm PVĐ - Và điều giá trị nhất là nó đã có từ cách đây 2 năm của một Đại tá CCB . Đến hôm nay nhà nước đã bắt đầu công khai về nó trước công luận , và cũng đi theo hướng này – Bác bỏ tính quốc gia của công hàm đó . Cảm ơn đại tá Bùi Văn Bồng đã sớm phát hiện vấn đề , một vấn đề hết sức đại sự cho quốc gia . Qua đó việc nhà nước biết lắng nghe và chọn lọc các ý kiến của nhân sỹ , trí thức và của toàn dân là rất quan trọng .

    Vấn đề hiện nay không còn là có nên kiện TQ hay không , mà đã trở thành không thể không kiện , và kiện theo hướng nào có lợi nhất để được quốc tế thừa nhận . Việc tham khảo và học tập cách của Philippin , theo đó họ đồng thời kiện bác bỏ đường lưỡi bò , và song song khẳng định chủ quyền của họ trên các đảo là hướng cần nghiên cứu , khi đường lưỡi bò bị vạch trần , và bác bỏ , đương nhiên hai quần đảo HS- TS nằm trong đó , và VN đã có đầy đủ chứng lý lịch sử về hai quần đảo này .

    Đây là thời điểm rất khó khăn của VN , nhưng đây cũng chính là thời điểm để VN chuyển đổi mạnh mẽ nhằm thoát khỏi sự nô dịch của TQ . ĐCSVN hãy dũng cảm và mạnh mẽ đi cùng nhân dân để làm nên lịch sử , dũng cảm thừa nhận đa nguyên , dân chủ , chuyển đổi thể chế trong hòa bình . Chúng ta sẽ chiến thắng hay thất bại , chính là thời điểm này .

    Những tín hiệu ủng hộ từ Mỹ và liên minh châu âu đã phát ra , hãy biết nắm lấy để tạo thế cho mình , ngoài việc ủng hộ việc kiện TQ , Mỹ đang muốn xúc tiến quan hệ đối tác chiến lược mạnh mẽ hơn với Việt Nam ( Ðô Ðốc Samuel Locklear, tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, phát biểu như vậy vào ngày hôm qua 23- 5 ) . hãy cứng rắn và cương quyết không được sợ hãi trước lời hù dọa của Tập cận Bình , về việc họ Tập cảnh báo các nước có ý định thành lập liên minh quân sự ( Tại Hội nghị Thượng đỉnh về phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á (CICA) ngày 21- 5 ) . Hãy từ bỏ ngay chính sách “ Ba Không “ lỗi thời , mà phải lập tức liên minh để tự cứu mình . Hãy nắm lấy cơ hội , tuyệt đối đừng để trôi qua . Thời cơ chỉ có một . Việt Nam tiếp tục lụn bại , hay hưng thịnh chính ở lúc này .

    Cảm ơn Bác Bùi Văn Bồng – Chúc Bác và quý vị bạn đọc mạnh khỏe , bình an

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thiên Nhiênlúc 12:12 24 tháng 5, 2014

      COM này của ĐGCĐ rất hay, chính xác.

      Xóa
    2. Các bác ĐGCĐ và Trần Thiên Nhiên không sợ gương bác Điếu Cày à ?

      Xóa
    3. Tất cả các nước đã liên minh , Nga và Tàu cũng đã thành một liên minh , chỉ còn lại VN là vẫn " Dũng cảm " đứng một mình .

      Xóa
    4. chỉ còn lại VN là vẫn " Dũng cảm " đứng một mình... hóa đá!

      Xóa
    5. Ý tưởng của Nặc danh11:56 là rất tốt và tích cực nhưng "Thôi rồi Lượm ơi" Đ/c X của ta đã tuyên bố rằng VN không liên minh với một nước nào khác để chống lại nước thứ ba rồi. Chỉ có sự thật mới giải phóng con người. Tiếc rằng đã quá trễ rồi.

      Xóa
    6. Gủi Bạn ND : 12:06 , và các bạn đã phản biện .

      Việt Nam mình hay có câu nói vui : " Việt Nam nói một đằng - làm một nẻo " , hay câu : " Nói zậy mà không phải Zậy " . Trong trường hợp này lại mong nó đúng .

      Có điều là dân muốn vậy ( Liên minh , liên kết ) nhưng CP có dám không , hay vì quyền lợi " Giai cấp " mà bỏ lỡ cơ hội , sợ mất bạn vàng . Với dân thì mặt đỏ như vang , với giặc thì mặt vàng như nghệ .

      Mới đây thôi vẫn còn " Tàu lạ , nước lạ " nhưng nay đã giám gọi đích danh TQ . Những bước chuyển đó không chỉ đến từ sự " Tự diễn biến " của chính quyền , mà một phần rất lớn , nhờ sự lên tiếng mạnh mẽ của người dân , trong đó có các còm sỹ như chúng ta . Hãy phản biện , tác động mạnh mẽ để thay đổi , đó là công việc chung của chúng ta .

      Chúc bạn , và các còm sỹ rất quý mến của tôi - Mạnh khỏe , bình an .

      Để gió cuốn đi

      Xóa
  13. ĐCSVN từ xưa đến nay vẫn tự cho mình các độc quyền'NHẤT LÀ ĐÔC QUYỀN YÊU NƯỚC' kể cả đq về thông tin nhất là những gì liên quan giữa 2 đcs? Những gì bị lộ ra thì họ lấp liếm nguỵ biện bằng cách có lợi nhất cho'ta' và tàu ? 2 đcs đã nhiều lần đi đêm với nhau úp úp mở mở nhưng phần thiệt bao giờ cũng thuôc nd VN!Khi k thể ngâm miêng ăn tiền mãi được...dư luận trong nước và qt lên án và bi TC ức hiếp quá đáng k thể mặt dày đươc nữa với TC thì họ mới kêu gọi QT và nd VN lam bung xung...ủng hộ? làm con bài và tiếp tục mặc cả với TC để bảo kê ngai vàng của những ông vua tâp thể?2 đảng vẫn giở bài 'tay ải tay ai' với nd 2 nước VIÊT -HOA!
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  14. Bài này của Đại tá phân tích, lý giải có lý, sâu sắc; dẫn liệu, cứ liệu nhiều giá trị. Chúc Đại tá khỏe, bình an!

    Trả lờiXóa
  15. Có thể Tòa Quốc tế sẽ phán quyết:
    - Tờ giấy này, nếu có thật, không đủ tính xác quyết cấp chính phủ của Việt Nam. Tòa tuyên tờ giấy này vô hiệu. CPTQ phải trả án phí và phải rút quân khỏi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngoài ra, lưu ý CPVN hãy tỏ ra chuyên nghiệp trong việc đối ngoại!

    Trả lờiXóa
  16. Đoạn này tôi không đồng ý với ông Bồng: "Nhìn lại bối cảnh năm 1958, Việt Nam mới qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Đất nước còn nghèo, lại bị Mỹ phản lại Hiệp định Genève 20-7-1954, dựng lên chế độ bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm để thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam.". Việc chính quyền Miền nam phải có là điều tất yếu, nếu không làm sao giữ được lãnh thổ. Không thể nói Mỹ dựng nên chính quyền ông Diệm là phản lại hiệp nghi Geneve được. Đến giờ này ông vẫn mang tư duy coi chính thể Việt Nam Cộng Hòa là không chính danh khác nào về hùa với Trung Cộng.
    Theo ông phân tích sẽ thấy sự khôn lỏi của lãnh đạo Việt nam dân chủ cộng hòa chỉ biết lợi mình và không tính đến di hại cho Tổ quốc, điều đó cần phải lên án và rút kinh nghiệm cho lãnh đạo sau này. (ông không nên xóa comment này, nếu ông thấy phải dân chủ trong tranh luận).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đồng ý với bạn điều này. Nhờ có chính quyền miền Nam VNCH lúc ấy mới có triệu người từ Bắc trốn chạy Cộng Sản để vào Nam. Hôm nay chúng ta đều thấy cái tai hại của chủ nghia độc tài dảng trị CS này trên đầu cổ dân VN.
      Xin trích trong bài :TIẾNG GỌI CỦA NON SÔNG: THOÁT HÁN! Trên trang Bauxit VN :
      ...Dân số Việt Nam hiện nay là 92 triệu (năm 2013), trong đó, miền Nam khoảng 50 triệu. Nghĩa là dân số miền Nam hiện nay bằng dân số Hàn Quốc bây giờ. Trong khi Tổng sản phẩm quốc nội - GDP của Hàn Quốc năm 2012 là 1,13 nghìn tỷ USD (1); tức là bằng 10 lần cả nước gồm 92 triệu dân Việt Nam làm ra trong một năm. Đáng chú lý là, vào những năm 1960, Hàn Quốc chưa thể sánh với miền Nam nước ta.

      Trong bài viết “Mồi lửa và đống củi”, đăng trên Facebook của mình, nhà báo Huy Đức, viết:

      “Năm 1974, nếu người Việt chúng ta ở chung một chiến hào, chắc chắn Hoàng Sa không thể rơi vào tay Trung Quốc. Chắc chắn không có sự kiện HD 981. Chắc chắn Trung Quốc không thể khoan vào những nơi người Việt Nam rất dễ bị tổn thương”.

      Vài so sánh trên đây, dẫu còn khập khiễng, nhưng cho thấy những sai lầm của tiền nhân trong thế kỷ 20 đã tạo ra và để lại hậu quả đến ngày nay, và có thể đến cả ngàn năm sau; đấy là chưa kể đến có khoảng 5 triệu người chết do cuộc chiến tranh Nam-Bắc, mà miền Bắc là phía chủ động gây chiến, trong đó có khoảng nửa triệu người miền Nam chết trên biển khi vượt biên sau này với những thảm cảnh thương tâm....''
      (http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://boxitvn.blogspot.com/2014/05/tieng-goi-cua-non-song-thoat-han.html#more )

      Chứng tỏ rằng chính phủ miền Nam lúc ấy rất sáng suốt, nhiều thành công trong việc xây dựng một nền Cộng Hoà dù còn non trẻ.

      Xóa
    2. Cũng hên là có Việt Nam Cộng Hòa nên bây giờ Chính phủ CHXHCNVN mới nói được câu" năm 1958 Trường Sa và Hoàng Sa thuộc quyền VNCH nên VNDCH không có quyền sang nhượng" nhờ vậy còn nước gở.

      Xóa
    3. toi dong y voi y kien dau cua Đ/c nay.

      Xóa
  17. Đây không phải là công hàm của Chính phủ VNDC Cộng hòa hay của Bộ Ngoại giao mà chỉ là thư riêng của ông Phạm Văn Đồng gửi ông Chu Ân Lại vì vậy không thể gọi theo từ hán việt là công thư được!

    Trả lờiXóa
  18. Các bác ơi! Ngày ông Đồng kí thư gửi Chu là ngày Chủ nhật,các bác tra lịch vạn niên mà coi. Tôi nghe Cù huy Vũ nói khi ông ta còn tự do đấy. Và đúng như vậy. Tôi nghĩ thế này: Ông đồng chủ nhật, ngồi buồn, viết thư riêng cho Chu vì hai ông này khá thân nhau. Họ quen thân nhau từ Hội nghị Giownevow 1954 kia đấy. Công hàm đâu mà công hàm. Công hàm ai lại kí vào Chủ nhật. Cứ xỏ lá đánh lận khái niệm để ăn cướp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là Chủ Nhật. Nhưng không có ý nghĩa gì. Vì chính trị không phải hành chính mà phải theo giờ hành chánh.
      Thực tình là đang có sự cãi nhau chí chóe về văn bản này. Đúng là chỉ có Tòa Quốc Tế mới có khả năng phán quyết.
      Tại sao CSVN không kiện để vô hiệu văn bản của PVĐ? Họ sợ gì? Sợ thua à?
      Đang đi trên dây mà không có bảo hiểm...

      Xóa
  19. Bác Bồng ơi, cực chẳng đã mới phải chưng cái công...à cái thư tình.....
    ..cái ghế đang ngồi, phần lớn có công của anh hàng xóm to béo.....

    Trả lờiXóa
  20. Để từ ngày ấy đến giờ , chắc là mục rồi làm gì còn công hàm mà công hàm

    Trả lờiXóa
  21. Ai biểu cõng rắn cắn gà nhà....để rắn cắn tiếp....rồi tại sao không chịu ra quyết định thu hồi đảo nếu TQ. không chấp hành thì....cưỡng chế....như lấy đất dân....vậy đó, để mang tiến là KHÔN NHÀ DẠY CHỢ....ÁC VỚI DÂN HÈN VỚI GIẶC.....để khi có giặc xâm lăng thì kêu gọi dân tình yêu nước....chiến đấu...hi sinh.v..v...tạo sao trước nay dân ta ai nói HS-TS..là của VN. chống TQ. đều bị...nhốt...tại sao...bi giờ mới chịu...la...cho thế giới biết...tại sao..và .tại sao...vậy..??????
    Đại...Lú.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói hay,nói đúng,nói sự thật có bị xem là phần tử quá khích biểu tình bằng miệng và bị truy tố hình sự không ?Hãy đợi đấy!

      Xóa
  22. Lật lọng, moi móc, vin cớ, xuyên tạc, tráo trở...là bản chất của đế quốc Tàu từ ngàn đời nay. Không lạ. Cho nên ai tin, mắc bẫy, bị nó mua chuộc làm Hán gian cho nó thì quá ngu, là loại phản quốc!

    Trả lờiXóa
  23. Thư riêng mà nhân danh quốc huy,ấn tín một nước được ư ?
    Dù sao,Công Hàm hay Công Thư không nhất thiết có giá trị pháp lý
    nhưng sự TAI HẠI do CH.đó là có THẬT,không phải chuyện đùa.
    Mắc mưu và sập bẫy Tàu cộng nhưng cố cãi với thằng gian manh
    thượng thừa thì cũng vô ích,các bác ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nên cho hướng giải quyết , việc đã rồi , thở than nào ích gì .

      Xóa
    2. Hướng giải quyết là đi kiện nhưng phó thủ tưóng VĐĐam lại
      nói chí lý là kiện như... nước đổ đi không thế hốt lại được !
      Nhưng chí lý chỉ trong câu đó mà lờ đi chủ quyền phải kiện.

      Xóa
  24. Trung quốc nó thích đánh VN và cướp biển,cướp đất của Vn nên nó cứ viện cớ đó thôi Năm 1979 có căn cứ công hàm nào đâu nó cũng đánh VN 10 năm ở phía bắc( 79-89) huấn luyện Poolpoots đánh Tây nam của ta,Thằng này chắc nó không tự rút đâu chỉ khi nào có hạm đội 7 vào khu vực Hoàng sa bảo vệ ngư dân thì nó mới thôi
    CCB chống Tàu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông đã thây Mỹ đã đi đêm với Tàu đó sao? Lần này nếu hạm đôi 7 có vào Biển Đông thì cũng hay cho Việt Nam,nhưng phải thấy rằng đó trước hết là vì lợi ích của mỹ..Việt Nam là miếng mồi ngon. Con Mập, con Sấu nào cũng muốn xơi chúng ta. Từ thực tế đó mà liệu lấy bản thân mình đừng mơ hão :

      Xóa

  25. Gửi bạn ND : 14 : 12

    Tranh luận là cần thiết , qua đó sẽ nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau . Vấn đề quan niệm về bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam , hay tên gọi của nó , đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi , và chưa chấm dứt .

    Hãy gọi nó là nỗi đau chung cho dân tộc Việt Nam , mà trong đó có thể có cả tôi , cả bạn , tác giả và hàng triệu người VN phải chịu đau thương vì nó mà đôi khi chúng ta chỉ là những nạn nhân của những mưu tính chính trị ( Những mưu tính giữa người Việt với người Việt , và những mưu tính từ bên ngoài với chúng ta ) .

    Trong chỗ riêng tư , Không nên bằng mọi giá đòi hỏi các cá nhân phải ca tụng đối phương một thời bên kia chiến tuyến – Những người đã từng làm tổn hại tới họ , và gia đình họ , dù trong thâm tâm họ hiểu về bản chất cuộc chiến tranh – Dù đối thủ ấy có chính danh đến đâu .

    Không thể vì một đoạn văn ngắn mà quy kết nặng nề : “Đến giờ này ông vẫn mang tư duy coi chính thể Việt Nam Cộng Hòa là không chính danh khác nào về hùa với Trung Cộng.” .

    Cần xem và đọc những gì tác giả đã thể hiện trong bao năm qua . Bùi Văn Bồng đã và đang chứng minh cho nhiều người thấy ông là người yêu nước mình , bởi trong tim ông có điều đó . Tôi cùng nhiều độc giả khác , chắc chắn không cùng với suy nghĩ trên của bạn . Tôi không mong bạn có những suy nghĩ như tôi , nhưng thiết nghĩ tuyệt đối không nên trộn lẫn mọi chuyện , rồi quy kết đầy ác ý : “ Về hùa với Trung Cộng “ – Đó là những chuyện hoàn toàn khác nhau .

    Việc rạch ròi chiến tuyến của người Việt , đến nay không còn cần thiết nữa , nó không có ích cho người Việt với nhau , nó tạo ra dị biệt muôn thủa . Hãy tự chiêm nghiệm và rút ra những điều cần trong suy tư , cho hiện tại , và thế hệ sau – Như bạn nói .

    Hãy nhìn rõ , và chỉ mặt kẻ thù chung của dân tộc Việt Nam lúc này là Trung Quốc – Với những dã tâm của chúng . Người việt cần đoàn kết hơn bao giờ hết , thay vì tranh cãi bất tận với những câu chữ mông lung .

    Xin gửi tới bạn lời chào , và chúc sức khỏe

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐGCĐ viết đúng. Chính Tổng thống nguyễn Văn Thiệu đã nói với cộng đồng Việt hải ngoại tại Mỹ: VNCH không phải nhà nước chính danh chính thể, không được thế giới công nhận "

      Xóa
    2. Tôi không quá tranh luận vì tôn trọng anh B. Chỉ nêu hiện tượng là Cộng Hòa Pháp, thậm chí cả Roumania cộng sản, đặt Đại sứ quán (có quan hệ ngoại giao) tại cả hai miền Nam Bắc Việt Nam vào lúc ấy.
      Riêng với anh B, tôi rất thích thái độ căm thù tham nhũng của anh ấy. Là căm thù bọn nội xâm giả dối. Rất cảm phục.

      Xóa
    3. Xin bác Vũ Trọng Tiến "nói có sách mách có chứng",chứ
      không thể nói vu vơ như thế được.Nói khác là hãy trưng
      ra toàn văn bản NVT.nói trong bối cảnh nảo.
      Nếu không chính danh thì sao có đến hơn 100 nước công
      nhận trong khi miền Bắc chỉ được công nhận bởi những
      nước CS.và vài nước thiên tả-thân cộng ???

      Xóa
  26. Vấn đề quan trọng là bây giờ với 1 chế độ cộng sản cầm quyền, bưng bít lấp liếm, che dấu những sự thật bên trong vì " lợi ích riêng " và " kiên quyết bảo vệ ngai vàng " thì cuộc thưa kiện này mãi mãi Việt Nam ko bao giờ THẮNG được !
    Với Công Hàm hay Thư gì cũng vậy. Giá trị pháp lý nằm ở dấu Mộc Đỏ thì nếu với tinh thần bạc nhược của lãnh đạo thì kiện đòi lại bằng cách nào? Khi chính bản thân những kẻ lãnh đạo đã chấp nhận thua từ những câu phát biểu
    - Giờ không đòi được thì Con, Cháu sẽ đòi lại. Với cương vị lãnh đạo đất nước các anh phát biểu như thế này thì đi thưa kiện thắng được sao? Khi bản thân mình đã chấp nhận buông xuôi bán trách nhiệm lại cho thế hệ mai sau?
    Quyết Ảnh Tử

    Trả lờiXóa
  27. Rất tiếc tôi phải nói lên những điểm này:
    -Lời mở đầu trong văn kiện của ông Đồng :''... chính phủ nước VNDCCH ghi nhận...''
    - Văn kiện có mang '' thủ tướng phủ'' trên góc trái.
    - Đóng triện cuối thư và chức vụ:PV Đồng -Thù tướng chính phủ.
    Đây là văn kiện chính thức của chính phủ VNDCCH với sự lảnh đạo của đảng CS đương thời.
    Nhưng dù thế nào đi nữa như ta biết là chính phủ miền Bắc lúc đó không có thẵm quyền gì cả đối với 2 đảo này của VNCH.
    Văn kiện không có giá trị.

    Trả lờiXóa
  28. "Ngày 4-9-1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc ... "Chúng ta có những bằng chứng hay văn bản gì về tuyên bố này của Trung quốc không? Vì chúng có thể tuyên bố như vậy nhưng văn bản lại khác vì hãy đọc kỹ "công nhận bản tuyên bố" nghĩa là nói và kèm theo văn bản....

    Trả lờiXóa
  29. Hãy cho tôi 1 khẩu súng, tôi sẽ giết tên cướp nước TC.

    Trả lờiXóa
  30. Hãy cho tôi 1 khẩu súng, tôi sẽ giết tên cướp nước TC.

    Trả lờiXóa
  31. Gửi Bác Vũ Trọng Tiến
    VNCH và tiền thân là Quốc gia Việt nam được Cộng hoà Pháp giao lại quyền quản lý theo hiệp định Gơnever năm 1954 với thủ đô là Sài gòn và đã dược hàng trăm nước công nhận .
    VNCH là một nước đã quản lý miền Nam Việt Nam từ năm 1954-1975 về đối ngoại , đối nội ...
    Vvnch là một nước vì trước khi bình thường hoá quan hệ với Hoa kỳ , Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trả hết nợ của VNCH cho Hoa kỳ .

    Trả lờiXóa
  32. Gửi 11:58:
    CÁI GÌ KHÔNG BIẾT THÌ TRA INTERNET
    Xin lỗi các Bác Tuyên bố của CHNDTQ. về lãnh hải ngày 04/09/1958 là một bản Tuyên bố khá " vo" , chứ nó không như bản Tuyên bố của Triều đình nhà Thanh, nó vừa "vo" mà lại vừa " tham " của kẻ VÕ BIỀN , . Tôi xin đương cử : sau khi đã liệt kê chủ quyền một số hòn đảo ... lại kéo thêm câu " ...và một số đảo khác của Trung Quốc ..." . Với văn bản như thế thì độ thời gian nữa máy hòn đảo chìm của các nước Châu Phi... cũng chắc sẽ là của Tàu ???

    Trả lờiXóa
  33. Gửi Bác Vũ trọng Tiến :
    Chiến tranh đẫ qua lâu rồi , hãy vì CON LẠC CHÁU HỒNG ,HÃY VÌ GIANG SAN BỜ CÕI mà hoà giải đi .Nước mất - nhà tan phải không Bác ?

    Trả lờiXóa
  34. Logic của vấn đề nằm ở chỗ: đúng là "thư riêng" của TT. PVĐ không có bất cứ tuyên bố nào trực tiếp từ bỏ chủ quyền ở HS và TS, nhưng chính từ ngữ trong bức thư đó đã tán thành tuyên bố về chủ quyền của TQ ngày 4/9/1958 rồi còn gì. Xin xem lại trích đoạn: "Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc."

    Như vậy TT. PVĐ đã nhân danh chính phủ gián tiếp đồng ý với TQ ở điểm (1) của họ. Xin trích dẫn lại: "Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc."

    Vậy, theo quý vị thì Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa là gì?

    Trả lờiXóa
  35. TOÀN DÂN NGHE CHĂNG... SƠN HÀ NGUY BIẾN...HẬN THÙ ĐẰNG ĐẰNG...NÊN HÒA HAY CHIẾN....?

    Trả lờiXóa