Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Việt Nam đang phải chống trả lại hai kẻ thù lớn


Những ngày này, biển Đông dậy sóng. Trung Quốc thực hiện giấc mơ bành trướng bằng việc đặt giàn khoan trong lãnh hải Việt Nam.
Họ đưa hơn trăm chiếc tàu lớn nhỏ uy hiếp và ngăn chặn các tàu tuần dương Việt Nam làm nhiệm vụ ngay trên lãnh hải của mình. Đây không đơn thuần là hành động khiêu khích, chèn ép trên phương diện ngoại giao và chính trị, mà là hành động xâm phạm chủ quyền - sự xâm lăng.
Dân tộc Việt Nam đứng trước một thách thức lớn, và chính quyền Việt Nam đang đối diện với canh bạc chính trị, dân sự và quân sự lớn nhất trong hơn ba thập niên qua. Với mỗi người dân Việt Nam, viễn cảnh bi quan của việc bị xâm lăng và lấn lướt trong lúc này là điều hiển nhiên. Nhưng chính trong viễn cảnh bi quan đó, kể từ sau cuộc chiến 1975, tôi chưa bao giờ thấy một sức mạnh toát ra từ niềm tin và sự phản kháng mạnh mẽ của toàn dân như hôm nay. Đó là niềm hy vọng đặc biệt về tương lai của dân tộc Việt.

              Những nỗi lo âu
 Nỗi lo thứ nhất, Việt Nam thua kém Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự. Quân đội Việt Nam thiếu những thiết bị và vũ khí cần thiết trong trường hợp phải tranh chấp quân sự tay đôi với người láng giềng Trung Quốc - điều tối quan trọng trong những cuộc hải chiến. Điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ phải kiên trì và không để sai sót trong cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền.
Nỗi lo thứ hai, Việt Nam không có một đồng minh thật sự. Sau cuộc chiến 1975, chính quyền Việt Nam bằng mọi phương cách khống chế, đàn áp khả năng hình thành một xã hội dân sự. Họ áp dụng chính sách mị dân, bưng bít thông tin và tạo ra một đại bộ phận thờ ơ trước những hành động và ứng xử của chính quyền, và do đó, cũng vô tình thờ ơ với thực trạng của đất nước.                Đối ngoại, chính quyền Việt Nam đi nước đôi trong quan hệ giữa Nga và Trung Quốc và xa lánh phương Tây. Họ dựa vào Trung Quốc để củng cố quyền bính, xây dựng một nền chính trị độc tài, và một chính quyền lũng đoạn và tham nhũng bậc nhất thế giới. Lịch sử đã nhiều lần cho thấy, Trung Quốc là một láng giềng tồi và luôn mang dã tâm cướp bóc và vơ vét những gì có thể đối với những láng giềng của họ. Trong tình thế này, khi xung đột xảy ra, Việt Nam không có được một đồng minh chính trị và quân sự thực thụ để có thể trợ giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền.
Việt Nam hôm nay phải phụ thuộc và gần như hoàn toàn thần phục Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo hiện nay đa phần nhu nhược và bất tài. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lúc này là hệ quả của những hành xử nhu nhược và sự phụ thuộc của chính quyền vào sự bảo trợ của Trung Quốc trước đó. Từ lâu, dã tâm xâm lăng của Trung Quốc đã rất rõ ràng; mục đích của họ là lấn dần vào lãnh thổ của các láng giềng nhỏ, và tìm đường để khẳng định quyền lực quân sự và sự hiện diện của họ ở biển Đông.
Nhưng giữa những nỗi lo lớn, có những động thái khiến tôi tin rằng đây là bước ngoặt đưa Việt Nam thoát ra khỏi sự kìm kẹp của Trung Quốc, và là cơ hội cho nhà cầm quyền lập lại niềm tin với người dân.
Từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào lãnh thổ Việt Nam, đã có những chuyển biến tích cực trong hành xử của nhà cầm quyền. Tôi gọi đây là những chuyển biến tích cực và cần thiết, khi so sánh với những gì đã xảy ra trước đó. Cách đây gần mười năm, khi dự án Bauxite manh nha thực hiện và những va chạm, xô xát xảy ra giữa tàu của ngư dân Việt Nam và tàu Trung Quốc trên biển Đông, một bộ phận rất nhỏ người Việt quan tâm đến thời cuộc phản đối và lên tiếng. Đáp trả lại cho lòng yêu nước của họ, chính quyền Việt Nam đã đe doạ, áp đảo tinh thần và thậm chí bỏ tù những công dân yêu nước. Những cuộc biểu tình tự phát của giới trẻ và sinh viên cũng bị nhà cầm quyền bóp nghẹt. Nhưng kể từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan và đưa tàu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 2 tháng 5, phần nào đó, ta thấy có sự mở miệng cho báo chí và sự cởi trói cho người dân. Trên tất cả các báo trong nước, chủ đề Hoàng Sa - Trường Sa luôn chiếm trang nhất. Trên các trang báo mạng, độc giả được quyền đóng góp ý kiến. Bên cạnh đó, đã có những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc nổ ra khắp nơi, và chính quyền có những thời điểm dường như bớt gây khó dễ như đã từng làm trước đó. Tự do báo chí và biểu tình là quyền bình thường trong những xã hội tự do, nhưng đó là điều tuyệt đối cấm kỵ đối với những chính thể độc đảng độc tài như Việt Nam. Dường như, chính quyền Việt Nam biết rằng nếu họ không dựa vào dân lúc này, thì họ sẽ phải đối chọi với cả hai mặt trận đối ngoại và đối nội. Việc cởi trói cho báo chí và trao lại quyền yêu nước cho người dân là điều hết sức cần thiết để có thể có một tương lai sáng lạn.
Sự trỗi dậy của lòng yêu nước
Trên các trang mạng xã hội và trên các trang báo, tất cả mọi người Việt Nam ở mỗi giai tầng đều quan tâm đặc biệt đến những căng thẳng ở biển Đông. Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập niên có một sự đồng nhất và hiệp nhất trong cái nhìn của toàn dân về lòng yêu nước, thực trạng của dân tộc và chủ quyền của đất nước. Điểm đặc biệt thứ hai là sự quan tâm và khát khao được thể hiện của giới trẻ trong tiến trình bảo vệ chủ quyền. Đó chính là niềm hy vọng lớn nhất. Một dân tộc có được sức mạnh và niềm tin của giới trẻ là một dân tộc không bao giờ chết, cho dù hành trình phía trước có khó khăn và dài lâu đến bao nhiêu.
Những chuyển biến tích cực trong hành động của nhà cầm quyền đối với Trung Quốc
Cho đến thời điểm này, nhà cầm quyền Việt Nam có thái độ rất kiên quyết và kiên trì trong việc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Đó là điều chưa từng xảy ra từ sau cuộc chiến biên giới. Đây có thể là cơ hội cho những hợp tác ngoại giao lâu dài với những đồng minh quân sự khác trên thế giới, trong đó, không loại trừ khả năng đẩy mạnh hợp tác với Hoa Kỳ và phương Tây. Tất cả những hợp tác quân sự đều có cái giá của riêng nó, nhưng đây là lúc chính quyền Việt Nam cần đặt lên bàn cân sự lợi và hại của những đường lối ngoại giao mà họ đã và sẽ thực hiện. Trong lời bạt cuốn tự truyện, From Third World to First: The Singapore Story: 1965-2000 Lý Quang Diệu đã viết “Trong thời gian Chiến Tranh Lạnh những năm của thập kỷ 1960 và 1970, khi chưa rõ phe nào sẽ chiếm được ưu thế, chúng tôi chọn phương Tây. Sự chia cắt trong Chiến Tranh Lạnh khiến môi trường quan hệ quốc tế trở nên đơn giản.Vì những nước láng giềng đều chống cộng sản, chúng tôi nhờ đó mà nhận thêm được những hậu thuẫn quốc tế từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây. Đến cuối thập niên 1980 thì đã rõ là chúng tôi nằm về bên thắng cuộc.” Đôi khi, trong hành trình ngoại giao và giữ gìn lãnh thổ, các nước nhỏ đặt vận mệnh của dân tộc mình vào canh bạc chọn lựa đồng minh. Và nếu phải chọn, lịch sử dạy cho ta rằng, Trung Quốc đã và sẽ không bao giờ là một lựa chọn cho Việt Nam.
Việt Nam đang phải chống trả lại hai kẻ thù lớn. Kẻ thù thứ nhất là kẻ thù xâm lăng Trung Quốc. Kẻ thù thứ hai là sự mù quáng của những trục lợi cá nhân trước hoàn cảnh của dân tộc. Nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng vào một bước ngoặt lịch sử. Thế hệ trẻ Việt Nam, những người sinh ra sau chiến tranh, giờ đây đang phải đối diện với những vấn đề của dân tộc trong thời đại họ. Và đây là lúc để chính quyền Việt Nam, tuy muộn, thể hiện rằng họ đang đứng về phía người dân và dân tộc. Cuộc chiến chống bành trướng của Trung Quốc là một cuộc chiến lâu dài. Nhưng chừng nào những dòng máu yêu nước và lòng nhiệt thành còn chảy, chúng ta còn có quyền hy vọng. Chỉ với một điều kiện, đừng vì những trục lợi cá nhân mà dập tắt lòng nhiệt thành ấy đi. 
-------------------
P/S: Xin nói thêm rằng, khi tôi vừa hoàn tất bài viết này, thì hôm Chủ nhật vừa qua, lực lượng an ninh Việt Nam đã cấm đoán ngăn chặn và bắt bớ những người yêu nước biểu tình phản đối chính quyền Trung Quốc. Từ hy vọng lớn tôi bỗng rơi xuống nỗi thất vọng lớn.

17 nhận xét:

  1. Chừng nào CQ còn đàn áp người BTCTQXL và còn chưa thả hết tù nhân lương tâm tù nhân ct-ĐIẾU CÀY BÙI HĂNG VIÊT KHANG TẠ PHONG TẦN TRẦN HUỲNH DUY THỨC...Thì việc dựa vào dân để chống TQXL chỉ là viển vông mị dân? còn việc dựa vào TQ để tồn tại thống tri quyền đôc tôn lãnh đạo là- chủ trương lớn của đảng?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  2. Phải chiến thắng sự ích kỷ cá nhân của mình trước mới có thể chiến thắng kẻ thù.

    Trả lờiXóa
  3. Kẻ thù lớn nhất của dân tộc Việt Nam là tầng lớp lãnh đạo, giai cấp cầm quyền bị ru ngủ quá lâu, một số ý kiến cho rằng người Việt Nam rất tự mãn, cá nhân tôi cho rằng đó là kết quả của việc tuyên truyền và hun đúc tự hào chính trị một cách máy móc và mang nặng tính áp đặt có chủ đích, có lợi cho ai thì không cần phải bàn cãi. Thành ra, thế hệ 8x và 9x giờ mới bắt đầu nhận thức được quyền lợi chính trị thì đã quá muộn, cái họ thấy bây giờ là thực trạng đất nước bi đát, như vậy thì sao họ cống hiến hết mình cho đất nước, kết quả là chảy máu chất xám quá nhiều, rõ nhất là tình trạng bế tắc của giáo dục, giáo sư - tiến sĩ quá trời mà không làm gì được cho ra hồn. Ai cũng chửi nhưng có ai nhận ra được bản chất vấn đề nhằm ở đâu ? Chúng ta đang tự thắt cái dây thòng lọng vào cổ mình mà đâu có biết,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những Còm của Hoc Nguyên , thường có chiều sâu , đáng để suy nghĩ .

      Xóa
  4. Chính quyền đứng về phía nhân dân , đừng vì nhửng trục lợi cá nhân thì việt nam nhất định thắng lợi tổ quốc việt nam nhất định phồn vinh và hạnh phúc

    Trả lờiXóa
  5. Dcs Viet nam tha chiu nhuc mat nuoc chu kg chiu mat dang.

    Trả lờiXóa
  6. Đọc mấy dòng P/S của bạn.....bạn đã thất vọng cùng cực.....
    hãy để yên cho nó tự sập, không thể cải tạo, sửa chữa, chắp vá....hay bất cứ một cái gì...

    Trả lờiXóa
  7. Chỉ thằng mù, thằng ngu!
    Có dã tâm bán nước
    Mới gọi giặc “Đồng chí”
    Mới “Bạn Vàng” với giặc.

    Chứ còn nhân dân ta
    Bài học xưa cảnh giác
    Trọng Thủy lời đường mật
    An Dương Vương mất nước
    Chẳng có bao giờ quên.

    Lời di huấn Vua Trần
    Di chiếu của Vua Lê
    Còn lưu trong sử sách
    Nhắc nhở lớp cháu con
    “Là cái họa ngàn đời
    Là giặc Tàu phương Bắc”
    Dân ta luôn ghi nhớ.

    Vậy mà trong triều đại
    Cộng sản Hồ Chí Minh
    Không biết bao nhiêu lần
    Giặc Tàu dùng thủ đoạn:

    Thủ tướng Tàu - Ân Lai
    Bắt tay với Hoa Kỳ
    Dùng vĩ tuyến mười bảy
    Chia đôi non sông Việt
    Ở Giơ - ne Thụy Sĩ.

    Đẩy hai miền Nam - Bắc
    Nội chiến đẫm máu đào
    Ròng rã hai mươi năm
    Triệu dân Việt ngã xuống.

    “Dạy Việt Nam bài học”
    Đặng Tiểu Bình xua quân
    Tấn công toàn Biên Giới
    Thảm sát vạn dân ta
    Vào mùa xuân bảy chín(1979).

    Pháo hạm giặc Tàu nã
    Tàn sát chiến sĩ ta
    Tay không, không tấc sắt
    Chúng cướp đảo Gạc Ma
    Tháng ba năm tám tám(3/1988).

    Và giờ chúng ngang ngược
    Dùng máy bay, tàu chiến
    Dọn đường đặt giàn khoan
    Trong lãnh hải nước Việt.

    Tại sao Tàu làm được?
    Những điều vô luân này
    Vì Cộng Sản Việt Nam!
    Coi giặc là “Bạn Vàng”
    “Đồng chí tốt” của mình.

    Đúng là chỉ thằng mù!
    Thằng quan liêu, bảo thủ
    Có dã tâm bán nước
    Mới gọi giặc “Đồng chí’
    Kết “Bạn Vàng” với giặc.

    Nhân dân còn chờ gì?
    Mà không đuổi chúng đi!

    Trả lờiXóa
  8. Cac ban thu tinh : Tuan sau Trung Cong tan cong Viet Nam! Ban se lam gi de day lui chung?

    Trả lờiXóa
  9. Hiện nay con sói Trung Quốc đã đặt 3 chân vào hang lợn Việt Nam: chân thứ nhất là cùng lấy chủ nghĩa...và tư tưởng... làm nền tảng, chận thứ hai là cùng định hướng và chân thứ ba là 4 tốt và 16 chữ vàng (chân này tẩm thuốc độc đang làm u mê các nhà lãnh đạo Việt Nam). Muốn giữ vững độc lập, muốn có đồng minh thực sự, muốn canh tân đất nước phải mạnh dạn chặt bỏ những cái chân này khi còn cơ hội. Việt Nam, trong lịch sử và mãi mãi không thể mạnh ngang Trung Quốc. Ở bên kẻ láng giềng xấu tính, tham lam, mạnh mẽ nhưng tàn bạo và đầy mưu mô, chúng ta cần có đồng minh thực sự.

    Trả lờiXóa
  10. Nói như BS Hồ Hải : Một chế độ mà xem giặc là bạn, nhân dân là thế lực thù địch thì chệ độ sẽ ko bao giờ tồn tại mãi, vấn đề chỉ là thời gian dù có ra bao nhiêu luật lệ hà khắc rồi phải tiêu vong. Cái tất yếu đang từ từ tiến lên sẽ có một ngày... chui xuống ống cống như đại tá Cadaphi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nỗi lo sợ lớn nhất của thể chế là nhân dân.
      giặc mua được...nhân dân ko mua được....

      Xóa
  11. Tôi nghĩ : Chỉ một kẻ thù duy nhất thôi đó là sự mù quáng , ngu dốt của những kẻ trục lợi cá nhân trước hoàn cảnh của dân tộc , nếu sáng suốt và có chính sách , đối sách hợp lý thì thì đâu đến nỗi !

    Trả lờiXóa
  12. Lực lượng thứ 2 chính là nhóm lợi ích đầy rẫy trong chính quyền nhà nước . Đây mới chính là kẻ thù nguy hiểm cho nhân dân .

    Trả lờiXóa
  13. Rõ ràng là giới lãnh đạo đảng CSVN đã ngăn chặn, dập tắt sự căm thù và lòng yêu nước của nhân nhân trước ý đồ xâm lược của Bắc Kinh, ngày 18.05 vừa qua. Nếu tình trạng nầy kéo dài thì liệu họ có huy động được nhân tài vật lực của nhân dân một khi căng thẳng không thể dàn xếp hòa bình, đưa đến chiến tranh với Trung cộng? Tôi tin rằng nhân dân sẽ không thờ ơ nhưng đòi hỏi đảng CSVN phải tỏ thái độ tôn trọng nhân dân mới tạo được niềm tin sắt đá của họ.

    Trả lờiXóa
  14. Dường như ở kỷ nguyên hiện đại , VN luôn phải sẵn sàng để đương đầu và trả món nợ ân oán với những lãnh đạo TQ có tên là “ Bình “ .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  15. Chiếc máy bay AN74TK-300D chở 4 Ủy viên Bộ chính trị gồm: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng QP, Bộ trưởng Bộ An ninh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Thành ủy Viên Chăn đã rơi ở Xiêng Khoảng vào sáng sớm 17/5/2014. Các đồng chí này đều được đào tạo rất bài bản tại những học viện lớn ở Việt Nam (HV Quốc phòng, HV An ninh Nhân dân, HV Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), nói tiếng Việt như người Việt. Ngày 16/5, Thường Vạn Toàn (Bộ trưởng QP Trung Quốc) được Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone tiếp đón nồng nhiệt. Họ Thường sau đó hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng An ninh của Lào với trọng tâm là tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh Trung – Lào, tăng cường viện trợ quốc phòng của Trung Quốc cho Lào. Cũng trong chuyến thăm, lần đầu tiên Lào mở cửa Học viện Quốc phòng đón tiếp Bộ trưởng QP Trung Quốc.
    Trước chuyến thăm này, Lào đã giữ thái độ im lặng rất bất thường về chiến dịch xâm lược quân sự trên Biển Đông mà Trung Quốc tiến hành chống Việt Nam. Việc Chủ tịch Lào thân ra tiếp đón họ Thường một cách long trọng trong thời điểm Việt Nam rất cần tiếng nói ủng hộ của Lào cho thấy sự dịch chuyển của Lào về phía Trung Quốc là quá rõ ràng. Với sự tổn thất về cán bộ thân Việt Nam nói trên, dự báo, sau chuyến thăm này, lập trường của Lào sẽ có sự thay đổi bất lợi cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đang chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 10 tới đây. Nguy hiểm hơn, trong chuyến thăm Lào, Trung Quốc hứa sẽ tăng viện trợ quân sự cho Lào, tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin quốc phòng và an ninh giữa hai bên…”
    Hẳn nhiên là nguy hiểm. Đó là những cuộc chuẩn bị chiến tranh. Từ chuyện bơm tiền cho Cam Bốt, rồi tới phi cơ Lào rớt có vẻ như phá hoại, và rồi chuyện công nhân trong 2 tuần lễ đã 2 lần bị té xỉu… với dấu hiệu có thể vũ khí hóa học hay bom vi trùng cỡ nhỏ đang thử nghiệm.
    Chúng ta không thể biết chính xác điều gì… Nhưng thật khó mà không ngờ vực.

    Trả lờiXóa