Đó là lời phê phán mở đầu bài viết "China 's Oil Rig
Gambit: South China Sea Game - Changer?" (tạm dịch: “Nước cờ giàn khoan
của Trung Quốc có giúp họ thắng bàn cờ biển Đông?”) của chuyên gia Carl Thayer,
đăng ngày 11.5 trên tạp chí uy tín Diplomat. Báo Một Thế Giới lược dịch để giới
thiệu với bạn đọc.
Hành động đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào lô 143
thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam là một bước đi bất ngờ, đầy
khiêu khích và phi pháp.
Trung
Quốc "há miệng mắc quai"
Sự kiện này cũng đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đưa
giàn khoan vào vùng EEZ của nước khác mà không được sự cho phép. Đây cũng là
một bước đi gây bất ngờ, bởi quan hệ Việt - Trung dường như đang ấm dần lên sau
chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Hà Nội vào tháng 10 năm ngoái
(2013).
Vào thời điểm đó, 2 nước đều tuyên bố rằng họ đã đạt
được thỏa thuận giải quyết các vấn đề trên biển Đông trên cơ sở đối thoại. Bất
ngờ còn ở chỗ, Việt Nam
chưa từng có hành động gây hấn nào để buộc Bắc Kinh phải đáp trả bằng một hành
động chưa có tiền lệ như vậy.
Đây cũng là một bước đi khiêu khích của Trung Quốc, vì
họ đưa một lực lượng hùng hậu đến 80 tàu, trong đó có 7 tàu của hải quân. Khi
các tàu cảnh sát biển của Việt Nam
có mặt để bảo vệ chủ quyền chính đáng của quốc gia mình, Trung Quốc đáp trả
bằng vòi rồng và cố ý lao vào các tàu Việt Nam . Đây là những hành động nguy
hiểm, gây thương tích cho phía Việt Nam .
Hành động của Trung Quốc cũng là phi pháp, chiếu theo
luật pháp quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bào
chữa hành động của Trung Quốc, cho rằng giàn khoan trên nằm trong “lãnh hải
Trung Quốc” và không liên quan gì đến Việt Nam.
Nói cách khác, Trung Quốc đã sử dụng luận điệu của
Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp đảo Senkaku, khi tuyên bố rằng không
có tranh chấp gì với Việt Nam .
Nhưng
làm như thế cũng có nghĩa là Trung Quốc đã “há miệng mắc quai”, bởi lẽ Trung
Quốc cũng từng sử dụng tàu bán quân sự và máy bay để thách thức tuyên bố chủ
quyền của Nhật Bản xung quanh đảo Senkaku. Thế nhưng trên biển Đông, Trung Quốc
lại cư xử hệt như Nhật Bản khi từ chối thừa nhận có tranh chấp với Việt Nam .
Chẳng
hề có một luận điệu chi tiết, hợp pháp để biện hộ cho các hành động của Trung
Quốc. Bà Hoa Xuân Oánh chỉ đưa ra một tuyên bố chung chung. Luận điệu của bà,
rằng giàn khoan “nằm trong lãnh hải Trung Quốc” là vô căn cứ, bởi chẳng có vùng
đất nào thuộc Trung Quốc trong vòng bán kính 12 hải lý quanh lô 143.
Chính sự thiếu minh bạch của Trung Quốc đã khiến các
học giả và các nhà phân tích chính trị khu vực ngờ vực cơ sở pháp lý của các
tuyên bố chủ quyền từ Bắc Kinh. Năm 1996, nước này ra tuyên bố về đường cơ sở
áp dụng đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam .
Một số chuyên gia cho rằng những luận điểm gần đây của
Trung Quốc là dựa trên chủ quyền bãi đá ở Tri Tôn với thềm lục địa và EEZ xung
quanh nó. Thế nhưng đường cơ sở năm 1996 của Trung Quốc đã vi phạm điều 8 công
ước Liên hiệp Quốc về luật Biển và không thể sử dụng để tuyên bố chủ quyền đối
với lô 143.
Ngay cả khi cộng đồng quốc tế chấp nhận đường cơ sở
năm 1996 của Trung Quốc, thì EEZ của Trung Quốc sẽ chồng lấn với EEZ của Việt
Nam, dẫn tới trường hợp tranh chấp.
Theo luật pháp quốc tế, khi có tranh chấp, hai bên sẽ
phải tìm kiếm một thỏa thuận tạm thời, kiềm chế sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ
lực và cam kết không thay đổi hiện trạng. Như vậy, hành động đưa giàn khoan và
tàu bè của Trung Quốc rõ ràng đã vi phạm luật quốc tế.
3 giả thuyết cho các hành động của Trung Quốc
Các nhà phân tích đã đưa ra 3 giả thuyết về động cơ và
mục tiêu thật sự của những hành động hung hăng vừa qua của Bắc Kinh.
Giả thuyết thứ nhất xem hành động đưa giàn khoan ra lô
143 chỉ đơn thuần là kết quả của một quyết định từ công ty dầu khí Hải Dương
Trung Quốc, cho phép thăm dò thương mại một số lô dầu khí trên biển Đông, trong
đó có lô 143.
Quyết định mời thầu 9 lô dầu khí trên biển Đông được
xem là cách đáp trả của Trung Quốc đối với việc Việt Nam thông qua luật Biển năm 2012.
Thế nhưng giả thuyết này không đứng vững, bởi việc đưa
lực lượng tàu hộ tống khổng lồ theo sau giàn khoan cho thấy đây không thể là
một vụ thăm dò thông thường, mà là một đòn phủ đầu không cho Việt Nam bảo vệ
EEZ của mình.
Giả thuyết thứ hai, hành động của Trung Quốc là nhằm
phản ứng với các hoạt động thăm dò của công ty dầu khí Exxon Mobil với Việt Nam tại các lô
dầu khí xung quanh. Giả thuyết này cũng không thuyết phục, bởi ExxonMobil đã
thăm dò tại lô 119 từ năm 2011 và Trung Quốc đã không đưa ra phản ứng mạnh mẽ
nào trong thời gian qua.
Giả thuyết thứ ba, được đưa ra lần đầu tiên ngày
6.5.2014, rằng hành động của Trung Quốc là đòn đáp trả có tính toán từ trước
đối với chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Obama.
Theo giả thuyết này, Bắc Kinh đã nổi giận với việc ông
Obama phê phán yêu sách đường 9 đoạn, cũng như thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ và
công khai đối với các nước đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc là Nhật
Bản và Philippines.
Tóm lại, giả thuyết thứ ba cho rằng hành động của
Trung Quốc cho thấy nước này đã lựa chọn đối đầu trực diện với chính sách
"xoay trục sang châu Á" của ông Obama. Bắc Kinh cũng quyết tâm “vạch
mặt” độ chênh giữa những phát ngôn của ông Obama và khả năng phản ứng thực sự
của Mỹ trước những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Giả thuyết thứ ba là giàu sức thuyết phục nhất, nhưng
nó lại đặt ra câu hỏi rằng tại sao Việt Nam lại trở thành tâm điểm của cuộc
khủng hoảng này. Và Trung Quốc có thể đã tự hại mình khi chọn thời điểm hành
động ngay trước kỳ họp thượng đỉnh của ASEAN.
Hành động của Trung Quốc đã đảm bảo rằng biển Đông sẽ
là một trong những vấn đề nóng nhất của hội nghị ASEAN. Kết quả là các bộ
trưởng ngoại giao ASEAN đã ra tuyên bố chung “bày tỏ quan ngại sâu sắc về các
vụ việc đang diễn ra trên biển Đông, đã làm gia tăng tình hình căng thẳng tại
khu vực”. Sự ra đời của một tuyên bố như vậy có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự
ủng hộ đối với Việt Nam
và đặt nền tảng cho những tuyên bố tương tự của lãnh đạo các quốc gia ASEAN.
Các ngoại trưởng ASEAN đã tế nhị không đề cập đến
Trung Quốc để thể hiện sự tôn trọng với Bắc Kinh. Nhưng bản tuyên bố chung cho
thấy các nước ASEAN đã bắt đầu thay đổi quan điểm trước đây, rằng tranh chấp
xung quanh quần đảo Hoàng Sa chỉ là vấn đề giữa 2 nước Trung Quốc và Việt Nam.
Hành động của Trung Quốc cũng sẽ khiến 5 nước Việt Nam , Malaysia ,
Singapore , Philippines và Indonesia cảnh giác hơn. Các nước
này có thể sẽ tăng cường khả năng quân sự và tìm kiếm sự giúp đỡ từ Mỹ và các
cường quốc hàng hải khác như Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.
Carl Thayer (Xuân Tùng lược dịch)
=========
Chuyên gia phát biểu như một nguyên thủ quốc gia một nước có chủ quyền.
Trả lờiXóaĐãng nhẽ ra chính quyền VN phải thuê ngài CARLTHA làm cố vấn từ nhiều năm trước nhiêu bài ngài viết cho BBC nay vẫn còn nguyên giá trị Việt- Tàu??? Nay TƯ chữa cháy tc xâm lươc VN băng cach gửi tin nhắn công điên của TT3X chẳng biết ngài 3x này thân ai? lúc này tỏ ra thân Dân ?lúc mua kilocó vẻ thân Nga? khi đăng đàn DC vờ thân Mĩ? có lúc đeo cavát giống tàu? nhưng chắc chắn nhiều chuyên gia cho răng ngài thân Tiền nhất???
Trả lờiXóaNGLUY
Từ khi khũng hoãng Ukreina Mỹ và Nga xích mích.Sau đó thì chiếc máy bay mất tích , thì tôi đã nghi ngờ mưu đồ của thằng tàu xấu tính rồi, nó giấu chiếc máy bay đâu đó để có cớ đi tìm. Vào vùng biển VN để thăm dò đường đi nước bước, để đưa giàn khoan vào hài phận VN thật không sai.
Trả lờiXóaNó thách thức với Mỹ và cả Asean,nhưng chọn Việt Nam là điểm yếu nhất để chơi trước,tiếp là Philipin.Mục tiêu lại chính là nước Úc giàu có tài nguyên và dân thì qua ít.
Trả lờiXóaTên Phòng Phong Huy đốp chác thẳng tay tại Mỹ,lại còn thách với Mỹ,Tập cận Bình thì dè bỉu Mỹ là có gen xâm lược đó sao.
Trung Quốc nó bắn vòi rồng tại Mỹ mới ghê,chứ bắn vào tàu Việt Nam chỉ như rửa tàu và hạ hỏa lính Việt Nam thôi.
Mỹ sợ Trung Quốc chứ Việt Nam sợ gì nó.Mỹ thì quan ngại,rồi quan ngại sâu săc,rồi tháng 6 đến tháng 8/2014 Trung Quốc nó đến Philipin,để xem Mỹ quan ngại sâu gì.
Với Việt Nam cũng nói thẳng,cần là chơi phi hòa bình,một ngày là lấy lại Hoàng Sa sẳn dịp này luôn,giúp ĐCSTQ lật đổ bè lũ phản bội Bắc Kinh.Một tháng là đâu lại vào đó thôi.
Các doanh nghiệp nước ngoài cứ yên tâm,Trung Quốc thò không qua nỗi biên giới hay ven bờ biển Việt Nam đâu.
Thủy quân của Nguyên Mông rồi Mãn Thanh ghê thế mà vướng mấy cái thúng chai tan xác,chạy về còn mấy chiếc đâu.
Nay Hải Quân Trung Quốc hơn MỸ thiệt,nếu có đánh nhau thì 2 bên chắc huề.Chứ đánh với Việt Nam và Nhật thì Hải Quân Trung Quốc ôm hận đến 3 đời.
Đánh nhau mãi rồi,nay đánh nhau cũng thường thôi,nhưng chờ nó sang Philipin chọc ghẹo Mỹ mói tính.
Úc có ngon thì cho mượn vài tàu,xong việc trả lại,không cho thì Nó xuống lại đánh nhau chìm thì phí,Úc mới thật là nơi Trung Quốc nó thèm thuồng từ lâu,mà Việt Nam cứ cản đường,nên nó phá quá thâm độc.Vụ ông bộ trưởng QP LÀO mới chết là quá cỡ thâm độc.
Tập đoàn đại HÁN thâm nó chả chừa ai,kể cả nhân dân và đảng viên CS Trung Quốc.
Hoàng Kiều Trang,
Không lẽ ông chuyên gia này là tổng bí thư...???
Trả lờiXóaCarl Thayer là một chuyên gia , nhà phân tích quốc tế rất tầm cỡ và nặng lòng với Việt Nam . Những bài viết của ông luôn rất sâu và hay .
Trả lờiXóaĐể gió cuốn đi