"Nói đến chủ quyền ở đây là phải nói đến chủ
quyền quốc gia, tức là chủ quyền được xác lập và thực thi bằng Nhà nước, bởi
Nhà nước trong điều kiện hòa bình, không có tranh chấp, chứ tuyệt nhiên không
phải chủ quyền được cưỡng chiếm bằng vũ lực" - Chủ tịch Hội đồng thẩm định
các hiện vật, chứng tích lịch sử, pháp lý về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa - GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết.
Còn rất
nhiều bằng chứng
Chủ tịch Hội đồng thẩm định các hiện vật, chứng tích
lịch sử, pháp lý về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
- Giáo sư, Tiến sỹ Sử học Nguyễn Quang Ngọc là một trong những người gắn bó từ
đầu trong hội đồng thẩm định, trực tiếp tham gia hệ thống hóa, "giải
mã" các hiện vật, chứng cứ lịch sử, pháp lý; sắp xếp, hệ thống các cứ
liệu, hiện vật đó để làm cơ sở cho các cuộc triển lãm Hoàng Sa - Trường Sa sau
này đã được Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức.
Ông cho biết, còn rất nhiều chứng cứ khẳng định tính
pháp lý của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa; có
rất nhiều chứng cứ quan trọng và sống động, rất đời thường, gần gũi do chính
người dân cung cấp, trao tặng.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc kể: Triển lãm đầu tiên do T.P
Đà Nẵng tổ chức có tên "Tài liệu Hoàng Sa - Trường Sa", chủ yếu là
Hoàng Sa. Đây là đề tài nghiên cứu của Tiến sỹ Trần Đức Anh Sơn cùng một số anh
em Việt Kiều nước ngoài, bao gồm một số bộ bản đồ phương Tây, các Atlat phương
Tây về Trung Quốc... kết hợp với những tư liệu từ trước đến nay, chủ yếu tư
liệu là về Hoàng Sa. Tôi thấy những tư liệu đó khá phong phú.
Khi Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin Truyền
thông) đứng ra tổ chức triển lãm Quốc gia về tư liệu Hoàng Sa - Trường Sa, ông
Ngọc được mời tham gia với tư cách Chủ tịch Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm
định đã họp nhiều lần, gồm các chuyên gia ở Ban Biên giới, Bộ KHCN; Trung tâm
nghiên cứu biển và Hàng hải (ĐHQG); Cục Bản đồ; Cục Thông tin Đối ngoại...
Cuộc triển lãm đầu tiên của Đà Nẵng chủ yếu trưng bày
các tư liệu về Hoàng Sa hoặc có liên quan đến Hoàng Sa; huyện đảo Trường Sa
thuộc tỉnh Khánh Hòa nên ít được giới thiệu ở đây.
Hội đồng đã thảo luận về đề cương, dự kiến các bản đồ
để trưng bày, bổ sung thêm tư liệu về Trường Sa. Tài liệu của Tiến sỹ Trần Đức
Anh Sơn tập trung nhiều hơn vào các bộ bản đồ cổ phương Tây và các bộ Atlas mới
sưu tầm được ở Mỹ, tuy đã khá phong phú, nhưng vẫn còn một số bản đồ và thư
tịch cổ Việt Nam có giá trị minh chứng chủ quyền cao, nhưng chưa được đề cập
đến, trong đó đặc biệt là tư liệu Châu Bản. Châu Bản là tài liệu đặc biệt quý
giá có giá trị minh chứng cao nhất cho chủ quyền biển đảo của ta. Rất may, lúc
đó Ban Biên giới đã xuất bản cuốn sách giới thiệu về Châu Bản - đó là tư liệu
tốt được khai thác để giới thiệu trong cuộc triển lãm tại Hà Tĩnh.
Điều quan trọng khác, là hội đồng thẩm định đặt những
tư liệu đó trong một không gian trưng bày cụ thể để những tư liệu này kiểm
chứng lẫn nhau, làm tăng thêm giá trị của chính nó đồng thời cũng như tăng thêm
giá trị của cuộc trưng bày. Cuộc trưng bày tại Hà Tĩnh là một trong những cuộc
trưng bày rất thành công.
Sau mỗi một cuộc triển lãm, Ban tổ chức nhận được ý
kiến của người dân, vừa góp ý, vừa cung cấp thêm các tài liệu, chứng cứ, trong
đó có những tài liệu cực kỳ quý giá... làm dầy dặn thêm bộ tư liệu triển lãm.
"Chúng tôi cũng nhận được đóng góp của những
người đến thăm, họ đóng góp ý kiến cụ thể từ việc tổ chức, thuyết minh cho đến
cách trưng bày chú thích từng tấm bản đồ, từng bức ảnh, bức tranh... Càng ngày
hệ thống tư liệu, dữ liệu của chúng ta càng phong phú và được bổ sung rất nhiều.
Khi đưa những tài liệu đó ra trước công chúng, nhận
được những ý kiến đóng góp của người dân, chúng tôi chắt lọc được những thông
tin quý để củng cố, hoàn thiện cho những lần giới thiệu trưng bày về sau, chúng
tôi không trưng bày nhiều hơn những bản đồ hàng hải hay những bản đồ được vẽ
ước lệ và bổ sung thêm những bản đồ được vẽ khách quan và chuẩn xác, nên trên
thực tế số lượng bản đồ được trưng bày có bị rút bớt mà chất lượng trưng bày
lại được tăng lên".
Tại cuộc trưng bày ở Thái Nguyên, chúng ta bổ sung
thêm được một số bản đồ mới chụp ảnh được từ các tấm bản đồ gốc ở phương Tây,
mà các đoàn đi nghiên cứu mới tập hợp được. VD: Bản đồ của anh em nhà Van
Langren (bản đồ từ năm 1595) đó là bản đồ rất quý. Trước đây chúng tôi chỉ dùng
bản chụp lại từ các cuốn sách nên trông mờ mờ ảo ảo.
Lần này Tiến sỹ Trần Đức Anh Sơn chụp ảnh bản đồ này
trong một chuyến đi khảo sát ở Pháp. Đấy là một bản tốt để người xem hiểu được
một tài liệu gần với nguyên gốc của nó hơn; Bản đồ Taberd vẽ năm 1838,
trước đây Tiến sỹ Nguyễn Nhã đã giới thiệu, nhưng thực ra bản này được in lại
và hình như đã có gia công nên mực in màu xanh, trông có vẻ hiện đai... Bây giờ
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cung cấp ảnh chụp màu từ bản gốc... đó là những bổ
sung có giá trị. Nhiều tài liệu khác được bổ sung thêm, nhiều tài liệu được
lược bớt đi...
Trưng
bày có chọn lọc
Chúng ta không cần trưng bày nhiều tranh ảnh, bản đồ,
mà chọn lọc những chứng liệu xác thực có giá trị cao, đặc biệt cần có thuyết
minh đầy đủ rõ ràng để người xem hiểu được một cách hệ thống. Chú thích cụ thể
hơn, thuyết minh và nhấn mạnh những cứ liệu có giá trị cụ thể; thậm chí chúng
tôi còn tập huấn cho những người sẽ có trách nhiệm thuyết minh... Đó là những
chuẩn bị giúp nâng cao hiệu quả của cuộc triển lãm.
Theo GS, T.S Nguyễn Quang Ngọc: Số lượng các chứng
tích, chứng cứ lịch sử, pháp lý để khẳng định chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa là
của Việt Nam
là rất lớn. Chỉ riêng bản đồ của phương Tây đã có vài ba trăm tấm. Nhưng, theo
ông, cùng một lúc trưng bày ngần đó là chưa cần thiết, và cũng không có chỗ...
nên phải lược bớt. Ví dụ, có những bản đồ chỉ đánh dấu Paracel (Hoàng Sa), hoặc
Costa de Paracel (bờ biển Hoàng Sa)... Ban đầu, chúng tôi cũng trưng bày hết
nhưng sau đó chúng tôi đã chắt lọc lại, chỉ giới thiệu những tấm thật điển hình.
Có nhà nghiên cứu còn cho những tấm bản đồ này là minh
chứng hùng hồn và tuyệt đối về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa,
thậm chí từ đầu thế kỷ XVI, nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi thì những tấm
bản đồ này chỉ nói lên mối quan hệ nào đó về chủ quyền giữa Paracel và khu vực
ven biển miền Trung nước ta.
Vì thế, chúng tôi đã tập trung vào những bản đồ thể
hiện chủ quyền của Việt Nam
rõ ràng và chính xác hơn. Ví dụ bản đồ của Taberd (An Nam đại quốc họa đồ - bản
đồ của nước An Nam), trong đó có vẽ quần đảo Hoàng Sa với dòng chữ Paracel seu
Cát Vàng (Paracel hay là Cát Vàng) ở vị trí tương đối chính xác.... Taberd từng
xác nhận đây là chủ quyền đích thực và ông cũng không nghĩ rằng sau này lại có
ai tranh dành với vua Gia Long về quần đảo này. Ngay cả những điều khẳng định
đó của tác giả, hội đồng thẩm định chúng tôi cũng phải dày công nghiên cứu
thêm, trước khi đưa nó vào hệ thống các tài liệu, chứng cứ pháp lý để trưng bày.
Tư liệu Châu Bản, các tài liệu khác phải được đặt
trong mối tương quan với các nguồn tài liệu (tài liệu trong nước, tài liệu
phương Tây và cả tài liệu của Trung Quốc), từ đó, chất lượng và giá trị minh
chứng chủ quyền đầy đủ và xác thực hơn".
Ông
Ngọc nhấn mạnh: Nói đến chủ quyền ở đây là phải nói đến chủ quyền quốc gia, tức
là chủ quyền được xác lập và thực thi bằng Nhà nước, bởi Nhà nước trong điều
kiện hòa bình, không có tranh chấp, chứ tuyệt nhiên không phải chủ quyền được
cưỡng chiếm bằng vũ lực, chủ quyền của phe nhóm hay của cá nhân nào. Vì thế,
chúng tôi tập trung vào các tư liệu của nhà nước, đó là những tài liệu được
đánh giá cao nhất về tính pháp lý.
Như tài liệu Châu bản (các báo cáo của các Bộ công báo
cáo lên Vua - người trực tiếp phê duyệt, điều hành những việc như có cho
thuyền bè ra ngoài Hoàng Sa để đo đạc, vẽ bản đồ; để khai thác các hóa vật, hải
vật ngoài đảo... dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Vua... Tài liệu Châu bản là tài
liệu độc nhất vô nhị, chỉ có ở nước ta, đó là tài liệu vô giá. Những tài liệu
đó cần được trưng ra để đông đảo người dân được biết. Người dân xem hết sức xúc
động. Cuộc triển lãm tại T.P Hồ Chí Minh, theo tôi được biết, một ngày có hàng
vạn người đến xem. Người dân đánh giá rất cao tính pháp lý của hệ thống tài
liệu Châu bản….
Di Linh/VnN
--------------
Chứng cư k/h và lịch sử cũng như sự ủng hộ q/t mạnh mẽ mà sao còn đắn đo không kiện ra tòa q/t.hay còn tiếc đ/c vàng và tốt như ô vũ mão và pt/duyệt còn mong thống nhất với tàu cộng.
Trả lờiXóaBao giờ VN vào World Cup, mới đi kiện TQ. Nghị quyết là vậy...
XóaHS-TS là của cả DÂN TỘC VIỆT NAM! Do nhiều nguyên nhân ...TQ đã cưỡng chiếm hoàn toàn1974? Những NHÓM LỌI ÍCH NÀO đã ngầm nhương, cho, tặng, bán, đổi trác,nhờ TQ giữ hộ...Nay hoạ mất nước đã và đang kề cận? Lại đẩy trách nhiệm đòi lại HS_TS cho con cháu khi TC đã k ngừng xác lập chủ quyền trong khi ĐCSVN đã nhiều năm bưng bít...?Nay 1001 điều kiện thuận kiên TQ ra toà án QT đòi lại chủ quyền đã mất ?Mà ĐCSVN vẫn như gà nuốt dây chun mong chờ 4+16 nhượng bộ để tồn tại 2 ĐCS cùng ăn chia và tiếp tục cai trị ND 2 nước và loè bip ND thế giới???
Trả lờiXóaNGLUY
Biển Đông là sở hữu toàn dân Asean do nhà nước TQ thống nhất quản lý .
Trả lờiXóaNếu luật đất đai VN không sửa đổi chứng nhận quyền sở hữu đất đai cho dân thì TQ cũng dựa theo đó mà thu hồi bác Bồng ạ .
Việc kiện ra tòa cần phải làm ngay để chứng tỏ với thế giới biết VN có chủ quyền , nhưng một số quan chức lại muốn đùn đẩy để lại cho thế hệ con cháu nó làm , hay là họ trao đổi thỏa thuận ,nhượng bộ song phương rồi ? .....? nghi lắm .
Vụ giàn khoan HD981 cũng na ná vụ Dương Nội mới xảy ra... Chỉ có vai trò thay đổi...
Trả lờiXóacộng sản = dối trá + tuyên truyền + bịt miệng.....
XóaVN - TH núi liền núi sông liền sông, chung một BIỂN ĐÔNG...!!! Họ bán từ lâu rồi đồng bào ơi !
Trả lờiXóaCó đấy?
Trả lờiXóaNgay trước mắt, ngay nội địa....cần tìm đâu xa......
Dương Nội, Nghệ An, Phú Yên.......
Chủ quyền được giữ bằng mắm tôm,dân phòng,công an, côn đồ ,máy cưa đá và nhảy van thôi! Khốn nạn thay cho dân nước Viêt oai hùng là vậy mà chịu nhục bằng những thứ vô văn hoá mất dạy này!Thế mà có nhiều kẻ còn cao giọng đó là CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA ĐẢNG! Nạn kiêu binh thời vua Lê, chúa Trịnh chắc còn thua xa
Trả lờiXóaChủ quyền phải dựa trên cơ sở hình thành nên nhà nước, nguồn gốc lịch sử và thực tế dân sinh tại đó. Không thể căn cứ vào tuyên bố của bên nào hay vào sự cưỡng chiếm bằng quân sự! Nếu có sai thì phải sửa sai. Nay TQ trắng trợn, ngang ngược ép VN thì VN mình cần phải kiện TQ ra tòa án Quốc tế, cần kêu gọi mọi sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đối với chính nghĩa của VN, cần sửa sai bác bỏ công hàm 1958, cần xốc lại chính thể đoàn kết và phát huy sức mạnh của toàn dân trên mọi mặt trận kinh tế, ngoại giao, quân sự và cả đường lối chính trị nữa.
Trả lờiXóaKhông thể chấp nhận sự hèn nhát, lừa dối, đặc quyền đặc lợi, tham nhũng và tán ác!