Điều gây ấn tượng sâu sắc nhất khi tới thăm ngôi nhà thờ tự của gia đình ông Hảo là những câu chữ sâu sắc trong các bức hoành phi, cuốn thư.Với mong muốn để lại cho con cháu một ngôi nhà cổ do chính tay mình xây dựng, vừa làm nơi thờ tự tổ tiên, vừa là nơi ôn lại những kí ức tuổi thơ cho mỗi cá nhân khi về thăm quê, lão nông Đào Văn Hảo (85 tuổi, Quảng Lộc, Quảng Xương, Thanh Hóa) đã xây dựng nhà thờ họ trên nền ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm.
Không kể trời nắng hay mưa, cứ nghe tin ở đâu có gỗ quý cần bán là ông lại hành tốc lên đường tìm mua cho kỳ được. Hành trình vào Nam ra Bắc vất vả nhưng không làm ông nản chí. Sau khi đủ khối lượng gỗ, cùng với sự giúp sức của con cháu, quá trình “biến ước mơ thành hiện thực” của ông Hảo đã chính thức được khởi công vào năm 2003. Đến giữa năm 2014, ngôi nhà có giá trị hàng tỉ đồng, với nhiều nét hoa văn độc đáo của gia đình ông Hảo đã được hoàn thành.
Ông Trần Văn Công, Phó Chủ tịch huyện Quảng Xương khi tới thăm ngôi nhà thờ tự này, nhận xét: "Ngoài giá trị về văn hoá - tâm linh, tôi đặc biệt ấn tượng với nét nghệ thuật được chạm trổ trên từng chi tiết của ngôi nhà. Khi nhìn vào đó chúng ta như đang xem vào những bức tranh đẹp, thấy được cả tuổi thơ của mình. Không gian ngôi nhà rất thân thuộc và ấm cúng".
Anh Nguyễn Văn Diễn, thợ mộc thi công phần chạm trổ chính của ngôi nhà này cho biết: "Để chạm khắc được những bức tranh đường nét hoa văn, đòi hỏi khắt khe về tay nghề ra còn có yếu tố về ý tưởng làm chủ đạo. Chủ nhân của ngôi nhà có một cái gu thẩm mĩ rất tốt".
Ngôi nhà bằng gỗ theo lối kiến trúc nhà 3 gian Bắc bộ, với diện tích khoảng 100m2. Việc thi công ngôi nhà kéo dài gần 2 năm.
Chất liệu chính để làm nên ngôi nhà độc đáo này, có hơn 80% là gỗ mít, đinh hương, pơ mu, lim... Giá trị lên tới hàng tỉ đồng dưới sự hỗ trợ giúp đỡ của con cháu cùng với nguốn lực hiện có của ông Hảo
Ông Hảo cho biết: việc chọn gỗ để làm ngôi nhà này là vô cùng khắt khe. Bởi gia đình phải bỏ nhiều công sức mới có được đủ số lượng gỗ tốt, có tuổi thọ cao. Nhiều thân gỗ không đạt yêu cầu tuyệt đối không đưa vào xây dựng vì sẽ khó chạm trổ được những đường nét hoa văn như ý tưởng đưa ra
Khó khăn lớn nhất khi phục hồi lại ngôi nhà cổ là không có bản vẽ từ trước cho công trình. Từ ý tưởng của mình, ông Hảo cùng đội thợ mày mò, nghiên cứu làm sao để công trình vừa đảm bảo được yếu tố cổ kính, trang nghiêm lại độc đáo. Ai có ý tưởng gì ông Hảo đều ghi ra giấy rồi nghiên cứu tỉ mỉ, nhiều đêm mãi tính toán không ngủ được
Từng đường nét hoa văn chạm trổ của ngôi nhà cổ được thể hiện theo đúng nét văn háo của làng quê Việt Nam: cây đa, giếng nước, sân đình...
Đồng quê thanh bình cũng được thể hiện ở những bức tranh trên các cánh cửa lớn, hay dưới các thanh xà gỗ của mái nhà.
Điều gây ấn tượng sâu sắc nhất với người dân địa phương khi tới thăm ngôi nhà cổ của gia đinh ông Hảo, chính là những câu chữ sâu sắc trong các bức hoành phi, cuốn thư do chính lão nông gửi gắm trong từng câu chữ: Tiền bối tổ tiên lưu phúc thiện/Hậu lai tùng cúc lộc trường xuân.
Nhìn vào đó lớp cháu con luôn biết giữ cái tâm, cái đức sáng để không làm mất đi bản sắc của cha ông, góp sức xây dựng đất nước vững mạnh.
Ở cái tuổi ngoài 80, ông Hảo đảm nhiệm công việc xây dựng kiêm luôn chức của một nhà văn hoá.
(S-News)
-------------/
Ông Hảo chắc không có ý định "được giao nhiệm vụ" nên khoe cái nhà thờ tự.
Trả lờiXóaHai câu đối có 4 chữ không được chỉnh cho lắm - " Tổ tiên " và "Tùng cúc " .
Trả lờiXóaXin đề nghị thay hai chữ "tùng cúc " bằng hai chữ " tôn tử "
XóaTiền bối tổ tiên lưu phúc thiện
Hậu lai tôn tử lộc trường xuân.
Dùng chữ "lưu" là "dòng" như thế này cũng không chuẩn, phải thay bằng chữ "lưu" là "giữ" mới hợp.
XóaTôi nghĩ có thể sửa là: "Tiền bối tổ tiên lưu phúc thiện/ Hậu lai tôn tử đắc trường xuân" ("phúc thiện" với "trường xuân" thì cũng chưa chỉnh!).
Nhưng xem ảnh nhà cụ Hảo quả là tuyệt vời, ăn đứt mấy cái dự án phục chế của ngành VH nước nhà.
chữ ở cuốn thư xấu tệ, không biết là thợ đục kém hay người viết xấu ?
Xóacó tiền như ông Hảo thì tôi làm "đẹp" hơn nhiều.
Bạn gai tre khen:"Nhưng xem ảnh nhà cụ Hảo quả là tuyệt vời, ăn đứt mấy cái dự án phục chế của ngành VH nước nhà." thì quả thật bạn chưa hiểu về kiến trúc gỗ cho lắm.
còn câu đối thì nội dung chủ yếu và thường là ăn mày dĩ vãng cả thôi. ở đây không nói lên được công lao tiên tổ theo cái căn cốt của đạo hiếu.
còn chư "lưu" ở đây là đúng, bạn dùng chứ lưu là giữ là sai, không ai giữ được ánh sáng cả !
Cảm ơn bạn ND 02:10. Nhưng cái chữ "lưu" ấy, tôi đang nói "lưu phúc thiện" trong câu đối chứ không phải "đức lưu quang" trong bức hoành phi đâu! Các cụ ta thường nói "giữ phúc ấm tổ tiên..." mà!
Trả lờiXóaChữ "lưu" bạn Gai Tre nói đúng đấy chứ. Chữ "lưu" - "chảy" ở trong câu đối đó là thất cách.
Trả lờiXóaChữ "lưu" - "chảy" như xả cái vòi nước ra là nó chảy tuột đi, hứng kịp thì được, hứng không kịp thì mất. Chữ "lưu" - "giữ" thì như cái bể nước, múc từng nào thì được từng ấy, không múc thì nó vẫn còn trong bể.
"Tiền bối" không đối với "hậu lai". Tiền bối - lớp người đi trước. Hậu lai - về sau.
"Tổ tiên" đem đối với "tùng cúc" vừa không đúng lại vừa phí đi. (Mà nếu đem đối với "tôn tử" thì là không chuẩn. Vì "tôn tử" nghĩa là cháu trai, "tử tôn" mới có nghĩa là con cháu.)
"Lưu" không đối với "lộc" - 1 cái là động từ 1 cái là danh từ.
"Phúc thiện" chưa đối với "trường xuân" - vì chữ "trường" là tính từ mà chữ "phúc" chỉ là danh từ. Nếu đảo lại là "thiện phúc" thì mới có tính từ là chữ "thiện" ( phúc lành ).
Tóm lại thì không nên cho đây là câu đối, chỉ là câu văn vần được ngắt đôi ra thì đúng hơn. Tạm hiểu thì có lẽ là thế này : "Tổ tiên của lớp người đi trước chảy ra điều phúc điều thiện, về sau cái lộc của cây tùng cây cúc mãi tươi xuân.
Điêu khắc đá Ninh Bình Quốc Huy đã xây dựng nhiều công trình nhà thợ họ, với những mẫu mã kiến trúc hiện đại kết hợp với kiến trúc cổ xưa được khách hàng rất ưng ý và hài lòng, Quốc Huy có chụp hình và gởi lên đây để quý khách cùng tham khảo: nhà thờ họ
Trả lờiXóa