Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Sao không ‘quyết liệt’ chặt bỏ “cái đuôi” ?


Phát biểu tại Quốc hội Việt Nam hôm 20/10/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các qui luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Nam Nguyên phỏng vấn Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế hiện sống và làm việc ở Hà Nội về vấn đề liên quan.

Nam Nguyên: Thưa Giáo sư có nhận định gì về những tín hiệu kinh tế thị trường thực sự, mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa gởi tới Quốc hội?
Ông Ngô Trí Long
PGS.TS Ngô Trí Long: Nói chung trong hội nhập thì một điều kiện hết sức cơ bản là nền kinh tế Việt Nam phải thực sự hoạt động theo kinh tế thị trường, hay là một nền kinh tế thị trường thực thụ. Có vậy, mới tránh được những sự tranh chấp thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam. Trước bối cảnh đó thì việc tiến tới kinh tế thị trường thực thụ là chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rất nhiều lần trong khi tính khả thi thì hạn chế rất là lớn. Trong thông điệp đầu năm 2014 ông Dũng nói rất nhiều vấn đề hoàn toàn phù hợp với kinh tế thị trường. Nhưng trong quá trình triển khai thực thi thì hầu như không tiến triển được là bao và không đúng như lời nói. Có nghĩa hành động và lời nói của ông ấy không đi đôi với nhau, bây giờ ông ấy lại nói như vậy nhưng theo tôi nghĩ là cứ ‘hãy đợi đấy’.
Nam Nguyên: Trong bài nói chuyện trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thừa nhận là nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên nhiều lĩnh vực chưa đủ rõ và còn khác nhau, nên thể chế xây dựng tiếp theo chưa phù hợp với kinh tế thị trường. Nói như cách nói của ông Dũng thì có thể hiểu là muốn giải quyết thì phải làm từ gốc chứ không phải là cắt ngọn tỉa cành. Cái gốc ở đây chính là cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Thưa giáo sư nhận định gì về vấn đề này?
PGS.TS Ngô Trí Long: Thực chất ngay như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng nói, chúng ta đi xây dựng một mô hình mà tìm mãi, mò mãi không thấy nó. Cho nên hiện nay mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải nói là có lẽ chỉ riêng Việt Nam có thôi. Quan điểm của giới nghiên cứu chúng tôi, thế giới người ta đã đi con đường kinh tế thị trường thực thụ này rồi, thì tại sao mình không đi theo mà phải cố gắng có cái nét riêng của nó.
Những gì các ông ấy nói về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cũng không khác gì bản chất của nền kinh tế thị trường thực thụ, chẳng có gì khác. Phải chăng ở đây móc cái đuôi ấy vào để xác định là không bị đổi hướng. Tôi nghĩ đó chính là điều nan giải cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Từ lý lẽ cái đuôi định hướng thị trường đã dẫn tới sự chậm trễ chuyển sang kinh tế thị trường, chậm trễ chính là vì cái đuôi đó.
Nam Nguyên: Vâng, thưa GS trước Quốc hội Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cam kết từ nay đến 2020 sẽ bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Nhưng Hiến pháp 2013 qui định kinh tế nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo, như thế làm thế nào để làm được điều thủ tướng cam kết?
PGS.TS Ngô Trí Long: Ta thấy là các cam kết của các ông lãnh đạo Việt Nam chỉ là cam kết để trên giấy thôi. Còn thực thi triển khai các cam kết đó có thực hiện được hay không là một vấn đề khác. Khi Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, tổ chức này không hy vọng sự cam kết mà buộc Việt Nam phải có luật rõ ràng cụ thể. Chính vì vì vậy khi vào WTO Việt Nam đã phải ồ ạt sửa và thông qua rất nhiều luật, nhưng khi quá trình triển khai trong cuộc sống thì nhiều luật không thực thi được, không có hiệu quả.


Thủ tướng có hứa, sẽ thực thi các cam kết với các tổ chức, các hiệp định thương mại. Nhưng tôi nghĩ, nếu không cẩn thận sẽ dựa theo đường mòn, theo đường cũ mà khó khăn không thể thực thi, nói để đấy thôi và thực tế những vấn đề đấy không đi vào cuộc sống. Nó cũng không thể hiện diện trên nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, Thủ tướng cũng cam kết việc xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh và quản lý giá phải theo cơ chế thị trường, có thể hiểu vấn đề này như thế nào? Vì phân bổ nguồn lực là một vấn đề rất lớn ở Việt Nam, người ta cho rằng có đặc quyền, không công bằng cũng chẳng minh bạch, đặc biệt lại còn qui định kinh tế chủ đạo của nhà nước trong hiến pháp?
PGS.TS Ngô Trí Long: Hiến pháp là bộ luật mẹ, luật quan trọng nhất từ đó sẽ tới các luật con. Trong quá trình luật gốc đã như vậy thì những luật khác khó trái được với nó. Còn những vấn đề Việt Nam cam kết và những vấn đề Thủ tướng nói thì đã nói rất nhiều rồi. Nhưng quá trình triển khai hầu như rất chậm và thực thi vấn đề đó thì không được là bao.
Thí dụ hiện nay nói thay đổi thể chế, thể chế là gì, là luật chơi là Hiến pháp là Luật là Nghị định, phù hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường. Nhưng thực chất nhiều cái không phù hợp. Hoặc những cái đưa ra rất trúng rất hay nhưng thực tế triển khai lại khác, lời nói không đi đôi với hành động, có nghĩa còn những rào cản khác nữa. Thủ tướng hôm nay nói không phải là lần đầu tiên, mà đã nói rất nhiều lần. Tôi nghĩ hôm nay cũng có những điểm khác trước, nhưng tôi tin rằng với điều kiện với tư duy với những rào cản hiện nay thì khó vượt qua thành lũy đó.
Nam Nguyên: Thưa GS cơ chế ở Việt Nam thì một người, dù là đứng đầu chính phủ cũng không thể một mình hứa hẹn điều này điều kia. Mà đàng sau là Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và cao nhất là Tổng Bí thư nữa. Vậy thì khi thủ tướng hứa hẹn cải cách như thế, ông có đại diện cho cả hệ thống chính trị hay không?
PGS.TS Ngô Trí Long: Theo tôi nghĩ, có thể những tư duy những đổi mới thì mọi người đều thừa nhận. Nhưng đi vào vấn đề đó cuối cùng mọi việc đều phải bàn bạc tập thể. Thí dụ nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cho rằng rào cản lớn nhất là vấn đề “vua tập thể”, mọi cái đưa ra tập thể bàn, mà với tư duy cũ theo đường mòn như vậy thì sự tiếp cận tư duy mới chắc chắn sẽ bị hạn chế và chính nó sẽ bị rào cản. Cho nên theo tôi nghĩ, đối với cơ chế Việt Nam thì một cá nhân chưa thể quyết định mọi vấn đề. Và chính vấn đề mang tính tập thể, lãnh đạo tập thể đã tạo ra những rào cản trì trệ của nền kinh tế.
Nam Nguyên: Cảm ơn GS Ngô Trí Long đã trả lời phỏng vấn.
(RFA)
------------

13 nhận xét:

  1. Nếu bỏ cái đuôi phản động đó đi thì mấy ông nội đảng và đám con cháu chắt chút chít còn gì để ăn nữa.
    Không có gì để ăn thì còn ai muốn vào đảng nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quá đúng. Không có định hướng XHCN, không có kinh tế nhà nước là chủ đạo để chiếm giữ tài nguyên đất nước, để đục khoét của nhân dân thì ai làm quan làm gì. Làm gì có cái chế độ do dân, vì dân.

      Xóa
    2. Cai duoi ay chinh la cai the che an bam nay, thu hoi lam sao chung tu cat duoc

      Xóa
  2. Nội dung bài phỏng vấn giữa Anh Nam Nguyên và Giáo sư Ngô Trí Long đã quá chính xác và đầy tính khái quát về sự luẩn quẩn và bế tắc của Nền Kinh tế Việt Nam -NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA !
    Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư Ngô Trí Long !
    Xin cảm ơn Anh Nam Nguyên và Anh Bùi Văn Bồng !

    Trả lờiXóa
  3. Một khi có đuôi thì chẳng giống ai , muốn làm người đàng hoàng như các dân tộc khác thì phải chặt cái đuôi đi . Rõ ràng kinh tế VN chậm tiến hóa hơn so với thế giới vì còn chờ . . . rụng đuôi !

    Trả lờiXóa
  4. Toàn những tốt nghiệp từ trường đảng, thấm nhuần chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp, thì làm sao làm được "hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các qui luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế." ?

    Trả lờiXóa
  5. Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một sự lai tạp kiểu " Kangaroo ". Thật khốn khổ cho người Việt lúc nào cũng muốn tạo dựng một cái gì đó khác thiên hạ. Biến mình thành những kẻ ngu nhất thiên hạ !

    Trả lờiXóa
  6. Bao giờ có được việc những người tài không phải cộng sản được ra tranh cử các chức vụ quan trọng?
    Tôi gặp nhiều quý vị có cha mẹ "theo CM' nay cứ lắc đầu ngán ngẩm "giá như..."

    Trả lờiXóa
  7. Người ta rất thích có "cái đuôi" không giống loài người , để còn kiếm chác chứ ! Nếu chặt được hoặc làm cho rất khó khăn trong việc "kiếm chác" kia thì tự dưng họ không những bỏ đuôi mà còn giải tán luôn cả bang.

    Trả lờiXóa
  8. nếu cắt cái đuôi ấy đi thì đảng cộng sản có lý do gì để tồn tại và sẽ thấy nhục nhã khi ngày nào cũng oang oang cái mồm "" đây là con đường mà đảng và bác đã lựa chọn ""

    Trả lờiXóa
  9. Chặt sao được cái đuôi to tổ chảng ấy,và cái đuôi này cũng là cái vòi dùng để hút máu hút mủ đồng bào,chặt nó đi thì lấy gì hút máu ?

    Trả lờiXóa
  10. Dễ thôi mà Tầu cộng nó cũng đỏ đít nhưng nó không cần đuôi
    chỉ VN Ta bọn cầm quyền vẫn cứ bắt dân phải đeo thêm cái đuôi XHCN để nuôi các quan
    gia tộc vợ con chúng nó . Đảo chính chính trị sẽ cắt được cái đuôi khốn nạn nầy ./

    Trả lờiXóa
  11. Cái đuôi này là điều kiện để Đảng độc quyền kinh tế , thu tóm tài sản đất nước nhằm mục đích nuôi Đảng giàu mạnh . Nó quyền năng gấp vạn lần đầu cơ tích trữ , nó mắm trọn quyền sinh sát doanh nghiệp tư nhân bởi nhiều thủ đoạn cạnh tranh bất chính được pháp luật bảo trợ .

    Hay nói một cách khác , muốn trở thành đại gia triệu phú đô , tỷ phú đô , điều kiện tiên quyết phải bắt tay với chính quyền nhà nước , phải bôi trơn cho chính quyền Đảng . Còn chuyện dân chết mặc dân túi Đảng vẫn đầy mới chính là cốt lõi của thị trường Định hướng XHCN xác thực nhất hiện nay mà tất cả mọi người đều biết .

    Bỏ qua giai đoạn chuyên chính vô sản ngăn sông cấm chợ , Đảng thay vào đấy nền kinh tế độc quyền chỉ đạo và đầu tư trên mọi lãnh vực , thì chỉ cần một thủ đoạn nhỏ cũng đủ cho mồ hôi nước mắt của thương nghiệp tư nhân trôi vào túi Đảng .

    Chính cái đuôi này tạo nên ngộ độc cho bản thân Đảng , gây phương hại đến xã hội , khiến xã hội càng ngày càng đại loạn , đạo đức xã hội càng ngày càng suy đồi vô phương cứu chửa !

    Cái đuôi Định hướng tạo nên nguồn máu độc phi đạo đức và tiền đã trở thành chất nghiện như ma tuý . Càng xử dụng cái đuôi này Bản thân Đảng càng ngày sẽ càng kiệt quệ . Nhưng cắt ngang xương ắt Đảng phải đau đớn và thọ tử .

    Tham thì thâm , không cắt được cái đuôi định hướng nhưng ham tham gia vào các hiệp định thương mại Quốc tế , chẳng khác chi Đảng đưa đầu mình vào thòng lọng !

    Khổ nỗi , cổ Đảng bị xiết thì bản thân nhân dân càng run rẩy . Đây chính là hiện tượng khiến cho những người giàu có của TQ lẫn VN đang tìm cách tháo chạy , tìm đường định cư ở nước ngoài . Người biết chuyện thì lo lắng thủ thế phòng thân , người không biết chuyện thì thoải mái ăn chơi du hý xem đây như buổi đổi đời !

    Tương lai của một VN không thể định hướng như con tàu đang đi giữa bão giông . Một con tàu sơn son thiếp vàng nhưng máy móc Định hướng xhcn đã quá hư hao rỉ sét . Đây chính là hình ảnh của VN hôm nay trước những áp lực cạnh tranh kinh hoàng không khoang nhượng của các thế lực đối kháng siêu cường trên thế giới .

    VN sẽ đi về đâu khi không còn Định hướng xhcn ? Một câu hỏi chỉ biết hỏi ông Trời .....!

    Trả lờiXóa