Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Trung Quốc đón Tư lệnh Mỹ sắp sang bằng đe dọa "toàn lực quân sự hóa đảo"

Đô đốc Harry Harris
Đô đốc Harry Harris, người được cho là chỉ đạo hoạt động tuần tra biển Đông của tàu USS Lassen mới đây, sẽ tới Bắc Kinh vào ngày 2/11 tới.
Đô đốc Mỹ sang Trung Quốc giữa lúc "nước sôi lửa bỏng"
Đài tiếng nói Trung Quốc (CNR) ngày 28/10 dẫn nguồn tin từ Bộ quốc phòng Mỹ tiết lộ, Đô đốc Harry Harris - Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) - sẽ tới Bắc Kinh vào ngày 2/11.
Theo CNR, ông Harris là người chỉ đạo quân đội Mỹ điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen vào tuần tra khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo (mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở biển Đông-PV) ngày hôm qua, 27/10.
Chuyến công du Trung Quốc của Tư lệnh Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng biển Đông leo thang và tình trạng đối đầu Mỹ-Trung đã trở nên công khai.
Đài này cho hay, Đô đốc Harris sẽ trọng điểm thảo luận vấn đề biển Đông với phía Trung Quốc.
Ông Kiều Tỉnh - nguyên Trưởng phân xã TTXVN tại Bắc Kinh và Hồng Kông - đánh giá Mỹ và Trung Quốc sẽ tìm kiếm giải pháp để tránh va chạm trên biển và trên không.
Ông cho biết: "Với chuyến thăm của Đô đốc Harris, hai bên sẽ có những thỏa thuận nhất định trong việc nhận biết, tránh va chạm trên biển Đông.
Thỏa thuận về nhận biết trên không Mỹ-Trung dự định ký kết trong chuyến công du Mỹ hồi tháng 9 của ông Tập Cận Bình nhưng chưa ký được, còn thỏa thuận sơ bộ liên quan đến tránh va chạm trên biển đã đạt được."
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cũng tiết lộ, chuyến đi Trung Quốc của ông Harry Harris là một chuyến công du theo lịch trình từ trước và không có liên quan trực tiếp với hành động hôm 27 của Hải quân Mỹ.
Chuyên gia Trương Quân Xã thuộc Sở nghiên cứu học thuật quân sự Hải quân Trung Quốc nhận định: "Quan chức cấp cao Trung-Mỹ tiếp xúc là chuyện tốt, nhất là đối với Mỹ. Họ có thể 'hiểu đúng' về hành động bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc."
Trong khi đó, ông Kiều Tỉnh cho rằng ở thời điểm hiện tại, Mỹ chưa thật sự giành được nhiều ưu thế ở biển Đông so với Trung Quốc.
"Thực tế hiện nay Mỹ cũng chưa tạo ra được nhiều ưu thế ở biển Đông. Lợi thế lớn nhất mà họ tạo được là ký kết thành công hiệp định TPP. Vì vậy sau TPP, Mỹ sẽ có nhiều hành động cứng rắn với Trung Quốc ở biển Đông," ông cho biết.
Tuy nhiên, chuyên gia này tin rằng trong tương lai gần, Washington chắc chắn vẫn duy trì thái độ kiên quyết đối với Bắc Kinh.
"Nước Mỹ đang tiến hành tranh cử tổng thống và Trung Quốc là 1 trong những mục tiêu để các ứng cử viên cũng như các đảng tiến hành phê phán. Bất kỳ đảng nào nắm quyền về quân đội cũng muốn chứng minh họ sẽ cứng rắn với Trung Quốc."
Trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 27/10 (giờ địa phương), Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter không xác nhận thẳng về sự kiện tàu USS Lassen tuần tra biển Đông, nhưng nói với Quốc hội rằng "những thông tin trên báo chí là chính xác".
Hoàn Cầu: Mỹ đừng "ép" Trung Quốc toàn lực quân sự hóa đảo
Ông Carter cũng như đại diện Lầu Năm Góc và Bộ ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố mạnh mẽ về việc tuần tra biển Đông bằng chiến hạm để gìn giữ tự do hàng hải và biến hoạt động này thành một "thường thái mới"
Điều này chứng minh thái độ sắt đá của Mỹ đối với mục tiêu "ngăn chặn Trung Quốc quân sự hóa trên các đảo nhân tạo (trái phép-PV)".
Đáp trả thái độ cứng rắn từ phía Mỹ, Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/10 tuyên bố nếu Mỹ quyết tâm biến việc tuần tra biển Đông thành "thường thái" thì "các chiến hạm của quân đội Trung Quốc sẽ chờ sẵn ở vùng biển quần đảo Trường Sa (bị Trung Quốc chiếm phi pháp-PV)".
"Tàu Mỹ càng tới (biển Đông) thường xuyên thì số lượng tàu Trung Quốc 'đón tiếp' cũng sẽ tăng lên.
Điều này yêu cầu Bắc Kinh gia tăng bố phòng quân sự và hệ quả tất yếu là Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tốc độ xây dựng đảo nhân tạo (trái phép-PV) cũng như bố trí cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo này.
Việc quân sự hóa các đảo sẽ đạt đến mức độ có thể hỗ trợ được Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trong cuộc đối chọi với Mỹ," Hoàn Cầu lớn tiếng đe dọa.
Hoàn Cầu huênh hoang rằng với cục diện căng thẳng ở biển Đông leo thang, 3 đường băng (xây trái phép) trên các đảo nhân tạo "rất phù hợp để sử dụng" với nhu cầu hỗ trợ trên không.
"Một khi Mỹ 'thường thái hóa' những thách thức, việc Trung Quốc bố trí máy bay chiến đấu trên các đảo là hoàn toàn có thể dự đoán được," tờ này viết.
Tuy nhiên, Hoàn Cầu đã "tự tay vả mặt" khi cách đây vài tháng, chính họ hùng hồn khẳng định rằng các đường băng, hải đăng hay cơ sở hạ tầng (trái phép-PV) trên đảo nhân tạo "chủ yếu phục vụ mục đích dân sinh, bảo đảm an ninh hàng hải, phục vụ nghiên cứu hải dương..."
Bắc Kinh dường như hết sức tự tin vào khả năng quân sự hóa các đảo nhân tạo trái phép này. Thời báo Hoàn Cầu thậm chí khẳng định nếu không phát huy tác dụng chống lại tàu nước ngoài xâm nhập thì "các đảo nhân tạo đã làm cả Trung Quốc thất vọng".
Học giả người Mỹ Bonnie Glaser mới đây trả lời phỏng vấn của truyền thông đánh giá, hành động của Mỹ về thực chất là nhằm thay đổi hành vi của phía Trung Quốc "theo hướng tích cực".
Tuy nhiên, bà cho rằng chính quyền của Tổng thống Barack Obama cần tính toán kỹ khả năng trả đũa của Trung Quốc và liệu Mỹ có tạo cho Bắc Kinh cái cớ "bảo vệ an ninh" để tiến tới thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông?
Dù cả truyền thông và chính phủ Trung Quốc chưa nhắc đến khả năng lập ADIZ ở biển Đông sau sự kiện hôm 27, nhưng vẫn tỏ thái độ không nhượng bộ trước sự cứng rắn của Washington.
Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc Dương Nghị nói với Hoàn Cầu: "Mỹ mang vị thế 'đại ca' nhưng tính cách lại trẻ con.
Sự thách thức lỗ mãng của Mỹ là hết sức nguy hiểm, nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến tiến độ các công trình Trung Quốc xây dựng ở biển Đông, cũng như không cản được xu thế phát triển của Trung Quốc”.
Tuy vậy, giới quan sát đánh giá rằng, Bắc Kinh chắc chắn vẫn sẽ tìm cách thỏa hiệp với Mỹ trên bàn đàm phán như thường lệ, và chấp nhận nhượng bộ một phần nhỏ.
Cụ thể, nhà chức trách Mỹ hôm 28 xác nhận, Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Tác chiến Hải quân Mỹ (CNO) có kế hoạch đối thoại qua video với Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi vào ngày 29/10 để thảo luận vấn đề biển Đông.
Một quan chức giấu tên của Mỹ tiết lộ, cuộc đối thoại này là một hoạt động bất thường xuất phát từ sự kiện tàu USS Lassen mới đây, nội dung liên quan tới hành động của Mỹ ở biển Đông thời gian gần đây và vấn đề giao tiếp giữa quân đội song phương.
Cuộc đối thoại giữa ông Richardson và ông Ngô dự kiến kéo dài 1 tiếng đồng hồ.
 -----------
** Gs. CARLYLE ALAN THAYER, nguyên Giáo sư Học viện Quốc phòng Australia: “Mỹ sẽ không bao giờ chấp thuận việc Trung Quốc tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông. Nếu Trung Quốc cố tình áp đặt ADIZ, Mỹ sẽ điều máy bay của mình tới không phận đó để khẳng định quyền tự do bay của họ. Đối với Mỹ, biển Đông là sống còn đối với quyền của chính nước Mỹ; biển Đông là một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Và điều quan trọng hơn là quân đội Mỹ cần biển Đông để duy trì vị thế siêu cường biển toàn cầu. Các máy bay và tàu của Mỹ phải quá cảnh Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mỹ sẽ không bao giờ đặt an ninh của những đường bay và tuyến hàng hải này vào tay Trung Quốc”.
(Trí thức trẻ)
------------

14 nhận xét:

  1. Ngày xưa TC dùng sinh mạng của NDVN để đánh Mỹ. Nay TC có thể được trực tiếp đánh Mỹ tới người TQ cuối cùng. Sướng nhé! Chúc may mắn lần sau!...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ngày xưa TC bảo vc đánh mĩ đến ng Việt Nam cuối cùng, nếu hết ng thì tc sẽ sang giữ giùm miền bắc, tc gởi mấy cái vũ khí thô sơ và Việt Nam thắng chủ yếu bằng máu và nước mắt, nay cũng tính lừa mĩ một lần nữa, nhưng lần này mĩ đánh thẳng tc chứ không thèm đánh thừng chí phèo nữa

      Xóa
  2. TRUNG QUỐC NÓI MỘT ĐẰNG LÀM MỘT NẺO.
    Chuyện đó cả thế giới đều biết.
    NHƯNG TRUNG QUỐC MỀM THÌ NẮN, RẮN THÌ BUÔNG.
    Cả thế giới đều biết

    Trả lờiXóa
  3. Trung quốc tổ chức Tập trận trên Biển Đông để toàn lực quân sự hóa các đảo ở Trường Sa mà chúng đã bồi đắp trái phép ?

    Trả lờiXóa
  4. TQ tu xa xua den gio Nuoc n to lon chu chua thang duoc nuoc nao ve vang ca. Vi Dan no rat nhieu bo toc ket hop ma tieng la nguoi Tau nhung ko doan ket dau ,Vi dau oc cuc bo .Nay can te hon vi Gia dinh chi co 1 con ,va voi che do C doc tai cai tri ko duoc long Dan cho nen vi the bat buoc ho phai di Linh thoi hon nua linh no chua co kinh nghiem chien dau thuc su ..vv..Rat nhieu yeu to nen QD .no tuy rat nhieu nhung dung tran so chet va thieu tinh than chien dau thi se tat bai thoi.Con dung den Mi thi Tieu nhanh Vi Mi Quan thien chien ,Vu khi Toi tan va Manh .Nhung Dao TQ xay dung du 10 Nam chi can Vai loat dan Hien nay se xoa tan Ngay ..Mi no dau co So

    Trả lờiXóa
  5. Trung Quốc có gần 30 triệu nam không có vợ (thiếu nữ ở trong dân số) và họ, TQ, vừa bỏ luật 1 con, cho phép một gia đình có 2 con.
    TQ có sẵn số quân rất đông nhưng chiến tranh cho dù ở mức độ nào cũng là vấn đề lớn đối với nhà nước hiện tại của đất nước TQ. Nội loạn là không thể tránh khỏi. Liệu chính quyền TQ có làm một cuộc tàn sát một lần nữa như trong lịch sử của họ đã từng ?

    Trả lờiXóa
  6. Ngày 27/10/2015 tàu khu trục USS Lassen Mỹ đã di chuyển bên trong khu vực 12 hải lý (22,2 km) quanh hai đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trên đá ngầm Subi và Vành Khăn (Trung Quốc gọi là Chử Bích và Mỹ Tế) thuộc quần đảo Trường Sa. Hành động này của Mỹ hoàn toàn phù hợp với Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, theo đó các tàu nước ngoài, cả dân sự và quân sự, có thể đi ngang lãnh hải.
    Tàu khu trục USS Lassen trang bị tên lửa dẫn đường. Hải quân TC không thể đối đầu với một tàu chiến uy lực như USS Lassen!
    Tàu USS Lassen là tàu khu trục tên lửa định vị lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ. Tàu dài 155,3 m, rộng 20 m, tốc độ vào khoảng 56 km/h. Vũ khí bao gồm hơn 90 tên lửa, tàu thuộc lớp Arleigh Burke, lớn hơn và được trang bị khí tài hùng hậu hơn hẳn các loại tàu tên lửa khác.
    Tàu USS Lassen được trang bị loại tên lửa đất đối không RIM-66 Standard MR có tầm bắn từ 74 đến 167 km, tên lửa hành trình Tomahawk hùng mạnh với tốc độ lên đến 890 km/g và tầm bắn tối đa 2.500 km và tên lửa chống tàu ngầm RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22 km. Ngoài ra tàu USS Lassen còn có hệ thống vũ khí phòng vệ chống tên lửa Phalanx CIWS có thể chống tên lửa và đạn pháo rất hiệu quả cùng loại thủy lôi Mk32. USS Lassen chở theo hai máy bay trực thăng MH-60R Sea Hawk. Đây là trực thăng chiến đấu được trang bị thủy lôi và tên lửa Hellfire.

    Trả lờiXóa
  7. Mỹ đã có nhiều bài học khi định NƯƠNG TAY hoặc NÂNG ĐỠ mỗi khi TQ gặp hoạn nạn rồi.
    Hôm nay TQ đang như một con thú điên, nhưng nếu Mỹ nương tay tiếp lần nữa thì con thú điên sẽ thành ĐẠI ÁC QUỶ.

    Trả lờiXóa
  8. Neu vay thi trung ke cua My roi con gi

    Trả lờiXóa
  9. Đô đốc chỉ huy Hải quân Thái Bình Dương Harry Harris có thể đến VN ( hoặc không đến ) để thỏa thuận xử dụng Cảng Cam Ranh.
    Như thế là đủ vì lúc nào cũng có chiến hạm Mỹ ở cạnh bờ biển của ta.
    Thế là yên tâm
    Còn thực lực quân ta ra sao?
    Ta phải tự trang bị

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không còn thực lực đâu. Đáng buồn là vậy đó. Nghe thiên hạ nói về chuyện thâm cung bí sử mấy cái "tầu ngầm" mà ngao ngán...

      Xóa
  10. Kể về địa chiến lược thì mấy cái đảo nhân tạo ăn cướp của TC chẳng có ý nghĩa gì so với Subich+Camranh+HQ Hoa Kỳ+eo Malacca. Nhưng có mấy cái ngại:
    - Không biết hai gã khổng lồ này có dứ nhau để chia thịt mấy con mồi hay ko?
    - Không biết "lũ trâu rừng" có dám (và biết) liên kết chống sư tử để bảo vệ đàn và tự cứu mình hay ko?
    - Sợ nhất là hội chóp bu mấy nước quanh vùng dính vào cái họa "tham, sân, si" để ngoại bang chia rẽ và thao túng!

    Trả lờiXóa
  11. Các ông không nằm trong CP Mỹ thì đừng đoán mò này nọ. Tôi chỉ biết họ không đểu giả, đóng kịch như 1 số ông kết án đâu.

    Trả lờiXóa
  12. Nặc danh 06:12 nói đúng đấy !

    Trả lờiXóa