Hội nghị Ngoại trưởng 3 nước Ấn-Mỹ-Nhật được tổ chức ở
New York trước cuộc diễn tập Malabar 2015 thể hiện sự hội tụ chính sách-chiến
lược giữa Mỹ-Ấn.
Theo bài viết, ngày 29 tháng 9, Ngoại trưởng Ấn Độ
Sushma Swaraj, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio
Kishida đã tổ chức gặp gỡ ở New York.
Hội nghị lần này được gọi là hội đàm cấp Ngoại trưởng
3 bên lần đầu tiên giữa ba nước Ấn-Mỹ-Nhật.
Khi phát biểu mở đầu, ông John Kerry cho rằng, Đông Á
là "một khu vực tồn tại một số thách thức an ninh". Sushma Swaraj cho
rằng "tuyến đường của khu vực này là huyết mạch của thương mại Ấn Độ và
thương mại các nước". Trong khi đó, ông Fumio Kishida coi Thái Bình Dương
và Ấn Độ Dương là "vùng biển tự do và phồn vinh".
Bài viết cho rằng, hội nghị lần này được tổ chức trước
cuộc diễn tập quân sự liên hợp trên biển Malabar-2015. Tư tưởng chính của hội
nghị làm cho người ta nhìn thấy sự hội tụ giữa chính sách hướng Đông của Ấn Độ
và chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Barack Obama.
Cuộc diễn tập quân sự Malabar kéo dài 6 ngày, kết thúc
vào ngày 19 tháng 10 ở vịnh Bengal. Mọi người cần từ lập trường sớm đã công
khai của các bên tham gia để nhìn nhận cuộc diễn tập lần này.
Bên đứng ra tổ chức diễn tập - Hải quân Ấn Độ đã cử
các tàu hộ vệ INS Shivalik F-47 và INS Betwa F-24, tàu khu trục tên lửa INS
Ranvijay tham gia diễn tập.
Ngoài ra, máy bay trinh sát trên biển tầm xa P-8I và
máy bay trực thăng cũng là một bộ phận đội bay tham gia diễn tập của Ấn Độ.
Theo
bài viết, Malabar ban đầu là diễn tập hải quân giữa hai bên Ấn-Mỹ, bắt đầu từ
năm 1992. Nhật Bản chỉ trong cuộc diễn tập lần này mới trở thành người tham gia
lâu dài.
Trước đó, năm 2007, Nhật Bản từng tham gia cuộc diễn
tập này với tư cách là người tham gia không lâu dài, khi đó đã bị Trung Quốc
phản đối mạnh mẽ. Mặc dù như vậy, Nhật Bản đã tham gia diễn tập được tổ chức ở
duyên hải Nhật Bản vào các năm 2009, 2011 và 2014.
Nhận lời mời của Ấn Độ, Nhật Bản lần này đã cử tàu khu
trục tên lửa Fuyuzuki và máy bay trực thăng SH-60K, đây là lần đầu tiên kể từ
năm 2007 đến nay, Hải quân Nhật Bản tham gia cuộc diễn tập tổ chức ở duyên hải
Ấn Độ.
Điều này cũng báo hiệu Chính phủ Ấn Độ và bản thân Thủ
tướng Narendra Modi cho rằng, xây dựng quan hệ chiến lược với Nhật Bản cực kỳ
quan trọng.
Mặc dù một quan chức cấp cao Hải quân Mỹ ngày 18 tháng
10 cho biết, diễn tập Malabar hoàn toàn không trực tiếp nhằm vào Trung Quốc,
nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc diễn tập lần này có bóng dáng của Bắc
Kinh.
Trong thời gian thăm Ấn Độ vào tháng 3 năm nay, Tư
lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho biết, trên cơ sở chiến
lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, khu vực này có ý nghĩa quan
trọng.
Ông cho biết thêm, Mỹ có kế hoạch triển khai 60% binh
lực ở khu vực Thái Bình Dương, 55% tàu chiến mặt nước, trong đó 2 chiếc đồn trú
ở Nhật Bản.
Đại diện Hải quân Mỹ tham gia diễn tập Malabar 2015 là
hạm đội đặc biệt của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đóng ở Yokosuka Nhật Bản. Hạm đội
đặc biệt này bao gồm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt lớp Nimitz, tàu tuần
dương USS Normandy lớp Ticonderoga và tàu tuần duyên USS Fort Worth.
Ngoài ra còn có tàu ngầm động cơ hạt nhân USS Corpus
Christi (SSN 705) lớp Los Angeles và máy bay F-18, máy bay tuần tra trên biển tầm
xa P-8A đến từ liên đội bay tàu sân bay.
Theo bài viết, cuộc diễn tập lần này đánh dấu sự tiếp
nối một chương trình tương đối lớn của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Diễn tập Malabar-2015 giữa Ấn-Mỹ-Nhật
(GDVN)
|
TC bố bảo cũng không dám đánh nhau với Mỹ. Wave Tầu đọ với tăng M1-Abrams?
Trả lờiXóa(Xe tăng M1 pháo thủ chỉ cần chọn mục tiêu trên màn hình, giống chơi game, nòng đại bác sẽ tự động chỉnh hường, và anh ta bóp cò là đạn 120 ly sẽ bay tới đó. Chính xác 100%! Nhẹ nhàng...)
Cho dù xe có chạy lung tung cỡ nào, nòng pháo vẫn luôn linh hoạt bắt đúng mục tiêu mà pháo thủ đã chọn. Ngoài ra, M1 có tốc độ đáng nể là 65km/g.
XóaHoan hô các vị ! cố lên,chiến thắng ắt về ta ! không có chỗ đứng cho phát xít Tập !
Trả lờiXóaCan nhat la VN cung 'hoi tu' thi lai khong lam duoc
Trả lờiXóaMỹ, Ấn, Nhật, Úc, Phi, Mã,... đang chờ VN mời tham gia tập trận ở Biển Đông là OK liền - mà mãi chẳng thấy ngỏ nhời. Chẳng lẽ khi không đến cửa nhà người ta ...múa!
Trả lờiXóa