Tàu khu trục USS Sampson và USS Pinkney của hải quân Mỹ trên biển Đông. Ảnh: US Navy |
* NAM NGUYÊN
Diễn biến về vấn đề Biển Đông tuần này được xem là
thời sự nóng trên báo chí Việt Nam .
Dư luận Việt Nam phấn khởi với sự kiện
Hoa Kỳ sẵn sàng đưa tàu tuần tra áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng
ở Trường Sa trong thời gian qua. Tuy nhiên, phản ứng của Việt Nam qua lời ông
Lê Hải Bình phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, làm cho những người dân bình
thường hoài nghi về quan điểm của Việt Nam.
Cân nhắc và
thận trọng
VnExpress đã chạy tít lớn ‘Việt Nam lên tiếng về tin Mỹ sắp điều
tàu áp sát đảo nhân tạo”. Có lẽ các nhà báo cũng không dám chắc để đặt tựa bài
hấp dẫn hơn, như Việt Nam
tán thành hoặc hoan nghênh hoạt động này chẳng hạn.
Trong cuộc họp báo thường kỳ tổ chức ở Hà Nội sáng
15/10/2015 ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khi trả lời câu hỏi
của phóng viên VnExpress về thông tin “Mỹ
sắp điều tàu tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung
Quốc bồi đắp trái phép” đã phát biểu nguyên văn: “Biển
Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế
giới. Các quốc gia trong và ngoài khu vực đều có trách nhiệm đóng góp vào việc
duy trì và tăng cường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải
và hàng không trong khu vực này.”
Ông Lê Hải Bình cũng nhấn mạnh rằng, những đóng góp của
các nước phải dựa trên cơ sở nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là
Công ước về Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc ( UNCLOS) cũng như Tuyên bố của
các bên ở Biển Đông (DOC).
Người đọc báo cho rằng, ông Lê Hải Bình đã sử dụng
ngôn ngữ ngoại giao đầy cân nhắc và thận trọng.
Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại của Nam Nguyên vào
tối 15/10, đáp câu hỏi, phải chăng Việt Nam không thể hiện rõ rệt quan điểm ủng
hộ kế hoạch của Hoa Kỳ tuần tra áp sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng
trái pháp luật ở Trường Sa, Tiến sĩ Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới
của Chính phủ Việt Nam từ Hà Nội nhận định: “Cách
nói của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tôi nghĩ ông ta ủng hộ
quan điểm là mọi hoạt động trong khu vực này phải tuân thủ các qui định của
luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Luật biển năm 1982. Đấy là nội dung cơ
bản, như vậy có thể nói, tuyên bố của Hoa Kỳ đưa tàu chiến tuần tra vào vùng
biển dưới 12 hải lý chung quanh các bãi cạn mà Trung Quốc đang bồi lấp để xây
dựng biến các bãi cạn thành đá nhân tạo, là đúng với các qui định của công ước.
Việt Nam hoàn toàn ủng hộ quan điểm đó, thông tin đó của Mỹ, theo tôi hiểu là
như vậy.”
Được biết, theo luật pháp quốc tế, những đảo nhân tạo
do con người tạo ra trên biển thì không được nhìn nhận về chủ quyền. Trong trường
hợp ở Trường Sa, không những Trung Quốc lấn chiếm một số vùng của Việt Nam, mà
nay còn bồi đắp mở rộng diện tích các bãi cạn, nửa nổi nửa chìm trở thành những
đảo nhân tạo. Trung Quốc đã gấp rút thiết lập ba phi đạo cho máy bay, cũng như
xây dựng hải đăng ở đó.
Theo VietnamNet, cũng trong cuộc họp báo thường kỳ
ngày 15/10/2015 tại Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã bác bỏ
cái gọi là thành phố Tam Sa do Trung Quốc thiết lập tại một đảo thuộc
quần đảo Hoàng Sa mà họ đã đánh chiếm của Việt Nam. Ông Lê Hải Bình nhấn
mạnh, những hoạt động của cái gọi là thành phố Tam Sa không có bất cứ cơ sở
pháp lý nào và cũng không thay đổi được thực tế quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền
Việt Nam.
Liên quan đến kế hoạch của Đài Loan triển khai hoạt động
cảnh sát biển trên các đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đặc biệt là
hoạt động xây cảng và hải đăng trên đảo Ba Bình. Vẫn theo VietnamNet, ông Lê
Hải Bình một lần nữa nhấn mạnh Việt Nam khẳng định có đầy đủ các căn cứ
pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của mình với 2 quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi việc làm của các bên khác tại quần đảo Trường Sa
mà không có sự đồng ý của Việt Nam
thì đều không có giá trị pháp lý.”
Ngoài ra theo tường thuật của báo chí, ông Lê Hải Bình
cũng cho biết phía Việt Nam đang xác minh về việc một tàu cá của ngư dân Quảng
Ngãi đã bị tàu Trung Quốc cướp tài sản và đâm chìm hôm 29/9/2015.
Cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông, Báo Điện tử Giáo dục
Việt Nam
ngày 9/10/2015 đưa lên mạng bài viết của TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng
ban Biên giới Chính phủ. Chủ đề bài viết nằm trên tựa bài ‘Càng gần Đại hội
Đảng, càng phải đề phòng cảnh giác sinh biến ở Biển Đông.
TS Trần Công Trục cho rằng, mặc dù đường lưỡi bò
áp đặt ảnh hưởng chung cho khu vực Đông Nam Á, nhưng chỉ có Việt Nam và Philippines là phản ứng mạnh mẽ về
việc chủ quyền biển đảo bị đe dọa. Trong bối cảnh Việt Nam và Philippines là 2
quốc gia sẽ có lãnh đạo mới vào năm 2016, ông Trần Công Trục nhắc lại các bài
học lịch sử Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988, Vành Khăn 1990-1995, Tam Sa 2007 và
Scarborough 2012, đây là các mốc thời gian Trung Quốc lấn chiếm biển đảo của
Việt Nam và Philippines.
TS Trần Công Trục giải thích thêm: “Khi gần đến Đại hội Đảng hay gần đến các
cuộc bầu cử thay đổi các thế hệ lãnh đạo, một số thế lực thường lợi dụng tình
hình đó để thực hiện bước đi tiếp tục gây áp lực lớn trong khu vực. Vấn đề bây
giờ không chỉ Việt Nam và các nước khác cũng thế cần phải cảnh giác, đặc biệt
đối với Trung Quốc sau các hoạt động ngoại giao như chuyến thăm của lãnh đạo
Trung Quốc đến Hoa Kỳ và các tuyên bố của họ, thì thấy rõ họ không bao giờ dừng
lại mà còn tỏ ra mạnh mẽ hơn.
Trong những
thời điểm giao thời đó, thời cơ để họ tính toán làm quyết liệt hơn và có thể có
chuyện xảy ra. Tôi muốn nói, Việt Nam và các nước sắp chuyển giao thế hệ lãnh
đạo, cần nâng cao cảnh giác và không bao giờ quên rằng chủ quyền, các quyền và
lợi ích của nhân dân ta trong khu vực Biển Đông này luôn luôn bị đe dọa
trước hoạt động bành trướng bất chấp luật pháp của Trung Quốc. Hơn nữa họ luôn
luôn gợi lên các tình thế chính trị khu vực, tình hình chính trị quốc gia nội
bộ các nước để họ thực hiện âm mưu của họ.”
Tạo được thế
cân bằng
Báo chí Việt Nam
trong những ngày qua cũng đưa tin Việt Nam chuẩn bị đón tiếp hai quốc
khách là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Thời điểm các cuộc viếng thăm chính thức của hai nhân vật này chưa được công
bố, nhưng có khả năng diễn ra trong 2 tháng cuối năm.
Việt Nam
kể từ sau Hội nghị Thành Đô 1990 đã dần dần chịu ảnh hưởng nặng cả về chính trị
lẫn kinh tế đối với Trung Quốc. Mặc dù người Việt Nam chưa quên cuộc chiến thảm
khốc 1979 khi Trung Quốc xua 600.000 quân tàn phá 6 tỉnh biên giới phía Bắc;
sau đó là xâm chiếm đảo Gạc Ma 1988… Trong mấy năm vừa qua Trung Quốc không cần
che dấu tham vọng nước lớn lấn chiếm biển đảo, bách hại ngư dân Việt Nam… sự
kiện giàn khoan Hải Dương 981 hồi năm ngoái và nay là xây dựng đảo nhân tạo ở
Trường Sa và quân sự hóa những nơi này có vẻ thức tỉnh một số nhân vật cao cấp
trong Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng và việc Tổng thống Barack Obama nhận lời thăm Việt Nam trong bối
cảnh Hoa Kỳ thực hiện chính sách xoay trục về Châu Á, đã tạo cơ hội cho Việt
Nam về điều gọi là tạo được thế cân bằng trong chính sách đi dây của mình.
Trong câu chuyện với chúng tôi, TS Trần Công Trục đưa ra nhận định về hai
chuyến thăm Việt Nam
sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama. Ông bày tỏ hy
vọng những cuộc tiếp xúc đó tạo ra những cơ hội thuận lợi để các bên đưa được
các thỏa thuận có thể làm giảm bớt tranh chấp phức tạp, gây bất ổn an ninh khu
vực và có thể đưa thế giới vào những cuộc xung đột không cần thiết. TS Trần
Công Trục tiếp lời: “Trước tất cả những
hoạt động phi pháp của Trung Quốc, lúc đó chắc chắn Việt Nam muốn cùng với họ
giải quyết một cách hòa bình, tạo ra được thỏa thuận như văn bản COC qui tắc
ứng xử trên biển Đông chẳng hạn, để có thể kềm chế, kiểm soát tránh xung đột
xảy ra. Tôi nghĩ Việt Nam
sẽ nói rõ những chuyện đó. Người Việt Nam mong muốn và hy vọng như vậy, nhưng
có làm được hay không lại là vấn đề khác. Bài học lịch sử theo kinh nghiệm
người Việt nam là không bao giờ mất đi cảnh giác. Không bao giờ lơ là trước các
hiểm họa rình rập hàng ngày đối với chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt trên
Biển Đông.”
Tiến sĩ Trần Công Trục cho là cần theo dõi sát về việc
Hoa kỳ có thể tiến hành tuần tra vùng biển quốc tế áp sát 7 đảo nhân tạo, nơi
Trung Quốc thiết lập các pháo đài quân sự, đài radar kiểm soát không lưu và cả
những phi đạo cho máy bay.
Báo chí quốc tế cho rằng, thông tin về việc tàu chiến,
máy bay Hoa Kỳ tuần tra trực diện các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở
Trường Sa có thể là để thăm dò phản ứng Bắc Kinh. Nhưng nếu Hoa Kỳ không quyết
tâm thể hiện khả năng bảo vệ tự do đường biển và đường không ở Trường Sa, thì
chính sách xoay trục về Châu Á của họ sẽ bị mất rất nhiều ý nghĩa với các quốc
gia trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam .
NNg/(RFA)
----------------
Lần nào BNG VN Cũng chỉ cho tay Lê hải BÌNH Lên chém gió lẻo mép những câu nói cũ
Trả lờiXóarích ;Rằng TQ xây chiếm ở biển đảo của VN Là vi phạm ..... Vô gia tri vv va vv THAT LA
mot lu vo tich su ,phuong gia ao tui com ,an hai tien dan nuoi /
Mầm họa trực tiếp theo bọn TQ trong quân đội gần như đã diệt sạch. Chỉ huy quân sự của QĐVN lúc này đã quyết tâm chống TQ & Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Tướng Thanh tướng Vịnh đã thực sự hết thời.
Trả lờiXóaĐề nghị Thủ tướng công bố những lệnh cần thiết để quân đội thực sự Hợp tác với Mỹ về mặt quân sự.
Bè lũ Tổng Trọng Phạm Quang Nghị đã coi như chết.
Chúng nó chưa chết đâu ,giãy chết còn quậy phá lung tung chan .Trồng mắt tướng Vịnh ,tướng Thanh thì biết .Đừng tưởng ngon ăn nghe /
XóaĂn uổng cơm dân, ngồi bẩn ghế dân, đứng chật đất dân, váy trùm đầu hèn, yếm che mặt mốc.
Trả lờiXóaRất may cho dân tộc ta là còn có những người bạn tốt biết thông cảm với những khó khăn mà ta đang vượt qua.
Trả lờiXóakhi cần thì là bạn tốt, hết cần là thế lực thù địch
XóaCS ân cháo đái bát
Trả lờiXóaChính phủ VN lâu nay nhờ dựa vào TQ quá nhiều, cứ cố nhận "anh em một nhà", rồi "anh em 4 tốt 16 chữ vàng" chỉ vì sơ nó quá nên hóa hèn. Tưởng nhận như thế nó tha..... nhưng đời nào nó chịu để mất miếng mồi ngon, chiếm hết 2 quần đảo để khống chế hoàn toàn BĐ? Càng sợ hãi, nó càng khinh và càng lấn lướt. Xem gương Đài Loan đó, nó dọa đủ thứ, lại cùng nguồn gốc, cùng dân tộc, còn bé hơn VN nhé. Vậy mà họ có sợ gì đâu? Sao VN mình phải chịu nhục nhỉ?
Thực ra ĐCSVN sợ dân mình tước quyền lãnh đạo hơn là sợ TQ chiếm mất BĐ, nên cứ lờ lững vì sợ to tiếng, nó bung bét hết mọi chuyện lâu nay giấu dân VN, thì toi luôn chút lòng tin rơi rớt cuối cùng hay sao ấy, nên chẳng ông nào dám vì nước mà lên tiếng cả.