Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Đối đầu Mỹ-Trung tại Trường Sa

TRUNG QUỐC XÂY ĐẢO NHÂN TẠO TRÁI LUẬT QUỐC TẾ THÌ MỸ PHẢI CƯƠNG QUYẾT TUẦN TRA SÁT CẠNH ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO LƯU THÔNG HÀNG HẢI
 
Trung Quốc đang khẩn trương 'hiện đại hóa' đảo nhân tạo ở Trường Sa
* TẠ VĂN TÀI
1- TRƯỜNG SA CĂNG THẲNG
Biển Đông hay Nam Hải (South China Sea) là con đường lưu thông hàng hải của một phần rất lớn thương mại quốc tế, giá trị tới 5 ngàn tỷ Mỹ kim mỗi năm, và là trục lưu thông của các hạm đội hải quân của các cường quốc thế giới và các nước Á châu. Vậy mà Trung quốc, sau khi chiếm Hòang Sa năm 1974, lại đã lấn chiếm một số đảo và đá ngầm của Phi luật Tân và Việt Nam tại Trường Sa, trong các năm tứ 1988 tới nay, rồi gần đây tiến hành xây thành đảo nhân tạo 7 khu đá ngầm chiếm của nước khác ở đó (6 của Phi: Hughes, Mischief, Cuarteron,Fiery Cross, Gaven, Subi, 1 của Việt Nam: Johnson South hay là Gac Ma), chắn ngang đường lưu thông thương mại hàng hải thế giới và đường di chuyển của hải quân nhiều nước.
Mỹ nhắm vào Tàu nhưng nói ngọai giao, yêu cầu tất cả các nước ngưng xây các đá ngầm thành đảo nhân tạo với hậu quả quân sự hóa, gây căng thẳng cho mọi phía; nhưng tuy vào tháng 8-2015, ngọai trưởng Vương Nghị của Trung quốc tuyên bố việc đắp đảo đã ngưng, thì không ảnh từ hành tinh cho thấy ngưòi Tàu đã nói dối, vì vẫn tiếp tục đắp đảo và còn xây một phi trường nữa. Rất có thể có lúc Trung quốc sẽ tuyên bố hải phận và không phận, khu nhận dạng phòng không trong vùng các đá ngầm xây nổi lên mặt nước này, làm ngáng trở quyền tự do lư thông trên đại dương.

2- MỸ BUỘC LÒNG PHẢI ĐỐI ỨNG MẠNH HƠN TRƯỚC, NHƯNG VẪN THEO ĐÚNG CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Thực ra thì trước đây, từ 2011, Mỹ đã thi hành 6 cuộc tuần tra tự do lưu thông (freedom of navigation patrol operations FONOPS), trong đó có 3 lần ở vùng Trường Sa. Nhưng Mỹ chưa cho tầu đi vào sát gần hơn 12 hải lý các đá mà Trung quốc xây thành đảo nhân tạo. Nay thì các viên chức Mỹ đồng thuận trong việc thấy cần phải đối kháng lại Trung quốc nhận vơ 12 hải lý lãnh hải (territorial waters) cho các đảo nhân tạo, và Hạm Đội 7 đã được lệnh bộ trưởng quốc phòng Ash Carter thảo sẵn từ đầu năm 2015 các phương án đối đầu. Nhưng chưa có thi hành cuộc tuần tra, vì Mỹ không muốn làm sứt mẻ cuộc họp thượng đỉnh Obama-Tập Cẩn Bình. Nhưng chính Tổng thống Obama đã tuyên bố trong cuộc họp báo chung với ông Tập là Mỹ sẽ cho quân đội lướt sóng bay cao, hay họat dộng tại bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Sự thực là Mỹ ở trong thế chẳng đặng đừng, không làm và không nói thì thua.
Tuy Mỹ không muốn nói ai có chủ quyền lãnh thổ ở những đảo nổi lớn, vì mỗi quốc gia phải tự chứng minh theo bằng chứng lịch sử, nhưng Mỹ bắt buộc, nếu không muốn để mất tự do lưu thông thương mại và quân sự ở Biển Đông, phải nói theo Công Ước Luật Biển UNCLOS là các đá ngầm xây thành đảo nhân tạo không bao giờ là lãnh thổ với lãnh hải/territorial sea, vì chúng thuộc thềm lục địa các nước cận duyên, và chỉ có các nuớc cận duyên (Tàu cách xa Trường Sa hơn một ngàn dặm, không phải là nước cận duyên) mới có quyền xây đảo nhân tạo, và đảo nhân tạo cũng không tạo ra lãnh hảnh hải/territorial sea (Điều 60 UNCLOS).
Đá ngầm không như là đảo, hay đá, tức là các vùng đất nổi trên mặt nước biển lúc thuỷ triều lên cao, và chỉ có đảo hay đá nổi mới có vùng lãnh hải 12 hải lý, hay vùng đặc quyến kinh tế 200 hải lý nữa, nếu là đảo trong trạng thái thiên nhiên (có nước ngọt, có cây và súc vật, tạo nền kinh tế tự túc).
Mỹ chỉ phải tôn trọng 12 hải lý lãnh hải chung quanh đá hay đảo nổi (và dù phải tôn trọng lãnh hải, thì cũng có thể đi qua vô hại innocent passage – nghĩa là không dừng lại vô cớ, xả rác, đánh cá …). Còn đối với đá ngầm khi ở trong trạng thái thiên nhiên, mà đã xây cao thành đảo nhân tạo, thì Mỹ củng chỉ cần cho các tàu di cách xa vài trăm thước, một khỏang cách giữ an toàn mà thôi.

3- MỸ DÙ CÓ LẼ PHẢI, CŨNG MUỐN CÓ CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH HAY THÂN HỮU KHÁC CÙNG ĐỒNG THUẬN TRONG VIỆC THỬ THÁCH TRUNG QUỐC
Bộ trưởng quốc phòng Ash Carter, ngọai trưởng John Kerry, tư lênh hạm đội Thái Bình Dương Harry Harris sẽ họp và tham khảo với chính phủ Úc (thủ tưởng Úc cũng đã phản đối đảo nhân tạo rồi). Mỹ cũng đã tham khảo và được sự ủng hộ của Phi Luật Tân: nghị sĩ Trillanes và ngọai trưởng Rosario của Phi đều tin rằng, Mỹ mà cương quyết thì cũng không gây ra đối đầu nguy hiểm, mà còn làm ổn định tình hình. Ỗng Rosario nói: “Việc không bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền giả dối của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến trật tự khu vực và khiến Trung Quốc nghĩ rằng các đòi hỏi chủ quyền giả dối của họ được chấp nhận như sự đã rồi”.
Việt Nam, tuy có ít đảo bị Tàu chiếm hơn là số đảo của Phi, nhưng nên lợi dụng hùa theo khi các nước khác nêu được trào lưu chống Trung quốc—chứ không nên để lỡ dịp như đã lỡ dịp không cùng Phi kiện Trung quốc khi Phi mời mọc, đúng vào thời điểm có lý do phản đối sự lấn lướt của Trung quốc, tức là thời điểm đặt giàn khoan HY 981 ngang ngược trong thềm lục địa Việt Nam vào giữa năm 2014. Mà lần này không phải mình Việt Nam đơn phương đồi đầu với Tàu như trong vụ giàn khoan, mà có bao nhiều nước chung sức chống lại Tàu, thì chắc Tàu cũng sẽ không có phản ứng mạnh, như dự liệu sau đây.

4- PHẢN ỨNG CÓ THỂ CÓ CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆC MỸ TUẦN TRA TRONG VÙNG DƯỚI 12 HẢI LÝ CÁCH CÁC ĐÁ NGẦM
Vào tháng 5- 2015, Mỹ cho máy bay thám thính đi trên các đá ngầm thì cũng chỉ có lính Tàu nói vọng trong radio lên máy bay là “đây là khu chủ quyền Trung quốc, yêu cầu lui ra xa”, tức là nói suông. Bây giờ thì phát ngôn nhân ngọai giao Tàu là Hoa Xuân Oánh cũng chỉ nói là tin báo chí nói Mỹ sẽ tuần tra làm “chúng tôi lo ngại” và tuy Trung quốc tôn trọng tự do lưu thông trên biển, nhung vẫn sẽ phản đối nước khác vi phạm “lãnh hải và không phận của Trung quốc tại Nansha”. Nhưng theo UNCLOS, đảo nhân tạo làm gì có lãnh hải đâu? Các viên chức Mỹ nói ông Tập cam kết không quân sự hóa Trường Sa, thì Mỹ sẽ cho tầu đi vào sát các đá ngầm để thử xem có đúng là giữ cam kết đó không.
Có chuyên viên cho rằng Trung quốc có thể cho máy bay hoặc tàu cảnh sát biển đeo bám tàu Mỹ và khi các tàu Mỹ đi rồi thì hô lớn lên rằng “đã đuổi được Mỹ ra khỏi Biển Đông”, họăc sẽ dùng trò tung hàng loạt tàu đánh cá cản trở hướng đi của các tàu Mỹ. Nhưng như thế cũng chưa phải là xung đột quân sự.
Nếu có dùng khí giới thì chắc chỉ đe dọa, như gỉa vờ có tai nạn do máy bay không người lái đi sai đường bay, cho nên mới đâm vào tầu Mỹ.
Đã đền lúc phải thực thi pháp luật quốc tế một cách mạnh mẽ mà không sợ Trung quốc. Nhất là Trung Quốc, theo luật quốc tế, đã cưỡng chiếm bằng võ lực các đá tại Trường Sa của Phi, Việt Nam và các nước khác , thì không thể tạo ra chủ quyền, dù đá là đá ngầm hay là đá nhô nổi trên mặt biển. Nghĩa là không bao giờ Trung quốc có lẽ phải ở vùng Trường Sa.
TVT (BaSam)
---------------

5 nhận xét:

  1. Thú thật, tới giờ dân đen ít hiểu biết như tôi cũng sợ 2 anh này chơi trò cũng như mấy năm sau 75. Hay nói thô bạo hơn, 2 anh này lần nữa đem VN ra làm sân chơi.
    Mỗi lần nghĩ tới nông dân Việt Nam là một lần đau lòng, cứ nuôi đứa con nào là phá gia chi tử. Ỷ còn đó ruộng, còn đó mưa, còn đó phù sa, ta lại làm lại, hi vọng vào đứa khác nhưng rốt cuộc đứa nào cũng chẳng ra đứa nào.
    Không có sản xuất cơ bản làm sao mà tự cường?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế giới nói "Có 1 đất nước không chịu tự phát triển"...

      Xóa

  2. NÔ-BEO Y H..........ỌC !!!
    Đỉnh cao của trí tuệ ĐỒ U U !!!!!

    Mụ Xẩm ĐỒ U U tán phét cứu HÀNG TRIỆU đồ u mê

    NGHE bác Hồ Chí Phèo ĐẤM ĐÁNH đến người Việt cuối cùng VÀ ĐỐT CẢ DÃY TRƯỜNG SƠN cho mưu đồ tên ĐẠI HÁN THÂM HIỂM Mao Xếnh Xáng

    Mụ Xẩm ĐỒ U U dám rinh cả công trình nghiên cứu !!!!

    Địa chỉ của liên kết là:

    http://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-can-noi-ro-ve-cong-cuoc-chong-sot-ret-o-mien-bac-nua-the-ky-truoc-20151016091035908.htm

    Sau khi đọc được tin này trên BBC tôi liền gặp bác sỹ Nguyễn Tiến Bửu, Trưởng đoàn chống sốt rét đi vào chiến trường Trị - Thiên năm 1967 cùng với GS Đặng Văn Ngữ để nghiên cứu vaccin chống sốt rét cho bộ đội. Bác sỹ Bửu rất ngạc nhiên về cái tin liên quan đến thuốc của bà Đồ U U đã cứu chữa cho bộ đội Việt nam.

    Ngày 7/10/2015 tôi có đọc trên báo mạng của BBC tin: Bà Đồ U U (tên do BBC dịch ra tiếng Việt) và "thuốc chữa bộ đội VN".

    Là con trai của Giáo sư Đặng Văn Ngữ, nguyên Giám đốc Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng, đương nhiên tôi rất quan tâm đến tin này.

    Là giáo sư Học viện Y học Cổ truyền Trung Quốc, bà Đồ U U, 84 tuổi, là người thứ ba nhận giải Nobel Y học năm nay,

    cùng nhà khoa học William Campbell, người Cộng hòa Ireland và giáo sư Satoshi Omura từ Nhật Bản.

    Trên thực tế, bà không phát minh ra thuốc mà "tìm ra vị thuốc có 1.600 năm tuổi" ở Trung Quốc sau khi tham khảo hàng nghìn tài liệu y học dân gian và cổ truyền Trung Quốc.

    Bà Đồ U U không được nhiều người biết đến. Tên tuổi của bà được giữ bí mật tại Trung Quốc vì hồi năm 1969, bà Đồ U U tham gia Dự án 523 do chính quyền Mao Trạch Đông lập ra.

    Mục tiêu của dự án này là giúp tìm ra thuốc chống sốt rét giết chết hàng nghìn bộ đội "đồng minh Bắc Việt" trong thời chiến tranh, theo báo Anh, tờ Telegraph.

    Bà đến đảo Hải Nam (CHỚ KHÔNG QUA VIỆT NAM !!! ) để tìm thuốc mới chống sốt rét.

    Nhưng cuối cùng vị thuốc bà tìm ra lại trong một cuốn sách nghề y của Cát Hồng (283–343) thời nhà Tấn ở Trung Quốc. Báo The Guardian cũng viết cho đến thời điểm đó "binh lính Bắc Việt, đồng minh cộng sản của Trung Quốc, chết vì sốt rét nhiều hơn vì bom đạn Mỹ".


    Tại Trung Quốc bà Đồ U U không được nhiều người biết đến cho đến khi tin về giải Nobel được loan ra.

    .

    Theo BBC Tiếng Trung, truyền thông Trung Quốc nay trích lời bà Đồ U U nói chất artemisinin đã có trong thuốc Bắc của Trung Quốc "là món quà cho thế giới".

    Báo chí nước này nhân tin bà Đồ được giải Nobel đã nói đây là loại thuốc chống sốt rét "đã cứu hàng triệu sinh mạng"..


    Sau khi đọc được tin này trên BBC tôi liền gặp bác sỹ Nguyễn Tiến Bửu, Trưởng đoàn chống sốt rét đi vào chiến trường Trị - Thiên năm 1967 cùng với GS Đặng Văn Ngữ để nghiên cứu vaccin chống sốt rét cho bộ đội. Bác sỹ Bửu rất ngạc nhiên về cái tin liên quan đến thuốc của bà Đồ U U đã cứu chữa cho bộ đội Việt nam.

    Tháng 3 năm 1967, Giáo sư Đặng Văn Ngữ cùng các cộng sự gồm 12 y bác sỹ đã lên đường vào chiến khu Trị - Thiên Huế để nghiên cứu tại chỗ một loại vaccin chống sốt rét cho bộ đội, lập một vành đai miễn dịch cách ly hai miền Nam Bắc Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  3. Quân nhân tại ngũlúc 06:08 17 tháng 10, 2015

    Người Việt mình không thể đứng ngoài cuộc, đó là nỗi đau khổ Địa chính trị mà chúng ta phải ý thức được. Để đối đầu với TQ, chúng ta phải dựa vào Mỹ thôi.
    Phải nhớ, dựa để thêm sức mạnh chứ không phải dựa dẫm.
    Còn cách nói năng lởm khởm như Tướng Nguyễn Chí Vịnh định đứng TRUNG LẬP ĐỂ XỬ LÝ CHUYỆN NHÀ MÌNH là không thể xài được rồi.
    Tôi rất mừng là Quân đội nhân dân VN đã có những thay đổi rất tích cực.
    May quá, anh Thanh anh Vịnh đều vô dụng cả rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Tạ tiên sinh viết rất hay, nhưng dường như có chút "sạn", tuy vô ý nhưng rất nguy hiểm: https://anhbasam.wordpress.com/2015/10/16/5473-lanh-tho-cua-viet-nam-sao-lai-tro-thanh-lanh-tho-cua-philippines/
    Không nên quá bi quan vì Tàu quá mạnh (vì nó làm trái đạo lý, uy hiếp tới lợi ích của cộng đồng QT), nhưng cũng đừng vội mừng vì Mỹ - Trung đối đầu. Vấn đề là ở chỗ phải xác định liên minh trên cơ sở lợi ích tương đồng. Điều này, TBT Trọng đã xác định với TT Obama. Nhưng để thấy nó biến thành hiện thực e rằng còn quá sớm!
    Có lẽ cuộc tiếp kiến với ông Tập và ông Ô sắp tới cũng vưỡn là ...nửa nạc nửa mỡ, cốt là giữ ...bạn hàng.

    Trả lờiXóa