Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa tiết lộ một thông tin
đầy bất ngờ. Đó là việc Trung Quốc có thể tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế
Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một cơ chế tự do thương mại mà Trung
Quốc vốn đánh giá là đe dọa đến vai trò của họ tại châu Á.
Sau nhiều năm vòng đàm phán Doha
về tự do hóa thương mại toàn cầu liên tục rơi vào tình trạng bế tắc, Washington sốt ruột muốn
tìm một cơ chế tự do ngoài khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để thúc
đẩy việc tái định hình các quy tắc thương mại toàn cầu. Đó chính là lý do Mỹ đã
khởi động hai cuộc đàm phán về tự do thương mại theo từng khu vực gồm TPP và
Hiệp định Đối tác và Đầu tư thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) với Liên minh
châu Âu.
Sau khi công bố chính sách xoay trục ngoại giao sang
châu Á - Thái Bình Dương, TPP càng trở thành một mục tiêu rõ ràng hơn trong
chiến lược ngoại giao của người đứng đầu Nhà Trắng. Trung Quốc cũng không nằm
ngoài phạm vi vận động của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. |
Việc Trung Quốc tham gia sẽ giúp cho TPP có một bước
nhảy vọt về quy mô mở rộng thị trường và năng lực sản xuất. Có thể nói, Trung
Quốc sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho TPP. Đổi lại, Trung Quốc cũng sẽ được hưởng
lợi từ định chế này với một thị trường tiêu thụ lớn và thông thoáng.
Tuy nhiên, chính Washington cũng biết rằng cơ hội
cường quốc châu Á này tham gia một định chế thương mại do Mỹ khởi xướng là
không cao vì Trung Quốc khó mà chấp nhận một sân chơi chỉ áp dụng những luật
chơi kiểu Mỹ thường xung đột với mô hình phát triển của Trung Quốc. Thậm chí,
nhiều nhà phân tích còn cho rằng Mỹ triển khai TPP là nhằm tạo một vòng vây
“quyền lực mềm” xung quanh Trung Quốc.
Bên cạnh đó, những yêu cầu về sửa đổi thuế quan, tiêu
chuẩn, chất lượng hàng hóa, cơ chế, chính sách theo kiểu Mỹ khiến Bắc Kinh lo
ngại sẽ phá vỡ mô hình phát triển kinh tế mà nước này theo đuổi từ trước đến
nay. Những nghi ngờ này đủ để Trung Quốc từ chối lời mời của Mỹ và thậm chí còn
hỗ trợ những định chế tự do thương mại khác để làm đối trọng với TPP.
Chính vì vậy, việc Trung Quốc cân nhắc khả năng tham
gia TPP đã được đánh giá là sự chuyển hướng bất ngờ. Phải chăng trong bối
cảnh, Washington rất kiên quyết đối với các hành động của Bắc Kinh tại Biển
Đông cũng như đang khá thành công trong việc tập hợp các đồng minh châu Á cùng
phản đối Bắc Kinh, một lần nữa Trung Quốc lại sử dụng vấn đề kinh tế để mặc cả
với Mỹ. (TPO)
----------------
Trung quốc dính vào đâu là hung hăng bậy bạ và cửa quyền đó.
Trả lờiXóaHàng Hóa TQ thì luôn luôn độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Chơi với TQ thì mọi người phải cảnh giác
TC là nôi hàng nhái, hàng giả. Nó mà dám vào TPP để chết chắc?
Trả lờiXóaTốt nhất là không nên kết nạp thằng Tầu vào TPP, nó sẽ phá bĩnh, còn VN thì mãi vẫn lệ thuộc vào nó. VN vào TPP mà không có Tầu thì là cơ hội để VN thoát Trung.
Trả lờiXóaTrung Quốc muốn gia nhập vào TPP như ông Obama tuyên bố là một dấu hiệu cho thấy TQ có dấu hiệu lùi bước về chiến lược Biển Đông . Nhất là nội tình tranh giành quyền lực không cho phép Tập cận Bình thoải mái để thực hiện con đường xây dựng một Trung Hoa Mới dưới hình thức bành trướng bá quyền lãnh thổ .
Trả lờiXóaHôm nay trên tinh thần đa số người Việt đã thấy rõ âm mưu xâm lược VN của TQ đã có từ thời Mao . Chiến lược xâm lược này song hành cùng con đường phát triển Đảng CSVN trong suốt hai thời kỳ kháng Pháp , chống Mỹ . Biển Đông dậy sóng chính là cơ hội tạo nên kết quả thoát Trung bất ngờ khiến Đảng không cách nào ngăn cản được . Chỉ những thành phần bị TQ mua chuộc mới chấp nhận ca ngợi TQ , chấp nhận xem TQ trong tình hữu nghị Mười sáu chữ vàng và Bốn tốt . Điều này chứng tỏ VN đã thoát Trung dầu Đảng vẫn còn những phần tử hủ bại nô lệ .
Nên Thoát Trung không còn là một yếu tố quan trọng và Biển Đông nằm trong một thế kẹt mà VN phải chấp nhận thất thoát trước mắt . Vấn đề quan trọng hôm nay là Đảng sẽ làm gì cho dân tộc , mỗi người VN phải nhận thức và hành động như thế nào nếu nghỉ đến tương lai cho con cháu .
Trong tranh chấp Biển Đông VN có thể bị TQ tấn công như một phép thăm dò thử nghiệm hay một khổ nhục kế để duy trì quyền uy cho Tập cận Bình nhằm xoa dịu thành phần cực đoan cố chấp trong hàng ngũ lãnh đạo ĐCSTQ .
Trâu bò húc nhau , ruồi muỗi chết chứ đừng hy vọng VN ở thế ngư ông đắc lợi khi cò ngao tương tranh . Nếu TQ thực hiện mục đích gia nhập vào TPP may ra VN có thể tránh được một cuộc đương đầu quân sự trực tiếp không cần thiết do TQ phát động .
Thức tỉnh .
TQ mà vào tpp thì chẳng khác gì lúc xuất phát, lại kinh tế nhà nước, trợ cấp, gian dối, hàng giả độc hại kém chất lượng, tổ chức này cũng tan rã hay vô giá trị như ƯTO thôi
Trả lờiXóa