Lãnh đạo Sở GTVT lý giải việc "truy" Bộ trưởng Thăng |
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh khẳng
định, không có chuyện "chạy" một "lốt" xe mất từ 500 - 600
triệu đồng để vào bến xe Mỹ Đình.
Không có việc "chạy lốt" xe (!?)
Trong cuộc họp giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội
Vận tải ô tô Việt Nam sáng 15/10, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết đã nghe
việc “xin một "lốt xe" vào bến Mỹ Đình mất đến 600 triệu đồng”. Thông
tin này ngay sau đó đã gây xôn xao trong dư luận.
Trao đổi với chúng tôi vào chiều 18/10, ông Nguyễn
Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết:
Ngay
sau khi nhận được thông tin trên, song song với việc gửi văn bản đề nghị Bộ
trưởng cung cấp thông tin cụ thể thì lãnh đạo Sở cũng trực tiếp lên gặp và xin
ý kiến của Bộ trưởng Thăng.
"Theo Bộ trưởng cho biết thì, thông tin về việc
chạy lốt xe vào bến xe Mỹ Đình này được một người nói từ khi ông mới về nhận
nhiệm vụ tại Bộ Giao thông vận tải.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin mà Bộ trưởng đưa ra
tại cuộc họp vào ngày 15/10, Sở đã lập tức chỉ đạo các đơn vị, phòng ban chức
năng tiến hành rà soát kỹ càng, cụ thể, chi tiết vấn đề này để có báo cáo gửi
UBND TP và Bộ trưởng.
Nhưng
với tư cách là người quản lý trực tiếp khu vực này, tôi khẳng định là không có
chuyện chạy một lốt xe vào bến xe Mỹ Đình mất từ 500 - 600 triệu đồng",
ông Linh nhấn mạnh.
Cũng theo ông Linh, từ năm 2012, 2013, khi có một số
thông tin liên quan đến vấn đề tiêu cực xảy ra ở bến Mỹ Đình, thanh tra Bộ Giao
thông Vận tải và TP Hà Nội đã vào cuộc tiến hành điều tra, xác minh.
"Hai kết luận của Thanh tra Bộ và Thành phố đều
đã có và khẳng định, không có tiêu cực xảy ra ở đây. Cũng từ năm năm 2012 đến
nay, bến Mỹ Đình cũng không tăng thêm "lốt" xe nào cả.
Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định
liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến 2020, định hướng 2030 cũng ghi rõ, các bến xe
Mỹ Đình, Giáp Bát, Lương Yên không tăng tuyến, lượt hoạt động đến 2020, chỉ
tăng cường vào các dịp lễ, Tết.
Chính
vì thế, việc thực hiện ở đây càng nghiêm hơn nên thông tin chạy một lốt xe mất
từ 500 - 600 triệu để vào bến xe Mỹ Đình là không có. Tôi xin khẳng định là như
vậy", ông Linh nói.
Lý giải về thông tin có văn bản đề nghị gửi đến Bộ
trưởng Thăng, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng khẳng định, việc này nhằm thu thập
thông tin để kiểm tra, xác minh báo cáo UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT để xử lý
nghiêm theo đúng quy định.
Qua đó, Sở GTVT Hà Nội cũng hướng đến việc đổi mới
công tác quản lý, vì sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp vận tải.
Trước đó, theo con số được đại diện Sở GTVT Hà Nội
cung cấp, từ năm 2013 đến nay, không cấp thêm, chỉ duy trì ổn định 1.642
"lốt" xe mỗi ngày tại bến xe Mỹ Đình.
UBND TP Hà Nội cũng đã chỉ đạo Sở GTVT và Tổng Công ty
Vận tải Hà Nội, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội không bổ sung tăng tần suất hoạt
động của các tuyến vận tải khách liên tỉnh đi và đến bến xe Mỹ Đình (trừ những
ngày lễ, Tết).
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó GĐ Sở Giao thông Vận tải
Hà Nội: "Hôm họp đó, anh Thăng ngồi
ngay cạnh tôi, anh ấy quay sang nói với tôi chứ không phải nói công khai giữa
cuộc họp. Nghe được lời đó từ Bộ trưởng, tôi quay sang nói với anh Thăng rằng
sẽ cho thanh tra kiểm tra. Còn nếu anh Thăng nói công khai trong cuộc họp thì
tôi sẽ đứng dậy phát biểu đề nghị cho kiểm tra, thanh tra. Nhưng bởi vì anh Thăng
quay sang thì thầm với tôi nên tôi cũng nói lại với anh ấy như thế! Hà Nội quản
lý việc này rất chặt, công khai biểu đồ xem "lốt" nào còn trống, chứ
không phải làm theo Bộ đâu. Chính Bộ đang làm theo Hà Nội đấy, bọn anh làm bằng
cách công khai biểu đồ từ những năm 2000. Việc anh Thăng nói có dư luận cách
đây từ 4 - 5 năm rồi, khi chính Bộ GTVT ra Thông tư quy định các xe vào bến
không cần đăng ký qua Sở, chỉ cần bến xe chấp thuận là vào được. Về việc này,
lẽ ra anh Thăng nên nói với chúng tôi là nghe thông tin thế và đề nghị chúng
tôi kiểm tra, xác minh rồi báo cáo thì hay hơn. Việc Sở gửi công văn lên là vì
nghe Bộ trưởng nói nên anh em trong Sở cũng bức xúc. Đích thân Giám đốc Sở đã
gặp riêng Bộ trưởng để hỏi thông tin từ đâu thì anh Thăng nói rằng: "Tôi
nghe điều này từ ngày tôi mới về Bộ, có vấn đề gì thì Sở làm văn bản gửi lên".
Do đó, chúng tôi gửi văn bản lên".
Hà Khê (ghi)
* * *
"Không thể chạy được"
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch
Hiệp hội vận tải Hà Nội cho hay, ông có nắm được thông tin Bộ trưởng Thăng đưa
ra về việc "chạy một "lốt" xe mất từ 500 - 600 triệu đồng".
Tuy nhiên, theo ông Liên, chính trong cuộc họp này,
khi lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đề nghị Bộ trưởng cung cấp thêm thông tin để điều
tra, xác minh thì được Bộ trưởng cho biết là chỉ người nhận tiền, đưa tiền biết
và nghe một số người nói từ khi ông mới về Bộ.
Cũng theo ông Liên, từ năm 2012, ông đã có văn bản gửi
UBND TP Hà Nội và Chính Phủ phản ánh về những tiêu cực xảy ra ở bến xe Mỹ Đình,
trong đó có nêu về việc vào bến xe Mỹ Đình rất khó khăn nên có một số người tự
nhận có thể chạy được.
"Nhưng họ không biết là TP Hà Nội đã cấm không
cho xe vào bến Mỹ Đình từ năm 2007 đến nay vì quá chật.
Thực tế, khi tôi còn phụ trách HTX Vận tải Thăng Long
từng có hai người đến xin vào HTX và cho biết, sẽ xin được "lốt" mới
vào bến Mỹ Đình, thậm chí, họ còn cam đoan đã đặt cọc 200 triệu đồng trên một
"lốt".
Tôi có nói không được đâu, nhưng họ vẫn cố đề nghị và
khẳng định được. Tuy nhiên, chỉ sau chừng 1 tháng, thì họ quay lại và xin rút
hồ sơ, đồng thời cho hay là không ai dám làm cả.
Cho nên, ở đây việc "chạy" một
"lốt" xe như vậy là không thể có được. Còn thực tế, vẫn có chuyện họ
sang, nhượng "lốt" xe giữa các chủ xe cho nhau với mức giá thì tùy
vào thỏa thuận của họ", ông Liên nói.
Đồng thời, ông Liên cũng nhấn mạnh, dù thế nào thì
việc Bộ trưởng Thăng đưa ra thông tin trên thì với trách nhiệm của mình Sở Giao
thông Vận tải Hà Nội phải làm rõ để "tránh mang tiếng cho Thủ đô".
"Ngay sau khi có thông tin này, tôi cũng đã gặp
lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội và đều nhận được sự khẳng định là không có chuyện này,
đồng thời, thanh tra của Bộ, của thành phố cũng đã vào cuộc nhiều lần kiểm tra,
xác minh thì đều không có.
Ở đây, theo tôi, thông tin của Bộ trưởng đưa ra là
nhằm mục đích răn đe, cải cách ngay thủ tục hành chính để giúp doanh nghiệp đỡ
vất vả và phục vụ người dân tốt hơn", ông nói.
Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, quy trình cấp "lốt
xe" ra vào các bến thuộc thẩm quyền của Sở.
Về quy trình cụ thể: Doanh nghiệp có nhu cầu, có thể
gửi hồ sơ qua đường bưu điện hay đến nộp trực tiếp ở phòng một cửa của Sở.
Sau
đó, Sở GTVT Hà Nội sẽ có văn bản lấy ý kiến Sở GTVT tỉnh bạn (đầu đến và đi của
xe khách).
Khi có sự thống nhất giữa hai bên, Sở sẽ ra văn bản
chấp thuận cho xe khách vào bến hoạt động.
(Soha)
* * *
Xác minh phát biểu của bộ trưởng Thăng
thay vì "đòi
chứng cứ"
Thay vì đề nghị Bộ trưởng Đinh La Thăng cung cấp thông
tin, Sở GTVT Hà Nội cần đi xác minh có hay không việc phải chi 500-600 triệu để
đưa xe vào bến xe Mỹ Đình.
Ngày 16-10, ông Vũ Văn Viện - giám đốc Sở GTVT Hà Nội
- đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đề nghị cung cấp thông tin
cụ thể về việc “xin một lốt xe SLOT - lượt
xuất bến) vào bến xe Mỹ Đình mất đến 500 - 600 triệu đồng” mà ông Thăng nói
trong cuộc họp ở Bộ GTVT ngày 15-10 để Sở GTVT Hà Nội kiểm tra, xác minh.
Sau đây là ý kiến của chuyên gia, luật sư xung quanh
vụ việc này.
* Ông Lương Quang Tuấn (nguyên kiểm sát viên
Vụ kiểm sát điều tra án trị an xã hội và thực hành quyền công tố, Viện KSND tối
cao):
Quy trình ngược
Bộ trưởng phát biểu có nghĩa là việc đó có xảy ra.
Nhiệm vụ của Sở GTVT Hà Nội là phải cho người đến tận nơi xác minh chứ không
phải đi làm công văn yêu cầu bộ trưởng cung cấp thông tin.
Sở GTVT yêu cầu bộ trưởng cung cấp thông tin là theo
quy trình ngược. Lẽ ra bộ trưởng phát biểu, thấy có cơ sở thì cấp dưới phải đi
làm.
Theo các quy định của pháp luật, Sở GTVT có thể cho
người đi xác minh bằng nhiều nguồn, nhiều cách khác nhau. Ví dụ như đến bến xe
Mỹ Đình kiểm tra tất cả công ty có xe khách vào bến xem họ có mất lệ phí gì
không.
Tuy nhiên muốn có được thông tin thì người đi xác minh
phải khéo léo, phải để họ hiểu việc mình đi xác minh là để xử lý cái sai, bảo
vệ quyền lợi của họ. Chứ nếu cứ hùng hổ đi theo đoàn, xác minh không khéo thì
chủ xe có chết cũng không khai ra.
Cái hay của người đi điều tra và xử lý tin báo điều
tra là ở chỗ đó.
* Luật sư Phạm Văn Thạnh (Đoàn luật sư TP.HCM):
Sở phải có trách nhiệm đi xác minh
Dựa trên các nguồn tin doanh nghiệp, người dân cung
cấp hay các cơ quan khác chuyển đến về nội dung muốn có một lốt trong bến xe Mỹ
Đình phải mất đến 500 - 600 triệu đồng, ông Đinh La Thăng với tư cách là người
đứng đầu ngành GTVT có trách nhiệm xác minh vấn đề này.
Vì vậy, ngày 15-10 trong cuộc làm việc với các đơn vị
liên quan về giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam ,
ông Thăng phát biểu là không có gì sai.
Việc ông Thăng phát biểu như vậy trong buổi họp là ý
kiến phát biểu chỉ đạo cấp dưới và các ngành liên quan phải có trách nhiệm xác
minh thông tin, chấn chỉnh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những
thông tin này (nếu có).
Sau phát biểu này, thay vì tiếp thu ý kiến để xác minh
kiểm tra thực hư vấn đề thì Sở GTVT Hà Nội lại có văn bản đề nghị ông Thăng
cung cấp chứng cứ để làm rõ ý kiến phát biểu chỉ đạo là không đúng quy định của
pháp luật cũng như mối quan hệ cấp dưới - cấp trên.
Bởi Sở GTVT phải có trách nhiệm làm sáng tỏ vấn đề
đúng hay sai, chứ ai lại đề nghị bộ trưởng đi cung cấp thông tin.
Trong trường hợp này, ông Đinh La Thăng không có trách
nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Sở GTVT mà trách nhiệm của sở là phải
làm rõ, thẩm tra vấn đề này và báo cáo lên bộ trưởng.
Khi nào bộ trưởng phát biểu và nêu rõ cụ thể một cá
nhân nào đó mà sai sự thật thì mới vi phạm pháp luật về hành vi vu khống.
Tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp vận tải
do Bộ GTVT tổ chức ngày 20-7, Bộ trưởng Đinh La Thăng kết luận căn cứ theo quy
hoạch trên tuyến có bao nhiêu xe, tần suất bao nhiêu để doanh nghiệp đăng ký
hoạt động mà không cần có sự chấp thuận của Sở GTVT.
Sở GTVT chỉ công bố công khai số lượng doanh nghiệp
đăng ký hoạt động (nếu tuyến đã đầy thì từ chối đăng ký) và thực hiện giám sát
doanh nghiệp hoạt động đúng hành trình, tần suất hay không, nếu sai thì yêu cầu
dừng hoạt động.
* Tại hội nghị của Bộ GTVT ngày 12-10, ông Nguyễn Văn
Thanh, chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cho biết đến nay quy hoạch tuyến
vận tải đã có nhưng việc bỏ chấp thuận tuyến như kết luận của Bộ trưởng Đinh La
Thăng vẫn chưa được thực hiện.
Ông Trần Bảo Ngọc - vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) -
giải thích là các sở GTVT vẫn còn nhiều băn khoăn trong việc bỏ chấp thuận
tuyến. Ông Thăng đặt câu hỏi: “Băn khoăn vì chấp thuận tuyến phải mất tiền, để
tiêu cực với nhau?”.
* Ngày 15-10, Bộ trưởng Đinh La Thăng tiếp tục bày tỏ
sự gay gắt với các đơn vị liên quan vì chậm trễ trong việc bỏ quy định chấp
thuận khai thác tuyến.
Ông Thăng dẫn trường hợp có người nói xin một lốt xe
(được chấp thuận vào bến hoạt động) vào bến xe Mỹ Đình mất 500 - 600 triệu
đồng...
* Ngày 16-10, ông Vũ Văn Viện - giám đốc Sở GTVT Hà
Nội - đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đề nghị cung cấp thông
tin cụ thể về việc “xin một lốt xe vào bến xe Mỹ Đình mất đến 500 - 600 triệu đồng”
để Sở GTVT Hà Nội kiểm tra, xác minh.
Trong đó, ông Viện cho biết tại bến xe Mỹ Đình, nhiều
năm qua UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở GTVT, Tổng công ty Vận tải và Công ty cổ
phần Bến xe Hà Nội không thực hiện bổ sung tăng tần suất hoạt động của các
tuyến vận tải hành khách liên tỉnh đi và đến bến xe Mỹ Đình.
T.PHÙNG/Soha
-----------
Sao mà có Giám đốc Sở ngu đến vậy, Bộ trưởng chỉ ra mình là cấp dưới phải có,trách nhiệm làm rõ. Nếu đúng như vậy đã phải khởi tố rồi. Ngu quá ngồi chờ người khác bê cho mà xơi, hãy xin từ chức đi ông giám đốc sở giao thông vận tải Hà Nội ơi
Trả lờiXóaHà Nội cái gì cũng nói không mà cái gì cũng có. Bến bãi, xe cộ ở HN cũng tốn nhiều giấy mực lắm rồi, quan chức nói qua nói lại chứ người dân tự biết hết.
Trả lờiXóaNhững vụ đắt hàng như "lốt"xe vào bến này,sao không mang đấu giá lại cứ dấm dúi xét xét duyệt duyệt theo kiểu xin -cho định hướng XHCN thế.
XóaĐộng vào lợi ích nhóm là nhảy dựng lên ngay,đúng là đồ thoái hóa biến chất!
phép vua thua lệ làng chăng?
Trả lờiXóatôi tin lời ông thăng nói thời nay cái gì chạy cũng mất tiền chỉ trừ buổi sáng chạy bộ là không mất tiền
Trả lờiXóaSản phẩn "chất lượng lãnh đạo cao" của Phạm Quang Nghị và Nguyễn Tháo Thể!
Trả lờiXóaMấy bữa trước có ông gì đó phát biểu là muốn chạy vào công chức ở HN phải tốn không dưới 100 t.
Trả lờiXóaKết quả xác minh của lão Nghị Mác Lê : không có.
Ông ấy quả là ngây thơ.Bây giờ,muốn chạy vào công chức ở một tỉnh làng nhàng đã phải tốn 200 - 300 t rồi,với cái giá đó thì làm sao mà chạy được ở HN,không sâu sát dân tình chi cả.
Đến Huân chương còn phải "chạy", thì cái gì mà chả chạy? Nhiều người còn đánh giá cao cái "chạy" là năng động, là năng lực của cán bộ mới nguy chứ !
Trả lờiXóaLại như việc thanh tra câu nói của phó ban nội chính HN đại ý :" ...chạy 1 suất công chức HN mất 100 triệu đông...", lãnh đạo HN lập tức cho rà soát và...cuối cùng tất cả đều đúng quy trình, ko có chuyện chạy, rồi vụ "tàn sát cây xanh", HN cũng lập tức lập đoàn thanh tra và cuối cùng cũng vẫn là làm đúng quy trình, nay lại đến vụ 8B Lê Trực, vẫn điệp khúc đúng quy trình và còn nhiều vụ việc đúng quy trình khác nữa mà DÂN ko thể nhớ hết...Hài toàn tập..
Trả lờiXóathằng cháu họ tôi chạy một việc trông máy bơm thuỷ lợi ở Mỹ đức Hà nội mất 200tr mà còn chưa xong thì chạy một lốt xe 500tr thì cũng là quá rẻ các bạn ah
Trả lờiXóaCảnh báo đỏ !!! Đất nước VN mà nơi nơi đều tham nhũng thì trước sau gì cũng lọt vào tay thằng Tầu cộng !!!
Trả lờiXóaĐưa hối lộ và nhận hối lộ của VN là đỉnh cao, bậc thầy của thế giới và rực rỡ nhất trong lịch sử trong thời đại hiện nay
Trả lờiXóaGiả bộ "đấu trnh minh bạch". Rồi "kết luận" - mọi việc đều đúng (?) Quân lừa đảo!
Trả lờiXóaĂn vụng phải biết chùi mép,riêng cái việc này cán bộ có chức có quyền ở HN mà CHÙI thì không ở đâu bằng
Trả lờiXóacho tư nhân mở bến thì không có truyện chạy tiền
Trả lờiXóa