Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Trung quốc là gì của Việt Nam?

 
             * GIÁP VĂN DƯƠNG
Từ xưa đến nay, quan hệ Việt-Trung luôn phức tạp. Để có chiến lược ứng xử thích hợp, đã đến lúc phải thẳng thắn trả lời câu hỏi: Trung Quốc là gì của Việt Nam?
Định vị lại Trung Quốc
Khi xem xét chiến lược ứng xử với Trung Quốc, có ý kiến cho rằng, với Việt Nam, Trung Quốc đồng thời là: người thầy vĩ đại, người bạn thân thiết và đối thủ nguy hiểm.
Nhìn vào lịch sử quan hệ và những ảnh hưởng qua lại giữa hai nước, thì thấy rằng Trung Quốc đã từng đóng tất cả các vai ấy trong mối quan hệ thăng trầm với Việt Nam.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, nếu coi đây là xuất phát điểm cho chiến lược ứng xử với Trung Quốc thì cần phải xem xét lại.
Nếu coi Trung Quốc là người thầy vĩ đại, thì sẽ có xu hướng bắt chước thầy, chịu sự chỉ dẫn của thầy với tư cách học trò. Khi xảy ra tranh chấp, điều đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử, thì trò khó lòng có thể thắng được thầy.
Còn nếu coi Trung Quốc vừa là người bạn thân thiết, vừa là đối thủ nguy hiểm thì lại tự mâu thuẫn nhau. Đã là bạn thì không thể là kẻ thù, vì cơ sở của tình bạn là sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Còn đã coi nhau là kẻ thù thì không thể là bạn.
Nếu coi Trung Quốc vừa là thầy, vừa là bạn, vừa là đối thủ của Việt Nam, tất yếu dẫn đến những lúng túng và yếu thế trong chiến lược ứng xử với Trung Quốc. Nói cách khác là gây ra bối rối ngay từ khâu lên kế hoạch, nên thua thiệt là điều khó tránh khỏi.
Một nhận định khác cũng thường được nói đến nhiều: Trung Quốc và Việt Nam là anh em "môi hở răng lạnh". Việc tự coi mình là em đã đặt Việt Nam vào thế bất lợi toàn diện trong quan hệ với Trung Quốc, tất yếu sẽ rất đến những thua thiệt trong ngoại giao, trao đổi văn hóa, thương mại, thậm chí cả trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước, v.v.
Vậy Trung Quốc là gì của Việt Nam?
Đối tác bình đẳng
Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết rằng:
"Nước non bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương."
Qua đó có thể thấy, Nguyễn Trãi không coi Trung Quốc là thầy, bạn, hay kẻ thù hoặc kết hợp của cả ba thứ này. Nguyễn Trãi cũng không coi Trung Quốc là anh em với Việt Nam. Ông chủ trương Trung Quốc là một đối tác độc lập, bình đẳng trong quan hệ với Việt Nam về mọi mặt.
Đây là chiến lược sáng suốt của Nguyễn Trãi, dù ra đời đã gần 600 năm. Chủ trương này vẫn còn là kim chỉ nam cho chiến lược ứng xử với Trung Quốc ngày nay, không chỉ trong quan hệ ngoại giao, mà còn cả trong trao đổi văn hóa, thương mại, v.v.
Trong ngoại giao, việc xác định Trung Quốc là đối tác bình đẳng sẽ giúp định ra các chính sách và thái độ đối ngoại đúng đắn, góp phần củng cố vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và bảo vệ quyền lợi chính đáng của đất nước, nhất là khi tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có những diễn biến phức tạp.
Trong văn hóa, việc coi Trung Quốc là đối tác chứ không phải là người thầy, bạn bè, đối thủ hay bậc đàn anh sẽ giúp Việt Nam giữ được bản sắc văn hóa của mình trong khi vẫn sàng lọc được những điều hay cần học hỏi.
Trong mậu dịch, Việt Nam đang yếu thế so với Trung Quốc: cán cân thương mại Trung Quốc-Việt Nam đang có những mất cân đối nghiêm trọng. Nhập siêu từ Trung Quốc đang ở mức đáng lo ngại và tăng liên tục: ước tính khoảng 11 tỷ USD năm 2008, so với 200 triệu USD năm 2001. Cơ cấu mậu dịch cho thấy Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tài nguyên và sản phẩm thô, ước tính khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi nhập về chủ yếu hàng công nghiệp. Do đó cần phải có chiến lược điều chỉnh thích hợp, phấn đấu đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại ngang hàng với Việt Nam.
Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện từ xuất phát điểm: coi Trung Quốc là đối tác bình đẳng, chứ không phải là thầy-bạn-đối thủ hay anh-em của Việt Nam.
Việc coi Trung Quốc là đối tác bình đẳng còn giúp Việt Nam tận dụng được sức mạnh của hệ thống pháp lý và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Vì một lẽ đơn giản, tất cả các nước đều bình đẳng trước các cam kết và hệ thống pháp lý quốc tế. Và cộng đồng thế giới ủng hộ sự bình đẳng này.
Do đó, Việt Nam cần phải nương vào nguyên tắc bình đẳng và sự hỗ trợ này để vươn lên vị trí bình đẳng toàn diện trong quan hệ với Trung Quốc.
Bước vào thập kỉ mới - thập kỉ bản lề ẩn chứa nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của Việt Nam, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc - câu hỏi Trung Quốc là gì của Việt Nam cần phải được trả lời dứt khoát: Trung Quốc là đối tác bình đẳng với Việt Nam trên mọi lĩnh vực, chứ không phải là thầy-bạn-đối thủ hay anh-em như nhiều người đã và đang nghĩ.

--------------

11 nhận xét:

  1. Trung Quốc là gì của Việt Nam?
    Tùy "vị thế" mỗi người. Chẳng hạn đối với DLV Nguyễn Nhật Quang vừa già vừa lùn thì Trung Cộng là nơi cho nó cơm hẩm sống qua ngày. Đối với những thằng như nó, Trung Cộng là ông chủ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn đối với một số thằng khác TQ là Bố, là ân nhân vì chúng phải quỳ lạy TQ để được tại vị, được ghế ngồi vững chắc.

      Xóa
  2. Một cách đặt vấn đề hay, chỉ có cách làm rõ quan hệ VN - TQ tsf lịch sử mới xác định được chiến lược ứng xử lâu dài với gã hàng xóm khổng lồ mà xấu tính này!
    Là "người thày vĩ đại" ư? Chỉ trên dưới 1 thế kỷ tiếp cận với văn hóa phương Tây, thành quả hàng nghìn năm ảnh hưởng của văn hóa Khổng - Mạnh đã gần như ...đứt! Nhưng vì sự giằng co cù nhầy, nên cũng có đôi lúc thăng trầm, nhưng xu thế thì đã rõ: "ông thày" Tàu không thể tái chiếm ưu thế VH ở VN.
    "Bạn bè thân thiết" ư? Không có một cơ sở "biện chứng" nào chứng minh điều này. Chẳng qua đó chỉ là luận điệu tuyên truyền tùy thế, tùy thời mà mỗi bên sử dụng để lợi dụng nhau và ...đánh đố thần dân.
    "Đối thủ nguy hiểm"? Đây là cách xếp loại "thật thà" nhất. Và không có cách dùng từ nào "chuẩn" hơn cách nói của cố TBT Lê Duẩn: TQ là "kẻ thù truyền kiếp" của VN.
    Chỉ có cách hai bên làm minh bạch mối quan hệ của 2 gã láng giềng "bất đắc dĩ" này mới mong xây dựng được "lòng tin chiến lược" để chung sống trong tương lai.
    Cứ tuyên truyền linh tinh là xem như "dân ngu,...", chỉ có phản tác dụng!

    Trả lờiXóa
  3. Trung quốc là gì của Việt nam? Một câu hỏi hay, nhưng để trả lời cầu hỏi này trước hết trả lời câu hỏi: Việt nam là gì của Trung quốc? hay Trung quốc muốn Việt Nam là gì của Trung Quốc?
    Không thể phủ nhận, văn hóa Hán đã ăn sâu vào đời sống văn hóa người Việt và trở thành một bộ phận của đời sống tinh thần người Việt nhưng nó không thuần hóa được người Việt.
    Việt Nam là một bộ phận của dân tộc Trung Hoa, một tiểu bang, một xứ man di chấn giữ phía Nam Trung Hoa đại lục. Đó là khát vọng đại bá truyền đời, truyền thống và vĩnh viễn của tất cả các triều Đại, mọi chế độ xã hội và trong ý thức của mỗi người dân Trung Hoa.
    Và khát vọng đó càng trở nên mãnh liệt, ngông cuồng trong thời đại ngày nay bởi chưa bao giờ cơ hội đó rõ rệt như thời đại ngày nay. Cùng chung ý thức hệ, chung lý tưởng, cùng một hệ thống đã trở thành phương tiện hữu hiệu để từng bước ràng buộc chúng ta ngày càng lệ thuộc và đi đến thần phục hoàn toàn những người cộng sản Trung quốc.
    Đã từ lâu, những nhà lãnh đạo Việt Nam luôn coi đường lối, chủ trương Đảng Cộng sản Trung quốc, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa như mô hình để theo đuổi và thực hiện. Cải cách ruộng đất, Công xã nhân dân, cải tạo tư bản, cách mạng văn hóa và ngày nay là cải cách mở cửa, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...tất cả đều được sao chép thô thiển tuy nó không khốc liệt bằng những gì xảy ra ở Trung Quốc nhưng hậu quả cũng thật nặng nề.
    Cải cách mở cửa, phát triển kinh tế, canh tân đất nước họ đã thành công và trở thành một cường quốc về mọi mặt. Sự lệ thuộc vào chính trị, sự yếu kém về kinh tế của Việt nam cho Đảng Cộng sản Trung quốc thấy cơ hội ngàn năm có một để thuần phục Việt nam.
    Mỗi người Việt hãy mở mắt ra, nhìn vào quá khứ, hiện tại và nhìn thực tế những gì những người Công sản Trung quốc đã làm. Muốn vậy hãy công khai thông tin những gì họ đã làm trong hơn nử thế kỷ qua; hãy xác định ta với Trung Quốc chưa bao giờ là bạn, chưa bao giờ là đồng chí, dã tâm thôn tính Việt Nam luôn thường trực trong đường lối Đảng Cộng sản trung quốc.

    Trả lờiXóa
  4. TG MXDũng có bài viết hay theo tôi nhiều vị GS ăn cơm dân thờ ma đảng cũng k có nổi suy nghĩ VN-TQ đối tác bình đẳng chứ đừng mong dám nói ra? Có phải TG là một trong những người BT đi đầu chống TQXL và dã từng bi đàn áp bởi kẻ còn đảng còn mình k nhỉ !chúc tg khoẻ có thêm nhiều bài viết trên trang bác BỒNG...! NGLUY

    Trả lờiXóa
  5. Trung Quốc là gì của VN?
    Là người thầy vĩ đại? Là người bạn lớn? Là... Đấy là đối với những người nhờ Tầu mà có cơ hội độc chiếm những vị trí quyền lực để tha hồ mà nhũng nhiễu. Còn với người dân thì chỉ cần nghe họ gọi"mấy thằng Tầu" hoặc"bọn ba Tầu"thì đủ biết TQ là gì với họ.

    Trả lờiXóa
  6. Ăn bo bo nhưng có tự do ! Riêng tôi , TQ chẳng là cái gì , không thể coi thằng giặc dã man là bạn , đối với mọi người của các dân tộc khác thì rất hân hạnh được đón tiếp , nhưng riêng thằng Tàu là phải cảnh giác , tôi có dị ứng với bọn này !

    MP.78

    Trả lờiXóa
  7. Quan trọng là Đảng, Nhà nước VN coi TQ là gì. Mọi truyện sẽ ở đó mà ra. Muốn TQ là đối tác bình đẳng cũng không đơn giản nếu như nội lực và tư thế VN vẫn hèn kém như hiện nay. TQ ép Nhật, Hàn nhưng trong bụng vẫn nể sợ. Chỉ ép VN là TQ mới ngang ngược như vậy, riêng truyện đối phó với biểu tình phản đối của nhân dân nó đã thấy khỏe vì đã có chính quyền VN lo hộ rồi.
    Chỉ khi nào Đảng CS VN có cách nhìn, cách nghĩ, cách làm khác về TQ, về Quốc gia, dân tộc mới mong thay đổi được quan hệ VN - TQ, mới nói đến truyện bình đẳng được. Việc này, hiện tại hình như quá hay ngoài tầm tay của người dân Việt. Trừ khi dân VN có giải pháp khác.

    Trả lờiXóa
  8. Là gì?
    Là điểm tựa để giữ ghế.......

    Trả lờiXóa
  9. Không bám vào tầu cộng thì csvn cạp đất ra mà ăn à?

    Trả lờiXóa
  10. Trung Quốc là thầy vĩ đại của Đảng CS Việt Nam,nhưng là kẻ thù truyền kiếp của Dân Tộc và Nhân Dân Việt Nam!Đó là chân lý!

    Trả lờiXóa