Một trong những yêu cầu của TPP là quyền lập hội và đặc biệt là
thành lập công đoàn độc lập cũng đặt ra một thách thức lớn đối với chính phủ Việt
Nam. Tất nhiên, những thay đổi này có lợi cho người lao động ở Việt Nam nhưng đối
với chính quyền thì đó là một khó khăn đối với họ (Luật
sư Lê Công Định).
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP, được 12 nước tham
gia đàm phán đúc kết vào ngày 5 tháng 10 vừa qua. Giới chuyên gia Việt Nam cho
rằng đây là một cơ hội cho Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức lớn buộc Hà Nội
phải có những cải cách thực sự. Một lĩnh vực phải có những thay đổi cho phù hợp
với qui định chung của quốc tế là luật pháp.
Luật sư Lê Công Định trong bài trả lời phỏng vấn biên tập viên Gia
Minh đề cập đến lĩnh vực tư pháp hiện đang lạc hậu của Việt Nam cần phải thay đổi
ngay vì theo vị luật sư này đây là cơ hội cuối cùng cho Việt Nam.
Trước hết luật sư Lê Công Định nói đến cơ hội và thách thức của
TPP đối với Việt Nam.
Luật sư Lê Công Định: Cơ hội thì có nhưng chắc chắn thách thức
cũng nhiều, nhất là việc tuân thủ các luật lệ thương mại quốc tế chung. Thí dụ
TPP tạo ra một sân bình đẳng và tìm cách phá bỏ mọi rào cản về thương mại giữa
các nước thành viên; như vậy vấn đề thuế quan là vấn đề đặt ra hàng đầu do đó
tôi nghĩ những thay đổi về luật pháp của Việt Nam trong tương lai cũng sẽ tập
trung vào vấn đề đó.
Và một trong những yêu cầu của TPP là quyền lập hội và đặc biệt là
thành lập công đoàn độc lập cũng đặt ra một thách thức lớn đối với chính phủ Việt
Nam. Tất nhiên, những thay đổi này có lợi cho người lao động ở Việt Nam nhưng đối
với chính quyền thì đó là một khó khăn đối với họ. Và cuộc thương lượng giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ về vấn đề này tôi nghĩ cũng có nhiều chông gai nhưng cuối cùng chính
quyền Việt Nam đã chấp nhận điều đó. Và chúng ta chờ đợi xem trong một năm tới
đây thì những luật pháp liên quan đến quyền lập hội, quyền lập công đoàn độc lập
sẽ được ban hành như thế nào, và những cơ hội nào có được cho người lao động
trong tương lai. Đó là điều tôi nghĩ cũng là một thách thức và nếu Việt Nam
không tuân thủ một lộ trình và cam kết của mình như vậy thì tôi nghĩ sự chế tài
của cộng đồng quốc tế, mà ở đây trong phạm vi các nước thành viên TPP, sẽ rất
rõ ràng và cụ thể. Chúng ta không thể tìm cách lẩn tránh hoặc trì hoãn sự chế
tài đó được đâu.
Tôi nghĩ cơ hội có và thách thức cũng nhiều.
Gia Minh: Luật sư thấy đến nay đội ngũ những người trong
ngành luật để khi có xảy ra những vụ việc và Việt Nam phải đối mặt với những biện
pháp chế tài mà luật sư vừa nhắc đến, thì theo luật sư được đến đâu và công tác
đào tạo phải thế nào để có thể đáp ứng được yêu cầu?
Luật sư Lê Công Định: Hơn mười mấy năm nay, ở Việt Nam có một
đội ngũ luật sư chuyên môn về thương mại quốc tế, họ càng ngày càng có nhiều
kinh nghiệm hơn. Tôi tin nhóm luật sư này sẽ đóng góp nhiều trong tương lai.
Tuy nhiên số lượng quá ít và có thể nói có những cơ hội sắp mở ra và rất, rất
nhiều doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đi ra thị trường nước ngoài hơn cả thời
tham gia WTO nữa. Thế nhưng những luật sư và các hãng luật chuyên môn về luật
thương mại quốc tế nói thật đếm trên đầu ngón tay. Do đó sự thiếu hụt về đội
ngũ luật sư giỏi và có kinh nghiệm, phải nói thật, là điều mà tôi thấy lo lắng.
Tôi nghĩ với chương trình và giáo trình đào tạo theo kiểu của các
đại học luật ở Việt Nam hiện nay thì hoàn toàn không có khả năng đáp ứng được
nhu cầu mở rộng trong tương lai. Do đó theo tôi hơn bao giờ hết, các đại học luật
Việt Nam phải tập trung thay đổi tận gốc rễ chương trình và các giáo trình của
mình. Nếu không chúng ta không có cách nào để bắt kịp đà phát triển mới như vậy.
Cách đây hơn 10 năm tôi có dịp sang Kampuchia, đến Phnom Penh tham
quan Đại học Luật ở thủ đô Phnom Penh, tôi thấy chương trình của họ vào năm
2003 đã phát triển rất mạnh mẽ rồi. Còn chúng ta 12 năm nay, tôi nhìn lại vẫn
thấy rằng chương trình Đại học Luật Việt Nam vẫn thua Đại học Luật Phnom Penh
12 năm về trước. Cứ nghĩ xem 12 năm qua họ càng phát triển hơn thế nào.
Do đó nếu lúc này chúng ta không cải cách một cách triệt để, chắc
chắn một điều ngay cả Kampuchia chúng ta cũng thua chứ chưa nói đến cộng đồng ở
trong TPP.
Gia Minh: Luật sư vừa đề cập đến từ ‘cải cách triệt để’; lâu
nay người ta cũng nói đến ‘cải cách thể chế’, những cải cách liên quan; mặc dù
người ta thấy bức thiết nhưng có thể thực hiện trong thời gian đến?
Luật sư Lê Công Định: Tôi nghĩ thay đổi cả một truyền thống
đào tạo ngành luật ở Việt Nam như vậy phải nói rất khó khăn nhưng chúng ta
không thể không làm được. Bởi vì để đào tạo ra một đội ngũ luật sư thực sự có
năng lực ít nhất phải có 10 năm: trong đó 4 năm đào tạo ở bậc đại học và sau đó
họ phải có ít nhất năm năm nữa để hành nghề chuyên nghiệp trong một hãng luật
chuyên nghiệp. Như vậy theo tôi nghĩ phải có gần 10 năm hay hơn 10 năm để có được
đội ngũ luật sư chuyên nghiệp. Chứ bây giờ không cải cách liền mà chờ 1 năm nữa
sau đại hội đảng mới làm thì mất đi một năm. Nếu lại vì một biến cố chính trị
nào đó phải trì hoãn nữa, thì nói thật cơ hội của mình ngày càng chậm dần và nếu
so với đội ngũ luật sư ở Kampuchia chẳng hạn thì tôi thấy bây giờ mình hoàn toàn
đã thua xa rồi thì không còn cách nào khác mà ngay từ lúc này phải làm.
Muốn làm nhưng tôi nói thật chương trình đào tạo của mình lạc hậu
quá. Bây giờ mà còn học những môn lý luận nhà nước về pháp quyền, trong đó đặt
rất nặng về vấn đề triết học Mác- Lênin, trong nghiên cứu về nghiên cứu về nguồn
gốc của nhà nước, nguồn gốc của luật pháp. Tôi nói thật những tư tưởng đó chả
đúng tí nàoĐiều đó phải thay đổi.
Gia Minh: Luật sứ nói đó vừa là cơ hội vừa là thách thức,
thúc bách phải thay đổi có thể là một cơ hội, có đúng không thưa luật sư?
Luật sư Lê Công Định: Tôi thấy đây là một cơ hội lớn, vì nếu
không có cú hích mạnh mẽ của TPP thì chắc hệ thống luật pháp của chúng ta sẽ
không thay đổi đâu. Cho nên đây là lúc chính quyền buộc lòng phải thay đổi hệ
thống luật pháp. Ở đây tôi không nói riêng về vấn đề công đoàn độc lập, mà toàn
bộ hệ thống luật pháp, cùng với vấn đề thực thi, rồi vấn đề thi hành các phán
quyết của tòa án của mình. Bởi vì trong tương lai những tranh tụng như vậy có
thể xảy ra tại tòa án của mình. Nếu tòa án của mình xử không công minh và khi
có bản án rồi mà không thi hành được, hoặc thi hành một cách chậm trễ khiến gây
thiệt hại cho giới đầu tư hoặc thương mại nước ngoài, thì mang một tiếng xấu rất
nghiêm trọng đối với các nước thành viên TPP; như vậy không thể nào hòa nhập
trong nền kinh tế quốc tế được.
Do đó tôi nghĩ toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, hệ thống tư
pháp bắt buộc phải thay đổi bởi cú hích TPP này.
Gia Minh: Hẳn nhiên luật sư cũng chia xẻ ý kiến này với các
luật sư và giới luật gia ở Việt Nam, họ có ý kiến gì không?
Luật sư Lê Công Định: Vấn đề này anh em trong giới luật sư,
luật gia và thậm chí tòa án người ta cũng đã nhận thấy chứ không phải không. Bởi
vì chúng ta biết năm 2000 khi Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương với
Hoa Kỳ, sau đó năm 2007 tham gia WTO; nhưng cơ hội đó cũng đòi hỏi chúng ta phải
cải cách hệ thống luật pháp và quả nhiên Việt Nam cũng đã có một sự cải cách
nào đó. Tuy nhiên vẫn chưa đủ và do việc cải cách nửa vời đó khiến làm trì trệ
sự phát triển kinh tế. TPP này là cơ hội thứ ba và tôi nghĩ đây là cơ hội cuối
cùng để Việt Nam có thể hòa nhập thực sự và thay đổi hệ thống luật pháp cho giống
với hệ thống mà cả thế giới chấp nhận và có quan điểm tương tự. Như vậy đây là
cơ hội cuối cùng, nếu không theo tôi chúng ta sẽ không bắt được nhịp phát triển
mà còn bị đẩy lùi ngược trở lại và chúng ta mãi mãi là một nền kinh tế gia
công. Theo tôi nghĩ nếu với một hệ thống luật pháp lạc hậu nữa thì Việt Nam cứ
là nơi để người ta đến kiếm tiền rồi người ta đi. Bao nhiêu cơ hội chúng ta có
thể tận dụng sẽ lại bị trượt một lần nữa.
Gia Minh: Cám ơn luật sư.
(RFA)
---------------
Ông bà ta có câu rất hay là "Tự lực tự cường". Nhưng ngày nay hình như đã không còn. Chúng ta cứ mong dựa dẫm vào ai đó?
Trả lờiXóaVới những tên tham nhũng, TPP có thể là thêm 1 cơ hội khua khoắng của chúng. Chúng nghĩ vậy.
Trả lờiXóa1ông Hà Lan nói chung chung với tôi về TPP, nghe nhức cả đầu: "The monkeys, they do some tricks there! (bọn khỉ có rất nhiều trò bịp bợm!)"
Trả lờiXóaThế giới đang ủng hộ chúng ta.
Trả lờiXóaAi quyết tâm theo đuổi Hiệp ước TPP người đó phải quyết tâm chống Tàu và VÔ HIỆU HOA ĐCS để xây dựng XÃ HỘI DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN.
Hội nghi TW 12 không là cái gì cả, ĐH 12 cũng không là gì.
Ai nắm BỘ QUỐC PHÒNG và BỘ CÔNG AN trong tay, người đó sẽ VÔ HIỆU HÓA ĐCS và THAY ĐỔI ĐẤT NƯỚC
Chủ nghĩa Mác Lê Nin là kim chỉ nam mọi tư tưởng và hành động của đảng CSVN. Một mình một ngượ ta cứ đi, không đụng hàng ai cả.
Trả lờiXóaVới não trạng của các vị tầm cao trí tuệ của VN hiên nay không biết đến bao giờ. Lại VN là nước đi sau nên phải có lộ trình...Nhưng vào TPP là điều kiện ban đầu.
Là người rừng về thành phố
Trả lờiXóađem luật rừng thi thố với văn minh
Việt Nam tồn tại những mặt yếu cơ bản để được chấp nhận vào Hiệp định TPP, đặc biệt là vấn đề nhân quyền, điều đó cho thấy Việt Nam đã được "chiếu cố" ra sao và điều đó nhắc nhở những người lãnh đạo ĐCS phải biết điều thả ngay các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ trong các trại tù trên cả nước.
Trả lờiXóaHiệp định TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế phát triển, điều đó cho thấy, VN phải hết sức cố gắng vượt lên chính mình.
Không ai cho không anh, nếu anh không tự khắc phục những yếu kém của bản thân anh để vươn lên cho kịp nhịp đi chung.
Tất cả mọi người VN, không trừ ai, không muốn xã hội trong đó có gia đình mình được hưởng lợi ích từ Hiệp định kinh tế này.
Vậy phải từ bỏ cái gì và phải chấp nhận cái gì mỗi chúng ta đều hiểu và phải giữ vững lòng tin
Cũng phải có cái gì đấy mạnh mẽ "ép" cho cả DÂN và CHÍNH QUYỀN buộc phải thay đổi , tiến bộ , văn minh lên chứ cứ mãi mãi "trăm năm lối cũ ta về" thì chỉ có làm nô lệ cho Tàu thôi! Hoan hô TPP !
Trả lờiXóahàng chục triệu sv, hàng trăn triệu giờ phải học mac le , lịch sử đảng, lãng phí và buộc phải quên dù có nhồi sọ, đất nước phải chậm đi, hàng nghìn tỉ đồng phải vất đi, cho nên đại học nên không lọt nổi top 800 thế giới
Trả lờiXóaƯớc gì đất nước ta có một người lãnh đạo có học thức thật sự đơn giản vậy thôi!!!!!
Trả lờiXóa