Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Đừng đổi mới giáo dục bằng xào xáo cái cũ

GS Hồ Ngọc Đại cho rằng: “Cần có một nền giáo dục mới. Một nền giáo dục buộc phải mới tận nguyên lý của nó. Một nền giáo dục tất yếu phải trở thành sự cứu nguy cho dân tộc, nơi trẻ em là những “Anh hùng thời đại”. Và một nền giáo dục không bị thần bí hóa bằng lời hô hào "sáng tạo" suông, mà là một nền giáo dục công nghệ hóa, có thể triển khai theo cái mẫu được các nhà khoa học tạo ra bằng thực nghiệm”. Chuẩn bị bước vào một năm học mới, PV đã có cuộc đối thoại với GS Hồ Ngọc Đại.
'Nếu nền giáo dục làm đúng thì 15 năm sau chúng ta có một dân tộc khác'
Năm nay đã gần 80 tuổi, có thể nói ông đã dành tâm huyết cả đời mình cho ngành giáo dục. Có những công trình ông viết từ gần 40 năm trước giờ mới được công nhận, đưa vào giảng dạy. Vậy trong con mắt của ông, nền giáo dục của chúng ta đứng ở đâu so với thế giới?
- Nếu so với thế giới, nền giáo dục của chúng ta quá lạc hậu. Tôi có thể nói thế này: Vào thời điểm này từ cuộc sống, tất cả các ngành, các nghề của con người và xã hội đã biến đổi rất lớn so với cách đây 15-20 năm, nhưng nghiệp vụ sư phạm của chúng ta thì từ nửa thế kỷ nay không thay đổi gì cả. Thậm chí còn tệ hại hơn trước vì trước là thầy giảng, trò ghi nhớ nhưng bây giờ là thầy đọc, trò chép.
Bộ GDĐT đã nhận thức được điều đó nên trong những năm gần đây đã đưa ra hàng loạt phương án đổi mới giáo dục như 10+2 hoặc 9+3, hoặc các phương án đổi mới SGK, đổi mới kỳ thi... đó cũng là cách đổi mới đấy chứ?
- Với lực lượng hiện nay tôi không tin là làm được bởi bản chất vẫn là xào xáo cái hiện có. Người ta thay ngôn từ này bằng ngôn từ khác cho khéo léo hơn, lọt tai hơn nhưng bản chất không thay đổi gì vì tư duy và trình độ không có gì thay đổi giống như cái cày chìa vôi thì dù cải tiến bằng trời nó vẫn là cái cày chìa vôi. Cuộc đời tồn tại bằng sự vật vì vậy muốn cải tiến thì hãy cải tiến từ sự vật, từ cuộc sống chứ không phải bằng ngôn từ.
Vậy theo GS, việc đổi mới phải từ đâu?
- Muốn đổi mới thì phải nhìn nhận lại tư duy triết học về giáo dục bởi tư duy hiện nay về giáo dục là tư duy triết học học trò, triết học thi cử, triết học sách giáo khoa mà đáng lẽ ra phải có cái nhìn triết học bác học. Vấn đề nữa là tâm lý học giáo dục rồi mới đến khoa học chuyên ngành.
Vấn đề triết học bác học về giáo dục là gì ạ?
- Đó là anh phải nhìn nhận đối tượng giáo dục mà bắt đầu từ trẻ em là cái gì? Quan điểm của tôi  về trẻ em thế này:“Trẻ em là mỗi người tự sinh ra nó” bố mẹ sinh ra con là cho nó cái hình hài vật chất, còn quá trình lớn lên là nó tự sinh ra nó. Vì vậy vai trò của giáo dục ở đây là định hướng để họ phát triển và làm cho người nào trở thành chính con người ấy, chứ không phải trở thành người khác.
Vậy có nghĩa là quá trình giáo dục là quá trình hướng cho đứa trẻ tự hoàn thiện mình?
- Đúng vậy. Chúng ta phải giáo dục sao cho trẻ em tiếp thu được nền văn minh xã hội, phải tổ chức để người học tiếp nhận được điều đó. Tôi vẫn muốn nhấn mạnh về việc ưu tiên giáo dục mầm non bởi đây là giai đoạn hình thành nhân cách của trẻ. Ưu tiên trẻ con là ưu tiên dân tộc, vì tương lai dân tộc. Nếu nền giáo dục này mà lành mạnh và làm đúng thì tôi tin 10-15 năm nữa chúng ta sẽ có một dân tộc khác. Phương pháp của tôi là dạy cho trẻ tự làm lấy hết mọi việc, khi con trẻ  biết tự làm lấy mọi việc thì sẽ tự tin. Khi đã tự tin thì sẽ tự trọng. Nếu một đất nước mà công dân đất nước đó ai cũng tự tin và tự trọng thì đất nước đó vĩ đại lắm. Muốn như thế thì phải đổi mới căn bản trong giáo dục. Nếu làm được thì  10-15 năm nữa chúng ta có một dân tộc khác, một dân tộc đầy tự tin và tự trọng.
Nền giáo dục toàn lý thuyết như  vậy có phải là nguyên nhân để đất nước ta có một số lượng tiến sĩ, cử nhân vô cùng lớn, nhưng những công trình nghiên cứu của những tiến sĩ này đều không thể đưa vào áp dụng trong thực tế, cử nhân thì không biết làm việc ?
- Đúng là nền giáo dục của chúng ta đã đẻ ra một hệ thống tiến sĩ “từ chữ sang chữ, từ sách sang sách”. Cái gọi là công trình khoa học của tiến sĩ ấy là chép từ sách này sang sách khác, hoàn toàn là những bản photocopy lẫn nhau. Đây là trò chơi chữ nghĩa, trò chơi trong phòng thi, trò chơi trong phòng kín giữa những nhóm người với nhau  chứ không phải từ cuộc đời mà ra. Cử nhân cũng vậy, ra trường không biết làm việc không biết một nghề gì cụ thể. Tôi cho rằng nếu muốn cải cách giáo dục hiệu quả thì việc cải cách đó phải từ cuộc đời mà ra.
Xin trân trọng cảm ơn GS!
Chí Tùng thực hiện \/Motthegioi

=========

35 nhận xét:

  1. Hồi tôi học đại học ngành kinh tế, giờ Triết, gặp ông thầy rất là thú vị:
    - Cái này có trong sách rồi. Các bạn cứ về mà đọc.
    Sau đó thầy nói chuyện về môn... karatedo, vì thầy có đai đen môn này, cho đến khi chuông báo hết giờ.
    Các bạn lớp tôi năm đó nhiều người nay cũng khấm khá. Gặp nhau tay bắt mặt mừng:
    - Ê, ông có nhớ thầy V. không? May mà thầy không nhồi sọ chúng mình cái môn triết học tào lao ấy. Nếu không, chắc cũng tưng tửng, đi bậy đi bạ trong cuộc sống, nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đặc thù của Đất nước Ta so với khu vực và thế giới , là quốc gia "Hiếu học" , đó là truyền thống tốt đẹp ! Làm cả thế giới phải ghen tị trong những kỳ thi quốc tế ta luôn mang về những giải thưởng cao, ấn tượng!
      Có được những thành quả đó là nhờ sự lãnh đạo , tính kiên định , kiên trì định hướng tài tình của Đảng, của con đường XHCN
      Đảng luôn đề cao tính truyền thống, cái nhân văn của loài người , từ đó khích lệ và làm động lực thúc đẩy truyền thống hiếu học tốt đẹp của dân tộc. Chứ không phải như cái nhìn "thiểu năng trí tuệ" mầm mống của "chế độ cũ" Hồ Ngọc Đại!
      Trong tình hình "Thế giới phẳng" như hiện nay, Đảng luôn xác đinh, kiên định: "hoà nhập , chứ không hoà tan với Thế giới, vì vậy Đảng luôn coi trọng phát huy "nét truyền thống"
      Chứ không phải như lời gã gs HNĐ góp ý không mang tính xây dựng trong bài.
      Các người cùng gã gs HNĐ , hãy cứ hoà nhập để rồi hoà tan hết tất cả đi! .... Để rồi đến khi nhìn về "Bản sắc Dân tộc" mà Đảng đã dầy công vun đắp gây trồng không còn nữa thì lúc đó chẳng biết mình là ai, và đang ở đâu?
      Thật đáng thương cho cái "ý tưởng mới" của một con người thuộc "chế độ cũ" !
      Lại Thành Kiên, trưởng phòng vhtt, Đông Hưng, Thái Bình.

      Xóa
    2. Thật đáng thương cho cái "ý tưởng cũ" của một con người thuộc chế độ "mới" - là Lại Thành Kiên, trưởng phòng vô vhtt, Đông Hưng, Thái Lọ!

      Xóa
    3. Mệ....không có thằng cu nại thành kiên hót cũng thấy buồn
      mài đáng tuổi con cháu GS Hồ Ngọc Đại
      mới nhớn ăn nói cho cẩn thận
      ổng là con dê ông ba Duẩn đấy nhá

      Xóa
  2. Nói đúng đến nay Việt nam chưa có một nền giáo dục đúng nghĩa!!! Cứ nhìn thực trạng xã hội,từ quan chức đến xã hội đen và dân thường rất khó phân biệt,lời nói cử chỉ hành động cùng một khuôn mẫu.quan chức bây giờ văng tục còn hơn xã hội đen,và luôn sẵn sàng ẩu đả.điều đáng báo động nữa là vơ vét hơn xã hội đen.tôi có anh bạn bố theo đảng,chú theo Pháp...chi theo đảng giờ thì nào là nghiện hút,tù tội,trộm cắp,đứa thì trại phục hồi nhân phẩm vì tội bán trôn nuôi miệng,còn ai may mắn có tí đường quan lộ thì nay cũng vướng vòn lao lý vì trôm cắp của công... Chi theo Pháp khỏi nói bét nhất cũng là kỹ sư,bác sỹ,chuyên viên cấp cao,cao thì tiến sỹ...khi hội ngộ,ông theo đảng khóc như mưa vì tủi hổ quỳ lạy ông theo Pháp vì trót coi ông là phản động. Ông theo Pháp cảm thông an ủi và xây cho cái nhà mới khang trang thay cho cái nhà cũ dột nát siêu vẹo có thể đổ bất cứ lúc nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn kể đúng rồi. Bọn Vô thần lại không tin vào Tâm linh nên hành xử khác gì Ngạ quỷ. Chúng phải gánh lấy Nghiệp Ác mà chúng gây ra. Nhân-Quả công bằng.

      Xóa
  3. GS Đại có lần đã chửi khéo bọn lãnh đạo
    Chúng ta cứ tưởng lấy 1 lít nước 70độC + 1l nước 50độC + 1l nước 40độC + 1l nước 30độC
    sẽ được 4l nước 190độC

    Trả lờiXóa
  4. Kế thừa - phát triển, lẽ đương nhiên
    "Xào xáo" - xin đừng, hệ lụy - phiền
    Bản lĩnh, tâm , tầm dân - nước trọng
    Trên đồng, dưới thuận - đạo đời yên.

    Trả lờiXóa
  5. Giáo dục nước ta hiện nay, quá ôm đồm. Học trở thành một gánh nặng với người học. Quá nhiều điều vô bổ, vô nghĩa, vô lý và vô tác dụng.
    Chương trình giáo dục với một hệ thống tư tưởng đồ sộ nhưng thực chất học chẳng để làm gì cả. Ngay từ buổi cắp sách đến trường các em đã bắt buộc học phải yêu người này, cái kia mà các em chả biết họ là là ai? Đó là cái gì? Rồi các em tiếp tục học lên chủ nghĩa này, tư tưởng kia rối rắm, láo nháo những vẫn phải học vì phải thi và không vượt qua cái mớ hổ lốn ấy dù người học giỏi bao nhiêu cũng đừng hòng có bằng này bằng nọ. Cái mớ tư tưởng, chủ nghĩa, lý luận tào lao ấy ngốn của người học không ít thời gian và tâm lực.
    Đổi mới giáo dục phải bắt đầu đổi mới từ tư duy giáo dục, phải từ yêu cầu nguyện vọng người học để xây dựng chương trình làm sao để khoảng thời gian mài đũng trên ghế nhà trường ít nhất nhưng khi vào đời người học vẫn coi học tập như một nhu cầu và có hứng thú học tập. Phải có nhiều chương trình học tập để mọi người có thể chọn cho mình chương trình hợp lý trên tinh thần học phục vụ cuộc sống, học để làm việc, cần gì học nấy.
    Dám mạnh dạn cắt bỏ những nội dung chương trình vô bổ, vô nghĩa, tập trung thời gian cho kiến thức và kỷ năng chuyên môn; đơn giản hóa các kỳ thi, giảm áp lực đối với người học.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viết Nam có nền giáo dục cũng nhất thế giói học không đỗ mua bằng còn rẻ hơn là đi học băng cấp ba giá năm triệu đồng băng đại học giá ba mươi triệu đồng băng tiến sĩ hai trăm triệu đồng thằng buôn gỗ cũng có bắng tiến sĩ bó tay

      Xóa
    2. Ý kiến của bạn Nặc danh13:46 Ngày 06 tháng 09 năm 2014 thật tuyệt. Mình hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bạn. Tán đồng ý kiễn: Càng rút ngắn thời gian học trên lớp càng hay. Đa số HS học trên lớp có nắm được những gì thầy cô giảng dạy đâu, dạy 10 chúng biết chưa được 1. Ngay 7 hằng đẳng thức được gọi là ĐÁNG NHỚ mà nhiều HS cũng chẳng nhớ được chứ nói gì đến những điều cao xa. Làm sao để cho bọn trẻ tự học là tốt nhất

      Xóa
  6. Giáo dục tự nó,trước hết phải mang màu sắc dân tộc,phục vụ dân tộc nói riêng và thế giới loài người nói chung - trong quan điểm này ,nó đã có tính độc lập và tự do rồi,không thể gò bó trong một khuông mẫu định sẵn bởi một chủ thuyết,một tôn giáo hay một đảng phái chính trị nào // Nếu bị gò bó,có thể ban đầu nó phát triển tốt,nhưng sau đó qua thời kỳ nở rộ nó xuống dần,xuống dần...và có thể chạm đáy và tan rã - đó là,thực trạng của nền giáo duc VN đấy - gần chạm đáy rồi thưa quí vị !

    Trả lờiXóa
  7. Xin đại tá chủ nhân blog cho tôi hỏi một chút,gs Hồ ngọc Đại có phải trước kia đã từng giảng dạy ở Trường Quốc Gia Sư Phạm Saigon (của chế độ VNCH,vào thập kỷ 60-70 củ thế kỷ trước) không ? Xin cảm ơn Đại tá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Yes, đọc theo LINK này sẽ biết thêm cơ bản về GS HNĐ:
      http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ng%E1%BB%8Dc_%C4%90%E1%BA%A1i

      Xóa
  8. Tại sao con cháu cán bộ của Đảng - Nhà nước VN cứ trốn nền giáo dục VN XHCN và rất thích sang các nước tư bản giẫy chết để học tập ???
    Giá trị Văn hóa, đạo đức thời Đảng cầm quyền đã bị đảo ngược nên thực tế phũ phàng hiện nay là GD VN đa số những người dốt làm lãnh đạo.
    Cũng dễ hiểu thôi, Vì dạy học không ra hồn nên họ thường xả thân nịnh nọt cấp trên và cố đầu tư tiền bạc chạy chọt để được làm Hiệu trưởng, Hiệu phó, làm cán bộ phòng, sở...
    Mong Đảng CS VN cần có cơ chế tuyển lãnh đạo minh bạch hơn

    Trả lờiXóa
  9. Tôi Thích nghe thầy Đỗ Việt Khoa hơn là nghe các GS tiến sĩ.
    Lãnh đạo ĐCS VN đa số được học và thi trong môi trường như ĐỒI NGÔ

    Trả lờiXóa
  10. Tôi không hiểu nổi vn cứ thế này rồi các ngành các cấp sẽ ra sao người dân sẽ khổ mức nào quan chức đầu cỡ nào liêu xã hôi có chở về thời kỳ phong kiến xong lại đấu tố địa chủ không

    Trả lờiXóa
  11. Kính gửi anh Bồng!
    Đã từ lâu tôi thường xuyên theo dõi trang của Anh( nhưng ít cmt) .
    Hôm nay tôi mạnh dạn đề xuất cùng anh : nên bố trí thêm mục mang tên "Ảnh BÌNH - Hình LUẬN" cho thêm sinh động, tăng tính "chiến đấu" của trang nhà và bạn đọc cả nước hơn!
    Hình ảnh ... Anh có thể lấy từ "láng giềng" hoặc cho phép các bạn đọc trang nhà chụp rồi post lên , theo từng chủ đề, tính thời sự. Tôi tin là nó sẽ "sinh động" lên rất nhiều.
    Kính gửi anh Bồng cùng toàn thể bạn đọc trang nhà! Tôi xin mạnh dạn đề xuất mô hình ảnh như sau:
    Tôi tin số lượng bạn đọc BVB sẽ trải dài mọi miền của Đất Nước đủ 63 tỉnh thành . Vậy nếu ở quanh tôi, gần nhà bạn, ở cơ quan bạn...vv.. Xuất hiện nhiều dinh thư như ông Truyền Bến Tre, hoặc thói xa hoa lãng phí của lãnh đạo các địa phương.... Các bạn hãy ghi lại hình ảnh và gửi cho BVB vào mục Ảnh BÌNH - Hình LUẬN . Nếu "ước mơ" nhỏ này của Tôi được Đại Tá BVB ủng hộ , thì tôi là sức chiến đấu của bạn đọc cả nước sẽ được nâng lên rõ rệt!
    Mong được Đại Tá "của bạn đọc" lưu tâm trả lời giúp "ước mơ nhỏ" của Tôi.
    Kính chúc BVB và bạn đọc cả Nước luôn luôn có: sức khỏe - sức mạnh - sức chiến đấu cao!
    (Cựu giáo viên Trường CHU VĂN AN - Hà Nội)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. BVB cũng mấy lần giới thiệu lên mục "Ảnh ấn tượng" tại trang này rồi, và vẫn tiếp tịc đề mục đó.
      Ảnh không cần đẹp, nhưng tạo ấn tượng và gợi suy ngẫm cho người xem về một góc độ nào đó của đời sống xã hội, nhân cách, lối dống, thói đời...Neeso có ảnh ấn tượng xin bạn đọc gửi địa chỉ E.Mail: cmg.thct178.b@gmail.com.

      Cảm ơn Cựu GV CVA đã chia sẻ và tham gia đóng góp ý kiến!

      Xóa
  12. Học trò thì quá tải về thời gian; học chính khóa học tăng cường,bổ trợ học thêm... quá tải về nội dung , kiến thức ,thừa ,thiếu sgk... cha mẹ hs thì quá tải về tiền học phí ,ủng hộ,xây dựng,đồ dùng,quĩ...? Thầy cô thì quá tải về giờ dạy,sổ sách ,sáng kiến ,danh hiệu thi đua-cơm áo k đùa với khách thơ? Xã hội thì quá tải về...mọi thứ XÃ HỘI HÓA???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  13. Phải cải tạo mảnh đất bạc màu đã, sau đó trồng cây Giáo dục mới xanh tốt được.

    Trả lờiXóa
  14. Giáo dục nhằm mục đích tạo những thế hệ nối tiếp nhau để phục vụ cho xã hội , đất nước và nhân loại .

    Trái lại mục đích trên , Đảng muốn lợi dụng giáo dục để đào tạo duy nhất một thành phần trí thức nhằm phục vụ cho Đảng . Điều này khiến tinh thần giáo dục bị trói buộc , bị gọt dũa cho phù hợp với tính Đảng , bỏ mặc yếu tố cá nhân , dân tộc và nhân loại .

    Nên đưa tính Đảng ra khỏi phạm trù giáo dục băts đầu từ tuổi thơ . Cần thay thế vào đấy lịch sử hào hùng của dân tộc . Phải đặt lịch sử dân tộc trên hết , học để giữ gìn và bảo vệ tổ quốc chứ không phải để bảo vệ Đảng . Không thể giáo dục trẻ với tính chất tuyên truyền Đảng trên hết , trên cả ông bà , cha mẹ và tổ quốc .

    Phải đưa cái hình ảnh quàng khăn đỏ , cảm tình đoàn , đảng ra khỏi trường học , đây chính là việc làm trước tiên cần thay đổi trong giáo dục . Giáo dục cần phải độc lập với màu sắc chính trị , đem chính trị đảng phái vào học đường , là bóp chết giá trị lịch sử , giết chết tinh thần dân tộc , tạo nên mầm mống khống trị độc tài .

    Trả lờiXóa
  15. Đổi mới giáo dục TOÀN DIỆN và TRIỆT ĐỂ là đổi mới như thế nào đố ai trả lời chính xác !!!!! ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác giáo làng
      Cải cách GD không thể làm được nếu không có chuyển đổi tư duy-thể chế, vì chế độ nào thì phải đào tạo con người phù hợp với chế độ đó.
      Nếu nhìn vào bản chất vấn đề thì ai đòi:
      1. Chống tham nhũng.
      2. Cải cách giáo dục, y tế, hành chính.
      Thì một là dóc- hai là ngu- ba là chả vờ ngu.

      Xóa
  16. Thăng - trầm giáo dục, đổi - thay - bàn
    Đào tạo, chương trình, dự án - tràn
    Lý thuyết, thực hành - nghề với nghiệp
    Nhìn ra thế giới, cháy tâm can!

    Trả lờiXóa
  17. Tự hào thay nước việt ta
    Bao đời phong kiến vẫn là văn minh
    Trải bao binh biến thăng trầm
    Ông cha ta giữ chữ tâm làm đầu
    Từ ngày cộng sản lên ngôi
    Nước ta đạo đức suy đồi khắp nơi
    Bé thì từ cấp xã phường
    Lớn thì hàng cấp trung ương chẳng từ
    Hễ có tí đảng trong mình
    Thằng nào,thằng cũng chỉ rình tham ô
    Tội thay cho lũ dân đen
    Ngóc đầu mỏi cổ phận hèn vẫn mang

    Trả lờiXóa
  18. Còn hiện tượng này thì có một ngàn lần cải cách cũng chẳng ăn thua,càng cải cách càng suy đồi-giáo dục càng đi xuống,càng mất phẩm chất,quốc gia càng tụt hậu - Đó là,ta là "đỉnh cao trí tuệ loài người",bên kia là bọn "tư bản giãy chết" với hàng tỷ tỷ những điều tồi bại,suy vong.. NHƯNG TẠI SAO CÁC LÃNH ĐẠO ĐẢNG CS VN KHÔNG ĐỂ CON CHÁU MÌNH Ở NƠI ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ MÀ HỌC TẬP, LẠI CỨ ĐƯA CON CHÁU MÌNH SANG CHỖ BỌN GIÃY CHẾT MÀ HỌC // sao lạ lùng vậy ? Dân đen có 2 điều suy nghĩ : một là,các ngài nói láo, bọn tư bản không hề giãy chết,chúng rất tốt và sống rất mạnh,rất kiên cường mà chính các ngài cũng rất muốn học theo.,hai là,các ngài muốn đầu độc và giết chết con cháu mình cho rãnh nợ - Nói tóm lại,rơi vào trường hợp 1 hoặc 2,các ngài đều là người không tốt // Buồn !!!

    Trả lờiXóa
  19. Mua quan, bán chức, tham nhũng ở VN thành quốc nạn từ lâu thì làm sao ĐCS VN tái cơ cấu được kinh tế và làm sao đổi mới được GD.
    Mỗi lần Đảng CS VN ra NQ chủ trương mới là thêm 1 lần thất bại thảm hại. Xem lại NQTW 4 xem thực hiện ra sao. Tại sao Phạm Quý Ngọ bị tố giác tham nhũng bảo kê cho tội phạm vẫn vô can ... ???

    Trả lờiXóa
  20. Mua quan, bán chức, tham nhũng ở VN thành quốc nạn từ lâu thì làm sao ĐCS VN tái cơ cấu được kinh tế và làm sao đổi mới được GD.
    Mỗi lần Đảng CS VN ra NQ chủ trương mới là thêm 1 lần thất bại thảm hại. Xem lại NQTW 4 xem thực hiện ra sao. Tại sao Phạm Quý Ngọ bị tố giác tham nhũng bảo kê cho tội phạm vẫn vô can ... ???

    Trả lờiXóa
  21. Tiền tỉ hàng năm bổ sung mua sắm nâng cấp cho phòng thí nghiệm của ĐH HÔNG ĐƯC HOA THANH QUẾ nó chạy đi đâu ai biết được.
    Ối Bác Ninh ơi ! Ối Bác Chiến ơi !

    Trả lờiXóa
  22. Nên tranh xa.
    Đừng đụng vào dân TH anh hung
    Họ kéo đến vây không có đường chạy và bị xử theo luật rừng đấy !

    Trả lờiXóa
  23. Tăng trưởng GDP của Thanh Hóa báo cáo TW là từ 14% đến 18% mỗi năm

    Thanh Hóa chi hàng năm hết 22 nghìn tỉ đồng
    Nguồn thu trong tỉnh chỉ được gần 7 nghìn tỉ đồng
    TW cấp bù 15 nghìn tỉ đồng
    Thế mà nảnh đạo tỉnh cứ nóng vội, cố tình đạt bằng được tỉnh KIỂU MẪU vào 2020. Ôi bá HÙNG DŨNG SANG TRONG ơi khổ và oan cho dân TH lắm thôi

    Trả lờiXóa
  24. 70 năm dưới ánh sáng của ĐCS VN và nền GD XHCN.
    Ai cũng thấy Văn hóa và Đạo đức xã hội VN đã bị đảo ngược. Thầy không ra thầy trò không ra trò, lãnh đạo không ra lãnh đạo. Càng gian tham - lưu manh, ăn chơi càng được "tôn vinh"

    Trả lờiXóa
  25. 70 năm dưới ánh sáng của ĐCS VN và nền GD XHCN.
    Ai cũng thấy Văn hóa và Đạo đức xã hội VN đã bị đảo ngược. Thầy không ra thầy trò không ra trò, lãnh đạo không ra lãnh đạo. Càng gian tham - lưu manh, ăn chơi càng được "tôn vinh"

    Trả lờiXóa