Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

ẢNH ẤN TƯỢNG - 7



Đã vàng, vàng toàn diện
Đã diện, diện đồng màu

Thế mới xứng 'sư ngầu'...
-----------------------

25 nhận xét:

  1. Chỗ nào cũng vàng
    Là nhà lãnh đạo
    Nên sư đi dạo
    Bắt chước...cũng vàng

    Vàng quan vàng thật
    Vàng sư sơn phết
    Đức sư theo Phật
    Lãnh đạo theo tà!

    Trả lờiXóa
  2. Phía trước, xe lãnh đạo
    Theo sau, cào cào vàng
    Lãnh đạo ưa cào cấu
    Vàng cứ dzô đầy bao
    Cả xã hội lao đao...!

    Trả lờiXóa
  3. Cúng dường cũng phải... vàng!

    Trả lờiXóa
  4. TC và VC rất thích dùng màu vàng và đỏ - biểu hiện cho tham nhũng và bạo lực tàn ác chống nhân dân.
    Châu Âu giàu mạnh, nhân văn, thích dùng màu xanh dương, đem lại cảm giác an lành nhưng vẫn đầy nội lực, sẵn sàng dập tắt cái ác.

    Trả lờiXóa
  5. Thằng áo vàng này là loại trá hình ấy mà,ai đụng tới nó là CHẾT LIỀN ! (công an đặc vụ,có súng colt và còng số 8 đấy ! )

    Trả lờiXóa
  6. Lãnh đạo vàng đầy tủ
    Sư diễu phố màu vàng
    Ánh sao vàng rực rỡ
    Dân vàng mắt kêu oan
    Đời vàng như lá rụng
    Hội trường
    Vàng rực: "Đảng CSVN quang vinh muôn năm"...He....he...

    Trả lờiXóa
  7. Ngụy giáo hoànglúc 06:51 22 tháng 9, 2014

    Có Phật giáo ở VN không? Xin thưa, có đấy, nhưng là giả Phật!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuệ Tĩnh là nhà sư không mặc áo vàng. Sống và hành nghề đông y suốt đời, nhưng sư Tuệ Tâm bảo: “Với tui, đây không phải là nghề, mà chỉ là phương tiện để giúp đỡ người nghèo”.
      Lại nghĩ bây giờ ông là một trong những thầy thuốc đông y giỏi và nổi tiếng của thành phố Huế, Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa do ông điều hành trung bình mỗi ngày có khoảng 250 người đến khám - chữa bệnh, hầu hết trong số họ là dân nghèo, là phật tử Bắc tông, thậm chí cả con chiên của Chúa, liệu ông có nhân dịp này để phát dương cho hệ phái Nam tông? Ông lại cười rất hiền: “Tui chỉ biết học tập, làm việc và phụng sự chứ chưa bao giờ nghĩ tới điều đó. Tui cũng không có chủ trương truyền giáo, nhưng tui nghĩ nếu ai đó thích tui, có cảm tình và tự tìm đến với tui, với hệ phái... thì là duyên định, tui không thể cản họ được”.

      Xóa
    2. Biểu trưng của người xuất gia là “đầu tròn áo vuông”. Thế trừ tu phát - cạo bỏ râu tóc, là “đầu tròn”; áo vuông là chiếc y ca-sa (kasāya), với nhiều mảnh vải ghép lại trông như thửa ruộng (nên cũng gọi là ‘phước điền y’).
      Ngoài tấm y vàng truyền thống ra, người xuất gia Bắc truyền Việt Nam còn sử dụng tấm áo lam, áo nâu - là màu của khói hương, của vỏ cây, củ, rễ..., màu của “hoại sắc”, cho sinh hoạt thường ngày.

      Mặc dù chiếc y vàng mới thực sự là biểu tượng cao quý của người xuất gia, tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày, tấm áo nhật bình, vạt-hò, áo tràng xiên... vẫn là hình ảnh quen thuộc của người tu sĩ - “màu thiền áo mặc đã ưa nâu sồng” (Nguyễn Du). Do vậy, ở đây, “đồ tu” mà chúng tôi muốn đề cập đến gồm chiếc y vàng và cả những loại áo lam, áo nâu mà người tu thường dùng.

      Xóa
    3. Sư lập dị, bị lắm tiền, chơi như điên, huyền không có, thiền xếp xó, khó tu hành...

      Xóa
  8. CHÁNH NIệM DIệT LửA NGầM
    Tác giả: Trường Phong

    Đời người sống được có bao năm
    Lẩn quẩn sinh nhai một kiếp tằm
    Sớm tối lo toan thành với bại
    Tranh danh đoạt lợi chuốc hờn căm

    Đắm chìm bể ái mãi luân trầm
    Hờn giận ghen tuông nhúm lửa ngầm
    Thiêu đốt rừng minh sanh tro nghiệt
    Đúng sai lý lẻ bởi căn tâm.

    Ganh tị làm chi được những gì?
    Người ơi xin hãy niệm từ bi
    Để tâm thanh thoảng lòng giác biết
    Cho phút cuối đời nhẹ gánh đi

    Tham, sân, si dẫn đến vô nghì
    Tình nghĩa nhân duyên cũng lắm khi
    Gian dối những điều không đáng dối
    Hiểu lầm uẩn khúc lụy sầu bi

    Ngũ dục lìa xa chuyển hạnh lành
    Kiên trì chánh niệm giữ lòng thành
    A Di Đà Phật, Mâu Ni Phật
    Tâm phát Bồ Đề diệt tử sanh.

    Trả lờiXóa
  9. Tự Tri
    Nhiều lắm Phù Du sống một ngày
    Đời mình cũng rứa, có ai hay,
    Diễm mộng đêm qua thành triệu phú
    Thức giấc, bật cười.. vẫn trắng tay!
    Nhà dẫu trăm gian ngủ một giường
    Bạc vàng chất chứa ngập trong rương
    Một cơn gió ác thành thiên cổ
    Thần thức ngục tù trong vấn vương.
    Dẫu ta quen biết đầy thiện hạ
    Mấy kẻ quan hoài cho.. nén hương?
    Tơ tình bao mối thành xa lạ
    Mình lẻ loi đi, Nghiệp dẫn đường.
    Vô thường một sớm làm cây chổi
    Quét lá mùa thu, quét mạng người.
    Nếu hay vạn sự là mây nổi
    Thì giờ nắm níu hoặc buông lơi?
    Nhiều lắm trăm năm một kiếp người
    Đến rồi ai cũng phải Đi thôi.
    Hãy sống sao cho đầy ý nghĩa
    Để buổi xuôi tay miệng mĩm cười..
    Thích Tánh Tuệ

    Trả lờiXóa
  10. Khi Phật thành đạo và thu nhận nhiều đệ tử để thành lập nên Giáo Đoàn (Hiện nay gọi là Giáo Hội) Khất sĩ dưới sự dẫn dắt của Đức Thế Tôn thì lúc dầu Ngài không qui định màu sắc của y áo. Cho đến sau năm thứ 13 khi bắt đầu ban hành Giáo luật thì Phật mới có qui định hàng xuất gia đệ tử không được mặc các loại áo có màu sặc sỡ, mà phải mặc màu hoại sắc. Màu vàng lại là màu truyền thống của hàng tu sĩ xuất gia tại xứ Ấn độ có từ xa xưa. Còn hai màu kia (Nâu và Xám) đều là màu hoại sắc nên được Phật đồng ý cho hàng đệ tử xuất gia của Ngài sử dụng. Sau nầy khi Phật giáo truyền sang các nước khác với Ấn độ thì phát sinh thêm những màu sắc khác di chút đỉnh, nhưng luôn phải là màu hoại sắc! Phật không bao giờ mặc y màu trắng.
    > Nhưng ông sư này gốc dân ăn chơi, đi tu vẫn trất trưởng tính cũ, nên mới lập dị giữa phố như vậy. Ôi, tu cũng 3-7 đường tu, chùa cũng đủ kiểu chùa, quan cũng đủ thứ hạng và cách sống...

    Trả lờiXóa
  11. Hẳn nhiên “chiếc áo không làm nên thầy tu”, song không ai phủ nhận rằng hình sắc cũng vốn rất quan trọng trong Phật giáo. Chiếc áo tu là biểu hiện của sự khiêm cung, giản dị, nhu hòa, bình đẳng, là sự nhắc nhở thường xuyên về chánh giới và phòng hộ các căn đối với những ai khoác lên mình tấm áo nhu hòa, giản dị mà tôn quý này.

    Người tu mặc đồ tu và có trách nhiệm với biểu tượng ấy là điều không có gì phải nói. Vấn đề ở đây là người thế tục mặc đồ tu - vốn đã diễn ra từ xưa, mà nay dường như có phần “thịnh hành” hơn - nên thiết nghĩ cần phải có những ý nghĩ lạm bàn. Mục đích của bài viết này chính là đề cập đến vấn đề ấy.

    Giả trang thiền tướng: hám danh, trục lợi
    “Giả trang thiền tướng” là cụm từ thường xuất hiện trong kinh, luật Phật giáo. Đức Phật thường quở trách những vị Tỳ-kheo không lo tu tập, lại chăm chút hình tướng bên ngoài để mong được người đời tôn kính

    Trả lờiXóa
  12. Học dốt lười nhác lao động thì bao giờ chứng quả. Nếu thuộc kinh kệ mà thành phật thì đám cassette ngoài phố thành phật lâu rồi. Cứ bật nút là đọc vanh vách mãi mà chưa thành nữa là suốt ngày chờ cơm bưng nước rót của đám dân u mê.

    Trả lờiXóa
  13. thằng nầy sư CA
    pháp danh thích đủ thứ

    Trả lờiXóa
  14. Nhìn sư diễu phố vàng cả mắt
    Đi tu không thoát giấc mơ vàng
    Tiền-vàng làm khiến tâm tư bất định
    Tình đời khinh khỉnh bạc hơn vôi!

    Trả lờiXóa
  15. Chùa Cấp ủy, phái Đảng tônglúc 12:56 22 tháng 9, 2014

    Kẻ ham ăn chơi khoác áo phật
    Lãnh đạo vô đạo khoác áo đảng
    Cả hai tham hám giấc mơ vàng
    Đi tu như thế thành tu hú
    Lãnh đạo thất đức nhục tổ tông!

    Trả lờiXóa
  16. Tiết rằng sư cũng chân chì
    Sư đi quanh phố lòng thì vấn vươn
    Tài danh cốt chỉ mốt khoe
    Sư vàng lòe loẹt điêu nghoe sự đời
    Lại trời Phật Thánh tôi ơi
    Chứng minh chánh quả ma trơi cho thầy

    ĐVK

    Trả lờiXóa
  17. Thế là sư đã hóa vàng
    Lãnh đạo lắm vàng lại hóa quỷ đen
    Quỷ đen, quỷ đỏ đua chen
    Tiến-vàng vét hết, tự khen: Đảng tài
    Đảng tài là đảng của ai
    Là đảng -tiền đó , còn ai lạ gì!

    Trả lờiXóa
  18. Vàng có giá / có giá trị lên nhà sư này thích vàng tất là đuong nhiên

    Trả lờiXóa
  19. Chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng với những tên nầy chẳng những họ không trở thành thầy tu mà lại là những kẻ phá hoại những kẻ tu hành, làm băng hoại văn hoa1`, xã hội, xem việc tu hành là bỡn cợt ......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trịnh Đồng Duyênlúc 02:16 23 tháng 9, 2014

      Khoác áo đảng chưa phải người chân chính, nhất là khi đã khoác (mệnh danh) và lên ngôi lãnh đạo thì mới bộc lộ rõ suy thoái, biến chất, tham lam, bạo tàn!

      Xóa
  20. Tu thật ở VN bây giờ hiếm lắm! Tôi có qua Mỹ chơi năm ngoái. Các vị sư Việt Kiều cũng phải ra ngoài xã hội làm việc như chúng sinh, có vị còn làm cán sự trong cơ quan công quyền, để nuôi thân và duy trì hoạt động của chùa. Họ không chú trọng việc nhận cúng dường.
    (Tự điển trước năm 1954 không có từ "cán bộ", chỉ có "cán sự" - một người cáng đáng công việc)

    Trả lờiXóa
  21. Các vị nói quá lời. Theo tôi, đây là một kẻ thần kinh.
    (Một BS khoa thần kinh BV CR)

    Trả lờiXóa