Trong 24 nền kinh tế được ADB
nghiên cứu, Việt Nam
chỉ xếp thứ 16, bị đánh giá thấp về nhân lực, giáo dục, số bằng sáng chế và ấn
bản khoa học.
Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) và tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) vừa công bố báo
cáo Chỉ số Năng suất Sáng tạo (CPI) của 22 nền kinh tế châu Á, bổ sung Mỹ và Phần
Lan (nhằm mục đích so sánh). Báo cáo này đo khả năng sáng tạo của các nước -
yếu tố quan trọng trong việc củng cố nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức.
Những năm gần đây, các nền
kinh tế đang phát triển ở châu Á đã tăng trưởng khá tốt. Trong đó, một số nước
đầu tư mạnh vào sáng tạo và nghiên cứu - phát triển (R&D). CPI sẽ giúp các
nhà hoạch định chính sách biết cách tăng cường sáng tạo và đột phá tại châu Á.
Chỉ số này đo khả năng sáng
tạo của các nền kinh tế dựa trên “Đầu vào” và “Đầu ra”. Ở phương diện đầu vào,
khả năng sáng tạo được tính theo 3 nhóm lớn: mức độ sáng tạo, động cơ sáng tạo
và độ thuận lợi của môi trường cho sáng tạo. “Đầu ra” được cân nhắc trên cả các
tiêu chí truyền thống, như số bằng sáng chế, và các tiêu chí nhằm tạo ra tri
thức.
CPI chỉ tập trung vào “hiệu
suất”, đo cách thức các nền kinh tế chuyển yếu tố đầu vào (kỹ năng, cơ sở vật
chất) thành đầu ra (số bằng sáng chế, ấn bản khoa học). Theo đó, Nhật Bản là
nước đứng đầu khu vực châu Á, theo sau là Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Dù
chỉ xếp thứ 8 về đầu vào, nước này được đánh giá rất tốt về khả năng tận dụng
tài nguyên để chuyển thành đầu ra, như số bằng sáng chế trên đầu người.
Trong bảng xếp hạng này, Việt
Nam
đứng thứ 16 trên 24 nước. Khả năng sáng tạo được đánh giá chỉ ở mức trung bình,
với cả “Đầu vào” và “Đầu ra” đứng ở nửa cuối danh sách. Tính riêng khu vực Đông
Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6,
sau Lào , Singapore ,
Indonesia , Malaysia và
Thái Lan.
Các tiêu chí cần ưu tiên cải
thiện về “Đầu vào” của Việt Nam là lọt top 500 trường Đại học, tốc độ phổ cập
tài chính vi mô và khả năng trả nợ. ADB nhận xét Việt Nam còn gặp
nhiều thách thức trong việc cung cấp nhân lực, với 27,2 điểm trên 100. Dù hơn
90% dân số biết chữ, hệ thống trường lớp và chương trình học của Việt Nam được đánh
giá đã lỗi thời. Các kỹ năng của lao động trong ngành dịch vụ, IT và tài chính
– ngân hàng cũng còn thiếu. Bên cạnh đó, dù độ năng động của các công ty ở mức
trung bình, rủi ro về bất ổn trong nhân công cũng là mối lo với các doanh
nghiệp.
Tương tự, tiêu chí “Đầu ra”
cần cải thiện là số bằng sáng chế, các ấn bản khoa học và sách, do vẫn ở mức
trung bình so với mặt bằng chung. ADB cũng cho rằng Việt Nam cần cải
thiện chất lượng và phương hướng bậc giáo dục đại học.
Hà Thu/VnE
=========
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng tiên phong sao lại thế nhỉ?chắc quốc tế tính sai, VN chúng tôi sao lại thua các nước đa đảng,lộn xộn như Thái lan. Chúng tôi cần ỔN ĐỊNH để được như thế này, không muốn PHÁT TRIỂN.
Trả lờiXóaVới thể chế dân chủ "hơn ngàn vạn lần tư bản " giãy chết thế này. Mọi sáng tạo của người dân đều không cần thiết vì đảng ta là tập hợp của đỉnh cao trí tụê, luôn sáng tạo,
Xóatài tình đưa ra quyết sách vì dân và chẳng bao lâu nữa không chỉ Lào mà nước ta còn thua kém các nước lạc hậu châu Phi.
Hà Nội giờ hạ tầng thua Viêng Chăn rồi. Nhìn đường sá cây xanh nước thằng em mà sướng và chán khi nhìn Hà Nội đường sá nhếch nhác. Hậu quả của tệ tham nhũng, vô cảm, sống trên pháp luật của đa số lũ quan chức mặt dày, rá áo túi cơm.
XóaBọn ADB phản động, tự diễn biến, bị các thế lực thù địch xúi dục
Trả lờiXóacăn cứ vô đâu, tiêu chí nào mà dám đánh giá xếp loại vn dư dzày
tiêu chí đó đã được cuốc hội thông qua, được HĐ lý luận TW duyệt chưa???
Tôi chỉ là dân đen sang Lào đi làm ăn. Tôi biết VN kém Lào từ lâu rồi.
Trả lờiXóaĐường sá TQ làm cho Lào thì chất lượng rất tuyệt vời. Đường VN làm cho Lào thì làm chưa xong đã hỏng bét. Dân nước Lào họ cũng đã đi guốc trong bụng lãnh đạo VN ra rồi. Không mua gỗ của lào thì VN lấy gỗ đâu mà dùng???
Hiện tại Lào chỉ cần khai thác 4 đập thủy điện lớn trên sông Mê công bán điện là GDP hàng năm / người của Lào đã gấp 1,5 lần GDP đầu người của VN rồi.
Hơn nữa Văn hoá đạo đức của Lào hiện nay hơn VN rất nhiều. KT - VH VN XHCN còn phải gọi Lào bằng cụ nhé!
Tôi vẫn yêu nước VN của tôi nhưng chắc chắc Lào sẽ ngả theo TQ. Bởi TQ văn minh hơn, họ ít điêu toa hơn.
"Gia tài của mẹ là nước Việt buồn"
Lào đang cảnh giác với thằng Ành Hoang Lai Gia!
Trả lờiXóaVN được xếp thứ 124 trong 125 nước có đóng góp cho nhân loại.
Trả lờiXóaKhả năng tự sướng của ĐCS VN là nhất thế giới.
Khi cần Lãnh đạo của ĐCS VN bất chấp danh dự, sẽ viết sách để tự ca ngợi mình.
Đó mới là điều đáng hổ thẹn
Hãy cám ơn ĐCSVN đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng, đã đưa đất nước tiến nhanh, mạnh lên ....hàng thứ 124/125 nước yếu kém lạc hậu của thế giới. Bởi VN lãnh đạo VN có bệnh không thuốc chữa đó là : Virut Nolabacala ( nói láo báo cáo láo) và Virut Hamimaqua ( há miệng mắc quai)!!??
Trả lờiXóaThêm bệnh mãn tính "Nonhurolelanhurolo" (Nói như rồng leo, làm như l. rộng"
XóaViệt Nam ko đủ tầm làm những việc lớn vì tính cách hay đố kỵ và tầm nhìn hạn chế. Nói gì đâu xa mấy cơ quan chính phủ, Tuyên giao....nói năng tuyen ngôn bừa bãi chẳng ra làm sao cả, nói thật; chẳng khác gì bọn " diễn tuồng", đã thế lại ko cho tự do báo chí nên toàn nghe một chiều, ko có phản biện thì làm sao phát triển, làm sao sáng tao." Bố mẹ "dạy con như thế thì làm sao mà nhà có phúc được ?
Trả lờiXóaCái ADB này nói bậy, VN ta sáng tạo lắm chứ, ví dụ qui hoạch treo công viên cây xanh hàng chục năm dân kêu khóc quá, lảnh đạo bèn nghĩ cách bỏ qui hoạch công viên cây xanh chuyễn qua qui hoạch công trình công cộng, thật tội nghiệp cho người dân VN.
Trả lờiXóa