* HÀ VĂN THỊNH
Không có đâu như nước mình:
Báo chí loan tin ngày 9.9.2014, Bộ GD-ĐT chính thức công bố Phương án Tổ chức
Kỳ thi THPT Quốc gia; vậy mà, chiều 10.9.2014, khi lên cơ quan, tôi được nhận
(và buộc phải ký) với tư cách là Chủ nhiệm Bộ môn, phiếu thăm dò “ngày mai sẽ
hết hạn”(!)
Bộ GD-ĐT sẽ trả lời dư luận ra sao, khi “Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, dự kiến phương án chính thức được Bộ GD-ĐT quyết định sẽ nghiêng về phương án một, mỗi thí sinh phải dự thi bốn môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm: ba môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý…
Theo Bộ GD-ĐT, đây cũng là phương
án được nhiều sự ủng hộ nhất qua thăm dò ý kiến từ các Sở GD-ĐT, các trường
ĐH-CĐ và đông đảo học sinh THPT”?Bộ GD-ĐT sẽ trả lời dư luận ra sao, khi “Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, dự kiến phương án chính thức được Bộ GD-ĐT quyết định sẽ nghiêng về phương án một, mỗi thí sinh phải dự thi bốn môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm: ba môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý…
Trước hết, phải ghi nhận rằng Phương án một là một phương án có tính khả thi cao nhất. Nhưng, nói như thế không có nghĩa nó không có những khiếm khuyết cần phải tranh luận để có thể tốt hơn.
Những khiếm khuyết đó là:
1. Kỳ thi 4 ngày đồng nghĩa với việc chúng ta không cải tiến mà là cải... lùi – nói cách khác là cải cách nửa vời. Yêu cầu đầu tiên phải là cần tổ chức sao cho ít gây khó khăn nhất, ít tốn kém nhất, khoa học và hiệu quả nhất (tạm gọi là 3 cần).
2. Tại sao không thể dứt khoát một lần, mãi mãi với sự nửa vời? Tại sao cứ phải 3 môn bắt buộc trong đó nhất thiết phải có Toán, Văn, Ngoại ngữ? Về mặt khoa học là vô lý vì có những người không thể học toán (như người viết bài này) hay không thể học ngoại ngữ.
Quan điểm không bắt buộc mà cho tự chọn 3 môn chắc sẽ có nhiều ý kiến phản đối. Người viết bài này đưa ra ý kiến này là dựa trên các căn cứ sau. Thứ nhất, ở nhiều nước trên thế giới, người ta cho học sinh học theo chuyên ban từ 3 – thậm chí là 6 năm cuối của đời học sinh.
Thứ hai, một khi mặc định toán, văn, ngoại ngữ là bắt buộc; có nghĩa là chúng ta đã mặc định luôn rằng nếu không giỏi 3 môn đó thì không thể tốt nghiệp THPT(?) Tại sao các nhà giáo dục không nghĩ rằng đối với học sinh 53 dân tộc ít người, tiếng Việt hầu như đã là một ngoại ngữ - bắt học thi thêm tiếng Anh, thành ra 2 ngoại ngữ, như vậy có công bằng không? Về mặt xã hội học, làm thế là không ổn. Về mặt khoa học là vô lý vì có những người không thể học toán (như người viết bài này, mặc dù luôn giành giải nhất văn thành phố Vinh nhưng chưa bao giờ vượt quá 5/10 môn toán. Chính vì thế, cố Trưởng Ty GD Nghệ An Nguyễn Tài Đại, đã phải ký công văn đặc cách cho tôi lên cấp 3, không cần môn toán – thi 2 môn Văn và Toán) hay không thể học ngoại ngữ.
Thứ ba, bài viết trên Một Thế giới vừa rồi về sự trăn trở rằng phải học văn để làm thơ khi kê đơn thuốc sau này, tưởng như là chuyện đùa nhưng đó là sự thật: Tại sao cứ nhất thiết bắt các bác sĩ, kỹ sư tương lai phải học văn cho bằng được?
3. Tại sao không học các các nước phương Tây khi người ta định hướng cho học sinh THPT là tiếp tục học lên cao hay sẽ học nghề. Nếu học sinh muốn học nghề mà cứ nhất thiết bắt phải thi ngoại ngữ và toán hay văn thì chẳng khác gì bóp chết ước vọng đó ngay từ trứng nước. Đã là 4 môn thì có quyền chọn theo yêu cầu. Ví dụ, tôi muốn thi vào ngành báo chí, sao không cho tôi chọn văn, sử, địa lý hay giáo dục công dân?
4. Kỳ thi để giản ước thành
“hai trong một” thì tại sao không là 3 môn cho nó giản dị? Đâu phải cứ thêm 1
môn nữa là chất lượng sẽ tốt hơn? Đừng băn khoăn về chuyện chương trình học bị
cắt xén ở lớp 12. Các em đã học đủ rồi, suốt 11 năm. Hãy để cho trẻ giỏi
giang hơn trong ngành nghề mà họ sẽ chọn. Về cái lý chống học tủ, học vẹt thì 4
môn chẳng khác gì 3 môn. Đó là chưa nói đến chuyện thi 3 môn tự chọn sẽ tiết
kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc…
Điều tiếp theo phải bàn là, đừng để kẽ hở cho việc chạy điểm, tiêu cực sẽ phát sinh tràn lan. Ví dụ, trong mục 5.1, xét tốt nghiệp như thế là chưa hợp lý. Điểm thi 3 môn (chứ không phải 4) sẽ được nhân hệ số 1,5 hay 2,0… (nhờ các nhà quản lý tính toán kỹ lưỡng), còn điểm tổng kết từ THCS và THPT sẽ là hệ số 1. Điều này khuyến khích việc nỗ lực và giảm thiểu đến mức thấp nhất việc chạy điểm, xin điểm dồn vào trong 1-2 năm cuối cùng.
Điểm 5.2 mục C là khó chấp nhận: Các trường ĐH, CĐ không sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia được quyền “xây dựng đề án tuyển sinh riêng”. Điều khoản này nói theo dân gian là vẽ đường cho hươu chạy! Các trường công lập, dân lập, tư thục đều tha hồ biến hóa để lách, để chui và tạo ra sự bát nháo về sàn cần phải có của giáo dục ĐH, CĐ.
Những ý kiến trên đây tất nhiên chỉ là thêm một góc nhìn, sẽ rất cần sự tham gia, phản biện của nhiều người, nhiều thời gian hơn nữa chứ không nhất thiết phải hạn định trong 20 ngày còn lại của tháng 9. Tại sao không thể kéo dài đến hết tháng 10? Lấy ý kiến của toàn ngành giáo dục ở toàn quốc về việc quyết định một trong những điều hệ trọng nhất của giáo dục, quyết định đến bước đi đầu tiên trong cuộc đời tự lập của một con người mà cứ như đua xe "Công thức 1" thì quả là điều khó chấp nhận…
Điều tiếp theo phải bàn là, đừng để kẽ hở cho việc chạy điểm, tiêu cực sẽ phát sinh tràn lan. Ví dụ, trong mục 5.1, xét tốt nghiệp như thế là chưa hợp lý. Điểm thi 3 môn (chứ không phải 4) sẽ được nhân hệ số 1,5 hay 2,0… (nhờ các nhà quản lý tính toán kỹ lưỡng), còn điểm tổng kết từ THCS và THPT sẽ là hệ số 1. Điều này khuyến khích việc nỗ lực và giảm thiểu đến mức thấp nhất việc chạy điểm, xin điểm dồn vào trong 1-2 năm cuối cùng.
Điểm 5.2 mục C là khó chấp nhận: Các trường ĐH, CĐ không sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia được quyền “xây dựng đề án tuyển sinh riêng”. Điều khoản này nói theo dân gian là vẽ đường cho hươu chạy! Các trường công lập, dân lập, tư thục đều tha hồ biến hóa để lách, để chui và tạo ra sự bát nháo về sàn cần phải có của giáo dục ĐH, CĐ.
Những ý kiến trên đây tất nhiên chỉ là thêm một góc nhìn, sẽ rất cần sự tham gia, phản biện của nhiều người, nhiều thời gian hơn nữa chứ không nhất thiết phải hạn định trong 20 ngày còn lại của tháng 9. Tại sao không thể kéo dài đến hết tháng 10? Lấy ý kiến của toàn ngành giáo dục ở toàn quốc về việc quyết định một trong những điều hệ trọng nhất của giáo dục, quyết định đến bước đi đầu tiên trong cuộc đời tự lập của một con người mà cứ như đua xe "Công thức 1" thì quả là điều khó chấp nhận…
Thomas Jefferson (1743-1826),
tác giả của Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, người sáng lập Đại học Virginia (1825), đồng
thời là người đầu tiên nghĩ ra môn học tự chọn, có nói rằng ông muốn cho
sinh viên được học những gì họ thích, họ cần và không phải học những gì họ
không thích.
Áp dụng câu nói trên trong việc Thi Tốt nghiệp THPT đồng thời là tuyển sinh cho ĐH, CĐ không những chỉ nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng mà còn hướng tới mục tiêu cho những con người trẻ tuổi được thể hiện cao nhất năng lực, sức học của mỗi người, tại sao không tạo điều kiện và giải pháp tối ưu nhất?
Học sinh người Ê Đê, Gia Rai… cũng phải thi ngoại ngữ như học sinh Hà Nội, TP.HCM, liệu có công bằng và có cho kết quả chính xác không? Biện minh rằng thi 4 môn để tránh học sinh học tủ, học lệch là thiếu thuyết phục.
Áp dụng câu nói trên trong việc Thi Tốt nghiệp THPT đồng thời là tuyển sinh cho ĐH, CĐ không những chỉ nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng mà còn hướng tới mục tiêu cho những con người trẻ tuổi được thể hiện cao nhất năng lực, sức học của mỗi người, tại sao không tạo điều kiện và giải pháp tối ưu nhất?
Học sinh người Ê Đê, Gia Rai… cũng phải thi ngoại ngữ như học sinh Hà Nội, TP.HCM, liệu có công bằng và có cho kết quả chính xác không? Biện minh rằng thi 4 môn để tránh học sinh học tủ, học lệch là thiếu thuyết phục.
H.V.T
========
Các vị này nói kiểu gì khó nghe quá,không có" show" diễn làm sao có tiền đút túi chứ ???(chí phí cở 1 tỷ thì khai lên 15 tỷ- // 14 tỷ ta chia nhau,các vị không biết làm kinh tế gì cả,kinh tế này gọi là KINH TẾ TRI THỨC ĐẤY,oách không ?)
Trả lờiXóaCái triết lý" Đào tạo toàn diện" của giáo dục nước nhà đã sản sinh ra nhiều chương trình học rối rắm, nặng nề, nhiều môn học vô bổ, vô ích; nhiều kỳ thi vớ vẫn làm cho người học khốn khổ và sợ học.
Trả lờiXóaTheo tôi, việc thi hai môn Toán và Tiếng Việt (Tiếng Việt chứ không phải văn) là cần thiết, đây là 2 công cụ rất cần cho mỗi người Việt Nam trong sống, lao động và học tập suốt đời.
Còn Ngoại ngữ, công cụ đó chỉ cần cho một số người.
Người Việt, phải hiểu quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Việt, nước Việt do đó cần thêm môn Lịch sử Việt Nam nên theo tôi thêm môn bắt buộc là môn Lịch sử Việt nam, tất nhiên đây không phải môn sử Đảng hay sử chiến tranh mà phải một chương trình lịch sử khách quan, khoa học và trung thực.
Hoan nghinh ỳ kiến phản biện của ông Thịnh, chuyện (nền) giáo dục của ta lôi thôi quá bấy nhiêu năm rồi cứ xà quần xà quần. Nên tham khảo, học tập nền Gd ở Âu Mỹ, không thì tệ lắm cũng nên bắt chước VNCH vừa ổn định, ít tốn kém, có hiệu quả về giáo dục, vừa đào tạo học trò có nhân cách, có đạo đức, có tài năng và năng lực phục vụ bản thân, gia đình, đất nước,...
Trả lờiXóaNgày nào đảng ta còn "lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội" thì mọi thứ đều hỗn loạn và xuống cấp.Giáo dục chỉ là một trong nhiều nạn nhân.Phải có tính đảng mới được cơ cấu ghế bộ trưởng và phải làm theo "định hướng" mới tồn tại được
Trả lờiXóaKhổ quá! Nói rằng phải giỏi cả ba môn Văn, Toán, Tiếng Anh thì mới đậu tốt nghiệp là sai. Ông Hà Văn Thịnh chưa nghiên cứu đề thi.Chỉ cần học lực trung bình, không bị sai sót hy hữu, thí sinh đã đạt được 5-6 điểm một môn rồi. Nếu thí sinh kém một môn nào đó, chẳng hạn 3 điểm Toán, thì có điểm các môn khác bù lại. Nếu kém quá, chẳng hạn 0 điểm Văn, hoặc Toán, hoặc Tiếng Anh, thì trượt là phải, vì người đó chắc mắc bệnh thiểu năng trí tuệ.
Trả lờiXóahọc ở quê thì lấy đâu ra 5 điểm tiếng Anh.Tiếng Việt mà hs học xong cấp 3 viết lá đơn còn lúng túng thì tiếng Anh làm gì?Chỉ hợp với tp thôi,hs quê chỉ có 1/10 học được ngoại ngữ.Nên đưa nó về môn tự chọn.Cả tỉnh tôi cả năm có ông tây nào lai vãng đến đâu.Mà có đến chỉ cần phiên dịch là đủ.
XóaCả XH là một sân khấu hài vĩ đại, đâu phải mỗi mảng dục & đào
Trả lờiXóaHọc, học nữa, học mãi. Học đúp ở lại học tiếp. Đỉnh cao trí tuệ cần đéo gì học.
XóaBản thân những ông làm giáo dục , cũng chưa hiểu biết về giáo dục hơn những người không làm giáo dục .....tóm lại toàn bộ các lãnh đạo Việt Nam không giỏi hơn những người không lãnh đạo , cho nên mọi quyết định phải sửa đi sửa lại , ban hành ra rồi để đấy không có tính khả thi ...v..v..
Trả lờiXóaĐổi mới, cải cách GD bao năm nay mà chẳng đâu ra đâu, nếu các ngài thực sự muốn vì con người Việt nam và tổ quốc VN thì các ngài nên vứt tính đảng trong quá trình đổi mới GD đi, đừng để quá trình đổi mới cứ phải chịu sự chỉ đạo toàn diện này nọ của ông nọ bà kia thì không làm được đâu chỉ tốn tiền dân thôi, thậm chí các cuộc cải cách đổi mới đó chỉ là các dự án làm tiền để tham nhũng chia nhau. Ở VN cái gì có tính đảng chỉ đạo thì cái đó, ở đó nát bét như tương, tham nhũng là số 1.
Trả lờiXóaNếu chính quyền Việt Nam vẫn dùng cách lựa chọn lãnh đạo theo kiểu đảng cử , đảng bầu , đảng đề bạt ..v..v. thì không bao giờ lựa chọn được người tài , giỏi , đức độ vào hàng ngũ lãnh đạo và tình trạng thi môn gì , thi làm mấy đợt , xe chính chủ hay không chính chủ , đường làm sao cho nó không lún nất , tai nạn gia thông , nạn trộm cướp , hãm hiếp , tham nhũng trong chính quyền , y tế ..v..v.. không bao giờ sử lý được , bởi vì bản thân người lãnh đạo không có tài thật sự . Họ chỉ là những người nổi trội trong 3 triệu đảng viên chứ không phải nhũng người nổi trội trong 90 triệu dân .....
Trả lờiXóaMột đất nước mà chức lãnh đạo đi mua lại bắt buộc phải có đảng vậy những thằng ấy làm sao mà giỏi được mua chức mất tiền phải tính chuyện tham nhũng để gỡ vốn đầu óc nào mà nghĩ chuyên môn nếu có đảng phải lần thằng nhu nhược bảo sao nghe vậy không biết đấu tranh cái đúng và cái sai vậy cứ lớp lớp như vây đất nước càng ngày càng nhiều thằng ngu lãnh đạo
Trả lờiXóaNặc danh 18:47 nói hay quá,chính xác 100% - cảm ơn nhiều !
Trả lờiXóaTại sao chất lượng GD xuống dốc thấy rõ, gv ai cũng nhận xét chất lượng năm sau thấp hơn năm trước nhưng số lượng học sinh khá giỏi năm sau cao hơn năm trước? Tại sao gv dạy các môn ghi điểm đố ai dám không nâng điểm cho học sinh khi cộng điểm cuối học kỳ, cuối năm?
Trả lờiXóaHôm nay không thấy anh Bồng không biết có chuyện gì xảy ra - Mong rằng anh bận công việc không lên Trang được - Một ngày thiếu anh như mất mát điều gì - Lòng buồn rười rượi - Rất mong anh sớm lên Trang để cùng lếu láo tạo niềm vui & niềm tìn khởi sắc anh nhé ...ĐVK
Trả lờiXóaNghề dạy học đã có hàng ngàn năm ở nước ta (và thế giới). Nó là thứ nghề đã hun đúc được rất nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học về cách tổ chức, nội dung dạy và học. Nếu cần cải tiến, nâng cao thì đó là nghề có nhiều tư liệu nhất để tha hồ mà nghiên cứu cải tiến. Nếu cải tiến vì con người, biện pháp đưa ra sẽ không thiếu. Nếu cải tiến vì mục đích khác (phục vụ đường lối của chính đảng cầm quyền), biện pháp đưa ra thường mâu thuẫn, bế tắc, phản khoa học, càng cải chỉ thấy càng lùi.
Trả lờiXóaỞ VN hiện nay, cải cách GD loay hoay hàng chục năm nay vẫn chưa tìm ra mô hình chuẩn, đúng đắn chỉ vì lý do đơn giản nó nhắm tới những mục tiêu xa lạ với bản chất và mục tiêu hai chữ giáo dục.
Nếu coi mấy điều bác Hồ dạy và nghị quyết của đảng là phương châm, mục tiêu, triết lý cho ngành GD thì GD VN sẽ còn bế tắc dài dài.
Đảng lãnh đạo chỉ cần ra NQ chấn hưng giáo dục. Chấn hưng thế nào là việc của các chuyên gia, nhà giáo, không còn là việc của đảng nữa. Nếu đảng còn muốn can thiệp đến từng giáo viên, từng cuốn sách giáo khoa, chương trình dạy và học... thì giáo dục trở thành công cụ của đảng, đào tạo vì đảng chứ không vì con người và xã hội. Gút mắc của GD chắc ở chỗ đó, cái đúng và cần thì không được phép, cái được phép thì lại không phải là giáo dục. Cái đèn cù cải tiến GD này còn xoay, nó chỉ dừng khi đảng có thay đổi thật sự.
Tự cổ chí kim,loài người luôn xem trọng tri thức gọi hiền tài là nguyên khí quốc gia.thời nào vua biết trọng người tài,thời ấy đất nước hưng thịnh.nay ma quỷ liên minh lấy công nông hai thành phần trí tuệ nhiều như lông ếch làm giai cấp tiền phong đất nước mới ra nông nỗi này!!!
Trả lờiXóaNói thì nhiều làm chẳng được tý nào,mới khai trường mà mầm non bị lạm thu hàng chục khoản,chuyển trường trái tuyến ở sg phải chi từ 30-60triệu ,còn biết bao mảng tối của nghành gd đao tạo vn vẫn chưa được làm sáng tỏ thì việc đổi mới lần này cũng lại như các lần trước thôi.tôi và nhiều người đã mất lòng tin toàn tập!
Trả lờiXóaToàn bình mới rượu cũ, đừng đổi mới tùm lum nữa, chẳng đem lại kết quả gì. Chỉ mệt cho phụ huynh và học sinh. Nếu có thực sự muốn đổi mới, trước hết hãy đổi mới trong cái đầu các vị lãnh đạo ấy. Tốt nhất bỏ quách thi tốt nghiệp THPT, như đã làm đối với THCS và TH là thuận tiện đỡ lãng phí tốn kém nhất. Chỉ tổ chức một kỳ thi duy nhất là ĐH, CĐ và xét TC.
Trả lờiXóaGiáo dục định hướng xhcn là một nền giáo dục không giống ai...ha ha ha ha...
Trả lờiXóaCác bác phải thông cảm cho các nhà cải cách chứ, lực lượng sản xuất vừa tiến lên một bước thì quan hệ sản xuất lại kéo lùi lại 0.9 bước, vì vậy mới bày ra thực trạng buồn cười không giống ai hiện nay. Ai chẳng muốn đi một phát tới đích nhưng bọn bảo thủ nó ngáng đường thì phải đi đường vòng thôi.
Bác Bồng ẩn mình ở đâu lâu thế? Lí do là gì? Bạn đọc chờ hoài
Trả lờiXóaBác bồng khỏe đấy chứ? Mấy hôm nay không có bài, chả có gì để đọc!
Trả lờiXóaVitamin đ không thể dùng đại tra mọi lúc mọi nơi, không đọc kỹ trước khi sử dụng sẽ bị sốc phản vệ là tiêu tùng luôn!
Trả lờiXóaSao k vào được bài mới trong ngày mà mãi là thứ 3 nay đã thứ 6 rồi BÁC BỒNG ơi! Chắc tin tặc Cộng phá đám rồi???
Trả lờiXóaNGLUY
Đảng viên thời @:
Trả lờiXóaĐảng ta là đảng cầm quyền,
Để bộ giáo dục rút tiền của dân.
Kinh phí cải cách tăng dần ,
Nào sách nào vở,tăng cân quá nhiều.
Nào thi tốt nghiệp bao điều,
Khả thi thì ít chỉ nhiều trái ngang.
Vũ Luận-vô luận ngang hàng,
Bộ trưởng thế !Giá dục càng tệ hơn./.
Các vị nói nhiều quá,đúng quá nhưng cũng sai - giáo dục thời đổi mới,kinh tế thị trường định hướng XHCN nó vậy đấy - không KIẾM CHUYỆN LÀM THÌ LÀM SAO CÓ TIỀN ???gọi là kinh tế tri thức mà - Công trình tốn 10 tỷ khai 100 tỷ,90 tỷ bỏ túi,cho con đến chỗ bọn"giãy chết" hoc,gửi tiền ngần hàng nước ngoài,mua vàng miếng cất( cở vài ngàn lượng vậy),xây biệt thự khủng trên diện tích 30,40 chục ngàn m2,lấn đất của dân đen (dân đen ra gốc cây hay cột đèn ở ) - đứa nào đến cửa công đòi đất thì ca,dân phòng côn đồ (giả dạng) hành hung,đánh đấm,thậm chí bắt giam đưa đi tù về tội"gây rối trật tự công cộng","chống người thi hành công vụ" //Sướng thấy mẹ việc gì 'KHÔNG ĐỔI MỚI" !!!
Trả lờiXóaCải cách gd đã đem lại kết quả tức thì,bé mới đi học phải nộp ngay 5,6triệu hu hu.
Trả lờiXóa