Tôi
chưa được thấy ở đâu một định nghĩa chính xác về tâm lý bầy đàn. Nhưng tôi
đoán, cụm từ này có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất là giống như “tâm lý
đám đông”, tức là tâm lý chung của một đám người, với những “hiệu ứng” của nó,
nhưng nghiêng về kiểu không có suy nghĩ, gần với bầy đàn động vật. Thứ hai là
tâm lý của những cá thể, luôn muốn sống giữa đám đông, sợ những khoảng thời
gian đơn độc, và làm gì cũng đều nhìn đám đông mà làm theo, gần như không suy
nghĩ, không có quan điểm và sở thích riêng.
Trong
bài này, chúng tôi nói về tâm lý bầy đàn theo cách hiểu thứ hai.
Mỗi
một con người đều cần đến những người chung quanh: gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, đoàn thể,… Cần vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì có những nhu cầu trong
cuộc sống mà có sự phối hợp tập thể thì việc đáp ứng sẽ dễ dàng hơn. Thứ hai,
quan trọng hơn, là nhu cầu tình cảm: người thân là chỗ dựa tinh thần cho chúng
ta. Và thứ ba là nhu cầu nhận thức: việc trao đổi, bàn bạc, học và dạy lẫn nhau
là vô cùng quan trọng đối với việc thu nhận và sàng lọc kiến thức, chắt lọc lấy
chân lý.
Tuy
nhiên, nhận thức và thế giới nội tâm của một con người chỉ có thể hoàn thiện
(theo nghĩa tương đối) nếu người đó có khả năng ở một mình trong những khoảng
thời gian khá dài (có thể là nhiều ngày). Việc đó vừa thể hiện năng lực tự giải
quyết những vấn đề riêng tư, vừa thực sự cần thiết cho việc suy tư, nghiền ngẫm
để đạt tới tri kiến sâu sắc, thứ mà người ta khó có thể nhận được khi ở trong
đám đông ồn ào, dù là đám đông tụ tập để thảo luận những vấn đề nhận thức, như
hội thảo khoa học chẳng hạn. Nhà khoa học không thể lúc nào cũng ở trong hội
thảo; người đó cần có những lúc ngồi một mình để ý nghĩ và trí tưởng tượng phát
huy hết tác dụng. Nhà văn khi viết cũng cần ngồi một mình. Đối với một vài tôn
giáo, việc “luyện hồn” càng cần đến sự đơn độc, thậm chí là sự cô độc. Có thể
nói, nhu cầu và khả năng sống đơn độc là thước đo sự trưởng thành của con người.
Ngược
với nhu cầu và khả năng sống đơn độc, khả năng suy ngẫm để chắt lọc chân lý, là
tâm lý bầy đàn. Đó là hiện tượng tồi tệ, với nhiều hệ lụy. Ở đây chỉ xin nêu
hai hệ lụy của tâm lý bầy đàn, một liên quan đến đời sống xã hội, và một liên
quan đến đời sống cá nhân.
Khi
trong xã hội có quá ít người không thoát khỏi tâm lý bầy đàn thì xã hội đó sẽ
gặp phải rất nhiều vấn đề nhức nhối. Trong xã hội đó, chân lý không tìm được
chỗ đứng. Mỗi thành viên trong xã hội đều sẽ trông chờ có người đem “chân lý”
đến cho họ. Khi đó, dù là cái gọi là “chân lý” thực ra là “giả lý”, họ cũng sẽ
tiếp nhận một cách hào hứng, và tôn sùng cái nhân vật đem “giả lý” đến cho họ
như một vĩ nhân, một vị cứu tinh. Rồi một nhóm người ham quyền lực sẽ quàng cái
thòng lọng vào cổ họ, kéo họ đi bất cứ đâu mà nhóm người này muốn. Để giữ an
toàn, nhóm người này tiếp tục gieo rắc và khuyến khích tâm lý bầy đàn, không
cho mọi người tiếp cận chân lý thực sự.
Trong
một xã hội như vậy, luân lý, đạo đức sẽ suy đồi. Đạo đức chân chính sẽ bị thế
chỗ bởi sự trung thành với những kẻ cầm thòng lọng. Ai dám hé răng nói lên sự
thật chẳng những sẽ bị những kẻ cầm thòng lọng thít cổ cho đến chết, mà còn bị
đồng loại ghét bỏ. Con người sẽ trở nên dối trá, và coi dối trá là lẽ sống.
Trong
cuộc sống cá nhân (và gia đình), tâm lý bầy đàn làm người ta không thể phấn đấu
vì những gì thực sự có ích lợi cho bản thân. Những kẻ không giàu, thậm chí rất
nghèo, cũng thi nhau vung tiền, kể cả tiền vay mượn, vào những việc lễ lạt, thủ
tục vô bổ, để rồi sau đó sống trong nghèo túng và cắn xé lẫn nhau. “Con gà tức
nhau tiếng gáy” chính là một biểu hiện của tâm lý bầy đàn. Một biểu hiện khác
là “miếng giữa làng bằng sàng xó bếp” – xô xát, tranh cướp nhau chỉ để được một
“miếng” không đáng gì, để sau đó sống trong thù hằn, mệt mỏi.
Có
những kẻ thấy người khác ở trong tổ chức này nọ có vẻ oai và có “màu”, cũng cố
“phấn đấu” để lọt được vào cùng “đội ngũ” với những ông bà oai oách đó, cuối
cùng chỉ làm rào chắn để các ông bà đó yên tâm mà “ăn” của thiên hạ. Có kẻ thấy
người ta có chức tước, được trọng vọng, cũng cố chạy chọt chỉ để cũng có được
tí chức sắc, dù hữu danh vô thực. Có kẻ thấy người ta là giáo sư, tiến sỹ, được
xưng tụng rổn rảng tại chốn đông người, cũng cố bỏ tiền để kiếm lấy cái chữ
“tiến” hay “thạc” chi đó cho đỡ kém cạnh, mà không biết trước được rằng cái giá
phải trả lớn hơn nhiều so với cái thu được, trong khi nhận thức thuần túy cũng
chẳng tăng thêm được tí nào.
Về
lâu dài, muốn tiến tới một xã hội lành mạnh, còn trước mắt là tìm được sự yên
tĩnh trong tâm hồn cho chính mình, con người ta buộc phải thoát khỏi tâm lý bầy
đàn. Đã có cái đầu riêng của mình, hãy dùng nó để suy nghĩ!
(Tất
nhiên, tôi biết có hàng ngàn người nghĩ giỏi hơn tôi, và vì vậy những lời tôi
nói đây là lời tâm sự với những người không ở trong hàng ngàn người đó.)
NGUYỄN TRẦN SÂM/ Blog Đào Hiếu.
---------------
Sự tồi tệ của tâm lý bầy đàn hôm nay tại VNCS "Không quyết liệt tham nhũng như đa số chúng nó thì dại quá!"
Trả lờiXóaThật kinh tởm!
Tính bầy đàn ở một số động vật là tuân theo bản năng và chỉ có bản năng chi phối chúng.
Trả lờiXóaTính bầy đàn ở xã hội loài người thì phức tạp hơn, ngoài bản năng còn bị chi phối bởi thói quen, tập quán, phong tục, văn hoá, hoàn cảnh...Ngoài những cái tự nhiên đó, vô duyên, vô lý nhất là bầy đàn con người còn chi phối nhau bởi những thứ lạ hươ lạ hoắc gọi là hệ tư tưởng, là học thuyết, là chủ nghĩa từ ngoài du nhập vào bắt người ta theo, tôn thờ, áp dụng. Thế mà cũng khối kẻ tin theo, đúng là tin theo kiểu bầy đàn bất biết hay dở, sai, đúng, cái đầu ở đây đã không dùng để suy nghĩ. Trách nhau cũng tội vì nhiều cái đầu cũng suy nghĩ lắm nhưng làm gì được khi mà nhiều thứ ngoại lai bị áp đặt bằng quyền lực. Vì thế mà xã hội bầy đàn của con người méo mó, thua cả loài vật.
Tâm lý bầy đàn bản thân nó không tồi tệ.Thuộc tính bầy đàn của con người chính là một yếu tố quan trong đảm bảo sự tồn tại phát triển của nhân loại.
Trả lờiXóaNgày nay tính cộng đồng của con người được văn minh hóa bằng những luật , lệ ở nhiều cung bậc từ tổ chức ,quốc gia ,quốc tế.
Một cá thể nếu có khó khăn trong hội nhập cộng đồng,đôi khi bị xem là bệnh lý phải điều trị công phu bằng tập dượt,thuốc thậm chí cả sự trừng phạt.
Chỉ những kẻ lợi dụng tâm lý cộng đồng trục lợi thì mới là tồi tệ.
Sự lợi dụng tâm lý cộng đồng có thể chỉ là những hành vi kinh doanh quảng cáo tuyên truyền lừa bịp sai sự thật như lợi dụng tâm lý thiếu tự tin của đàn ông để tuyên truyền bán các loại riệu ngâm đủ thứ bà dằn vô bổ hay lợi dụng tâm lý thiếu tự tin về của phụ nữ để bóc lột chị em bằng cách quảng bá ,bán các loại thời trang mĩ phẩm giá trên trời...hay gây scandal rẻ tiền trong giới showbiz để câu khách.
Sự tồi tệ về lạm dụng tâm lý bày đàn ở đây mang hình thức kinh doanh chỉ trong giới hạn đám đông không lớn và không mang tính ràng buộc nên hậu họa cũng chỉ có giới hạn.
Cao và nguy hại hơn về mức độ tồi tệ là việc lợi dụng tâm lý bầy đàn của người dân luôn muốn tìm tới những chân trời mới sung túc hơn về vật chất tinh thần để hưởng thụ mà tuyên truyền trục lợi quyền lực về những mô hình nhà nước hay ho nhưng không thể khả thi kiểu nhà nước ISIS,giấc mơ quốc gia bá chủ thế giới hay nhà nước cộng sản đại đồng làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu...Ở đây chủ thể tâm lý bầy đàn hướng tới là đám đông hàng trăm triệu,hàng tỷ người và hậu họa là rất lớn .
Liều thuốc để tránh hậu họa lợi dụng kiểu này là mở rộng thông tin đa chiều để trang bị kiến thức dân quyền dân chủ cho nhân dân ,tránh bị lợi dụng,lạm dụng lòng tin.
2.600 năm trước, Phật đã gọi "Tâm lý đám đông", "Tâm lý bầy đàn" là "Chúng sanh tướng".Trong kinh Kim Cang, Phật khuyên nếu muốn có trí tuệ thì phải phá bằng được món "Chúng sanh tướng" trong mỗi cá nhân. Hít-le và nhiều đệ tử Độc tài trên Thế giới đã lợi dụng rất thành công món "Tâm lý đám đông"này.
Trả lờiXóaNghe tác giả nói công nhận là hay, chí lý.Chỉ có điều là ở trong bầy đàn quen rồi ra ngoài bây giờ e không chịu nổi. Cứ hàng ngày được nghe ý kiến chỉ đạo, được nghe : phát huy,đẩy mạnh,tăng cường, quán triệt, khởi sắc, đạt được kết quả bước đầu, có sức lan tỏa....là thấy người mình nó cứ lâng lâng, thấy tri thức của mình lại được nâng lên một tầm cao mới.hẹ hẹ, hẹ hẹ
Trả lờiXóaTác giả dùng từ "bầy đàn" thì chính xác thôi,nhưng - lại vẽ những con cừu,cừu có 2 đặc tính nổi bật,đó là NGU và HIỀN LÀNH // Ở đây,chúng nó đâu phải những con cừu mà là những con sói dữ đói ăn nhiều ngày,cho nên ta thấy được tính dã man cùng tận của nó,ăn và nhai sạch không chừa một thứ gì,con mồi (đám dân nghèo cô thế) chỉ còn cách tan xương nát thịt với chúng thôi !
Trả lờiXóaBài viết hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóaXH này đã dạy cho mọi người tâm lý muốn tồn tại, phát triển phải là người...xấu
Dân đen = Đàn cừu / Dảng CSVN = Đan sói - Buồn cho Đất nước Việt Nam thống khổ
Trả lờiXóaNặc danh 23:59 nói đúng quá !
Trả lờiXóaĐàn cừu VN nên học đàn trâu dũng mãnh bên Hong Kong! Do vậy, đàn sói Perking phải cụp đuôi bỏ đi.
Trả lờiXóaNói thẳng ra, đa số người Việt (xin lỗi, tôi không nói là 100%) hiện nay sống rất hèn. Từ thằng "nhớn" nhất tới người thấp cổ bé họng nhất.
Trả lờiXóa