* VIỆT LONG
Tin của hãng thông tấn Reuters cho biết Hoa Kỳ có thể
nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, và đến cuối năm nay, nếu
những cuộc thương lượng thành công, Việt Nam sẽ được mua phi cơ thám sát hải
dương P-3 Orion của Mỹ.
Máy bay P-3 Orion được dùng để thám sát biển, cả trên
lẫn dưới mặt nước, có khả năng phát hiện vị trí các tàu ngầm. Phi cơ này cũng
có sẵn thiết bị để mang và phóng bom, hỏa tiễn, ngư lôi.
Sau khi Việt Nam bị bất ngờ vào giây phút giàn khoan
biển khơi 1 tỷ đô la HD-981 lù lù xuất hiện ngay trong hải phận đặc quyền
kinh tế của mình, liệu việc Mỹ bán phi cơ thám sát cho Việt Nam có bắt đầu vào
cuối năm nay hay đầu năm tới không?
Việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho
Việt Nam thì đã được Việt Nam yêu cầu từ
lâu, và hai bên cũng đã thương lượng nhiều lần. Đặc biệt trong năm nay nhiều
giới chức hàng đầu của giới hành pháp, lập pháp và quân đội Mỹ đã tấp nập đến
Việt Nam .
Sau cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Evan Medeiros và các Thượng nghị sĩ John
McCain, Sheldon Whitehouse, thì đến lựợt Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội
đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đến Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1971 một vị đại tướng
Tổng tham mưu trưởng của Hoa Kỳ đặt chân đến Việt Nam . Đó là điều rất có ý nghĩa về
một cuộc hợp tác quân sự, sau khi nguyên Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta đến
Cam Ranh cách đây hai năm. Nghị sĩ John McCain và tướng Martin Dempsey đều nói Washington sẵn sàng nới lỏng lệnh cấm chuyển giao vũ khí
sát thương cho Việt Nam .
Tuy nhiên, trước khi được quốc hội ban hành luật chính thức, đó vẫn là những đề
nghị do Washington
đưa ra, không quên kèm theo những điều kiện khác, để kiến tạo một công cuộc hợp
tác quân sự. Và cần nói ngay đó sẽ không phải là một mối hợp tác chiến
lược, hay liên minh quân sự, vì còn nhiều yếu tố khác gây ảnh hưởng đến mối
quan hệ Việt-Mỹ.
Như vậy việc Mỹ bán phi cơ tuần thám P-3 cho Việt Nam chưa qua
khỏi những vòng thương lượng. Nay đã gần cuối năm, mà Việt Nam chưa có vẻ gì đáp ứng những
điều kiện do Mỹ nêu ra.
Một trong những đề tài thương lượng khác là Hiệp ước
Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP, nghe nói sẽ không kịp thành toàn trong năm
nay, vì Hà Nội không thỏa mãn những điều kiện về nhân quyền do Washington nêu ra từ bấy
lâu.
Vấn
đề vũ khí sát thương cũng đi kèm những điều kiện như vậy, nên nếu dựa vào tình
trạng quan hệ Việt Mỹ cho đến hôm nay, không chắc tất cả mọi việc sẽ suôn sẻ
trước cuối năm nay.
Bên cạnh phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New
York, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh lên tiếng
hoan nghênh việc Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam . Ông
nói hai nước đã bình thường hóa quan hệ trên 20 năm, đã lập đối tác toàn diện
hồi năm ngoái; mối quan hệ là bình thường, lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt
Nam mới là điều không bình thường. Ông Minh còn nói Bắc Kinh không có lý do để
nổi giận khi Việt Nam mua vũ
khí Mỹ, vì Việt Nam
không mua của nước này thì cũng phải mua vũ khí của nước khác mà thôi. Ngoại
trưởng Việt Nam dường như
ngụ ý nhắn nhủ với Trung Quốc quyết tâm củng cố lực lượng quân sự của Việt Nam .
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được giới nghiên cứu về
Việt Nam coi là nhân vật chủ chốt của chính sách thắt chặt quan hệ Việt Mỹ.
Ngoại trưởng John Kerry từng mời ông sang thăm Hoa Kỳ, nhưng chuyến đi bị hoãn
lại vào hồi tháng 7. Thay vào đó Ủy viên Bộ chính trị Phạm Quang Nghị đi
Washington hôm 21 tháng 7 để gặp thượng nghị sĩ McCain và một số nhà lập pháp
khác, rồi Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Công An Lê Hồng Anh đi Bắc Kinh vào giữa
tháng 8, gần trùng với dịp đại tướng Dempsey đến Hà Nội.
Như vậy kế sách của Hà Nội về vấn đề quan hệ với Mỹ và
Trung Quốc ra sao? Liệu Hà Nội và Washington
có đi đến kết luận vấn đề vũ khí sát thương cũng như hiệp định TPP vào dịp
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đi Hoa Kỳ không?
Giữa
ngã ba đường
Mối quan hệ tay ba Việt-Mỹ-Trung vốn là câu hỏi nhức
đầu cho giới quan sát, giới chính trị, ngoại giao cũng như truyền thông ở khắp
nơi, cả Việt Nam, Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc và châu Á.
Với những diễn tiến ngoại giao tích cực như trên, Hoa
Kỳ vẫn chưa thể lạc quan về một sự chuyển hướng ngoại giao nhanh chóng của Hà
Nội sang phía Washington, ít nhất cũng trong một vài năm nữa.
Việt Nam vẫn tiếp tục có nhu cầu củng cố quốc phòng để
đứng ở vị trí mà Trung Quốc không thể coi thường, bắt nạt, chiếm biển chiếm đất
của mình, nhưng đồng thời vẫn phải chiều lụy Bắc Kinh về ngoại giao, chính trị,
để tránh những hành động phá hoại kinh tế và một chiến cấp bách. Thêm vào đó,
cũng vì phải dựa vào Trung Quốc về chính trị, Việt Nam cũng không thể thỏa mãn
những điều kiện về nhân quyền và chính trị do Hoa Kỳ đặt ra để có thể
chuyển giao vũ khí sát thương và ký hiệp ước TPP.
Tuy nhiên, cũng sau những diễn tiến ngoại giao tích
cực ấy, người ta không thể biết chắc Hoa Kỳ có nhất quán trong lập trường đòi
hỏi nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam hay không, và mặt khác Việt Nam có thể
nhượng bộ tới đâu để hoàn thành hai mục đích quan trọng đó.
Lý
do về tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc thường được Việt Nam
đem ra biện hộ cho chính sách ngoại giao thân Trung, tránh Mỹ của mình.
Biết rõ điều đó, người Mỹ mới đem hiệp định TPP làm
chiếc phao cứu cấp cho Việt Nam
trong tình huống thân Mỹ lánh Trung. Có trong tay hiệp định này Việt Nam sẽ thoát
được mối lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Hai
khuynh hướng
Chiếc phao cứu cấp đã được quảng cáo với Việt Nam từ
lâu, trong khi Việt Nam bị lấn át đủ điều, và trước cả lúc xảy ra vụ giàn khoan
HD-981 vào hồi tháng 5. Sau đó mới đến các "sứ giả chiến lược" của Mỹ
đi đến Việt Nam như con thoi, như để giúp Việt Nam giải quyết hai vấn đề vũ khí
sát thương và hiệp định TPP, chính là hai trục xoay chiến lược của Việt Nam. Bộ
chính trị ở Hà Nội sẽ quyết định ra sao?
Khó đưa ra một câu trả lời xác quyết, bởi vì từ
lâu nay đầu não lãnh đạo của Việt Nam là bộ chính trị vốn luôn bị
giằng co giữa hai khuynh hướng. Không muốn nói đó là sự chia rẽ giữa phe thân
Tàu với phe thân Mỹ, nhưng ai cũng thấy quả có những quan điểm khác biệt giữa
cánh muốn chiều theo Trung Quốc vì không tin Mỹ bằng tin Trung Quốc, và cánh có
quan điểm tin cậy Hoa Kỳ hơn trong việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.
Tuy nhiên, sau chuyến đi của Phó Thủ tướng - Bộ trưởng
ngoại giao Phạm Bình Minh người ta có thể thấy được rõ ràng hơn ý hướng của hai
phía.
Lá
bài nhân quyền
Việt Nam
sẽ có một ít nhượng bộ về nhân quyền, vì thực ra chẳng phải một sự nhượng bộ
nào hết. Lúc nào Hà Nội cũng có sẵn những lá bài nhân quyền trong túi để
ra tay trong canh bạc nhân quyền với Mỹ. Đó là những người bất đồng chính kiến
đang bị giam nhốt như những con tin, để Việt Nam đem neo giá và Mỹ phải kèo
nài. Trước nay khi Hà Nội cần đòi hỏi Washington một việc nào đó, và đối lại
Washington đòi Hà Nội phải "tôn trọng nhân quyền", thì một vài
"con tin" này lại được thả nhỏ giọt. Rồi một số khác lại bị bắt để
đem vào "kho dự trữ".
Từ
phía Washington ,
một số nhà sản xuất vũ khí của Mỹ ngỏ ý hy vọng bán được phi cơ P-3 Orion không
võ trang vào cuối năm nay hay đầu năm tới. Không rõ những phi cơ tuần thám
không võ trang có đứng ngoài danh sách "vũ khí sát thương" hay không.
Việt
Nam
giúp Mỹ?
Chuyện này còn nhắc người ta nhớ lại, mới hôm 19 tháng
8 năm nay một chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay cắt mũi một chiếc P-8
Poseidon của Mỹ, cách không tới 10 mét, lúc phi cơ Mỹ đang làm nhiệm vụ do thám
thường ngày, cách Hải Nam 200 km.
Trước đó hơn 3 năm, tháng 8 năm 2011, một phản lục cơ
F-8 của Trung Quốc cũng bay cảnh cáo 3 lần với một phi cơ thám sát EP-3E của Mỹ
do thám cách bờ biển Hải Nam 110 km. Bay pass thứ ba, chạm phải thiết bị radom
(trái cầu radar) của phi cơ Mỹ, chiếc F-8 đứt làm đôi, rơi xuống biển,
phi công tử nạn.Thiết bị radom của chiếc EP-3E văng mất khỏi phi cơ, máy bay
mất cao độ, suýt rơi, phải đáp khẩn cấp xuống Hải Nam. Phi hành đoàn 24 người
bị giam giữ 10 ngày tại Hải Khẩu trước khi được trao trả.
Hạm đội 7 có một phi đoàn thám sát, nhiệm vụ thường
xuyên là thu thập dữ liệu tình báo về hải quân Trung Quốc, đặc biệt là căn cứ
tàu ngầm Hải Nam và hành trình, tọa độ của những chiếc tàu ngầm chiến lược của
nó.
Nếu
Hoa Kỳ muốn được Việt Nam
giúp theo dõi các tàu ngầm của Trung Quốc ở biển Đông, nên cuối năm nay Việt Nam mang nhiều
triển vọng sẽ có máy bay P-3.
Riêng
hiệp ước TPP còn gắn liền với điều kiện Việt Nam phải có công đoàn tự do, độc
lập, nên ít hy vọng sẽ được ký kết trong năm nay.
V.L/RFA
---------------
Có cảm giác VN hiện nay đang đi theo định hướng của... Trời.
Trả lờiXóaTin mới:
Trả lờiXóa- FDI vào VN giảm mạnh: Tổng vốn FDI mới vào Việt Nam trong chín tháng đầu năm giảm 25,5% so với cùng kỳ năm 2013.
- Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai với chiều dài 245 km, tổng mức đầu tư tương đương 1,5 tỉ USD đã được đưa vào sử dụng sau 7 năm thi công.
Sau hai ngày khánh thành, tuyến cao tốc này đã xuất hiện lún, phát sinh nứt tách biệt nền mặt đường theo hình cung tại Km 83 chiều từ Yên Bái về Phú Thọ.
Ngoài vị trí đang bị lún nứt trên thì Bộ GTVT còn đang dự trữ 9 vị trí còn lại chắc chắn cũng sẽ xảy ra sự cố lún nứt tương tự, và là điều đã được tiên lượng để chối bỏ trách nhiệm tiếp theo.
Ở Việt Nam ngày nay căn bệnh biện minh, đánh tráo bản chất vụ việc một cách có định hướng, vì những lợi ích của cá nhân và tổ chức không còn là chuyện lạ.
Trong tất cả mọi lĩnh vực giáo dục, y tế, điện, nước, hành chính, hành pháp, vi phạm nhân quyền…việc đánh tráo này vẫn xảy ra hàng ngày.
Lẩn tránh trách nhiệm, không dám đương đầu với sự thật để giải quyết tận gốc rễ vấn đề, là tính cách mặc định mà hầu hết những người gọi là "lãnh đạo" ở Việt Nam đều mắc phải.
Thử hỏi người dân Việt Nam giờ biết tin vào đâu?
Tôi hay đa nghi, con đường cao tốc này từ Lao cai về Nội bài tiện lắm mà Lào cai lại nằm sát China, chắc China quan tâm con đường này lắm.
XóaMị dân thôi
Trả lờiXóakhẳng định VN không bao giờ muốn và không dám đánh tàu
vì các đỉnh cao thừa hiểu lòng dân đã chán ngán như thế nào?
và thực lực nội lực ra sao? mục ruỗng thối nát
Hòa nhập với thế giới tự do hay chấp nhận BẮC THUỘC ? Việt nam chỉ có thể chấp nhận lấy một và chỉ một mà thôi ....
Trả lờiXóaCon người vẫn quyết định chớ không thì Vũ khí tối hiện đại cũng nằm chơi !
***************************
Vác tầu ngầm Nga về nằm ụ chẳng xài !
Giàn khoan dầu Khựa gần đó không sai
Chẳng dám mò ra bắn thủy lôi một quả
Giờ lại máy bay săn tầu ngầm Tàu ba chai
Mỹ không gắn vũ khí trên phi cơ ấy !
Làm sao bắn chận cá mập Chệt lặn sai ?
Vẫn « Mô hình Trung Quốc » chư hầu thuần phục
Mua vũ khí chỉ lừa mị dân chiêu bài
Cho dù mua hết tầu bay tầu bò tầu chiến
Cái óc tự nhận làm nô lệ chú Chệt ba chai
Hãy thoát cái tớ cái tôi ưu tiên trước đã
Chớ vội thoát Hán..G thoát Trung cả hai
Gần trăm triệu cái Tôi Việt thật vững mạnh
Chỉ cần vũ khí hiện có Khựa cũng mất đầu sứt tai !!!
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Tàu ngầm lạ mới nổ máy mà ở Sài Gòn đã nghe rồi,chuyên gia Nhật nói sai sao được.
Trả lờiXóaCon đường cao tốc Lào Cai là sân bay dã chiến của Việt Nam đấy.Quân xâm lược China mà đi trên đường đó bị quay chín không sót tên nào đâu.
Các bạn cứ hỏi các chuyên gia Hoa KỲ đi,và cả Trung Quốc nữa,HỌ sắm tàu ngầm và tàu sân bay cho kiếm chút hoa hồng,nhét túi sống thôi,ba thứ ve chai có gì mà ngại.
Bên mua ,bên bán vũ khí hiện đại vì điều sâu thẳm,nợ duyên chứ đánh nhau ngày nay có nhiều thứ vũ khí không tiếng nổ,không sát thương làm cho đối phương mù điếc câm....đến hoảng loạn,rồi thua chạy về gọi điện xin hàng mà thôi.
Nói chứ MỸ không bán cho Việt Nam vũ khí hiện đại đâu .Vì còn cò kè chán.
Ngày nay chả có nước nào đánh nước TA nữa đâu,HỌ chả dại đun đầu vào để coi nó đánh nhau,về ngủ chỉ thấy toàn ác mộng.
Đến đánh Việt Nam về đến ba đời còn kinh.
Các bạn nghĩ xem,chỉ có nước TA mới sống chung với lũ thôi mà,kinh không nào.
Các bạn bảo mình tư duy bị bê -tông,hay ngu trung....mình không hề nói như thé với các bạn.Nhưng sự thật là gì,đường dây 500 KV,nhà máy lọc dầu Dung Quất chỉ sai địa điểm về hướng,mà chúng nó phá đến tận cùng đến thua mới thôi,gần đây cái lọc dầu Nhơn Hội cũng chống đến thua,mới chịu...
Do vậy ,Mỹ chỉ cần đầu tư vài chục bệnh viện,vài chục nhà máy điện là được.
Bệnh viện thì chữa cho những đứa đánh nhau đến tâm thần và cho công chúng và thu tiền.Điện thì thắp sáng cho mọi người,giá hợp lí thì ai cũng mướn cũng chả mất nhân quyền,Mỹ nói mãi về nhân quyền về Việt Nam mà chả làm gì tất,sao mà có nhân quyền kiểu MỸ được.
Thiếu nhân quyền Mỹ không bán vũ khí sát thương,thật tuyệt vời quyết định này.
Công Sơn nói đúng quá, bọn lái súng và bọn mua vũ khí đều có ăn. Chỉ khổ đám dân đen, suốt đời bị chúng lừa.
XóaVẫn đường lối nãnh đạo từ thời LIÊN XÔ CŨ chơi thằng này để dọa thằng kia? vờ thân thằng kia để mặc cả thằng này,trong khi VN vẫn ở thế yếu thua thiệt lạc hậu và bị... lợi dụng ,chỉ chết dân ngu ku đen?
Trả lờiXóaNGLUY
Nãnh đạo kiểu cũ mà! Nhưng các lãnh đạo kiểu mới đang hình thành, những người ghê tởm, căm thù tham nhũng.
XóaĐã chơi kinh tế thị trường thì phải đi đôi xã hội dân chủ mới kiểm soát được mặt trái của nó,tức kiểm soát được lộng quyền tham nhũng kiểu maphia.
Trả lờiXóaĐã chơi kinh tế thị trường thì phải theo mà học cách làm ăn của Hoa kỳ,cha tổ của kinh tế thị trường.
Nếu Mao không bắt tay với Tổng thống Hoa kỳ,Đặng không đôi mũ phớt mặc áo cưỡi ngựa giả cao bồi ,không chơi với con hổ giấy Mỹ thì làm gì có giấc mơ Trung Hoa trong đầu họ Tập bành trướng ngày nay?
CNXH của đặc trưng Trung quốc thực tế là học theo Hoa kỳ,thậm chí mơ ngôi bá chủ của Chú SAM vậy cớ sao lãnh đạo VN cứ phải ngó trước trông sau Trung quốc khi bắt tay,khi thực hành kinh tế chính trị thị trường theo Hoa Kỳ????
Ngược lại Hoa kỳ sao cứ phải do dự điều kiện này nọ với VN nếu thực lòng muốnVN vững mạnh để cân bằng lực lượng Châu á Thái bình dương ,một sự cân bằng có lợi ích lớn lao cho cả nhân loại???
Một Nhật Bản đối đầu khốc liệt vơi Hoa kỳ như vậy nhưng sau khi khớp vào quỹ đạo của Hoa kỳ đã trở thành đối tác liên minh quân sự quan trọng bậc nhất ở Đông Á thì với VN tại sao lại không được???
Hoa Kỳ nên khẩn trương ngay, không điều kiện,không chậm trễ giúp VN khôi phục kinh tế xã hội,bảo vệ chủ quyền.
Khi trên đất nước VN đi đến đâu cũng thấy sự hiện diện khoa học công nghệ ,doanh nghiệp,nhà máy,trường học,viện nghiên cứu,bệnh viện ,ngân hàng,hàng hóa ...Hoa kỳ thì ba cái thứ độc đoán thiếu dân chủ dân quyền không cần đặt điều kiện nó nhân dân VN cũng biết cách làm nó tự biến mất.
Đây là thời điểm thuận lợi nhất để Hoa kỳ có thể đặt nền móng dân chủ cho VN thông qua sự hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật công nghệ cho VN.
Điều gì làm Hoa kỳ còn phân vân do dự? Nếu Hoa kỳ sợ một VN lớn mạnh ở Đông Nam Á sẽ là phên dậu cho Trung quốc thì đây lại là một lần nữa Hoa kỳ không hiểu được Lịch sử và con người VN trong mối quan hệ cả nghìn năm với Trung quốc .
Cũng vì sự thiếu hiểu biết tường tận này mà Hoa kỳ đã bỏ qua mất một cơ hội tiếp cận VN thông qua những bức thư chân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman năm xưa và chính sự thiếu vắng lòng tin ở đây đã đẩy hai quốc gia vào cuộc chiến máu lửa mấy chục năm trời .
Thật đáng tiếc.
Lịch sử buồn giữa VN và Hoa kỳ không bao giờ nên bị lặp lại!
"lãnh đạo VN"? văn lâm không thấy toàn bọn gián điệp TC ở đây sao? Làm gì có vụ "ngó trước trông sau"? Chì là bọn gián điệp đóng kịch thôi.
Xóathảo lào y tá muốn xây dựng nòng tin choén lược
Xóaông chém kinh quá
Ôi...mẽo sợ lừa lớn mạnh...sợ...sợ quá
Tin mới:
Trả lờiXóa- Người Tân Cương nổi dậy. (50 người chết vì bạo lực ởTân Cương.)
Ngày 25/9, một trang mạng của chính quyền cho hay 40 "kẻ bạo loạn", sáu dân thường và bốn cảnh sát viên đã thiệt mạng. Các vụ nổ xảy ra vào lúc khoảng 17 giờ chiều Chủ nhật 21/9 tại hai đồn cảnh sát, một khu chợ ngoài trời và lối vào một cửa hàng. Báo chí Trung Quốc nói đây là "vụ tấn công khủng bố" nhưng các nhà đấu tranh tố cáo rằng cảnh sát đã nổ súng vào người biểu tình ôn hòa phản đối lệnh trấn áp người Hồi giáo nhân dịp tháng Ramadan.
- Trung Cộng phát hiện 10 tỉ USD giao dịch giả trong nước.
Tôi quen một kẻ chuyên làm súng bán cho bọn xã hội đen,lý giả việc này ,anh ta nói nó phải tự vệ vì lắm kẻ thù....hi vọng Mỹ không giống anh này!!!
Trả lờiXóa