Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Vài câu chuyện về Cải cách ruộng đất


Muốn blog cháy hãy viết về chiến tranh Nam Bắc, về cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Trí, phú, cường, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc.
Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
Dư chấn thời thơ ấu kéo dài 60 năm chưa dứt
Nếu nói rằng tôi nhớ cuộc đấu tố địa chủ làng khi 3-4 tuổi có lẽ bạn đọc không tin, nhưng tôi từng tham dự và nhớ thật. Chẳng hiểu vì lý do gì mà mẹ tôi cho mấy chị em đi xem đấu địa chủ trên bãi đất rộng toàn cỏ gà, hồi đó là bãi tha ma, trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành ở xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình).Người xem đông nghịt, tôi nhớ cảnh người “địa chủ cường hào gian ác” bị trói chặt hai tay ra phía sau (giật cánh khuỷu?), quỳ dưới một ô đất 1mx1m đào sâu khoảng vài gang tay. Các bà đứng trên và chỉ tay vào mặt “Mày nhá, ngày xưa mày bóc lột tao, mày cướp đất nhà tao, mày hiếp tao…”. Người quì dưới cúi gằm mặt xuống đất. Cứ thế lần lượt hàng chục người lên xỉa xói.
Nội ngoại nhà tôi đều suýt làm…địa chủ. Ông ngoại từng đi lính đánh thuê cho Pháp, sang tận châu Phi mấy năm. Tiếc là ông đã mất, nếu không, tôi có một nguồn tư liệu quí về một thời toàn cầu hóa của nông dân Ninh Bình. Ông có hai vợ, nhà trên, nhà dưới, nhưng không hiểu sao tránh được địa chủ.
Ông nội từng làm Chánh tổng xã Trường Yên những cuối năm 1930, cũng thuộc hàng giầu có vì ông biết làm ăn, chỉ cho con cái đường đi nước bước. Cha tôi và mấy chú bác đi bộ sang Lào buôn bán từ tuổi thanh niên. Ông có hàng chục ngôi nhà ngói, nhưng Pháp càn đầu những năm 1940 và đốt hết. Vật dụng duy nhất còn lại là cái tràng kỷ bằng gỗ lim không cháy nổi. Hiện người con của bác họ vẫn dùng.
Có lẽ vì thế mà sau cách mạng, với mái nhà ngói bốn gian, và như một sự kỳ diệu, ông bà tôi chỉ bị tố là thành phần trung nông, vì ruộng vườn, nhà cửa chưa đủ ngưỡng địa chủ.
Hình như trước đó ông nội cho bớt nhà cửa cho người khác nên tránh được cuộc cải cách, hoặc do làng tôi làm không dứt điểm “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Tôi nhớ cái nhà sau chính là của ông bà tôi, nhưng người khác đã ở. Sau này lớn lên, tôi cũng không hỏi nữa, vì mỗi lần nhắc đến nhà cửa ruộng vườn, ông nội hay nổi đóa.
Bộ tràng kỷ của ông nội. Ảnh: HM
 Lần đó đi xem đấu địa chủ về, mẹ tôi lại cho các con về thăm ông. Hình như ông tôi gọi mẹ tôi vào trong nhà, vụt cho mấy cái batoong đau lắm. Mẹ tôi giận ông nội mấy năm trời, mãi mới thôi. Có lẽ ông căm thù chuyện đấu tố vì ông bà suýt dính, và không muốn con trẻ dính vào giết chóc, hoặc muốn tuổi thơ được sống trong yên lành. Thời đó ông nội có chữ nhất nhì trong Tổng Trường Yên.
Lũ trẻ thuộc lòng và bắt chước đấu địa chủ vào giờ ra chơi ở trường, khi đi chăn trâu, hoặc ở sân làng. Làm súng trường bằng tầu chuối và bắn bằng mồm “bằng bằng”, bắt “tên địa chủ” là một cậu đồng niên nằm vật ra, nhắm mắt lại, rồi khiêng đi chôn. Dù chưa bao giờ thấy bắn địa chủ như thế nào, chôn người chết ra sao, nhưng ký ức tuổi thơ “đấu cường hào” không bao giờ quên, dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua.
Viết mấy dòng để nói rằng, những gia đình có người thân bị quì dưới đất, bị trói, bị xỉ nhục, bị vu oan và giết oan, họ đã sống như thế nào mới qua những ngày đen tối.
Những thế hệ tài năng bị ruồng bỏ
Người tố giác, người thi hành án tử “kẻ thù của giai cấp” hầu hết đã về với ông bà tổ tiên. Nhưng hệ lụy để lại về lý lịch cho con cháu vô cùng khủng khiếp, đã làm hại nhiều tài năng và tinh hoa của đất nước.
Địa chủ ở làng quê là ai? Có phải tất cả đều độc ác hay không? Có người độc ác, có kẻ giết người, nhưng không phải tất cả. Cùng mảnh ruộng, người biết làm ăn, tính toán thì có của ăn của để. Nhưng người không biết phải chịu đói khát, đành đi làm thuê. Nhưng sau cách mạng, người giỏi hơn thành địa chủ, người kém hơn lên làm chủ, và kết quả thế nào, chẳng cần bàn cãi.
Giầu nghèo trong xã hội nào chả có, sự bất bình đẳng về thu nhập là câu chuyện của ngàn đời và sẽ còn mãi. Người tài năng, có hiểu biết sẽ giầu có hơn người ít kiến thức. Ở nông thôn, “địa chủ” đôi khi là tinh hoa của nền nông nghiệp. Tàn sát lớp người này đã thui chột nền nông nghiệp.
Nếu cha mẹ, ông bà đã chịu tội dù có oan uổng thì ra một nhẽ. Nhưng kiểu quản lý nửa cách mạng, nửa phong kiến “tru di tam tộc”, con cháu của lớp người bị cho là có tội không thể ngóc đầu lên được.
Anh chị Lương-Tâm và người bạn Canada thăm DC. Ảnh: HM
 Hè vừa rồi tôi gặp vài người thuộc dòng họ nhà sách Mai Lĩnh nổi tiếng ở Hải Phòng đến DC chơi. Nói chuyện với khách mới biết nhà sách này từng rất giầu có và nổi tiếng vùng Bắc Bộ. Mai Lĩnh là tên ghép của làng Xuân Mai và núi Lĩnh ở Phúc Yên, thuộc dòng họ Đỗ Phúc Lương.
Cụ Đỗ Văn Phong sinh bẩy người con trai, sáu người làm kinh doanh khắp Nam Bắc thời đó. Người con thứ tư là ông Đỗ Như Phượng ở lại quê trông nom gia đình và có một người con là Đỗ Như Lân. Vì ở quê gọi tên cha mẹ theo con trai trưởng và ông Phong là thứ 4 nên gọi là ông Tư Lân.
Là một người hiền từ, biết làm ăn, được dân làng quí mến. Những năm 1939-1945, làng quê nghèo khổ chưa từng có, thấy ông làm ăn phát đạt vì biết qui hoạch ruộng vườn, cả làng nhờ ông Tư giúp đỡ, có người xin làm con nuôi ông cho khỏi bị chết đói, hoặc giúp cho công ăn việc làm.
Nạn đói 1945, chính ông Tư là người mở kho thóc nhà mình để phát chẩn cho dân nghèo, dùng tiền mua thuốc cứu giúp người bệnh. Trang trại Mai Lĩnh từng là cơ sở giúp cho cách mạng như ép dầu, cất tinh dầu giun, mua rượu cồn, vận chuyển lên chiến khu Việt Bắc. Quân Pháp từng đốt phá tan hoang cơ nhà Mai Lĩnh.
Nhưng cuộc bể dâu Cải cách ruộng đất đã đẩy ông Lân xuống bùn đen. Từ một người lương thiện, hết lòng vì dân làng, đóng góp cho cách mạng, nhưng sau một đêm ông Tư Lân biến thành kẻ thù giai cấp vì đã quá giầu.  Có lẽ làng Phúc Yên ngày ấy vẫn còn nhớ hình ảnh những nhân chứng mà ông Tư từng cưu mang đã buộc tội chính ông. Bị tịch thu toàn bộ gia sản, ông bị 15 năm tù đầy. Vợ con bị đẩy ra rìa làng.
Ông đã bị hành hạ về thể xác và tinh thần, cuối cùng đã chết trong tù năm 1955. Nhà sách Mai Lĩnh từ gia đình nổi tiếng ở Phúc Yên cuối cùng cũng bị xóa sổ sau cách mạng.
Con cháu phiêu bạt khắp nơi. Chị Lương (chị tên là Hiền Lương vì ông bố có thói quen đặt tên các con theo địa danh các tỉnh) ở Hải Phòng cưới  anh Tâm cũng con nhà tư sản. Họ học rất giỏi nhưng cuối cùng không được vào đại học chỉ vì lý lịch, cho dù đã sửa sai, nhưng tiếng xấu để lại không ai gột rửa. Nhân chuyện vượt biên những năm 1980 ở miền Bắc, anh chị rủ nhau đi tìm bến bờ khác.
Hiện họ sống ở Canada. Hôm gặp ở Washington DC, anh Tâm chị Lương nhắc mãi Blog Hiệu Minh. Người chị gái của chị Lương cũng vừa tới thăm DC với con gái hiện đang ở bên Anh. Vướng chuyện lý lịch, họ phải bươn chải suốt cuộc đời, bây giờ mới tạm ổn.
Mấy lời cuối
Viết những chuyện như trên có lẽ phải cần hàng ngàn cuốn sách. Cuộc chiến thời Pháp, Nhật, Mỹ và sau này với Trung Quốc đã khiến máu chảy thành sông ở mảnh đất nhỏ bé này. Nhưng máu do chính người Việt tạo ra cũng không ít.
Thời thực dân, luật pháp nằm trong tay kẻ mạnh, sưu cao thuế nặng ở quê, tội ác để lại không nhỏ. Vì thế khi cách mạng nổ ra, hàng chục triệu người đi theo với niềm tin “Công bằng, bác ái, và dân chủ, người cày có ruộng”, khỏi phải bàn cãi về vai trò của ĐCS. Tuy nhiên những gì họ xử lý sau chiến thắng lẫy lừng mới là điều cần bàn.
Chị gái của chị Hiền Lương. Ảnh: HM
Sau 1954 là thế, nhưng sau 1975, Cải tạo công thương nghiệp cũng xóa đi một thế hệ tinh hoa biết làm ăn, và hệ lụy rất lớn về lý lịch để lại cho con cháu. Hàng triệu người bỏ tổ quốc ra đi. Nhiều người thành đạt nơi xứ người nhưng không thể đóng góp cho quê hương vì nhiều lẽ mà trong đó dư chấn của Cải cách ruộng đất mà họ cho là một trong những điều mất mát lớn.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội vừa khai trương hôm 8/9 triển lãm “Cải cách ruộng đất 1946-1957″ với mục đích “giúp công chúng tiếp cận với những tài liệu, hiện vật gốc và có cách nhìn thực tiễn, khoa học, khách quan về cuộc vận động cách mạng ruộng đất trong tiến trình lịch sử dân tộc”. Rất có thể triển lãm còn sơ sài, nhưng dầu sao, xã hội đã cởi mở và được quyền nói về những chuyện trong quá khứ.
Những bài học cải cách ruộng đất áp dụng một cách mù quáng từ Trung Quốc và Liên Xô bị trả giá bằng xương máu dân tộc này. Phải chấm dứt sự phụ thuộc vào ngoại bang kể cả ý thức hệ. Sự dốt nát không thể kéo qua hai thế kỷ.
Triển lãm cũng là sự mở đầu cho sự kết thúc một trang sử bi tráng, đầy máu và nước mắt. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, cần bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai.
Đã đến lúc đất nước phải thay đổi, lãnh đạo phải thay đổi và mỗi chúng ta phải thay đổi. Sự mù quáng về ý thức hệ sẽ đưa đến một cuộc cải cách khác, máu đổ và thiệt hại mang tầm quốc gia, đau đớn kéo dài hàng thế kỷ, mà một cậu bé 3-4 tuổi ở Trường Yên nhớ hằn sâu trong trí óc tuổi thơ dù đã sau 60 năm.
 Hiệu Minh. 9-9-2014. 

39 nhận xét:

  1. Xem thơ của những kẻ ăn thịt người VN và bán nước VN cho lũ giặc ngoại bang đây : "Giết,giết nữa bàn tay không phút nghỉ ... Thờ Mao chủ tịch,thờ Stalin ..." ( thơ Tố Hữu ) // hay không thưa quí vị ? xin quí vị cho biết thằng này là ai vậy ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái thằng làm thơ "Tiếng đầu đời, con gọi (thằng giết người) Xít-Ta-Lin!"
      Mẹ nó chứ, con nít mấy tháng tuổi nó đã định hướng làm ác ôn CS rồi!

      Xóa
    2. Câu trả lời đã có trong câu hỏi của Quý vị rồi đấy

      Xóa
    3. Toàn học trò xuất sắc của Mao và Xtalin , VN có thi bá Tố Hữu' giết giết giết...' thì bên Cam Pu Chia có Pôn Pốt ...'chúng nó chết lúa của Ăng Ka càng thêm lắm bông' Mao và các đệ tử từng nói 'trí thứ k bằng cục cứt' vì CC còn để bón ruộng Trí thức chỉ tốn cơm và phá bĩnh? HCM cũng từng nó .'.ai có thể sai chứ XTLin và MT Đông k bao giờ sai hoặc ...tôi lú nhưng chú tôi khôn chú tôi là Mao XTlin'
      Pôn pốt cũng tuyên truyền rằng ' Nhân dân ta có Mao chủ tịch dẫn lối chỉ đường như Mặt Trời xua tan bóng đêm'?
      Chủ nào Tớ đấy ,Thầy nào Trò đó hệ lụy còn đến các trò đang nãnh đạo ĐCS???
      NGLUY

      Xóa
  2. "Chính quyền ra đời từ họng súng", động từ Đảng dùng là "giành chính quyền" đấy các vị.
    Bảo vệ thể chế, chính quyền cũng bằng họng súng. Ngày xưa, nguy cơ mất thể chế từ bọn "đế quốc sài lang", từ "kẻ thù giai cấp'; ngày nay nguy cơ mất Đảng, mất thể chế từ tphía nhân dân; nhà tù mọc lên san sát, lực lượng công an đông đảo, máu vẫn đổ nhưng máu đổ để bảo vệ nhà giàu nhờ cướp đất, cướp tài nguyên và tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  3. Nếu gọi Cải cách Ruộng Đất là cuộc cách mạng , để người nông dân có quyền làm chủ ruộng đất , thì điều này hoàn toàn không đúng . Không đúng từ hình thức cho đến much đích chính của nó .

    Hình thức cách mạng là Đấu Tố , đào tận gốc trốc tận rễ , kể cả tử hình tại chổ . Tài sản thì bị cướp chia chác không cần luật lệ . Nhà nước chỉ giữ được bất động sản nhà cửa , đất đai . Hình thức này chẳng khác chi khích động CƯỚP của để chia chác giữa các bần cố nông . Một đảng cướp có chỉ đạo bài bản và hợp pháp do chính quyền đương đại .

    Sau CƯỚP chính quyền non trẻ vừa thoát ách thực dân và phong kiến Trần Trọng Kim , tiếp đến CƯỚP tài sản của trung nông , địa chủ , trí thức giàu có . Được cổ động vơis tên gọi cách mạng công nông búa liềm ! Chính quyền cách mạng cướp chính quyền nhà nước , nhân dân nhà nghèo cướp tài sản của nhân dân có của hơn mình !

    Nhưng , tài sản đất đai sau cải cách ruộng đất mà những người bần cố nông cướp được từ địa chủ , lại bị CƯỚP một lần nữa ! Ai cướp ? Chính ĐCSVN cướp lại tất cả ruộng đất của bần cố nông vừa cướp được từ tay địa chủ , cướp có sự bảo vệ của Hiến pháp , luật pháp !

    Bần cố nông phải giao ra tất cả những đất đai cướp được từ tay địa chủ , để trở về làm rẻ lại cho hợp tác xã , tiếp tục làm đày tớ cho các chủ nhiệm , bí thư , đảng uỷ . Đúng như tinh thần nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cọng hoà ! Ruộng đất bần cố nông bị ĐCSVN cướp lại theo tinh thần của hiến pháp , Nhân dân làm chủ nhưng nhà nước quản lý , cấm triệt tư hữu , cá thể . Bần cố nông được thay tên đổi họ thành Xã Viên . Thành phần phú ông địa chủ cũng được thay tên thành Chủ Tịch Bí Thư trong một xã hội mới mang tên Xã Hội Chủ Nghĩa .

    Nói một cách khác , Cải Cách Ruộng đất là một cuộc cách mạng Cướp Giật trá hình , từ Bần cố nông cướp tài sản phú ông địa chủ , và kế tiếp ĐCSVN cướp lại từ tay Bần cố nông , đoạt quyền quản lý chia chác , mua bán , hưởng lợi cho mãi tới tận hôm nay .

    Đất đai nước Việt đã bị ĐCSVN cướp đoạt hoàn toàn một cách trắng trợn , theo những quy định do chính ĐCSVN đề xướng vois cái gọi là Hiến pháp .

    Hôm nay , trưng bày , triễn lãm về Cải Cách Ruộng Đất 1946 - 1957 có phải ĐCSVN muốn trưng bày cái thủ đoạn CƯỚP GIẬT đất đai từ buổi sơ khai CƯỚP đuoc chính quyền . Một thủ đoạn tạo nên đầy máu , nước mắt và hận thù giữa nhừng người Việt cùng chung xóm làng , cùng chung huyết thống .

    Trả lờiXóa
  4. Nguyên ngày hôm qua lo cho ngài quá...

    Trả lờiXóa
  5. ...
    Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
    Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
    (21-7-1953)
    C.B.
    Tác giả bài báo được ghi là: C.B.

    Trả lờiXóa
  6. Thật kinh tởm khi bọn giết người khoe tội ác của chúng!

    Trả lờiXóa
  7. Một bài thơ hay như vậy sao bạn NẶC 06:07 không viết ra trọn bài. Mình viết cả bài để mọi người cùng đọc và cùng suy ngẫm.
    Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ
    Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
    Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
    Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin bất diệt.
    Thơ của một nhà cách mạng và của một nhà thơ lớn TỐ HỮU !

    Trả lờiXóa
  8. Cơ bản tôi đông ý với bài viết,
    Tuy nhiên cần làm rõ hơn:
    -Những người có của HẦU HẾT là người: Chăm chỉ, biết làm ăn, tiết kiệm đến mức hà tiên, gặp may, nhà co nề nếp nên duy được qua nhiều đời
    -Ngược lại thì nghèo.
    Cần biết, "Chỉ tiêu" Không hoàn toàn dựa trên số tài sản mà còn dựa vào tỷ lệ... ở đâu có dân, ở đó có địa chủ, chỉ chưa tìm ra mà thôi

    Về cuộc triển lãm, tôi không hiểu người viết là cán bộ nắm được chủ trương hay chỉ là phỏng đoán. Mục đích người ta mở cuộc trưng bày này, tại bảo tàng Lịch sử là gì...? trả lời cần thận trọng.
    Ngay hiện tại, tổ chức ĐCS từ cơ sở đến trung ương dường như vẫn hoạt động theo kiểu CCRĐ, sự trắng trợn thường thấy, lẽ phải thường bị dồn ép thành lép vế.
    Nhớ câu "Lời nói không mất tiền mua" Không nhà Địa chủ nào muốn đòi lại của nữa nhưng nếu thật TỐT và KHÔN NGOAN, thì đại diện ĐCS nên có văn bản chính thức xin lỗi quốc dân đồng bào cả nước, thừa nhận "Thắng lợi" là nhỏ và nhất thời, "Tổn hại" là vô cùng lớn lao, kéo dài, đẩy lùi dân tộc trở lại quá xa...
    Làm được như thế may ra niềm tin có thể lấy lại ít nhiều

    Trả lờiXóa
  9. Xét cho cùng thì các vị lãnh đạo bây giờ cũng là hậu duệ của cải cách ruộng đất. Liệu cuộc triển lãm này mang ý nghĩa gì chỉ có họ mới biết.Họ định phát động người dân nhớ lại ( con cháu BẦN CỐ NÔNG ) để phục vụ chó ý đồ sách lược bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước ? Nhưng hỡi ôi, giai cấp TƯ BẢN ĐỎ bây giờ đang là thế lực thù địch của dân lao động chân chính.Biệt thự của ông Truyền, đồn điền của ông Cung...phải khẳng định do cướp mà có ( dù ở hình thức nào ). Về đường lối cán bộ thì không thể có người nào dây mơ dễ mái với ĐỊA CHỦ mà được giữ các vị trí Ví dụ : cấp huyện không được giữ chức chủ tịch huyện, cấp tỉnh không được giữ chức giám đốc sở, trong quân đội không thể được phong tướng...cho dù công lao và tài năng thế nào. Bất công này hiện tại vẫn là giá trị tuyệt đối, do đó những ai hy vọng những người cộng sản tiến bộ là ảo tưởng. chỉ bấy nhiêu đó để mọi người biết người cộng sản có cần hòa hợp và hòa nhập không? dân chủ không? Mong sao thế hệ trẻ sinh từ năm 2001 trở đi cố gắng hàn gắn vết thương do chính người cộng sản gây ra, thực ra đó cũng là vết nhơ trong lịch sử dân tộc. Tôi đọc tất cả các bài in trên internét thì thấy rằng cuộc triển lãm chỉ khoét thêm sâu vết thương tưởng đã thành sẹo, khốn nạn thay cho những nạn nhân của cải cách ruộng đất.. Một khi họ triển lãm thì cháu chắt ĐỊA CHỦ khó mà ngóc đầu lên dưới chính thể cộng sản!

    Trả lờiXóa
  10. Thì là những người mà tác giả là đại diện chứ còn ai....!

    Trả lờiXóa
  11. Không thể ngồi trong chăn ấm đệm êm mà cho rằng thế hệ trước họ làm sai được. Cộng sản cần cải cách ruộng đất dùng nông dân giết địa chủ, để dân cùng chung một con thuyền với họ trong sự nghiệp thống nhất nước nhà. Phát xít Đức dùng 7 triệu người do thái để toàn thể người dân Đức bước lên con thuyền của họ chuẩn bị cho thế chiến thứ.... đó là những thủ đoạn thời đại không thể làm khác.

    Trả lờiXóa
  12. Miền Bắc Cải Cách Ruông Đất
    Miên Nam Cải Tạo Công Thương Nghiệp
    Ôi chính sách ! Ôi Đỉnh Cao Trí Tuệ
    Ôi tang tành ! Ôi Đất Mẹ Điêu Linh

    ĐVK

    Trả lờiXóa
  13. Chúng không chịu thay đổi đâu, đừng có mơ mà là chúng ta phải cách mẹ cái mạng chúng đi!
    Vì một nước Việt cường thịnh, chúng ta phải thay đổi, phải đứng lên làm " cách mạng long trời lở đất"

    Trả lờiXóa
  14. THƯƠNG CHO DÂN TỘC VIỆT phải chịu cái họa CCRĐ Làm băng hoại nhân cách con người Việt Nam hàng mấy thập kỉ cũng không xóa được vết nhơ này....

    Trả lờiXóa
  15. Nghe đâu dân cày đang kiến nghị đảng và chính phủ làm cải cách ruộng đất lần thứ hai

    Trả lờiXóa
  16. Tôi thấy ở quê tôi(Hà Tĩnh), đấu địa chủ đâu không thấy, chỉ thấy toàn "đấu" những người có công với cách mạng:
    1. Ông Nguyễn Sáng đương làm chủ tịch Ủy ban hành chánh kháng chiến tỉnh Hà Tĩnh, bị "lôi" về, quy cho cái tội Quốc dân đảng và địa chủ, vị "tòa án nhân dân" của Đội CCRĐ kết án tử hình. May có lệnh trên về trước mười mấy phút đồng hồ trước khi chuẩn bị đem đi xử bắn, nên thoát chết(sau ra HN làm Thứ trưởng Bộ Thủy lợi).
    2. Ông Trần Suất đang làm Chủ tịch UBHCKH xã Hương Châu,(là người chiến sỹ cách mạng kiên trung của phong tráo Xô Viết NT 1930-1931, bị Pháp tra tấn bắt ngồi trên mâm đồng nung đỏ, nhưng vẫn không khai, sẹo cháy sém ở hai mông và đầy mình), cũng bị quy QDĐảng và địa chỉ, bị giam chết trong tù.
    3. Ông Lê Ngọc Giai đang là đại biểu Hội đồng ND tỉnh HT, người hiến rất nhiều vàng cho Nhà nước trong Tuần lễ vàng, và mua Công phiếu kháng chiến, công trái quốc gia (thực chất là ủng hộ kháng chiến, vì sau đó nhà nước có trả đâu), cũng bị đấu tố và kết án tử hình.
    4 Ông Ngô Xuân Áng (đảng viên 1930-1931), đang làm Chủ tịch Uỷ Ban Hành Chánh Kháng Chiến huyện Hương Khê, cũng bị quy QD Đảng, quy địa chủ, bị tịch thu hết nhà cửa, tài sản, bị đuổi ra ở cuối làng trong một căn lều tranh vách nát.
    5. Ông Ngô Soa( chú ruột nhà thơ Xuân Diêu), cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu, cũng đã hiến tặng nhiều tài sản cho kháng chiến, có con trai đang làm Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội tỉnh Hòa Bình, cũng bị quy địa chủ, bị đấu tố, bị giam chết trong tù.
    6. Ông Nguyễn Hòa, một đứa con mồ côi không cha không mẹ, được nuôi dưỡng trong trại trẻ mồ côi. Sau đó đi ở chăn bò cho một ông Linh mục Công giáo, cũng bị bắt, đấu tố vì nghi ngờ có cất giữ của cải của ông Linh mục kia.Bị tra khảo của cải giấu ở đâu? Lúc đầu ông ta khai không có, bị đánh đau quá, ông ta khai lung tung. Cứ mỗi lần khai chỗ nào, đội cải cách lại cho người đến chỗ đó đào bới để tìm vàng bạc. Nhưng không có kết quả gì cả, lại bị đánh vì cái tội khai gian. Ông ta nói vì các ông đánh đau quá nên tôi phải khai để không bị đánh nữa. Cuối cùng bị kết án tử hình và bị đem đi bắn cả đêm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mục "6." mà bạn HK nói còn kéo dài đến giờ...

      Xóa
    2. Bức tranh của Bạn Hương Khê đưa ra đã diễn tả sự điên loạn của tụi thần kinh mang danh CS!

      Xóa
  17. Hình như có một sự diễn biến đối với Bác Đại tá? Trong khi không khí khẩn trương thì Bác chậm lại. Kiểu như huynhngocchenh đã phải nhún một bước là gần như không đăng comments nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không sao cả, BVB bận việc dòng tộc, họ hàng ở quê, lu xu bu...

      Xóa
  18. Chúng tôi là lớp hậu sinh, nhưng khi nghĩ về cuộc CCRĐ lại rùng mình cho một đường lối sai lầm gây dựng nên lòng hận thù, tham lam, đồi bại trong văn hóa ứng xử của người Việt. Nó đã và sẽ dai dẳng đeo bám dân tộc Việt một thời gian dài.
    Nhiều người vẫn bảo chính sách đúng, chỉ có thực hiện là sai lầm.
    Tôi thiết nghĩ chính sách của đảng là nhất quán, trước sau như một, đó là quốc hữu hóa về TLSX.
    Vở kịch thì phải diễn sao cho khéo, việc mất chức này nọ chẳng qua là một phần của vở diễn mà thôi.
    Với khẩu hiệu: " Dân cày có ruông", chẳng ngu gì mà không ủng hộ để kiếm tí ko phải của mình.
    Nhưng đau xót thay, kiếm được vài thước ruộng, chưa kịp mừng thì lại mang cả ruộng, đất hương hỏa Ông Bà để lại sung vào HTX,
    Vài giọt nước mắt, vài lời sám hối, cái kết của vở kịch thành công ngoài mong đợi.
    Qua trang của Bác Đại tá Bùi Văn Bồng, cho tôi được cảm ơn những người đề xuất ý tưởng của cuộc trưng bày này, có lẽ các cô hướng dẫn viên, các vị tổ chức ko thể nói khác với tư tưởng chỉ đạo của ai đó, nhưng tôi tin rằng, nhân dân Việt Nam qua cuộc trưng bày này sẽ hiểu hơn những gì mình đang có.

    Trả lờiXóa
  19. Nhà Ông nội tôi khi đấy có khoảng 7 sào ruông, 1 con trâu, nhà cửa 5 gian vẫn bị quy là địa chủ.
    Cả 2 Ông Bà là đảng viên ĐCS, cũng trải qua đấu tố, bị thu sạch ko còn thứ gì, ra ở chuồng trâu của một cán bộ đội cải cách.
    Một đoạn đời đầy oan khuất, đói rét nhưng rất may gia đình tôi ko bị li tán.
    Sau 60 năm, những người tham gia đấu tố Ông Bà tôi giờ người còn, người mất, ai còn cũng già yếu rồi, đa số họ có những ăn năn tỏ ý xin lỗi với những gì đã qua.
    Điều đặc biệt ở quê tôi ( Can Lộc, Hà Tĩnh), sau biến cố đó, con cháu các vị bị quy là địa chủ dù ở quê hay đi làm ăn xa, dù giàu hay nghèo cũng không kỳ thị, khing rẻ, thù hận đối với những người đã tham gia đấu tố Ông, Cha mình ngày xưa.
    Tình làng nghĩa xóm là vậy, cái sai là sai của đường lối, nói chung họ cũng lầm lẫn mà thôi.
    Còn sửa sai cái gì đó, đối với tôi, trò mèo mà thôi. Mục đích của họ đã thành công ngoài mong đợi khi bà con nhân dân ta nô nức vào HTX!

    Trả lờiXóa
  20. Tôi sinh năm 52 nên cũng thấy nghe về ccrd.mẹ tôi hoạt động từ năm 47 cũng bị đấu là qd đảng nên sau cc bà đã bỏ đảng,năm 58 cha tôi cũng nghỉ sinh hoạt đảng luôn,dù ô bà đều là tb chống pháp nên vẫn giữ được tính cách của người lính.quê tôi có ông địa chủ bị đấu tố dữ dội nhưng may sao không bị bắn, con trai ông trốn ra hanội làm giả giấy tờ đi học và ra làm việc nha nước chức cũng khá,nếu bt chắc ông phải lên đến bộ trưởng.nhưng biị một người trong họ đố kỵ tố cáo ông phỉ ra toà bị án treo.nhưng đúng là nòi giống đia chủ giỏi thật,cháu chắt địa chủ bây giờ ai cũng giỏi cũng giàu,họ có gien giỏi gien cần cù.đất nước ta đã thiệt thòi do thực dân đế quốc ,chiến tranh gian khổ mất bao nhieu người tài và tài sản,rồi ccrd là một cơn lốc cuối tàn phá nông thôn vn ,lại mất một lớp người ưu tú rất giỏi và trung thành với ruộng đất của cha ông,sau 75 chúng ta lại mất một lớp ưu tú khác do khổ quá mà phải vượt biên kiếm cơm, đến bây giờ hậu quả của ccrd vẫn còn âm ỷ ,đó là nỗi sợ hãi,tiếc thương thân nhân,cũng như đáng tiếc cho một chủ trương sai lầm ,mong sao những ai có quyền lực hãy thận trọng,suy nghĩ thấu đáo trước khi ký một văn bản nào đó,đặc biệt nó gắn đên sinh mạng con người,gắn đến vận mạng quốc gia,một mạng là vô giá,ngàn mạng là vô vô giá,vận mạng quốc gia là cả một dân tộc thì không nên để một cá nhân nào có quyền quyết định,cần một cơ chế cả dân tộc cùng quyết định vận mạng của mình.

    Trả lờiXóa
  21. Lấy oán trả ân, vong ân bội nghĩa - hành động của tụi cướp ngày vẫn chưa chấm dứt!

    Trả lờiXóa
  22. CCRĐ là trang sử xấu xa nhất của ĐCSVN. Đảng đã thừa nhận sai lầm, đã "kỉ luật" vài vị cấp cao, đã "sửa sai", đã lơ đi một thời gian dài. Nay Hà nội cho mở triển lãm một số hình ảnh về CCRĐ, không biết có ngầm ý gì ?
    Những người bị tố oan, chết oan đã đành nhưng còn con cháu họ và một thế hệ người dân đã kinh qua và chứng kiến cái gọi là CCRĐ sẽ nghĩ gì về ĐCS ? câu hỏi không khó trả lời cho lắm vì chỉ có hai trào lưu chính : hoặc căm thù CS tận xương tuỷ, hoặc coi CS chỉ là lũ ấu trĩ, táng tận lương tâm, nghe và làm theo chỉ dẫn từ LX- TQ để giết hại những tinh hoa của chính dân tộc mình.
    Mở triển lãm về CCRĐ, phải chăng đây là tín hiệu ĐCS đã thật sự nhận sai lầm và muốn sửa sai một cach triệt để, hay chỉ là trò mỵ dân chuẩn bị cho vở diễn mới ?
    Sai lầm chính của CCRĐ là ở chuyện đấu tố oan sai, chưa thấy triển lãm nói tới, vẫn trò lấp liếm che đậy không dám nói hết sự thật về CCRĐ. Nửa sự thật không phải là sự thật.
    Khơi lại nỗi đau này để làm gì, khơi lại nỗi nhục này để làm gì. Nghĩ mãi không ra.

    Trả lờiXóa
  23. Ông HM ơi
    Dân bây giờ đang kiến nghị làm cuộc cải cách ruộng đất lần 2, chia đất cho dân cày kia kìa

    Trả lờiXóa
  24. bài viết rất hay, nếu có vài bức anh đấu địa chủ và xử bắn , chôn chân địa chủ nữa thì sinh động và hay hơn /

    Trả lờiXóa
  25. Kính bác Bùi Văn Bồng
    Do sự hiểu biết có nhiều hạn hẹp, tôi có trích gửi hai câu thơ của tác giả CB và không được bác đăng. Giờ đọc bài viết Biên niên sử của một bi kịch của Nguyễn Hoa Lư/ Blog Nguyễn Hoa Lư mới thấy Bác không đăng là đúng. Cám ơn Bác và chúc Bác vui, khỏe.

    Trả lờiXóa
  26. Trương Minh Tịnhlúc 06:14 13 tháng 9, 2014

    Baì viết của Hiệu Minh hay quá.

    Trả lờiXóa
  27. Như vậy, lãnh đạo của ĐCS VN đều là bọn khát máu.
    Bọn chúng chỉ là tay sai đắc lực mù quáng của Liên Xô và TQ thôi !

    Trả lờiXóa
  28. Khi lớp người trực diện với cuộc cải cách ruộng đất đầy máu và nước mắt hầu hết đã qua đời hoặc đã quá già mất trí nhớ người ta mới đưa ra làm cái trò triển lãm. Trớ trêu thay triển lãm để muốn nói lên cái chế độ tốt đẹp người dân được đổi đời cái gọi là “dân cày có ruộng”. Không ngờ lại tác dụng ngược, vì nó đã đụng vào cái vết thương đã ngủ 60 năm qua nhưng chưa thể nguôi ngoai vẩn còn nguyên nổi nhức nhối…
    Nhưng thôi, cuộc triển làm này có khi lại là một gợi ý hay. Sao không tiến hành một cuộc cải cách thời hiện đại tương tự như “cải cách ruộng đất” ấy nhỉ? Để thực hiện một nghĩa vụ rất chi là chủ nghĩa cộng sản đó là xóa bỏ khoảng cách giửa người giàu và người nghèo. Ấy là lấy của cải của bọn “tư bản đỏ” vặt mặt bọn đục khoét tham nhũng của dân của đất nước đem chia cho dân nghèo. Thật là ý nghĩa phải làm mạnh mẻ như thế chứ, không cứ theo nghị quyết này đến nghị quyết nọ với tiêu đề chống tham nhũng mà có chống được ai đâu?!

    Trả lờiXóa
  29. Những ngày Đồng Bẩm huy hoàng
    Long Hanh bán hàng giá tưởng như cho

    Nhiều lần bả biếu trâu bò
    TW cấp ủy hát hò vui tươi

    Long Hanh đưa đẩy nụ cười
    Hàng đỉnh Bê Đọ sướng vời vãn vui!

    Nõn nường nhảy múa mấy hồi
    Long Hanh hy vọng được vời lên cao

    Phó Chủ tịch bọn má đào
    Nữ tướng Hà Quái sợ ao bất kỳ

    Chuyên án Đồng Bẩm khắc ghi
    Hồ sợ đại mật đã phi tang ào

    Bịt râu Ké cụ ngó vào
    Kính râm mật thám Sóng Đào cũng xem!

    CB cặm cụi nửa đêm
    Viết bài kích động thêm dầu lửa thiêu.

    Mu- soa rấp nước gian điêu
    Mặt chú Cu vều vô cảm vô tâm

    Bá Cang-Sóng Đỏ truy tầm
    Địa hào trí phú phải dầm nát tương

    Tượng Đái chỉ đạo thôn hương
    Thủ tiêu Dân quốc đảng thường cạnh tranh!

    Viết Thắng cỡi ngựa phi nhanh
    Đốc thúc du kích chém phanh địa hào.

    Súc sinh vui thích phong trào
    Theo Bê tìm kiếm máu đào súc sinh!

    Trả lờiXóa
  30. Mời bác Bồng và các quí vị xem phim : Chúng tôi muốn sống ( We want life ) .trên youtube.
    Phim do VNCH sản xuất , đề tài dựng lại cảnh CCRĐ ở miền Bắc thời kháng chiến chống Pháp.

    Trả lờiXóa
  31. Ông Ngô Soa( chú ruột nhà thơ Xuân Diêu), cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu, cũng đã hiến tặng nhiều tài sản cho kháng chiến, có con trai đang làm Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội tỉnh Hòa Bình, cũng bị quy địa chủ, bị đấu tố, bị giam chết trong tù. Thế nhưng Xuân Diệu lại có bài thơ chống chú ruột mình trong bài thơ GIẾT HẾT sau:

    Giết Hết, thơ Xuân Diệu

    Anh em ơi, quyết chung lưng
    Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù
    Địa hào, đối lập ra tro
    Lừng chừng phản động đến giờ tan xương
    Thắp đuốc cho sáng khắp đường
    Thắp đuốc cho sáng đình làng hôm nay
    Lôi cổ bọn nó ra đây
    Bắt quỳ gục xuống, đọa đầy chết thôi.

    Trả lờiXóa
  32. Định hướng nào từ mãi tận trời Tây
    Đường lối nào rước về từ phương bắc
    Gieo tư tưởng tham sân tàn ác
    Cho dư âm buồn dân tộc gánh ngàn năm
    Làng xóm bao đời bình dị thân thương
    Bỗng sôi sục đảo điên với cái gọi là “ Cải cách”
    Chủ trương lớn hay cái trò lường gạt
    Vì nước nước vì dân hay chính trị vĩ cuồng
    Cái hối hận muộn màng
    Chỉ vài giọt nước mắt suông?
    Lời xin lỗi muộn mằn cũng trôi về quá khứ
    Chỉ có sự thật phủ phàng
    Ccòn mãi với thời gian
    Và công tội sẽ được xét soi bằng lịch sử.
    Ta đâu trách bể đời đau khổ
    Mà chỉ buồn cho thế sự đổi thay
    Gia đạo kiên trung với nước biết bao đời
    Nay bỗng gặp những oan hờn cay nghiệt
    Nghĩa xóm làng yêu thương thân thiết
    Tại vì đâu
    Trở mặt cách lòng?
    Con vặt râu Cha
    Vợ túm tóc Chồng
    .......
    Nước mắt nuốt vào trong
    Uất nghẹn nuốt vào trong!

    Trả lờiXóa
  33. Mấy ngàn năm vn bị tàu đô hộ tuy mất nước nhưng không mất làng nên vn vẫn mãi còn là vn.ccrd tàn phá toàn bộ làng xã,làng xã tồn tại là sự gắn kết máu thịt giữa các thành viên,dù là địa chủ hay lý trưởng nhưng trong họ là vai dưới vẫn phải ngồi chiếu dưới,trong luỹ tre làng gần chung huyết thống với nhau,không họ hàng bên bố thì bên mẹ hay bên ông nội hay bên ông ngoại.nhưng ccrd bắt con đấu cha,vợ tố chồng,nền tảng đạo đức, đạo lý bị đảo lộn,và từ ccrd đến nay tiếp tục bị ct,bị thu hồi đất mà đúng ra bị cướp đất,bị cải tạo hàng chục năm,bị vượt biên tìm tự do tức là bao nhiêu biến động nên làng xã bây giờ xơ xác dù có nhiều nhà tầng,trong làng bây giờ đủ thứ tệ nạn nào đề đóm cờ bạc hút xách,gái gú,đánh chửi nhau,chỉ người già,con nít ở quê,đám tang còn không đủ người khiêng.xh như vậy,làng xóm như vậy thật não lòng vô cùng!

    Trả lờiXóa