Giáo
dục (GD) là chuyện của toàn xã hội, bởi thời phát triển nhà nào mà không có con
– cháu đi học ! Từ khi được thông tin đổi mới GD, người dân cả nước mong chờ
biểu hiện tích cực của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD Việt Nam . Những gì
đã và đang diễn ra, đáng mừng chưa nhiều mà đáng lo lại không ít. Sự kiện chỉ
còn một kỳ thi là đáng mừng, nhưng thiếu định danh và tổ chức luộm thuộm quá
thì thật đáng lo!
·
Tại sao không gọi
là kỳ thi Tú Tài như đã từng mang danh
một thời, mà cứ phải gọi với cái tên lê thê là kỳ thi tốt nghiệp THPT ! Đã thừa nhận các loại văn bằng : Cử nhân –
Thạc sỹ - Tiến Sỹ thì sao lại để thiếu văn bằng Tú Tài !
Văn bằng Tú Tài không
chỉ đơn thuần một tên gọi, mà nó là biểu tượng cho sự trưởng thành về mặt văn
hóa – giáo dục của mỗi lớp công dân thuộc một thế hệ kia mà !
·
Tại sao không học
gì thi nấy, tùy theo tính chất từng bộ môn quy điểm theo hệ số, mà chỉ thi một
số môn! Thi như vậy thì việc dạy nghiêng và học lệch chắc chắn sẽ xảy ra vì
không thể nào kiểm tra – kiểm soát được. Trước đây, bao năm rồi cứ đến tháng 3
khi bộ thông báo môn thi thì hàng loạt trường chỉ tập trung dạy các môn thi mà
có sao đâu ! Bởi cứ nghiêm túc dạy đủ thì phải chịu thiệt thòi, vả lại có dạy
cũng không ai muốn học, thôi cắt quách cho khỏe.
·
Tại sao không để
cho hệ thống GD phổ thông làm hết chức năng và nhiệm vụ tổ chức kỳ thi tốt
nghiệp THPT (như tên gọi), bởi mục
tiêu trước tiên là xét tốt nghiệp THPT, mà lại giao việc chưa phải của mình cho
một số trường ĐH-CĐ! Hóa ra vấn đề không phải làm thay đổi bản chất nhằm tăng
cường hiệu năng của kỳ thi, mà chỉ thay đổi cách tổ chức để đi tìm tâm lý về độ
tin cậy! Việc phân hóa loại HS dự thi cụm địa phương và cụm trường ĐH đã thủ
tiêu tính cách phổ thông của bậc GD này, tạo ra một loạt những nhiêu khê không
cần thiết. Bắt đầu cuộc diện bằng trận đánh lớn như thế, nếu vỡ trận thì sao ?
·
Tại sao giao
quyền tự chủ cho các trường đại học một cách nửa vời, để mỗi trường phải tìm
cách lắt léo trong việc tuyển sinh ? Như thế thì tác dụng thứ 2 của kỳ thi nhằm
xét tuyển ĐH-CĐ có còn giá trị hiệu dụng ?
Tóm
lại thay đổi kiểu chồng chéo công việc như vậy không tạo ra hiệu ứng tích cực ,
mà kết quả sẽ là: “Chưa giải quyết được
những bất ổn cố hữu thì lại xuất hiện nhiều bất ổn tiếp theo”.
Cuộc
đổi mới GD sẽ đi về đâu !!!
Tr.Th
--------------
Trước năm 1975, học sinh miền Nam qua được TÚ TÀI 1 mới tới TÚ TÀI 2 (năm 1974 bỏ thi tú tài 1, chỉ còn kỳ thi tú tài). Học gì thi nấy, không bỏ môn nào. Các môn sử, địa, triết thi trắc nghiệm. Bây giờ chỉ thi một số môn bắt buộc và một số môn tự chọn nên mới xảy ra việc có hàng chục cán bộ, GV cùng túc trực 1 hoặc 2 thí sinh thi Sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.
Trả lờiXóaCàng cải cách càng thụt lùi. Thể chế độc tài bảo thủ hiện nay ở VN ắt phải là như vậy.
Trả lờiXóaVN sẽ đi về đâu ???!!!
Không thể biến học sinh là CHUỘT BẠCH để làm thí nghiệm Giáo dục việt nam sẽ đi về đâu khi những người LÃNH ĐẠO DỐT NÁT......
Trả lờiXóaCải cách GD không làm được nếu không có chuyển đổi tư duy-thể chế
Trả lờiXóavì chế độ nào thì phải đào tạo con người phù hợp với chế độ đó.
Nếu nhìn vào bản chất vấn đề thì ai đòi:
1. Chống tham nhũng.
2. Cải cách GD, y tế, hành chính.
Thì một là dóc- hai là ngu- ba là chả vờ ngu.
Đầu TK 20, đoạn tuyệt với hệ thống GD theo học thuyết của ông Khổng Tử bên Tàu, chuyển hẳn sang HTGD hiện đại kiểu Pháp;
Trả lờiXóaSau khi đánh đuổi TD Pháp, phải xóa sạch "tàn tích" TD, PK - xây dựng nền GD mới, nhưng tội quá, theo lý sự của ông Macarenco của Liên Xô (tưởng rằng hơn hẳn đám "thực dân, đế quốc" Pháp, Mỹ), đến nỗi sau khi thống nhất đất nước vẫn ...quyết tâm cao tiến hành "cải cách giáo dục" thành ..."nền giáo dục XHCN",nhưng chưa đủ "công lực" để đánh giá được cái "nền GD XHCN nó tròn méo ra sao - cái dẫn chứng hùng hồn là sau bấy nhiêu năm lặn lội, nhưng trẻ nhỏ càng ngày càng hư; tệ nạn XH thì phát triển nhanh hơn phát triển ...kinh tế; nền GDVN chưa tạo ra được một gương mặt KH nào ngang bằng với lớp trí thức do "thực dân, đế quốc" đào tạo, trí thức đào tạo trong nước thì ...chẳng ai công nhận!
Thấy không thể "cuội" mãi với cái "thực tế khách quan" đó (cũng là quý rồi), Lãnh đạoVN qua các thế hệ nối tiếp bày trò ...dí ngành GDĐT tiến hành "cải cách GD" liên hồi kỳ trận (đồng thời với việc gửi con cái mình đi "tị nạn" GD).
Thôi thì, cái sự hiểu biết thô thiển: "Cách mạng là cách cổ cái mạng tuốt luốt" nó dẫn tới cái hậu quả như rứa là phải rồi!
Chẳng hiểu các bậc "đỉnh cao trí tuệ" hiểu sao về cái triết lý (rất khoa học) mà các vị đang tôn thờ: Quy luật Phủ định của Phủ định!
Đến nay là 3 thế hệ bị luẩn quẩn rồi, không biết đến thế hệ thứ mấy trẻ em mới được hưởng nền GD tử tế!
Đảng viên thời @:
Trả lờiXóaThiết nghĩ mọi vấn đề của Bộ GD ĐT có được thực thi hay không đều phải được thủ tướng thông qua .Khổ nỗi trình độ của 3X có được là bao!Lại quyết nháo nhào chỉ khổ học sinh con em lao động.
3X có 3C đều nhờ nền giáo dục TB đang giẫy chết đào tạo ,nay đang là những hạt giống đỏ của tập đoàn ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ .Một nền GD như thế mà 3X lại không hợp tác ,hay sợ những hạt giống này làm CNXH VN giẫy chết thì hổng ích gì!
Mười năm năm trở lại đây tôi thấy đạo đức con người xuống dốc quá
Trả lờiXóaCác ông lãnh đạo phải đi học thêm môn đạo đức để về dạy cho dân
Giáo dục càng ngày càng cải lùi thế mới phù hợp thời cuộc
Có dốt mới đi mua bằng các ông giáo sư mới bán được bằng
Thằng buôn gỗ cũng có bằng tiến sĩ y khoa
Bó tay với cái xã hội này do đảng lãnh đạo
Khi gặp các cháu nhiều nơi hỏi ra mới biết. Trẻ em VN hiện nay hầu hết là sợ đến lớp, sợ đi học.
Trả lờiXóaKhi tìm hiểu bổ nhiệm cán bộ quản lí các nhà trường mới biết tiêu cực quá nhiều.
Tại sao ư?
Vì Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý và đã lãnh đao quản lý hiện nay không ai chê tiền cả. Bọn chúng rất thích được nịnh bợ, thích được nhiều cảm giác lạ trong lạc thú và nhất là rất tham tiền cố vị.
Nếu ai buồn nên hát bài VN tôi đâu. Đừng mù quáng tin vào tái cơ cấu và cải cách
CCGD chỉ giống như đứa trẻ cả ngày lăn lộn bên đống phân dơ tối đến trước khi lên giường 2 chân xoa vào nhau phủ bụi?
Trả lờiXóaNGLUY
"Hãy đừng tin CS nói mà hãy nhìn những việc cộng sản làm" . Câu nói của Tổng thống Thiệu đã trở thành bất hủ
Trả lờiXóaCải cách giáo dục? Nghe quen quen?
Trả lờiXóa(Cải cách ruộng đất).
Thứ gì "chẳng ra làm sao" thì luôn cần "cải cách", "đổi mới"!
Trả lờiXóa