Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Học quyền con người từ Cải cách Ruộng Đất

* NGUYỄN VĂN THẠNH
Tuần qua, cộng đồng mạng nóng ran với chủ đề cải cách ruộng đất. Một sự kiện kinh hoàng xảy ra cách đây hơn 60 năm tưởng chừng như dần quên lãng trong ký ức dân tộc.Câu chuyện bắt đầu lăng tăng gợn sóng trong cuốn sách nóng mới xuất bản: Đèn Cù, chi tiết đắt giá xuất hiện trong cuốn sách là cảnh đấu tố, bắn chết và nhất cảnh du kích phải nhảy lên dẫm đạp đến xương gãy răng rắc mới cho thi thể bà điền chủ Nguyễn Thị Năm vào trong ván hòm loại rẻ tiền nhất. 
Cần nói thêm: bà điền chủ Nguyễn Thị Năm là người có công lớn đối với chính quyền cách mạng: ngoài trực tiếp nuôi dấu hàng loạt lãnh đạo bà còn hiến cho chính quyền cách mạng non trẻ 1.000 lạng vàng cũng như nhiều tài sản giá trị khác.
Sự kiện trở nên nóng sốt hơn khi nhà cầm quyền tổ chức cuộc triển lãm cải cách ruộng đất với mục đích như có vẻ là để biện minh cho sự kiện hơn là cho công chúng biết về sự thực của sự kiện. 
Như một vết thương chưa lành, cuộc triển lãm đã gợn lại nỗi đau của hàng trăm ngàn người có người thân là nạn nhân. Hàng trăm câu chuyện được viết ra để chia sẻ lên cho cộng đồng biết về một thời kinh hoàng mà dân tộc đã trải qua. 
Câu chuyện ngày càng nóng với nhiều số phận oan ức, dù đã 60 năm trôi qua nhưng nhiều câu chuyện làm nhiều đọc giả nghẹn ngào, căm giận cho những kẻ gây ra tội ác dù vô tình hay cố ý. 
Bên cạnh dòng thác hồi tưởng đau buồn, lác đác tiếng nói kêu gọi lịch sử không phải để hận thù. Tôi nghĩ nhiều người đồng ý với quan điểm này. Người khôn ngoan học thất bại của mình để trưởng thành hơn, dân tộc khôn ngoan cũng vậy. Hàng trăm ngàn nạn nhân dù chết trong tức tưởi, oan ức chắc cũng không mong muốn con cháu lại chìm đắm trong hận thù. Hận thù chẳng có lợi ích gì cho việc kiến tạo một tương lai tươi sáng. 
Tất nhiên lịch sử không phải để hận thù nhưng cũng không phải để tô hồng để phục vụ cho một ý đồ đen tối là củng cố nền quyền lực độc tài chuyên chế. Ứng xử tốt nhất của lịch sử là phải học được bài học từ nó để giúp dân tộc tránh sai trong hành trình đến tương lai của mình.
Bài học nào được rút ra từ sự kiện long trời, lở đất trên? 
Tôi xin trình bày một bài học có thể rút ra: bài học về quyền con người. 
Chúng ta biết rằng, dân chủ là dân làm chủ quyền lực nhà nước hay quyền lực nhà nước thuộc về dân. Người dân thể hiện quyền lực thông qua lá phiếu để bầu đại diện cho mình. Các đại diện sẽ lo việc nước bằng cách bỏ phiếu, thiểu số sẽ phục tùng đa số.

Câu hỏi đặt ra là, sẽ như thế nào nếu 55% người bỏ phiếu để biểu quyết việc giết 45% số người còn lại? Về mặt thủ tục dân chủ thì có vẻ ổn nhưng chúng ta sẽ thấy sự vô lý ngay của quyền lực dân chủ trong trường hợp này. 
Như vậy dân chủ không phải là trò chơi của phiếu bầu và quy tắc đa số muốn làm gì thì làm còn thiểu số phải phục tùng đa số. Dân chủ phải đi đôi với quyền con người (nhân quyền). Chúng ta có thể suy rộng ra, quyền lực sinh ra là để bảo vệ quyền con người chứ không có mục đích nào khác. Nếu quyền lực chính trị mà không vì mục đích bảo vệ quyền con người thì hoặc là nó phục vụ cho một mục đích không có ý nghĩa cho cuộc sống con người hoặc nó sẽ chà đạp quyền con người 
Dân chủ mà không đi đôi với quyền con người thì sẽ dẫn đến nhiều sai lầm kinh khủng. Cải cách ruộng đất ở nước ta là một sai lầm như thế: khi mà đám đông quyết định tiêu diệt 5% số người trong xã hội để cướp đoạt và chia chát tài sản (ruộng đất) của họ. 
Thật là đáng tiếc, ngay từ câu đầu tiên trong bản tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình sáng 2.9.1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dõng dạc tuyên bố trước quốc dân đồng bào “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"; nhưng chính quyền của ông đã không làm đúng như vậy. 
Bi kịch của CCRĐ bắt nguồn từ việc không tôn trọng quyền con người. Ở đó người ta đã dễ dàng dùng quyền lực của đám đông để tước quyền sở hữu, quyền bào chữa-xét xử công bằng và quyền sống của một nhóm nhỏ trong xã hội. 
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời kỳ mà đất nước đang đi vào chu kỳ thối nát. Hơn lúc nào hết người Việt Nam phải tìm hiểu và học về quyền con người để có thể thay đổi đất nước mà không xảy ra những điều đau buồn như câu chuyện cải cách ruộng đất năm xưa. 
Chúng ta không thể xây dựng được nền dân chủ nếu không hiểu biết thấu đáo về quyền con người. 
Người cầm quyền cũng nên ủng hộ người dân tìm hiểu về quyền con người, vì đây là cách tốt nhất để bảo vệ họtrong trường hợp đất nước có chính biến. 
N.V.T/Chính luận
----------------

14 nhận xét:

  1. VC hồi xưa hay xúi người dân Miến Nam "đình công bãi thị đòi áo cơm tự do!..."

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết của tác giả Nguyễn văn Thạnh rất " thấu tình đạt lý " về một sự kiện , một nỗi đau của người dân đất Việt : cuộc cải cách ruộng đất 1953 - 1956 ! Phải chi luật NHÂN QUẢ là có thật .

    Trả lờiXóa
  3. Người cầm quyền cũng nên ủng hộ người dân tìm hiểu về quyền con người, vì đây là cách tốt nhất để bảo vệ họ trong trường hợp đất nước có chính biến. (lời của tác giả) Câu nói nầy giống như câu ca dao " Mấy đời bánh đúc có xương. Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng . Ông Nguyễn Văn Thạnh khuyên nhà cầm quyền ủng hộ người dân tìm hiểu về quyền con người ? Khi người dân tìm và hiểu được thì lúc ấy nhà cầm quyền làm sao mà cai trị được ?

    Trả lờiXóa
  4. Thật khốn nạn cho đám con rồng cháu lạc
    ăn bánh vẽ no căng cả rún

    Trả lờiXóa
  5. Oan như Bà Năm và Nguyễn Thanh Chấn khi quy tiên vẫn phải "Ơn đảng ơn chính phủ".
    Mong các nhà chép sử VN phản ánh trung thực tội ác tày trời của bọn chúng

    Trả lờiXóa
  6. AI BIẾT CHO TÔI HỎI VỚI:tin trên các mạng nói bộ phim Sống cùng lịch sử có 23 người dăng ký xem nhưng chỉ bán được 3 vé,còn báo Nhân dân ngày 25/9 viết : "nếu nói loại phim này không có người xem là hơi quá. Như phim Sống cùng lịch sử thu hút hàng ngàn sinh viên học sinh thủ dô tại cung văn hóa,thể thao thanh niên Hà nội.Khán giả đông đến mức không đủ chỗ ngồi."Không biết tin ai nữa.Tôi nghi báo ND nói không đúng vì nếu đông khán giả tại sao bài báo lại tốn nhiều giấy mực nói rằng đạo diễn phim phàn nàn chỉ có 50 triệu tiền dành cho quảng cáo."phim tốt mà không tiếp thi thì khác nào mặc áo gấm đi đêm.Nhiều bộ phim tư nhân chất lượng kém nhưng nhờ chiến lược quảng cáo hiệu quả mà vẫn thu hút đông khán giả đến rạp".Đúng là câu trước chửi cha câu sau.

    Trả lờiXóa
  7. CCRĐ một vết zơ của dân tộc , Với trên 172000 địa chủ với mỗi gia đình ĐỊA CHỦ bình quân có 6 người có nghĩa là lúc CCRĐ Có 1 triệu người phải sống hàng nẳm trời sống ô nhục.Mấy chục năm trời cái lí lịch địa chủ cho đến đời con đời cháu sống không được mở mày, mở mặt,không được đi học lên,không được vào ĐẢNG, không được làm cán bộ .Mà với trên 172000 địa chủ với 75% ĐẢNG cho là oan sai , đia chủ ở nông thôn tôi được biết hầu hết là những người chịu khó làm ăn lại có học, lại ủng hộ kháng chiến ,hoạt động kháng chiến .ở làng tôi có rất nhiều ĐỊA CHỦ KHÁNG CHIẾN . Cụ thể bố tôi tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến năm 1954 , NGƯỜI dẫn đầu đoàn đi cướp chính quyền ở phủ QUY HẬU BỐ TÔI cũng bị quy địa chủ lúc đó tôi đã 6 TUỔI đã hiểu ,biết thế nào là CCRĐ .Thế mà xuân mậu thân 68 TÔI VẪN TÌNH NGUYỆN đi bộ đội nghe theo tiếng gọi của đảng lên đường vào nam DIỆT MỸ .Thưc sư tôi cung không muốn bới lại CCRĐ thế nhưng nhiều cấp lãnh đạo vẫn còn bới lai mà ca ngợi CCRĐ thì không thể chấp nhận được....

    Trả lờiXóa
  8. Ở đất nước VN mọi người không được học dân chủ, các nhà trường không dạy cho học sinh sinh viên về dân chủ, sách nói về dân chủ cũng không có, 700 tờ báo và truyền hình của nhà nước, các tỉnh thành không bao giờ nói về dân chủ cụ thể. Nhân quyền cũng không có sách...nói tóm lại đảng nói thế nào thì dân phải nói đúng như thế chệch là chống đối là phản động....

    Trả lờiXóa
  9. Chúng con xin hỏi Trời Đất:
    - Bao giờ người dân Việt Nam chúng con mới có quyền là Con Người ???????!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ko có trời mà cũng chả có đất nào trả lời được câu hỏi của bạn .Để giải phóng khỏi chế độ nô lệ phải mất bao thời gian và xương máu đấy thôi .Chúng ta là con người nên đương nhiên có quyền làm con người.Nếu có thế lực nào xâm phạm thì chúng ta phải tranh đấu giữ lấy quyền làm người ấy BẰNG MỌI GIÁ .Độc lập chủ quyền của một quốc gia cũng vậy ,nếu bị xâm phạm thì toàn dân của quốc gia ấy cũng phải tranh đấu giữ cho bằng được BẰNG MỌI GIÁ .
      Ở đây anh Thạnh tách ra hai khái niệm dân chủ và quyền làm người để nhấn mạnh thêm thôi .Thực ra dân chủ chính là vũ khí tối thương bảo vệ quyền làm người và đến lượt nó quyền làm người khi được tôn trọng sẽ củng cố nền dân chủ ngày càng vững mạnh .Khi một đất nước có nền dân chũ thực sự thì ko thể có chuyện 55% người bỏ phiếu giết 45% người còn lại vì điều đó là vi hiến ..
      Bài học tứ CCRD ở đây ko phải là dân chủ và quyền con người,mà đây là bài học về sự nhục nhã của sự hèn nhát cam tâm làm nô lệ ,sẵn sàng bán nước,bán nhân phẩm nhằm để củng cố quyền lực của một ĐCSVN .

      Xóa
    2. Helene mà không tin vào Trời Đất là chết! Những đất nước hùng mạnh, người ta tin vào Chúa, Thượng Đế, chứ không tin vào đảng nào hết. Không hướng về Thượng Đế dễ bị lạc lối lắm.
      (Thực ra, tôi không theo đạo nào, nhưng nghĩ con người nên có đức tin vào các Thế lực Siêu nhiên, hơn là những kẻ đạo đức giả.)

      Xóa
  10. Chúng ta hãy nhìn thẳng váo sự thật nhé,
    Cuôc C C r đất ,lá một cuộc diệt chủng " ở campuchia gọi là ko me đỏ" ở vn gọi là " bọn cộng sản" sự kiện thiên an môn ở tr Q năm 1989 đấu tranh đòi nhân quyền bị đảng cộng sản dùng
    Xe tăng nén chết hàng vạn người dùng xe phun nước đi rửa máu chảy thành sông
    Vậy tội ác của cs còn hơn cả pôn pốt " chẳng qua là chúng ta kém thông tin bị cs nó bưng bịt thôi

    Trả lờiXóa
  11. Tác giả NGUYỄN VĂN THẠNH đã có một so sánh đầy ý nghĩa , đó là câu khởi đầu trong bản tuyên ngôn độc lập 1945 “Tất cả mọi người ………." và việc làm của cũng chính quyền VN trong CCRĐ .

    Trong hiến pháp 1946 cũng ghi :
    - Trong lời nói đầu : “ Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.”
    - Trong điều 7 : “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình.
    - Trong điều 12 : “ Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm..”

    Nhưng khi tiến hành CCRĐ thì hiến pháp chỉ như tờ giấy lộn , chính quyền đã trà đạp lên nó .
    Điểm lại các bản Hiến pháp và so sánh nó với việc làm của chính quyền thì thấy một điều rằng sự ngang nhiên vi phạm , đều không phải là vô tình , mà là hành động có chủ ý và bất chấp của chính quyền VN .

    Những nhà lãnh đạo Việt Nam rất hay trích dẫn câu nói của Lê nin : “ giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn “ .
    Họ cũng rất hay nói : “ Chính quyền do dân và vì dân “ , “ Dân làm chủ , làm gốc “ …v…..v
    Nếu đã là chính quyền của “ dân “ – Tức là của đại chúng , thì vì sao phải quyết sống mái để giành và giữ cho được , trong khi xử sự với dân tàn ác như vậy .

    Trong các hành động và ngôn từ : Cướp , lật đổ , giành , giữ chính quyền ……. Mà họ mạnh mồm viện dẫn , Đã ẩn chứa ý đồ không minh bạch đàng hoàng , nó đậm chất lục lâm , thảo khấu . Mọi sự ca ngợi về “ Thiên tài lãnh đạo của đảng “ , “ Sự tài tình “ , “ Tinh hoa dân tộc “ ……..Chỉ là sự lòe bịp trơ trẽn và sống sượng .

    Từ những điều trên để thấy rằng việc bằng mọi giá , bất chấp những lời thề thốt , bất chấp pháp luật và luân thường , để “ Giành “ và “ Giữ “ chính quyền , về thực chất đã tạo nên một thứ giai cấp bóc lột mới , chỉ khác về tên gọi . Sự ca ngợi quá đà đã trở thành báo hại , khi hành động không đi đôi với lời nói .“ Tiền bất chính – Hậu tất loạn “ – Là điều đang diễn ra .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  12. Đảng viên thời @:
    Bãi rác ở cạnh nhà tôi đã quá thối ,quá ô nhiễm môi trường làm cho đời sống của dân chúng tôi ngày càng ngột ngạt.Nay đảng lại bới móc đưa ra cái Triển lãm về CCRĐ lại càng làm môi trường thêm ô nhiễm nặng .Thật buồn quá cụ Lú Phú Trọng Ơi!!!!

    Trả lờiXóa