* ĐINH MINH ĐẠO
Tôi
thật ghê sợ khi nghe một vị giáo sư trong bộ máy tuyên truyền của Đảng trả lời
đại ý Đảng có sai lầm trong CCRĐ, nhưng Đảng đã sửa sai , như thế là sòng
phẳng. Chao ôi! Nếu oan hồn của bà Tơ, của ông cán bộ tỉnh ủy Thái Bình, của bà
Năm Cát Hanh Long và hàng vạn các oan hồn khác nghe thấy, chắc họ sẽ dựng mồ
đứng dậy mà kêu lên rằng:” Tội ác của các ngươi trời không dung, đất không tha,
sao ngươi dám nói sòng phẳng”.
Tôi
vốn xa lạ với lòng hận thù và đố kỵ, nhưng đọc tin về cuộc triển lãm Cải Cách
Ruộng Đất (CCRĐ) 1946 – 1956 của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam,
nhất là khi đọc những lời ông giám đốc khai mạc triển lãm nói:” CCRĐ là một
cuộc cách mạng dân chủ long trời lở đất, mang lại những giá trị to lớn của một
xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”, thì
những ký ức đau buồn của bản thân, gia đình và quê hương tôi lại sống dậy, hiển
hiện, đau đớn và xót xa.
Những
năm 1955, 1956 CCRĐ ở quê tôi, một vùng quê bắc bộ thuộc Hưng Yên, hạn hán kéo
dài, nạn đói đến với mọi gia đình, những cánh đồng lúa biến thành những cánh
đồng khô nứt nẻ, hoang hóa, trên những con đường, các cụm rau má bị
đào sạch để làm thức ăn độn thay gạo.
Gia
đình tôi bị quy là điạ chủ. Ngày ngày mẹ tôi cùng những địa chủ, phú nông trong
làng xã bị đội bắt tập trung để”truy” tô. Đội căn cứ vào thời gian và diện tích
ruộng của các gia đình phát canh thu tô để đòi lại số thóc mà các
gia đình nông dân đã trả cho điạ chủ khi thuê ruộng. Đội và những cốt cán của
đội biết rất rõ do hạn hán kéo dài, hầu như chẳng có địa chủ nào còn thóc trong
nhà, nhưng họ tin rằng địa chủ, phú nông hẳn phải có của chìm như vàng bạc, đồ
trang sức ... cất giấu, họ tra khảo, dọa nạt để buộc phải khai báo. Mẹ tôi mỗi
đêm ở chỗ truy tô về lại thở dài , trong nhà không còn một hạt thóc, bao nhiêu
của cải giá trị thì đã bán để nuôi bố tôi ốm, mẹ tôi khai đúng như thế, nhưng
đội vẫn không tin.
Bố
tôi tham gia cách mạng và vào Đảng Cộng Sản Đông Dương từ trước năm 1945. Ông
đã đem tiền của mà ông nội tôi để lại xây một căn hầm ngầm bí mật lớn để cả cơ
quan của Đảng có thể làm việc và trú ẩn trong đó, gia đình tôi là cơ sở của
Đảng trên đừơng dây hoạt động bí mật Hưng Yên – Thái Bình, đã đóng góp nhiều
cho tuần lễ vàng của chính phủ. Năm1944 bố tôi bị Pháp bắt, bị tra tấn và lãnh
án 15 năm khổ sai tại Hỏa Lò Hà Nội. Tháng 8-1945 ông được ra tù, tiếp tục hoạt
động và mất năm 1952. Với quan điểm công nông của đội CCRĐ, địa chủ là thành
phần phản cách mạng, bố tôi được họ biến thành một tên Quốc Dân Đảng phản động,
chui vào hàng ngũ Đảng để phá hoại. Họ tìm đâu ra con số hàng chục đảng viên cộng
sản do bố tôi giác ngộ và phát triển đều thuộc thành phần địa chủ, phú nông.
Nếu bố tôi còn sống, vận hạn nào sẽ đến với ông trong trận cuồng phong của dối
trá, hận thù và độc ác của nền chuyên chính vô nhân mà ông đã hy
sinh vì nó.
Nhưng
bi kịch của gia đình tôi chưa phải là tồi tệ nhất. Tôi vẫn còn nhớ cái không
khí hãi hùng của buổi đấu tố bà địa chủ tên Tơ, người ở làng cạnh làng
tôi. Dân cả xã kéo đến bãi chợ đông nghịt, mẹ tôi cùng các địa chủ, phú nông
trong xã phải có mặt và phải ngồi vào một khu để theo dõi phiên tòa, để tự hiểu
rằng, nếu „ngoan cố”, có thể họ sẽ nhận lĩnh số phận tương tự.. Bà Tơ gầy nhỏ,
tóc bạc lõa xõa, như người mất hồn, được các du kích dẫn vào đứng trước „tòa”.
Những tiếng hô của các cốt cán vang dội: „Đả đảo địa chủ cường hào gian ác
ngoan cố”. Sau mỗi đợt hô khẩu hiệu, dàn trống ếch của đội thiếu niên quàng
khăn đỏ lại vang lên để kích động đám đông. Đến màn đấu tố, các bần cố nông
giận dữ, xỉa xói, chửi bới tục tĩu. Sau màn đấu tố, đội trưởng đội CCRĐ của xã
chủ tọa phiên tòa tóm tắt và tuyên bố bản bản án tử hình. Bà Tơ được các du
kích khoác súng dẫn ra bãi tha ma cách bãi chợ vài trăm mét, một lỗ huyệt đã
được đào , cạnh bờ huyệt, một cột gỗ được đóng sẵn, các du kích trói bà vào
cột. Một loạt súng nổ, bà Tơ từ từ khụy xuống, rồi đầu gục trước ngực. Dân
chúng chỉ được quan sát từ xa, nên không biết họ chôn bà Tơ như thế nào, không
thấy áo quan hay bất cứ mảnh gỗ hay tấm chiếu mang đến cạnh huyệt trước đó, có
lẽ bà được hất ngay xuống huyệt và lấp đất lên.
Tôi
có bà cô họ lấy chồng tại một xã thuộc huyện Ân Thi. Bà kể lại cuộc đấu tố ở
quê chồng bà nghe thật bi thương và kinh hoàng. Một cán bộ đảng thuộc tỉnh ủy
Thái Bình, ông tham gia hoạt động cách mạng và vào đảng cộng sản từ
khi còn trẻ. Gia đình ông bị quy là địa chủ, ông bị kết tội là tên Quốc Dân
Đảng chui vào Đảng hoạt động phá hoại, bị gọi về quê, bị đấu tố, truy bức. Với
khí tiết của người cộng sản chân chính, ông đã bác bỏ những cáo buộc
của đội CCRĐ và các bần cố nông. Ông bị buộc tội ngoan cố và bị kết án tử hình.
Lúc thi hành án, các du kích vịn một cây tre xuống để treo ông lên đó bắn, ông
vừa giẫy giụa chống lại, vừa mắng nhiếc các du kích và các cán bộ CCRĐ, tay bị
chói, ông đã dùng chân đạp các du kích. Các du kích đã dùng báng súng đập vào
mồm ông, nhiều chiếc răng bị gẫy, máu đầy mồm, nhưng trước khi bị bắn, bị treo
lơ lửng trên cao, ông vẫn gắng sức để hô:”Đảng Lao Động Việt Nam muôn năm!
Hồ Chủ Tịch muôn năm!”. Trước lúc chết ông vẫn tôn thờ Hồ Chủ Tịch, ông vẫn
không biết, rằng cái chết của ông, những tội ác của CCRĐ đối với ông và bao
người khác, ông Hồ Chí Minh là người phải chịu trách nhiệm chính, vì ông là
người đứng đầu Đảng, người đưa ra chính sách và chỉ đạo CCRĐ.
CCRĐ
là cuộc cách mạng “long trời lở đất” như
cho đến nay Đảng vẫn tự ca ngợi?
Không!
Trước hết CCRĐ không phải là cuộc cách mạng. Nó là một cuộc chinh biến của
những kẻ tập trung được bạo lực trong tay, nó triệt tiêu những nhân tố tích
cực, những nhân tố tiến bộ của xã hội Việt Nam, nó mở đầu cho giai đoạn xã hội
đi đến đói nghèo và tội ác. Địa chủ phú nông đa số là những người lương thiện,
chăm chỉ và biết cách làm ăn mà trở nên giàu có, họ là rường cột của nền nông
nghiệp, họ cũng là những người yêu nước đóng góp người và của cho cách mạng,
lấy ruộng đất của họ chính là đánh vào nền nông nghiệp của miền Bắc, phá bỏ cơ
cấu hợp lý và tự nhiên của nông thôn Viêt Nam: ruộng đất phải trong tay những
người biết làm ăn.
Các
cán bộ Đảng thường đề cao: "CCRĐ đã thực hiện cương lĩnh của Đảng là người cày
có ruộng”(!?). Nhưng những ai đã ở nông thôn thì đều biết, đưa ruộng vào tay những
người vừa không chăm chỉ, vừa không biết cách tổ chức công việc thì cũng như
lãng phí đất, nông dân có ruộng, nhưng ruộng không làm hoặc làm ra ít thóc, nền
nông nghiệp miền Bắc bắt đầu đi xuống từ đó. Nhiều bần cố nông, chỉ sau một
thời gian ngắn được chia ruộng đất của địa chủ đã sang nhượng lại và lại trở
lại đi làm thuê. Không lâu sau CCRĐ, Đảng đã buộc nông dân vào hợp tác xã nông
nghiệp, ruộng đất trở thành của toàn dân mà chẳng của ai, tất cả nông dân từ
địa chủ đến bần cố nông đều trắng tay, trở thành những 'người làm thuê' cho hợp
tác xã, tiền công mỗi ngày được vài trăm gam thóc, không đủ để nuôi gà. Vì vậy
Đảng kể công đã đem ruộng đất cho người cầy chỉ là câu nói trống rỗng, xảo ngôn.
CCRĐ còn phá vỡ đạo lý, thuần
phong mỹ tục của thôn quê của miền Bắc. Các đội CCRĐ về làng xã, nuôi dưỡng và
kích động lòng hận thù giữa các tầng lớp nông dân, tuyên truyền sai lệch về
nguyên nhân đói khổ của bần cố nông, dung dưỡng những cuộc đấu tố trái với luân
thường đạo lý như con tố bố mẹ, vợ tố chồng...Xã hội Việt Nam bắt đầu bị tha
hóa từ đó.
Tôi
thật ghê sợ khi nghe một vị giáo sư trong bộ máy tuyên truyền của Đảng trả lời
đại ý Đảng có sai lầm trong CCRĐ, nhưng Đảng đã sửa sai , như thế là
sòng phẳng. Chao ôi! Nếu oan hồn của bà Tơ, của ông cán bộ tỉnh ủy Thái Bình,
của bà Năm Cát Hanh Long và hàng vạn các oan hồn khác nghe thấy, chắc họ sẽ
dựng mồ đứng dậy mà kêu lên rằng:” Tội ác của các ngươi trời không dung, đất
không tha, sao ngươi dám nói sòng phẳng”.
Warszawa, 18-09-2014
ĐMĐ/DQ
------------
Đ. còn tồn tại, còn "sửa sai"!
Trả lờiXóaChết dân!
Tôi sinh năm 1956, nghĩa là cùng thời kỳ khốc liệt nhất của cuộc "cách mạng" vì mục đích thực hiện cương lĩnh của Đảng "Người cày có ruộng". Nhưng cho đến lúc này, sau 58 năm, bao nhiêu máu đã đổ, thì cương lĩnh ấy vẫn không được thực hiện.
Trả lờiXóaCó thể có một phần nào đó ruộng đất đã được chia cho nông dân nhưng nó cũng chỉ cho vài mùa thu hoạch, chưa kịp làm cho nông dân cảm thấy được sở hữu thật sự thì ruộng đất lại tuột khỏi tay nông dân bởi phong trào hợp tác hóa, ruộng đất trở thành tài sản của Đảng và ngày nay ruộng đất vẫn là sở hữu của đảng và đang bị cướp đại quy mô vì "công nghiệp hóa, hiện đại hóa'.
Ruộng đất chưa một lần đến tay nông dân.
Chỉ cần vài giọt nước mắt , vậy là mất bao nhiêu mạng người , mà lại là mạng của nhiều người đã có công nuôi dưỡng cán bộ c.m! Chẳng nhẽ đấy lại là một đẳng thức XH sao?
Trả lờiXóaThực chất hiện nay, gọi khoán gì thì khoán, nhà nước vẫn chiếm hữu quyền sử dụng đất, cho nông dân "khoán", đúng ra là 'Phát canh thu tô', mà thu nặng, còn thêm cả gần chục khoản 'trừ theo đóng góp đủ thứ cứ trừ theo sào', nông dân đói. Họ vẫn kiếp đi làm thuê. Ngày xưa làm thuê cho địa chủ (CCRĐ), nay làm thuê cho địa chủ mới (Chính quyền xã). Ha...ha...đảng ta "vĩ đại" thật!
Trả lờiXóaNếu là Giáo sư trong bộ máy tuyên truyền của Đảng
Trả lờiXóaThì hắn đã gây quá nhiều tội. Hắn đáng tội chết
Ở thôn quê hiện nay Bí thư + Chủ tịt + Trực Đảng tội của chúng tày trời. nhưng, dân VN mình sao họ cứ nịnh, cứ xum xoe cán bộ. thế mới khổ chứ. Càng nịnh chúng càng hách dịch.
Giảng tư tưởng HCM xong chúng đi ăn uống nhậu nhẹt. tiếp theo là đánh bạc chơi gái. Chúng ăn thịt rừng, gái tơ kia nhé.
Tụ điểm đánh bạc của chúng gần nhà tôi gần 20 năm nay vẫn ngang nhiên hoạt động.
đầy rẫy cán bộ xã - huyện tham gia đánh bạc mà có ai bắt đâu ???
ĐCSVN chưa bao giờ, chưa có việc gì sòng phẳng với dân, với lịch sử. Kiểu "sòng phẳng" như mấy ông tuyên giáo nói cũng đã thấy ngay là rất không sòng phẳng. Cứ ngồi trong tháp ngà có lính gác bên ngoài rồi chĩa loa ra nói lấy được, các ông rất sợ phúc quyết, trưng cầu dân ý, mở diễn đàn tranh luận công khai. Nói các ông độc tài toàn tri đâu có oan, cũng đúng thôi vì nếu sòng phẳng thì ĐCS tiêu lâu rồi.Nói cách khác là nhờ không sòng phẳng mà ĐCS tồn tại đến ngày nay, không khác gì kẻ bất lương phất lên nhờ thủ đoạn gian dối nhưng sẽ có kết cục chẳng ra gì.
Trả lờiXóaToàn dân kiến nghị đảng làm cuộc cải cách ruộng đất lần 2
Trả lờiXóaTác giả ĐMĐ viết rất hiện thực.
Trả lờiXóaCòn cái con "gà sống thiến sót" đang lải nhải kia có lẽ tuổi Thân, Dậu hay Tuất gì đấy là cùng (chưa đến tuổi hưu thì biết chó gì là CCRĐ) nên chỉ bắt chước, gáy cho to hoặc là sủa bậy.
Toàn cỡ "gà sống thiến sót" kiểu đó mới đẻ ra cái cuộc triển lãm vô tiền khoáng hậu như vậy. Thôi, chấp gì cho mệt!
Khốn nạn nhất là bọn theo đón ăn tàn để kiếm cục....xương, nhưng vẫn phải CHẤP nếu k con cháu ta lại bị BỊP.
XóaNhà tôi nuôi một con chó rất khôn,kẻ xấu chỉ nghe tiếng là nó sủa liền,người tốt anh em bạn bè,dù đến một lần nó vẫy đuôi mừng ngay.một anh bạn thân đến chơi hỏi nhà,mấy thằng nghiện chỉ nhà và nói nhà ấy chó dữ lắm đấy.vừa nhìn thấy bạn tôi nó nhẩy xổ ra vẫy đuôi mừng cuống quýt....lát sau đám nghiện đi qua nó xông ra sủa giận dữ.thấy hay anh bạn tôi buột miệng" con chó khôn quá ước gì các vị giáo sư tiến sỹ của ta được như con chó này nhỉ!!!! Vị giáo sư kía không bằng con chó buồn thật!!
Trả lờiXóa