Tròn 25 năm Việt Nam
rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số
lượng binh lính Việt Nam
thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp.
Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại
tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc
phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn
người.
Tuy nhiên, theo số liệu mà một cựu chuyên viên tổ
nghiên cứu về Campuchia của Bộ Ngoại giao Việt
"Trong tay tôi có con số thống kê của ngành Quân
y, Tổng cục Hậu cần, số thương vong trong mười năm, cả bị thương và hy sinh là
hơn 156.000.
"Trong đó, hy sinh gần 39.000. Đây là số liệu của
ngành Quân y, của Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam ", Đại tá Thắng nói với BBC.
Từ Paris, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy đưa ra một số
liệu khác.
Ông nói: "Những con số đưa ra hiện nay cũng chưa
chính xác lắm... Nhưng người ta nói khoảng 55.000 binh sỹ, tức là bộ đội cộng
với thanh niên xung phong Việt Nam
đã hy sinh trên chiến trường Campuchia thời gian đó."
Theo ông Huy, năm 1979, khi Việt Nam bắt đầu phát động phong trào đưa các lực
lượng sang Campuchia, nhiều thanh niên Việt Nam được vận động sang quốc gia
láng giềng để dọn dẹp chiến trường.
Tiến sỹ Huy nói: "Thanh niên Việt Nam
được vận động trong những đội thanh niên xung phong để qua đó dọn chiến trường
và đồng thời để chuẩn bị cơ sở khi bộ đội tiến quân, thì họ đi sau lưng để dọn
chiến trường.
"Tôi thấy số người chết năm 1979 không biết là
bao nhiêu, nhưng trong suốt mười năm, tôi nghĩ con số khoảng 55 ngàn người."
'Tài liệu
mật'
Con em dân Việt sang Campuchia làm "Nghĩa vụ Quốc tế" chịu đựng nhiều gian khổ và hy sinh |
Là người từng tham gia theo dõi cuộc chiến Việt Nam ở
Campuchia từ Bộ Ngoại giao, như tự giới thiệu, ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ
trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm
thông tin về con số thương vong này.
"Tôi cũng là người theo dõi Campuchia và theo dõi
cuộc chiến Việt Nam ở Campuchia, qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của
và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng
chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó,
"Thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình
nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt ở
Campuchia", ông Hùng nói:
Bình luận về ý nghĩa và những con số thương vong này,
Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên luật học Đại học Havard từ Hoa Kỳ nói:
"Ngoại
trưởng (Việt Nam ) Nguyễn Cơ
Thạch đã nói một câu rất chí lý là vì vấn đề thương vong đó, cho nên từ nay
không bao giờ Việt Nam
gửi quân đội ra hải ngoại đấu tranh nữa.
"Đó là kết luận rất lý chí và điểm đó cũng rất
đúng với chiến trường của các nước khác khi mà ở lại quá mức cần thiết. Ví dụ
như là Hoa Kỳ ở lại Trung Đông bây giờ."
Theo chuyên gia về luật học này, bài học rút ra là
phải biết cách 'thoát ra khỏi' một cuộc chiến tranh ra sao.
Ông Tài nói: "Nguyên tắc căn bản là đã vô chiến
tranh, thì phải có một lối ra, phải có một 'exit', một tư duy 'exit' thì mới
được."
'Biết ơn'
Nhìn lại sự kiện diễn ra 25 năm về trước, cũng như
đánh giá ý nghĩa cuộc can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam, vốn dẫn đến sự
sụp đổ của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ từ năm 1979 ở Campuchia, nhân dịp này,
Tiến sỹ Vannarith Chheang, nhà nghiên cứu người Campuchia từ Đại học Leeds , Anh quốc nói:
"Về vấn đề nhân đạo, tôi nghĩ người Campuchia,
phần lớn người Campuchia biết ơn đối với sự hy sinh của quân đội nhân dân Việt Nam là
giải phóng người Campuchia."
Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia đang nghiên cứu tại
Trung tâm Hòa bình và Hợp tác này, tình hình chính trị ở Campuchia và nhận thức
của các đảng phái ở Campuchia hiện nay cũng có sự không thống nhất về hành động
can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam trước đây.
Hơn 39.000 binh lính VN đã thiệt mạng
trong khoảng
mười năm ở Campuchia.
|
"Ở Campuchia cũng có nhiều vấn đề vì nhiều đảng
phái, phe phái chính trị khác nhau, như vậy cũng có một nhóm người phản đối
việc Việt Nam giải phóng Campuchia và gọi đó là việc xâm lược của Việt Nam đối
với đất nước Campuchia", Tiến sỹ Vanarith Chheang nói thêm.
Là một phóng viên theo các chuyển biến gần đây trong
quan hệ Campuchia - Việt Nam ,
phóng viên Hồng Nga của BBC tiếng Việt chia sẻ thêm với tọa đàm.
"Đối với một bộ phận những người đã tìm hiểu lịch
sử, hay những người đã sống trong thời kỳ Khmer Đỏ chẳng hạn, tôi nghĩ rằng
chắc chắn họ vẫn có một sự hàm ơn đối với quân đội Việt Nam, bởi vì đã đặt dấu
chấm hết cho một thể chế vô cùng tàn bạo như vậy. Thế nhưng đối với giới trẻ có
một sự quan ngại, bởi vì họ không biết được về lịch sử của nước họ.
"Nó cũng giống như giới trẻ ở bất cứ đất nước
nào, không riêng gì ở Việt Nam
chẳng hạn, thì họ không nắm được những gì đã xảy ra. Và tinh thân bài Việt Nam thật sự gây
lo ngại trong lúc này. Khi tôi nói chuyện với một số thanh niên, thì cảm thấy
rằng thứ nhất họ không biết gì về lịch sử, và thứ hai là họ có một cái nhìn khá
phiến diện đối với sự tham gia của Việt Nam trong vòng mười năm, trong một thập
niên như vậy ở đất nước Campuchia."
Tự mâu thuẫn?
Liên Hợp quốc ngày nay không chỉ lên án chế độ diệt
chủng của Khmer Đỏ, mà còn đem ra xét xử nhiều thành viên của chính quyền này
về các tội ác chống nhân loại.
Khi được hỏi, liệu LHQ có tự mâu thuẫn gì hay không
khi cũng chính chế độ này mấy chục năm về trước lại được LHQ công nhận cho giữ
một chiếc ghế đại diện ở quốc tế, Tiến sỹ Vannarith Chheang nêu quan điểm:
"Khi đó thời gian đang là chiến tranh lạnh, như vậy
vấn đề LHQ chấp nhận chiếc ghế của Khmer Đỏ cũng phản ánh chính sách của các
nước lớn, đặc biệt là Mỹ cùng các nước phương Tây khác và cả Trung Quốc nữa,
cũng ủng hộ Khmer Đỏ, để làm thế nào không cho ảnh hưởng của Việt Nam lan
truyền hiệu ứng Domino (domino effects) ở trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là
ở Đông Dương. Như vậy đó là vấn đề chính trị và trong thời gian chiến tranh
lạnh."
Từ Paris, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy bình luận thêm:
"Từ sau năm 1975, chính quyền cộng sản miền Bắc
đã tiến chiếm miền Nam ,
đã gây ra một phong trào thuyền nhân rất vĩ đại. Chính vì vậy, cái nhìn của thế
giới đối với chế độ, chính quyền Việt Nam lúc đó rất là xấu, mặc dù Việt Nam đã
đưa quân qua, sang Campuchia để giải phóng dân tộc Campuchia khỏi nạn diệt
chủng.
"Nhưng mà hình ảnh Việt Nam , một quốc
gia xua đuổi người ra biển một cách khủng khiếp như vậy, thành ra người ta có
một cái nhìn xấu. Như vậy, mặc dù Việt Nam đã đuổi chế độ diệt chủng Pol Pot ra
khỏi biên giới, nhưng thế giới vẫn không có một cái nhìn thiện cảm với Việt
Nam, mà nghĩ Việt Nam là một quốc gia xâm lăng...
"Thành ra tôi thấy vấn đề này hết sức tế nhị, vấn
đề hoàn toàn là chính trị, chứ không liên quan gì đến nhân đạo hết. Thành ra tôi
nghĩ rằng nếu trở lại vấn đề này, phải nhìn lại vấn đề khách quan thời đó là
nước Việt Nam dưới con mắt của thế giới rất là xấu, người ta nhìn Việt Nam như
một quốc gia không tôn trọng nhân quyền cũng như là sự bình yên của miền Nam
thời
'Con bài mặc cả'
'Con bài mặc cả'
Trung Quốc không ủng hộ nhiều cho phiên tòa xét xử Khmer Đỏ, theo nhà nghiên cứu người Campuchia. |
Trung Quốc được cho là quốc gia đã từng ủng hộ, hậu
thuẫn chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ mạnh mẽ nhất từ khi lực lượng này nắm
quyền ở Campuchia năm 1975 cho tới năm 1979, và Bắc Kinh cũng tiếp tục ủng hộ
Khmer Đỏ sau khi chính quyền này sụp đổ, tan rã.
Được hỏi liệu ngoài những nguyên nhân chính trị ra,
liệu Trung Quốc có gặp vấn đề gì về mặt 'đạo lý' ở đây hay không khi được cho
là đã 'tiếp tay' cho Khmer Đỏ 'diệt chủng' và gây nhiều tội ác chống nhân loại
ở Campuchia, Tiến sỹ Vannarith Chheang nói:
"Cũng có vấn đề đạo lý đối với Trung Quốc về vấn
đề chế độ Khmer Đỏ và đặc biệt là Tòa án xét xử chế độ Khmer Đỏ hiện nay đang
diễn ra ở Campuchia, thì phía Trung Quốc cũng không ủng hộ nhiều để đem lại vấn
đề lịch sử, đặc biệt là sự liên kết của Trung Quốc trong việc ủng hộ Khmer Đỏ."
Trở lại với việc quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia,
khi được hỏi liệu quyết định này có liên quan thế nào đến sự kiện mang tên Hội
nghị Thành đô, chỉ một năm sau đó, năm 1990 giữa lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo
Trung Quốc, ông Đặng Xương Hùng nêu quan điểm:
"Lúc đó, để bình thường hóa quan hệ với Trung
Quốc, chúng ta (Việt Nam )
một mặt đã tuyên bố đơn phương rút quân, không kèm thêm điều kiện gì nữa, chúng
ta đơn phương rút quân khỏi Campuchia, và rút quân hoàn toàn vào tháng 9/1989.
"Cùng lúc đó chúng ta đã sửa lại lời nói đầu của
Hiến pháp, sửa lại Điều lệ Đảng, bỏ cái "Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm,
trực tiếp". Tất cả những sự kiện như thế, để chuẩn bị cho vấn đề bình
thường hóa quan hệ với Trung Quốc...
"Việt Nam muốn bình thường hóa quan hệ với Trung
Quốc, mà Việt Nam chỉ có con bài lúc đó thế mạnh đó là vấn đề Campuchia, do đó
việc đi đến thỏa thuận Thành Đô, là việc đi đến bình thường hóa quan hệ hai
nước gắn chặt với việc giải quyết vấn đề Campuchia," cựu quan chức Bộ
Ngoại giao Việt Nam nói với BBC.
(BBC)
----------------
Thiệt hại, thất thoát, mất mát, tài sản là những điều tuyệt mật của chế độ độc tài
Trả lờiXóaCon số thương binh liệt sĩ của ta ở CP Chia ...Con số thương binh liệt sĩ của ta trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mĩ là bao nhiêu ?????....
Trả lờiXóagiáo làng thống kê để làm gì? "bộ phận không nhỏ"...
XóaTrong ba cuộc chiến tranh "Đông Dương " thời lịch sử hiện đại,số thương vong là rất lớn,nhưng đó là cuộc phản công bắt buộc,nhưng không có lựa chọn khác được.Lẽ ra phải đánh sớm hơn,đánh ngay khi thời cơ và điều kiện có,thì thương vong rất ít ....nhưng họ cò kè bàn mãi vì sự can thiệp từ nước ngoài và đám nội gián.Đây cũng là bài học cho thế hệ sau.
Trả lờiXóaThương vong bao nhiêu thì Chính Phủ biết chứ,nhưng sao lại công bố hôm nay.
Nhưng tỏn thất lớn nhất,và cũng là tội ác lớn nhất với nhân dân Việt Nam chính là sự bao vây cấm vận,Thiếu lương thực thực phẩm cả triệu trẻ em chưa sinh đã chết,đến sĩ quan to béo cũng chết trong trại cải tạo do thiếu ăn,những người bệnh thiếu thuốc men cũng đành chết...Đau đớn nhất do sợ chiến tranh quá và lời mời gọi ngọt ngào,nên hàng triệu người bỏ tiền ra đẻ vượt biên và họ được chiến hữu của họ giết chết trên biển cả,để láy vàng,kim cương...theo thống kê không đủ thì hơn nửa triệu người Việt mà phần lớn là thanh niên,trong đó có 3 đứa em của tôi,ở hẻm Âu Cơ ,Nha Trang.
Suốt bốn ngìn năm lịch sử,Việt Nam đã bị nước ngoài tìm mọi cách để tiêu diệt,tương lai cũng thế thôi,họ chả từ thủ đoạn nào.
Do vậy mà dù còn đói lắm nhưng cũng cắn răng mua và chế nhiều tàu ngầm,máy bay,súng từ trường,điện trường,tử ngoại....để phòng thủ và khi nổ súng vào dân tộc ta thì đáp trả ngay.
Ngày xưa các Vua Tôi chúng ta,vừa đánh họ xong phải vội qua lạy cầu hòa,ngày nay thì đi máy bay cũng qua cầu hòa mà bị hất hủi,đến thiếu ghế ngồi ở ngay dinh chính phủ của họ...
Nhờ có văn hóa và văn minh mà dân tộc chúng ta tồn tại đến nay,nhờ có bao anh hùng liệt sĩ nên còn có một nước Việt Nam và Dân Tộc Việt hiện nay. Ăn chơi nhảy múa...xỏ xiên.quên quá khứ,tham ô vô hạn,phá hoại vô tận thì cần diệt ngay,không nên nuôi mấy cái sàn vàng cho nó mập và các vị cũng mập từ cái sàn ấy,rồi bắt.Nó phá nát lũng đoạn đả đòi nền kinh tế rồi bắt thì đúng là lũ vô lại.Đó là một chnhs quyền sao.
Thật ra Mỹ ,Pháp xâm lược và đã quản trị đất nước này lâu rồi,tiếc là họ toàn chơi cờ bạc,sắm đám du thủ du thực đao phủ.Nghĩ xem,cả một quân đoàn thiếu mà giao cho tên sư trưởng 18,trẻ con chỉ huy để nướng sạch ( còn 1 tiểu đoàn khôn chạy ) và giết những thanh niên yêu nước đang xung phong...chỉ vì để kiếm đô - la từ cuốc hội Mỹ ...
Hôm qua hôm nay và cả ngày mai kia nữa vẫn còn lắm kẻ bán nước,phá hoại Tổ Quốc đã man và man dại....
Công Sơn
cong son lại lú mệ rồi
Xóahết say chửa?
Nước nghèo & dân khí bạc nhược & quan tham thì lúc nào cũng hèn.
Công Sơn "đồng dạng" với Trọng Lú mà!
XóaĐánh Mỹ - Nguỵ thì rất hăng : Dù đốt cháy cả dãy Trường sơn cũng đánh ; Còn cái lai quần cũng đánh... Nhưng thử hỏi trận chiến Tây Nam ( Việt- Khờ Me đở) trận chiến biên giới 6 tỉnh miền Bắc là ta đánh với ai ? Có phải là Trung quốc không ạ ? Tiếc thay các liệt sĩ nầy đến nay vẫn chưa được vinh danh ! ! !
Trả lờiXóaXem xét và phát biểu sự kiện lịch sử cần trung thực, khách quan. Khi nói về VN trong cuộc chiến ở CPC ( 1979 -1989) cũng cần như vậy. Chính quyền Ponpot thường là Khơ me đỏ là tay sai chư hầu của T.Q. T.Q cay cú VN đánh đổ chính quyền Sài gòn giải phòng miền nam VN , thống nhất đất nước , không theo ý đồ và chỉ đạo của T.Q. Vì vậy từ 1977 - 12/1978, quân Ponpot thường xuyên vượt biên giới vào VN để giết người, đốt phá làng mạc.. của nhân dân VN. Đưa ra đòi hỏi vô lý như các tính Nam bộ, các tỉnh miền Trung trả lại cho CPC..Để bảo vệ chủ quyền và nhân dân vùng biên giới Việt - CPC, Quân đội VN phải nổ súng tấn công tiêu diệt quân đội Ponpot, đồng thời cứu nhân dân CPC thoát khỏi nạn diệt chủng . Đó là điều đúng đắn, phù hợp quy định Hiến chương LHQ và hành đông nhân đạo - thực tế này không thể chối cãi, bịa đặt. Là CCB có mặt biên giới tại Tây Ninh, Long an, An Giang từ 1977 -1979, xác nhận sự thật trên. Nhưng, liên tục sau đó 10 năm , quân đội và nhân viên dân sự VN có mặt trên đất CPC là vi phạm sự độc lập chủ quyền lãnh thổ của CPC. Dù biện luận thế nào , với lý do gì , động cơ nào , thì đó vẫn là sự thật, không thể chối cãi. hãy để lịch sử phán xét , đúng sai .
Trả lờiXóaTrước đây,do ít thông tin,tôi không thể giải thích 2 điều rất vô lí :
Trả lờiXóaTại sao đảng ta cứ ra rả rằng Khơme đỏ là quân diệt chủng,chống lại loài người...nhưng các chóp bu Khơme đỏ vẫn sống thoải mái ở Campuchia,thậm chí là sống tại Phnompenh.Do thời gian gần đây,dưới áp lực của LHQ,và có tài trợ hoàn toàn kinh phí,Campuchia mới miễn cưỡng đưa các nhân vật đó ra xử chiếu lệ rồi tha về vì lí do sức khoẽ?
Tại sao tại thời điểm 78-79,quân đội VN được đánh giá thiện chiến vào loại nhất châu Á,lại mới tiếp quản nhiều khí tài của Mỹ để lại,so với Khơme đỏ là một trời một vực,họ thừa biết điều đó ( quân đội VN chỉ cần 1 tuần là vào tới Phnompenh) nhưng vẫn liều lĩnh tấn công biên giới VN?
Nhờ anh gúc gồ.tiên lãng tôi mới ngộ ra một vài điều:
Thực ra Khơme đỏ cũng như đảng ta,nghe các cố vấn Trung cộng,tiến hành CCRĐ,đánh tư sản mại bản,cải tạo công thương nghiệp nhằm tiến nhanh,tiến mạnh,tiến vững chắc lên CNXH.Chỉ khác là họ làm quyết liệt,trong thời gian ngắn nên hậu quả có phần nặng nề cộng thêm công tác nhồi sọ của đảng ta khá hiệu quả nên đã gieo rắc trong tâm trí đại đa số người dân VN đều căm ghét họ.Đảng ta củng gây hậu quả còn lớn hơn mà chỉ có một ông nhỏ vài giọt nước mắt và vài ông từ chức tạm thời vài năm,còn lại sống vương giả với cả đàn con cháu đến tận hôm nay.Vì vậy,người dân Campuchia củng phần nào tha thứ vì họ đã mất hết mọi quyền lợi,sống thầm lặng.
Trước khi "giải phóng" miền Nam,đảng ta phải mượn đất Campuchia để lập căn cứ.Đương nhiên,củng giống như công hàm Phạm Văn Đồng,đảng ta đã hứa sẽ nhượng lại vùng đất biên giới phía tây nam,những vùng có người Khơme sinh sống,bao gồm cả đảo Phú Quốc cho họ.Đến khi "xong việc",đảng ta bùng,thằng em ý thức hệ căm hận nên mới liều lĩnh tấn công vùng biên giới như vậy
Hiện nay VN có
Trả lờiXóahàng triệu thương binh giả,
hàng triệu nạn nhân chất độc da cam giả,
hàng triệu cán bộ bằng cấp giả
hàng triệu triệu dân oan,
hàng triệu tỉ đồng tiền nợ xấu,
Mất dân chủ nghiêm trọng.
hàng triệu đảng viên suy thoái biến chất tham nhũng
Hàng chục vạn hài cốt Liệt sĩ chưa được quy tâp vinh danh, nhiều nghĩa trang như VỊ XUYÊN ... bị bỏ quên
Ai lên tiếng đấu tranh cho tự do dân chủ, cho lẽ phải và hạnh phúc nhân dân đều bị tù đày là vì sao ??? Vậy CNXH ở VN có ưu việt như ĐCS VN tuyên truyền không ???
Ý của 0556 ở vn cái éo gì cũng giả dối
Xóachỉ có mỗi giả dối là có thật?
Sao thông tin báo chí chẵng thấy mấy khi nhắc đến cuộc chiến biên giới Tây nam, Căm pu chia nhỉ? Mình đã từng run rủi hay may mắn tham gia cuộc chiến này. Khi đang trong cuộc chiến tranh thì được hệ thống truyền thông nhà nước tôn vinh lên rằng: Đây là cuộc chiên tranh vì nghĩa vụ quốc tế cao cả và thì là mà giúp nước bạn Căm pu chia tiêu diệt Khe me đỏ tránh khỏi họa diệt chũng vân vân và vv… Thế rồi sau cuộc chiến này bao nhiêu xương máu của quân đội và nhân dân Việt nam đã ngả xuống bỗng dưng lặng im suốt mấy chục năm qua. Để hòa chung số phận với cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc không hề được nhắc tới. Chiến thắng Pháp, Mỹ thì cứ mãi được phép tung hô lên ngất trời. Còn chiến thắng Trung quốc và bản sao của Trung quốc (Khme đỏ) thì buộc phải im lặng. Chưa hết còn bị đục bỏ luôn cả bia mộ của các anh hùng liệt sĩ đánh Trung quốc xâm lược thế mới là đau cho những người con từng tham gia cuộc chiến này.
Trả lờiXóaTrong lịch sử quân sự ngày nay vẩn thường ghi lại nhiều chiến thắng hào hùng vậy không biết có bao giờ ghi lại những trận chiến thất bại không nhĩ? Mình nghỉ lịch sử thì phải là công bằng ở đây không thể là nơi để mà nhập nhằng với những tuyên truyền chiến thắng. Phải không Bác Bùi Văn Bồng? “Bao nhiêu lính Việt nam thiệt mạng ở Căm pu chia” đây?
Trả lờiXóaTôi cũng tham gia cuộc chiến tranh này từ phía biển đánh lên nghĩa là hướng của hải quân đảm nhiệm. Bước vào chiến dịch là cuộc đánh chiếm vùng biển hải đảo mục tiêu chính là thành phố cảng Kông pong som của Căm pu chia. Sử dụng một mũi đột kích chủ lực mạnh là tiểu đoàn xe tăng lội nước tăng cường, đỗ bộ đánh chiếm lên quân cảng Rem. Từ đây lực lượng đột kích bằng xe tăng này phát triển chiến cuộc chiếm đánh lên cắt đứt con đường huyết mạch là quốc lộ 4 nhằm cô lập thành phố cảng này. Đồng thời sẻ đánh ngược về hướng thành phố cảng Kông pong som.
Thế nhưng ý định thì hay nhưng thực hành trận chiến thì diễn ra không như ý muốn “đầu thì đã xuôi nhưng đuôi chẵng lọt”. Nghĩa là lực lượng đột kích bằng xe tăng mạnh mẻ này bước đầu nhờ sức cơ động hỏa lực mạnh nên đánh chiếm phát triển rất nhanh trong lúc lực lượng thủy quân lục chiến không thể kịp thời đổ bộ lên bờ để cùng tiếp ứng. Sau một ngày mãi mê phát triển chiến đấu đơn vị xe tăng này rơi vào thế bị cô lập vào giửa lòng địch, khi đã cạn vũ khí và nhiên liệu. Đối với quân Khme đỏ vốn có một cách đánh chẵng giống ai là hể bị tấn công mạnh là bỏ chạy. Nhưng bỏ chạy theo kiểu “đá ném ao bèo” hể yên lặng chúng lại quay trở lại. Toàn bộ tiểu đoàn xe tăng lội nước tăng cường còn mang theo hầu hết sở chỉ huy tiền phương của 1 lữ đoàn đỗ bộ bị vây hãm. Khi đã hết đạn hết nhiên liệu và không có lực lượng nào ứng cứu nằm giửa vòng vây của quân địch đủ biết số phận của tiểu đoàn xe tăng này cùng CHS tiền phương đi cùng như thế nào rồi. Toàn bộ xe tăng của tiểu đoàn này không sót được chiếc nào đều bị địch tiêu diệt trong đó có rất nhiều chiếc không bị bắn phá gì mà chỉ bị chất củi đốt! Còn các cán bộ chiến sĩ trên tiểu đoàn xe tăng này không phải hy sinh hoàn toàn nhiều người trốn lạc vào rừng. Tuy nhiên ở đây họ cũng bị hy sinh khi gặp địch, hay đói khát và bệnh tật. Hàng tháng sau khi Căm pu chia đã được giải phóng vẩn còn rải rác một số cán bộ chiến sĩ tìm về được với đơn vị.
“Bao nhiêu lính Việt nam thiệt mạng ở Căm pu chia?” Riêng tôi chính kiến về hướng Hải quân trước khi chiến dịch giúp bạn giải phóng Căm pu chia khỏi Khme đỏ thì không có cái gọi là nghĩa trang đơn vị. Nhưng sau cuộc chiến làm nghĩa vụ quốc tế này đơn vị có riêng nguyên cả một khu nghĩa trang rộng rải có hơn 500 nấm mộ Liệt sĩ. Thời gian đó tôi đã nhiều lần đến đây viếng thăm những đồng đội đã hy sinh.
Điều đáng buồn nhất là hàng chục năm qua sau cuộc chiến giúp bạn Căm pu chia này không hề được quan tâm nhắc đến. Nó cùng chung với số phận với cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đánh Trung quốc xâm lược mà dư luận thời gian gần đây đã nói đến.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn. Tội ác chồng chất tội ác. Lãnh đạo ĐCS VN nợ máu quá nhiều với nhân dân
Trả lờiXóaĐem bọn chúng ra xét xử tại tòa án quốc tế cũng chưa hả giận